1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Xuất nhập khẩu >

-Có quy trình tuyển chọn lao động hợp lý, trực tiếp sơ tuyển, phỏng vấn và tuyển chọn người lao động; tuyệt đối không thông qua cò mồi, môi giới lao động. Đảm bảo tuyển chọn được đội ngũ lao động có sức khỏe tốt, kỹ năn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.06 KB, 50 trang )


Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



* Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động đãi ngộ và quản lý lao động.

- Về đãi ngộ cho người lao động:

+ Cung cấp điều kiện sống cần thiết đảm bảo cho người lao động sinh hoạt bình

thường: nơi ăn ở, mạng internet, điện thoại…

+ Thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ nhằm nâng cao đời sống tinh thần

cho người lao động bằng việc thuê các nghệ sĩ trong nước ra nước ngoài biểu diễn.

+ Yêu cầu đối tác chi trả lương, thưởng đúng hạn; yêu cầu đối tác cung cấp điều

kiện lao động an toàn cho người lao động.

- Về công tác quản lý lao động:

+ Thành lập ban quản lý lao động tại nước sở tại để giám sát các hoạt động của

người lao động; thường xuyên kiện toàn ban quản lý để họ hoạt động hiệu quả hơn.

+ Tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động phản hồi thông tin để kịp thời tham

mưu, giải quyết các rắc rối và bảo vệ người lao động.

* Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động mở rộng thị trường.

- Nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường mới của công ty để kịp thời năm bắt cơ hội

kinh doanh.

- Tại các thị trường cũ, công ty tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường để kịp

thời nắm bắt các chỉ tiêu tuyển lao động thuộc trong các ngành nghề công ty chưa

cung cấp hoặc các ngành nghề mà bản thân quốc gia nhập khẩu lao động vừa mở

cửa đón lao động từ các quốc gia khác tham gia vào thị trường.

2.6. Phân định nội dung nghiên cứu.

Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân: giải quyết vấn đề việc làm tạo thu nhập cho người lao

động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do được tiếp cận với các công

nghệ và phong cách quản lý tiên tiến. Ở góc độ vi mô, xuất khẩu lao động hiệu quả

mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này.

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại CTCP dịch vụ xuất khẩu lao động và

chuyên gia Thanh Hóa, em nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

cần có nhiều giải pháp tích cực hơn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của

mình. Trong phạm vi bài nghiên cứu của mình, em sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu

các vấn đề sau:

21

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



- Đặc điểm thị trường xuất khẩu lao động : đặc điểm dân cư, đặc điểm nền

kinh tế, đặc điểm thị trường lao động.

- Đối thủ cạnh tranh của công ty tại thị trường xuất khẩu: đối thủ cạnh tranh

ngoài nước và đối thủ cạnh tranh trong nước.

- Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động của công ty tại thị trường: số

lượng lao động được xuất khẩu sang thị trường, doanh thu tại thị trường, cơ cấu lao

động công ty xuất khẩu sang thị trường phân theo: giới tính, trình độ chuyên

môn…; nghiên cứu những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động công ty đã thực

hiện tốt và chưa tốt tại thị trường.

- Từ những nghiên cứu về thực trạng thị trường xuất khẩu, đưa ra những giải

pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của công ty sang thị trường xuất

khẩu bao gồm: phát huy các giải pháp công ty đã làm tốt và đề xuất các giải pháp

công ty chưa thực hiện.

Bài nghiên cứu của em tập trung nghiên cứu thị trường Nhật Bản – là một

trong những thị trường truyền thống của công ty. Sở dĩ chọn nghiên cứu thị trường

này là do Nhật Bản là một thị trường có khả năng thu được lợi nhuận cao nếu khai

thác tốt và là thị trường thu hút được sự quan tâm đông đảo của người lao động. Do

đó, nếu làm tốt công tác nghiên cứu thị trường này và đưa ra được nhiều giải pháp

tốt nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động thực sự là một việc làm có ý nghĩa đối với sự

phát triển của công ty.



