1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

Hình thức xuất khẩu lao động là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm có thời hạn ở nước ngoài do Nhà nước quy định.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.06 KB, 50 trang )


Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Ngoài những hình thức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,

hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ cũng đã trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam.

Thông qua các tổ chức kinh tế trong nước, người lao động được cung ứng cho các

tổ chức kinh tế nước ngoài dưới những hình thức sau:

- Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Các khu chế xuất, khu công nghiệp.

- Các tổ chức, cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.

2.2.3. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế.

Xuất khẩu lao động là lĩnh vực kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia, vai trò

đó lại thể hiện sâu sắc hơn đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Hoạt

động này mang lại lợi ích cho tất cả các bên: người lao động, doanh nghiệp và Nhà

nước của cả bên xuất khẩu và nhập khẩu lao động.

2.2.3.1. Đối với quốc gia xuất khẩu lao động.

* Về kinh tế.

- Góp phần giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay, rất nhiều nền kinh tế đang phải

đối mặt với nạn thất nghiệp, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu lao động mở ra con

đường giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm với mức thu nhập cao

hơn nhiều so với thu nhập trong nước.

- Xuất khẩu lao động đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia dưới dạng tiền

gửi về cho gia đình của các lao động, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế,

rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia.

- Xuất khẩu lao động mang lại thu nhập ngày càng cao, có vai trò ngày càng

quan trọng vào GDP của nước ta.

* Về xã hội.

- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cũng

như hiểu biết văn hóa cho người lao động. Giảm chi phí đào tạo nghề trong nước,

tạo điều kiện cho lao động làm việc chuyên nghiệp trong môi trường quốc tế.

- Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ tạo công ăn việc làm ổn định

cho người lao động, từ đó làm giảm tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.

* Về quan hệ đối ngoại.

Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là vô

cùng quan trọng. Từ đó, quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận

11

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



lao động sẽ trở nên gắn bó hơn, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Trên cơ

sở hiểu nhau hơn, các quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, pháp luật

cũng được mở rộng… làm tiền đề cho sự phát triển hai bên cùng có lợi giữa các

quốc gia.

2.2.3.2. Đối với quốc gia nhập khẩu lao động.

Quốc gia nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như:

-



Cung cấp đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt , góp phần khai thác có

hiệu quả tiềm năng của đất nước.



-



Mở rộng quan hệ hợp tác và uy tín đối với nước có lao động, khai thác kinh

nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung cách quản lý của nước khác, mở

rộng nhu cầu thị trường trong nước.



-



Giải quyết nhu cầu lao động, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương

ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động.

2.2.3.3. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động là một hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nếu thực

hiện hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

-



Tạo công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên trong công ty.



-



Tạo nguồn thu cho doanh nghiệp.



-



Duy trì và phát triển công ty.



-



Tạo uy tín cho doanh nghiệp.



2.2.3.4. Đối với người lao động.

- Người lao động tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động có điều kiện kiếm

thêm thu nhập, góp phần cải thiện mức sống của bản thân và gia đình.

- Người lao động có cơ hội tiếp thu, học hỏi những kỹ năng, kinh niệm làm

việc, nâng cao trình độ tay nghề , có thể tự tạo việc làm sau khi về nước.

2.3. Quy trình xuất khẩu lao động.

Hoạt động xuất khẩu lao động được diễn ra một cách hợp pháp, gồm nhiều

khâu phức tạp, liên quan mật thiết với nhau. Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động

này cần thiết phải thực hiện hiệu quả từng công đoạn của quy trình XKLĐ.

Nghiên cứu nội dung của xuất khẩu lao động chính là nghiên cứu về các bước

thực hiện trong quy trình xuất khẩu lao động. Khi thực hiện quy trình này, các

doanh ngiệp cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về xuất khẩu

lao động và thỏa mãn một số yêu cầu của đối tác XKLĐ.

12

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Dưới đây là sơ đồ quy trình xuất khẩu lao động của nước ta.

