1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.06 KB, 50 trang )


Trường Đại học Thường Mại

-



Khoa Thương mại quốc tế



Thị trường lao động trong nước: Là loại thị trường mà nguồn lao động có thể tự do

di chuyển từ nơi này đến nơi khác để bán sức lao động để bán sức lao động cho chủ

sử dụng lao động trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia.



-



Thị trường lao động quốc tế: là loại thị trường mà nguồn lao động có thể di chuyển

từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm việc thông qua các thỏa thuận, các hiệp

định giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

Trên thị trường lao động, mối quan hệ được xác lập giữa một bên là người lao

động và một bên là người sử dụng lao động. Cung – cầu lao động ảnh hưởng đến

tiền công lao động



-



Cầu lao động: là lượng lao động mà người thuê có thể thuê được ở mỗi mức giá

nhất định. Khi giá cả lao động tăng hoặc giảm sẽ làm cho nhu cầu về lao động giảm

hoặc tăng.



-



Cung lao động: Là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi

mức giá nhất định. Cung lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả

tăng lượng cung lao động tăng và ngược lại.

2.1.5. Di dân quốc tế.

Di dân quốc tế: Được hiểu là quá trình di chuyển lao động từ nước này sang

nước khác để tìm việc làm. Nếu xét theo khía cạnh dân số học thì xuất khẩu lao

động cũng là một quá trình di dân quốc tế. Do đó, việc đưa người lao động đi làm

việc ở nước ngoài chính là tham gia vào quá trình di dân quốc tế.

2.1.6. Khái niệm xuất khẩu lao động.

Đến nay, thế giới vẫn chưa có khái niệm chuẩn nào về xuất khẩ lao động. Vì

vậy chúng ta có thể hiểu xuất khẩu lao động thông qua khái niệm của tổ chức lao

động quốc tế như sau:

Xuất khẩu lao động: Được hiểu là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực

hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định

hoặc hợp đồng có tính chất hợp pháp, được sự thống nhất giữa các quốc gia đưa và

nhận lao động.

Như vậy:

- Theo nghĩa rộng: XKLĐ là việc đưa người lao động ở Việt Nam sang làm việc tại

nước ngoài.



8

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



- Theo nghĩa hẹp: XKLĐ là hoạt động đưa người lao động và các chuyên gia

Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

2.2. Một số lý thuyết về xuất khẩu lao động.

2.2.1. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động.

- Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế.

Đây là mục tiêu số một của các nước xuất khẩu lao động. XKLĐ không chỉ là

giải pháp quan trọng nhằm giải quyết lao động tăng thêm mà còn thu được nhiều

ngoại tệ về nước. XKLĐ thực hiện chức năng kinh doanh, thực hiện mục tiêu lợi

nhuận của doanh nghiệp, đồng thời để thỏa mãn lợi ích kinh tế của người lao động

đi làm việc tại nước ngoài.

- Xuất khẩu lao động là hoạt động mang tính chất xã hội.

Vì XKLĐ thực chất là xuất khẩu sức lao động, mà sức lao động luôn

ngắn với một người lao động cụ thể. Do vậy mọi chính sách XKLĐ phải gắn

với chính sách xã hội: chính sách BHXH, giải quyết việc làm sau khi hết hạn

hợp đồng, đầm bảo các cam kết trong hợp đồng được thực hiện đúng.

- Hàng hóa được xuất khẩu ở đây là hàng hóa đặc biệt.

XKLĐ thực chất là xuất khẩu sức lao động không tắc khỏi người lao động.

Sức lao động bao gồm: trí tuệ, sức lực tiểm ẩn trong mỗi người lao động

- Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữ quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự

chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc ở

nước ngòai.

Ngày nay, trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ

hoạt động XKLĐ đều do các tố chức XKLĐ thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã kí.

Đồng thời các tổ chức XKLĐ phải chịu trách nhiệm hòan tòan về kinh tế trong họat

động XKLĐ của mình. Các hiệp định các thỏa thuận song phương mà chính phủ

cam kết mang tính chất nguyên tắc, thể hiện vai trò của nhà nước ở tầm vĩ mô

- Xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ XKLĐ.

