1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

Sau khi tuyển chọn lao động xong, doanh nghiệp tiến hành đào tạo và giáo dục hướng nghiệp cho người lao động nhằm nâng cao cả về kiến thưc lẫn tay nghề cho người lao động.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.06 KB, 50 trang )


Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



cửa khẩu người lao động phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị sử dụng và có visa hợp

lệ (visa E9).

* Người lao động không được phép xuất cảnh trong những trường hợp sau:

- Sử dụng hộ chiếu không có giá trị sử dụng để xuất cảnh (hộ chiếu đã báo mất

hoặc hết hạn sử dụng).

- Bị cấm xuất cảnh (do đang thụ lý án hoặc bị quản thúc tại địa phương,...)

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần cần tìm hiểu, cập nhật các thông tin về

thủ tục xin Visa nhập cảnh và quá cảnh vào Nhật Bản để tiết kiệm thời gian và chi

phí cho người lao động và doanh nghiệp

2.3.6. Tổ chức cho người lao động ra sân bay quốc tế.

Sau khi đã hoàn thiện hết các thủ tục cho người lao động, và đã mua vé máy

bay, doanh nghiệp tiến hành tổ chức cho người lao đông ra sân bay quốc tế để sang

nước ngoài làm việc. Thời gian từ khi làm hồ sơ tới khi đi là thời gian rất quan trọng

đối với người lao động, thời gian này có thể ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp

xuất khẩu nếu thời gian quá lâu. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần chú trọng các

khâu làm hồ sơ, thủ tục giấy tờ cho người lao động trong thời gian ngắn nhất, đảm

bảo uy tín cho người đi xuất khẩu lao động.

2.3.7. Quản lý lao động ở nước ngoài.

Doanh nghiệp XKLĐ có trách nhiệm lập danh sách lao động gửi cơ quan đại

diện Việt Nam tại nước sở tại, cục quản lý lao động ở nước ngoài chậm nhất là 5

ngày kể từ ngày đưa lao động đi.

Doanh nghiệp phải quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động

trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Những vấn đề về lao động

vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp thì báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản

lý doanh nghiệp đồng thời gửi cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại, cục quản

lý lao động ở nước ngoài.

2.3.8. Thanh lý hợp đồng với người lao động.

Doanh nghiệp phải giải quyết thanh lý hợp đồng đúng luật cho người lao động

theo những điều đã ký trong hợp đồng. Theo quy định hiện hành, việc thanh lý hợp

đồng xuất khẩu được thực hiện như sau:



17

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Đối với người lao động hoàn thành hợp đồng, trường hợp người lao động (hoặc

người được ủy quyền hợp pháp) đến thanh lý hợp đồng: nếu người lao động không

gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ

tiền đặt cọc và lãi tiền gửi ngân hàng cho người lao động.

Nếu người lao động gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp thì tiền đặt cọc

và lãi tiền gửi của người lao động được sử dụng để bù đắp các thiệt hại và chi phí

hợp lý cho doanh nghiệp. Số tiền đặt cọc còn thừa (nếu có), doanh nghiệp phải hoàn

trả cho người lao động.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá

sản...) hoặc không phải do lỗi của người lao động mà người lao động phải về nước

trước thời hạn thì doanh nghiệp và người lao động lập biên bản thanh lý hợp đồng

theo các điều kiện tài chính mà doanh nghiệp và người lao động đã ký ban đầu,

hoàn trả toàn bộ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi ngân hàng cho người lao động.

2.3.9. Chuyển lao động về nơi cư trú.

Sau khi giải quyết xong các thủ tục trên, doanh nghiệp có trách nhiệm đưa

người lao động về nơi cư trú. Lúc này trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao

động đã hoàn thành.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động XKLĐ.