22

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN

GIA THANH HÓA SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

3.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và

chuyên gia Thanh Hóa.

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa. Tên

tiếng Anh là Thanh Hóa Labour and Expert Export Service Joint Stock Company.

Tên công ty viết tắt là LEESCO.

- Trụ sở chính của công ty tại địa chỉ: số 74 Tô Vĩnh Diện, Phường



Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

- Điện thoại: 0373750928

- Fax: 0373750929

- Email: Leescoth@gmail.com

- Website: www.leesco.com.vn

- Thông tin về chi nhánh:



+ Chi nhánh 1: Chi nhánh công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và

chuyên gia Thanh Hóa tại Nghệ An.

Địa chỉ chi nhánh: Tầng 2, nhà điều hành bến xe Vinh, số 77, đường Lê Lợi,

Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

+ Chi nhánh 2: Công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia

Thanh Hóa tại Hà Tĩnh.

Địa chỉ chi nhánh: số 150, quốc lộ 1A, xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh,

tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

+ Văn phòng đại diện công ty tại Hà Nội.

Địa chỉ: P1306, Tòa nhà 29T2, Đường Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội,

Việt Nam.

Công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa được

thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 2603000494 ngày 29 tháng 05 năm

2008 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Thanh Hóa cấp và giấy phép số

46/BLĐTBXH-GP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Lao Động Thương Binh và

Xã Hội cấp.



23

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.

CTCP dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa kinh doanh những

ngành nghề chính sau đây:

-



Giáo dục nghề nghiệp: công ty liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo

nghề và nâng cao trình độ cho số lao động và chuyên gia đi làm việc có thời

hạn ở nước ngoài.



-



Cung ứng và quản lý nguồn lao động: kinh doanh dịch vụ đưa lao động và

chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giới thiệu lao động cho các

khu công nghiệp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.



-



Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.



3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.

Bộ máy quản lý của CTCP XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa bao gồm các

phòng ban, có vai trò và nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm SXKD của công ty:

Sơ đồ 3.1. Cấu trúc tổ chức CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa

Chủ tịch HĐQT



Giám đốc



Phó giám đốc



Đơn vị trực thuộc



VPDĐ tại

Hà Nội



Chi nhánh

Nghệ An



Chi nhánh

Hà Tĩnh



Các phòng chức

năng



Phòng kế

hoạch tài

chính

Phòng hành

chính



Các phòng nghiệp

vụ



Phòng kỹ

thuật



Phòng kinh

doanh



Phòng quản

lý lao động



( Nguồn: Phòng hành chính – CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa )

24

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Đứng đầu Công ty là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc là ông

Nguyễn Văn Minh, do các thành viên của Công ty bầu ra, là người đại diện về tư

cách pháp nhân và Công ty trước pháp luật, có quyền quyết định nhiệm vụ kinh

doanh của Công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm về mọi

hoạt động của Công ty trước pháp luật, sở kế hoạch và đầu tư và trước toàn thể

công nhân viên của Công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người phụ trách chung,

có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Trợ giúp cho chủ tịch hội đồng quản trị là phó giám đốc và một kế toán

trưởng. Giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty và có

nhiệm vụ báo cáo cho chủ tịch hội đồng quản trị. Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ

chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán

kinh tế ở Công ty theo quy định của nhà nước.

Dưới phó giám đốc là các phòng chức năng, phòng nghiệp vụ và đơn vị trực

thuộc. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng như sau:

- Phòng tài chính kế toán: giữ vai trò giám đốc đồng tiền cho mọi hoạt động của

Công ty, thực hiện chế độ hạch toán tập trung. Mọi vấn đề liên quan đến tài chính

dưới bất kỳ hình thức nào đều phải qua phòng kế toán tài chính trước khi trình lãnh

đạo phê duyệt

- Phòng hành chính: gồm nhiều bộ phận với nhiều chức năng nhưng có một mục

đích chung là phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty được thuận lợi và

hiệu quả.