Sơ đồ 2.1. Quy trình xuất khẩu lao động

Chính phủ Việt



Ký hiệp định hợp tác xuất khẩu lao động



Doanh nghiệp Việt



Tìm kiếm thị trường đối tác



Chính phủ nước ngoài



Doanh nghiệp nước ngoài



Ký kết thỏa thuận hợp tác



Ký kết hợp đồng XKLĐ

Tuyển chọn lao động



Đào tạo giáo dục định hướng



Tổ chức khám tuyển



Tuyển chọn lao động



Tổ chức đưa ra sân bay quốc tế



Tổ chức tiếp nhận lao động



Tổ chức quản lý lao động ở nước ngoài

Tổ chức trao trả lao động hết hạn hoặc buộc phải về nước

Tổ chức tiếp nhận lao động trở về



Tái xuất ( được ký tiếp hợp đồng tại nước khác )



( Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động thương binh xã hội )



13

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



2.3.1. Tìm kiếm, khai thác thị trường.

Các quốc gia, các tổ chức tham gia XKLĐ tìm hiểu về các tị trường có nhu

cầu sử dụng lao động, đánh giá các điều kiện làm việc, điều kiện ăn ở, sinh hoạt,

tìm hiểu phong tục tập quán, luật pháp về xuất khẩu lao động của các nước tiếp

nhận lao động xuất khẩu.

Các quốc gia, các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động cũng phải xác định

đúng đắn khả năng cung ứng lao động của mình. Khả năng cung ứng lao động nếu

được đánh giá tốt sẽ tạo tiền đền cho các bước tiếp theo của quá trình xuất khẩu lao

động được hiệu quả.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể quan tâm đến việc lựa chọn hình

thức xuất khẩu lao động phù hợp. Khi lựa chọn hình thức xuất khẩu lao động có thể

căn cứ vào nhu cầu của các nước tiếp nhận lao động.

2.3.2. Lựa chọn đối tác, ký kết hợp đồng lao động.

* Lựa chọn đối tác.

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của nước nhập khẩu, khả năng cung ứng

của doanh nghiệp và những đánh giá về quốc gia xuất khẩu lao động để lựa chọn

đối tác cho phù hợp.

Doanh nghiệp làm công tác XKLĐ đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa lực

lượng lao động trong nước và thị trường nhập khẩu sức lao động bên ngoai. Do đó,

lựa chọn đối tác phù hợp chính là khâu quan trọng nhất của cả quá trình.

* Ký kết hợp đồng.

Sau khi lựa chọn được đối tác và trên cơ sở đàm phán của hai bên, hợp đồng

XKLĐ được ký kết

- Hợp đồng XKLĐ là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp với

người lao động, với doanh nghiệp với người sử dụng lao động nước ngoài, giữa

người sửa dụng lao động nước ngoài với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các

bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Khi hoạt động XKLĐ

được ký kết sẽ làm phát sinh quan hệ lao động giữa người lao với doanh nghiệp

XKLĐ, giữa doanh nghiệp Việt nam và bên nước ngoài hoặc giữa người lao động

với doanh nghiệp nhân thầu, nhận khoán công trình hoặc doanh nghiệp đầu tư ở



14

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



nước ngoài có sử dụng lao động Việt nam, hoặc giữa người lao động và sử dụng lao

động ở nước ngoài.

- Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với phát luật Việt nam, phát luật

nước ngoài tiếp nhận người lao và có những nội dung chính sau:

+ Thời hạn của người lao động

+ Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, giới tính, sức khỏe,

nghành nghề, công việc phải làm.

+ Địa điểm làm việc

+ Điều kiện, môi trường làm việc

+ Số giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi

+ An toàn và bảo hộ lao động

+ Tiền lương, tiền công, các chế độ khác, thưởng, tiền làm thêm giờ

+ Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt

+ Chế độ khám bệnh, chữa bệnh

+ Chế độ bảo hiểm xã hội

+ Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường

các thiệt hại

+ Trách nhiệm trảchi phi, giao thông từ Việt nam sang nước ngòai và ngược lại

+ Tiền môi giới nếu có

+ Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian làm

việc ở nước ngoài

+ Giải quyết tranh chấp, trách nhiệm giúp người lao động gửi tiền về nước

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có các nội

dung cụ thể, phù hợp với nội của hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về

tiền mô giới, tiền dịch vụ, tiền kí quỹ của người lao động phải như trong hợp đồng

lao động.

2.3.3. Tuyển chọn lao động.

Việc tuyển chọn lao động chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp đăng

thông báo tuyển dụng. tuyển chọn lao động trải qua hai giai đoạn chính: sơ tuyển và

phỏng vấn tuyển chính thức.

* Sơ tuyển.