2.4.1. Môi trường chính trị, luật pháp.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải tuân theo những quy định của pháp

luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia nhập khẩu lao động. Hơn thế nữa, hoạt

động xuất khẩu lao động còn chịu ảnh hưởng từ chính sách của các quốc gia. Được

hiểu như sau:

-



Chính sách của quốc gia xuất khẩu lao động: ảnh hưởng đến những hoạt động được

phép thực hiện, những hoạt động nghiêm cấm; những hoạt động khuyến khích các

doanh nghiệp …



-



Chính sách của quốc gia nhập khẩu: ảnh hưởng tới chỉ tiêu nhập khẩu lao động;

chính sách tiếp nhận hoặc đóng cửa đối với lao động từ Việt Nam; chính sách mới

về mở rộng ngành nghề có nhu cầu sử dụng lao động …

XKLĐ chịu tác động mạnh mẽ của môi trường chính trị, luật pháp của các

nước xuất XKLĐ và NKLĐ. XKLĐ không chỉ là hoạt động cá nhân mà nó có liên

18

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



quan đến nhiều người, nhiều tổ chức kinh tế. Vì vậy, quản lý XKLĐ phải tuân theo

những quy định, chính sách… của pháp luật về XKLĐ cũng như tuân thủ những

quy định về quản lý nhân sự của cả quốc gia nhập và xuất cư.

2.4.2. Môi trường kinh tế.

- Tác động của quan hệ cung cầu lao động trên thị trường:

Các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng tốc độ tăng đân số

lại thấp hơn rất nhiều do đó thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động.Trong

khi đó, tại các quốc gia chậm phát triển, kinh tế có tốc độ phát triển chậm nhưng dân

số lại tăng trưởng nhanh. Các quốc gia này dư thừa lao động và muốn xuất khẩu

lương lao động này sang các thị trường để giải quyết vấn đề việc làm.

Cung – cầu lao động của thị trường phụ thuộc nhiều vào sự phát triển và chính

sách của các quốc gia. Khi cung cầu lao động mất cân đối nghiêm trọng do nhu cầu

tìm việc làm trong nước quá lớn nhưng khả năng xâm nhập thị trường lao động còn

hạn chế , cạnh tranh gay gắt sẽ diễn ra, tác động mạnh đến doanh nghiệp xuất khẩu

lao động và quyền lợi trực tiếp của người lao động.

- Sự cạnh tranh về XKLĐ ở các quốc gia ngày càng gay gắt.

Hoạt động xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi nhuận và ngày càng trở nên

hấp dẫn đối với các quốc gia. Ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào thị trường

lao động quốc tế. Đặc biệt là các quốc gia thành công trong khu vực: Philippin,

Trung Quốc… Để giải quyết tình trạng này, nhiều quốc gia đã ban hành các chính

sách cụ thể nhằm nâng sao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển bền vững.

2.4.3. Môi trường giáo dục đào tạo.

Giáo dục đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đến XKLĐ vì ảnh hưởng trực

tiếp đến chất lượng NLĐ – đóng vai trò quyết định đến khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp trong hoạt động XKLĐ.

Người lao động muốn nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, những hiểu

biết về văn hóa … đều phải thông qua môi trường đào tạo, giáo dục. Việc đào tạo

hiện nay được thực hiện tại các trung tâm dạy nghề, các trường dạy ngoại ngữ hoặc

được thực hiện trong chính các trung tâm đào tạo thuộc quyền sở hữu của các doanh

nghiệp xuất khẩu lao động.



19

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Để làm tốt công tác đào tạo, doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác tuyển

dụng lao động và công tác đào tạo sau tuyển dụng nhằm tạo ra một lực lượng lao

động vững tay nghề, đạo đức tốt và đáp ứng được các yêu cầu về ngoại ngữ đòi hỏi.

2.5. Các biện pháp thúc đẩy XKLĐ của doanh nghiệp.

Hoạt động xuất khẩu lao động đang ngày càng được các doanh nghiệp khai

thác nhằm gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó

khăn của nền kinh tế cùng với sự gia tăng tính cạnh tranh trong ngành, doanh

nghiệp cần có được những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động. Dưới đây

là một vài giải pháp mà các doanh nghiệp thường sử dụng.

* Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động.

- Liên kết chặt chẽ với các xã, phường, thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn tực tiếp

đề người lao động hiểu rõ hơn về các chính sách xuất khẩu lao động của công ty.

-Có quy trình tuyển chọn lao động hợp lý, trực tiếp sơ tuyển, phỏng vấn và tuyển

chọn người lao động; tuyệt đối không thông qua cò mồi, môi giới lao động. Đảm

bảo tuyển chọn được đội ngũ lao động có sức khỏe tốt, kỹ năng chuyên môn vững

và phẩm chất đạo đức tốt.

- Sau quá trình tuyển chọn lao động, doanh nghiệp cần phân loại lao động theo trình

độ để có kế hoạch đào tạo lao động đúng đắn, phù hợp với khả năng tiếp thu của

người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo.

- Liên kết chặt chẽ với các trung tâm dạy nghề cũng như các trung tâm đào tạo

ngoại ngữ để đảm bảo người lao động được cung cấp những kiến thức cần thiết;

thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn đào tạo cho người lao động về văn

hóa, lối sống, luật pháp… của quốc gia nhập khẩu lao động.

- Một số doanh nghiệp đã xây dựng các trung tâm đào tạo cho riêng mình nhằm chủ

động hơn trong công tác đào tạo lao động.

* Nhóm giải pháp liên quan đến việc thực hiện các nghiệp vụ đưa người lao

động đi làm việc tại nước ngoài.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tăng cường hiệu quả việc

thực hiện các thủ tục đưa người lao động đi nước ngoài: xin giấy phép, làm hộ

chiếu, tổ chức đưa người ra sân bay … Tránh tình trạng các nghiệp vụ chậm trễ

trong việc thực hiện

20

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



* Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động đãi ngộ và quản lý lao động.

- Về đãi ngộ cho người lao động:

+ Cung cấp điều kiện sống cần thiết đảm bảo cho người lao động sinh hoạt bình

thường: nơi ăn ở, mạng internet, điện thoại…

+ Thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ nhằm nâng cao đời sống tinh thần

cho người lao động bằng việc thuê các nghệ sĩ trong nước ra nước ngoài biểu diễn.

+ Yêu cầu đối tác chi trả lương, thưởng đúng hạn; yêu cầu đối tác cung cấp điều

kiện lao động an toàn cho người lao động.

- Về công tác quản lý lao động:

+ Thành lập ban quản lý lao động tại nước sở tại để giám sát các hoạt động của

người lao động; thường xuyên kiện toàn ban quản lý để họ hoạt động hiệu quả hơn.

+ Tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động phản hồi thông tin để kịp thời tham

mưu, giải quyết các rắc rối và bảo vệ người lao động.

* Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động mở rộng thị trường.

- Nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường mới của công ty để kịp thời năm bắt cơ hội

kinh doanh.

- Tại các thị trường cũ, công ty tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường để kịp

thời nắm bắt các chỉ tiêu tuyển lao động thuộc trong các ngành nghề công ty chưa

cung cấp hoặc các ngành nghề mà bản thân quốc gia nhập khẩu lao động vừa mở

cửa đón lao động từ các quốc gia khác tham gia vào thị trường.

2.6. Phân định nội dung nghiên cứu.

Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân: giải quyết vấn đề việc làm tạo thu nhập cho người lao

động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do được tiếp cận với các công

nghệ và phong cách quản lý tiên tiến. Ở góc độ vi mô, xuất khẩu lao động hiệu quả

mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này.

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại CTCP dịch vụ xuất khẩu lao động và

chuyên gia Thanh Hóa, em nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

cần có nhiều giải pháp tích cực hơn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của

mình. Trong phạm vi bài nghiên cứu của mình, em sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu

các vấn đề sau:

21

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

×