- Văn phòng đại diện và các chi nhánh: mở rộng hoạt động kinh doanh ở miền Bắc

và khu vực miền Trung.

- Phòng kỹ thuật: phụ trách chung về kỹ thuật của Công ty.

- Phòng kinh doanh: chuyên nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược kinh

doanh.

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng cụ thể như trên nhưng do sự cạnh

tranh của cơ chế thị trường, điều kiện khách quan, các mối quan hệ và các đối tác

quen thuộc của từng phòng nên Công ty có một số thay đổi linh hoạt cho phù hợp

và thuận tiên hơn để tạo ra sự thuận tiện trong công việc nhằm đạt được hiệu quả

cao trong hoạt động kinh doanh.

25

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



3.1.4. Nhân lực của công ty.

Bảng 3.1. Tình hình nhân lực của CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa.

STT



Phân loại

Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Lao động phổ thông

Tổng số



1

2

3

4

5



Năm 2011



Tỷ lệ



2

6,25%

10

31,25%

15

46,875%

5

15,625%

0

0%

32

100%

( Nguồn: BCTKKD năm 2012 – trang 14 phụ lục )



CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa có quy mô nhỏ, tổng số

nhân viên công ty chỉ trên 30 người. Tuy nhiên do đặc điểm sản xuất kinh doanh

chính của công ty là cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động nên dù quy mô nhỏ công

ty cũng đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình trong những năm qua.

3.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.

Để thực hiện tốt hơn các nghiệp vụ của mình, công ty đã sử dụng các công

cụ, phương tiện hỗ trợ. Dưới đây là cơ sở vật chất mà công ty đang làm chủ:

Bảng 3.2. Cơ sở vật chất hiện có của CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia

Thanh Hóa.

STT



Tên thiết bị



Số lượng



1



Máy chiếu



1



2



Máy vi tính



20



3



Máy fax



2



4



Máy in



Ghi chú



3



( Nguồn: Phòng Kỹ thuật, CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa )



3.1.6. Nguồn lực tài chính của công ty.

CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa là công ty cổ phần sở hữu

100% vốn trong nước với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Dưới đây là chi tiết vốn đầu tư

của chủ sở hữu

26

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Bảng 3.3. Chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên

gia Thanh Hóa

Đơn vị: VND

STT

1

2



Đối tượng góp vốn

Nhà nước

Các đối tượng khác

Do pháp nhân nắm giữ



3



Số vốn góp

3.500.000.000



Tỷ lệ góp vốn

70%

30%



1.500.000.000



Do thể nhân nắm giữ

Cộng

5.000.000.000

100%

(Nguồn: BCKQKD năm 2011,2012- trang 1 phụ lục )



3.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty LEESCO.

3.2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty LEESCO.

Hiện nay, LESSCO kinh doanh trong 3 lĩnh vực chính là đào tạo nghề,

thương mại và cung ứng lao động. Trong đó, cung ứng lao động là hoạt động quan

trọng nhất của công ty. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay, công ty

cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động gặp khó khăn trong nhiều công tác nghiệp vụ,

dưới đây là kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012.

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Doanh thu

765,6

2614,7

931,137

2

Chi phí

1061,027

2282,31

1734,27

3

Lợi nhuận trước thuế

( 295,427 )

332,39

( 803,133 )

4

Chi phí thuế hiện hành 93,0692

5

Lợi nhuận sau thuế

( 295,427 )

239,3208

( 803,133 )

( Nguồn: BCKQKD năm 2010, 2011,2012– trang 12,13,15 và trang 2 phụ lục )

Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai

đoạn 2010 – 2012 như sau:





Về doanh thu: Doanh thu biến động tăng giảm qua từng năm. Năm 2011 tăng 1849

triệu đồng so với năm 2010, tăng gần 2,4 lần. Tuy nhiên, đến năm 2012, doanh thu

lại giảm mạnh chỉ còn 931,137 triệu đồng. Doanh thu sụt giảm đáng kể do chịu ảnh

hưởng của suy thoái kinh tế tác động đến. So với các năm trước, năm 2012 thực sự

là một năm khó khăn cho toàn ngành kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu lao động do nhu

cầu sử dụng lao động từ các thị trường đều giảm mạnh.