Trong lĩnh vực XKLĐ, lợi ích kinh tế của nhà nước là khoản ngoạitệ mà người

lao động gửi về nộp các khoản thuế. Lợi ích của các tổ chức lao động là các khoản thu

được chủ yếu là các loại chi phí giải quyết việc làm ở nước ngoài, còn lợi ích của người

lao động là khoản thu nhập thường cao hơn nhiều so với lao động trong nước.



9

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



- XKLĐ là hoạt động đầy biến động.

Vì hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào các nước có nhu cầu nhập khẩu

lao động, do vậy cần phải có sự phát triển toàn diện các dự án đầu tư ở nước ngoài

đang và sẽ được thực hiện để xây dựng chính sách đầu tư và chương trình giáo dục

định hướng phù hợp và linh hoạt.

2.2.2. Các hình thức xuất khẩu lao động.

Hình thức xuất khẩu lao động là cách thức thực hiện việc đưa người lao động

đi làm có thời hạn ở nước ngoài do Nhà nước quy định.

- Cung ứng lao động theo các hợp đồng cam kết với bên nước ngoài.

Đây là trường hợp các tổ chức kinh tế Việt nam được XKLĐ, tuyển dụng lao

động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động. Hình thức này tương

đối phổ biến và được thực hiện rộng rãi trong các năm vừa qua và những năm tới.

- Đưa lao động đi lao động theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước

ngoài, đầu tư ra nước ngoài.

Đây là hình thức doanh nghiệp tuyển lao động, chuyên gia Việt nam đi làm việc

ở nước ngoài để thực hiện hoạt động kinh tế với nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt

nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên

doanh, liên kết, chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác ở nước ngoài.

Theo hình thức này, bên nước ngoài đặt hàng cho các công trình xây dựng, do

vậy doanh nghiệp trong nước phải đưa đi toàn bộ các đối tượng lao động gồm có kỹ

thuật, quản lý, chỉ đạo thi công và lao động trực tiếp sang nước ngoài làm việc. sau

khi công trình kết thúc thì cũng chấm dứt hợp đồng đối với người lao động. Vì thế

xuất khẩu lao động theo hình thức này thường không ổn định, tâm lý của người lao

động không ổn định, dễ chán nản và không tận tâm với công việc.

- Theo hợp đồng lao động giữa các cá nhân, người lao động với người sử dụng lao

động ở nước ngoài.

Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng lao

động đa dạng tùy theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc. Có những yêu

cầu của người nước ngoài đòi hỏi người có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất,

kinh nghiệm quản lý, cũng có những yêu cầu chỉ cần người lao động có trình độ

giản đơn.



10

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Ngoài những hình thức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,

hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ cũng đã trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam.

Thông qua các tổ chức kinh tế trong nước, người lao động được cung ứng cho các

tổ chức kinh tế nước ngoài dưới những hình thức sau:

- Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Các khu chế xuất, khu công nghiệp.

- Các tổ chức, cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.

2.2.3. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế.

Xuất khẩu lao động là lĩnh vực kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia, vai trò

đó lại thể hiện sâu sắc hơn đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Hoạt

động này mang lại lợi ích cho tất cả các bên: người lao động, doanh nghiệp và Nhà

nước của cả bên xuất khẩu và nhập khẩu lao động.

2.2.3.1. Đối với quốc gia xuất khẩu lao động.

* Về kinh tế.

- Góp phần giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay, rất nhiều nền kinh tế đang phải

đối mặt với nạn thất nghiệp, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu lao động mở ra con

đường giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm với mức thu nhập cao

hơn nhiều so với thu nhập trong nước.

- Xuất khẩu lao động đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia dưới dạng tiền

gửi về cho gia đình của các lao động, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế,

rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia.

- Xuất khẩu lao động mang lại thu nhập ngày càng cao, có vai trò ngày càng

quan trọng vào GDP của nước ta.

* Về xã hội.

- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cũng

như hiểu biết văn hóa cho người lao động. Giảm chi phí đào tạo nghề trong nước,

tạo điều kiện cho lao động làm việc chuyên nghiệp trong môi trường quốc tế.

- Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ tạo công ăn việc làm ổn định

cho người lao động, từ đó làm giảm tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.

* Về quan hệ đối ngoại.

Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là vô

cùng quan trọng. Từ đó, quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận

11

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

×