15

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Người lao động trước tiên phải đạt các tiêu chuẩn theo như yêu cầu trong

thông báo tuyển dụng lao động của công ty. Trong mỗi ngành nghề khác nhau, đối

tác nước ngoài sẽ có những yêu cầu về người lao động cũng khác nhau. Tuy vậy,

vẫn có những chuẩn mực nhất định cho người lao động trong vòng sơ tuyển như:

+ Học vấn: Chuẩn mực này xác định khả năng tiếp thu của người lao động,

Thông thường, người có trình độ học hết bậc phổ thông trung học sẽ có khả năng

tiếp thu tốt hơn người học hết bậc trung học cơ sở.

+ Sức khỏe: Là các tiêu chuẩn cụ thể về sức khỏe như: Chiều cao, cân nặng,

ngoại hình và các yêu cầu riêng theo từng ngành nghề: ví dụ: người làm nghề điện

thì mắt không mù màu.

+ Nghề nghiệp: Chuẩn mực này bao gồm: trình độ tay nghề và thâm niên

nghề nghiệp

+ Phẩm chất đạo đức: Đây là một chuẩn mực nhằm xác định rõ nhân thân

của từng người lao động. Người lao động có phẩm chất đạo đức tốt, khi gặp những

khó khăn trong công việc họ đều vững vàng tìm cách vượt qua, họ có ý thức kỷ luật

tốt, có trách nhiệm cộng đồng cao.

* Phỏng vấn tuyển chính thức.

Là doanh nghiệp XKLĐ phỏng vẫn trực tiếp đã qua sơ tuyển, xem xét, đánh

trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của đồi tác nước ngoài .

2.3.4. Đào tạo, giáo dục hướng nghiệp cho người lao động.

Sau khi tuyển chọn lao động xong, doanh nghiệp tiến hành đào tạo và giáo dục

hướng nghiệp cho người lao động nhằm nâng cao cả về kiến thưc lẫn tay nghề cho

người lao động.

Hoạt động đào tạo, hướng nghiệp cho người lao động rất được quan tâm. Nếu

đào tạo tốt, người lao động sẽ có cơ hội đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của nước

nhập khẩu lao động, cũng là tiền đề khẳng định chất lượng lao động Việt Nam trên

thị trường lao động quốc tế.

2.3.5. Xin Visa nhập cảnh và quá cảnh.

Khi có kế hoạch xuất cảnh, người lao động được thông báo đến địa điểm tập

trung để hoàn thành các thủ tục chuẩn bị xuất cảnh. Khi làm thủ tục xuất cảnh tại

16

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



cửa khẩu người lao động phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị sử dụng và có visa hợp

lệ (visa E9).

* Người lao động không được phép xuất cảnh trong những trường hợp sau:

- Sử dụng hộ chiếu không có giá trị sử dụng để xuất cảnh (hộ chiếu đã báo mất

hoặc hết hạn sử dụng).

- Bị cấm xuất cảnh (do đang thụ lý án hoặc bị quản thúc tại địa phương,...)

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần cần tìm hiểu, cập nhật các thông tin về

thủ tục xin Visa nhập cảnh và quá cảnh vào Nhật Bản để tiết kiệm thời gian và chi

phí cho người lao động và doanh nghiệp

2.3.6. Tổ chức cho người lao động ra sân bay quốc tế.

Sau khi đã hoàn thiện hết các thủ tục cho người lao động, và đã mua vé máy

bay, doanh nghiệp tiến hành tổ chức cho người lao đông ra sân bay quốc tế để sang

nước ngoài làm việc. Thời gian từ khi làm hồ sơ tới khi đi là thời gian rất quan trọng

đối với người lao động, thời gian này có thể ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp

xuất khẩu nếu thời gian quá lâu. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần chú trọng các

khâu làm hồ sơ, thủ tục giấy tờ cho người lao động trong thời gian ngắn nhất, đảm

bảo uy tín cho người đi xuất khẩu lao động.

2.3.7. Quản lý lao động ở nước ngoài.

Doanh nghiệp XKLĐ có trách nhiệm lập danh sách lao động gửi cơ quan đại

diện Việt Nam tại nước sở tại, cục quản lý lao động ở nước ngoài chậm nhất là 5

ngày kể từ ngày đưa lao động đi.

Doanh nghiệp phải quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động

trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Những vấn đề về lao động

vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp thì báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản

lý doanh nghiệp đồng thời gửi cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại, cục quản

lý lao động ở nước ngoài.

2.3.8. Thanh lý hợp đồng với người lao động.

Doanh nghiệp phải giải quyết thanh lý hợp đồng đúng luật cho người lao động

theo những điều đã ký trong hợp đồng. Theo quy định hiện hành, việc thanh lý hợp

đồng xuất khẩu được thực hiện như sau:



17

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

×