27

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại





Khoa Thương mại quốc tế



Về chi phí: chi phí qua các năm cũng có biến động. Năm 2011 chi phí tăng mạnh,

gần 1,15 lần so với năm 2010, tương đương hơn 1,2 tỷ. Đến năm 2012, chi phí công

ty dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm, chỉ bằng 75% so với

năm 2011. điều này lý giải vì sao doanh thu lại giảm trong năm này.







Về lợi nhuận: qua bảng số liệu trên, thấy rõ trong hai năm 2010 và 2012, công ty

chịu lỗ khá lớn, chỉ duy nhất năm 2011 là lợi nhuận dương. Điều này có thể là do

chi phí bỏ ra quá lớn mà thời gian thu được lợi nhuận lại về lâu dài, và cũng do chịu

ảnh hưởng từ sự khó khăn chung của nền kinh tế.

Như đã nói ở trên, hoạt động cung ứng, xuất khẩu lao động là chủ chốt trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để thấy rõ hơn điều này, có thể theo dõi

bảng dưới đây.

Bảng 3.5. Cơ cấu doanh thu của CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh

Hóa giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị: triệu đồng

Lĩnh vực



XKLĐ

Đào tạo nghề

Thương mại

Tổng



Năm 2010

Doanh

Tỷ

thu

459,36

160,776



trọng

60%

21%



Năm 2011

Doanh thu

Tỷ

1777,996

3666,058



trọng

68%

14%



Năm 2012

Doanh

Tỷ

thu

652,79

111,74



trọng

70%

12%



145,464

19%

470,646

18%

166,607

18%

765,6

100%

2614,7

100%

931,137

100%

( Nguồn: BCTKKD năm 2010,2011,2012 – trang 6 phụ lục )



Bảng trên cho thấy, XKLĐ là hoạt động đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu

doanh thu của công ty. Do đó, công ty xác định, trong tương lai đây vẫn là hoạt

động kinh doanh chủ đạo, do đó công ty sẽ tập trung phần lớn nguồn lực để phát

triển lĩnh vực này.

3.2.2. Khái quát hoạt động xuất khẩu lao động của CTCP dịch vụ XKLĐ và

chuyên gia Thanh Hóa.

Trong những năm qua, CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa đã

đưa hàng ngàn lao động sang thị trường các quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong

những năm gần đây, tuy có chịu sức ép từ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

28

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



thế giới. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực của mình, công ty cũng đạt được những kết

quả đáng tự hào.

Bảng 3.6. Số lượng LĐ công ty trực tiếp đưa sang thị trường các nước giai

đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: Người

2009



2010



2011



2012



LĐ phổ thông



275



312



422



317



LĐ chuyên gia



53



81



95



59



Tổng



328



393



517



376



( Nguồn: BCTKKD – trang 5 phụ lục )

Bảng trên cho thấy, số lượng lao động và chuyên gia công ty xuất khẩu sang thị

trường lao động các nước có xu hướng tăng, tăng cả về số lao động phổ thông và lao

động chuyên gia, trừ năm 2012. Có lẽ, nguyên nhân là do ảnh hưởng trực tiếp của cuộc

khủng hoảng kinh tế làm giảm nhu cầu sử dụng lao động từ các nước. Tuy nhiên đây

cũng là một kết quả đáng mừng mà cán bộ công nhân viên công ty đạt được.

Lao động do công ty xuất khẩu được sử dụng trong nhiều ngành nghề lĩnh

vực khác nhau. Dưới đây là biểu đồ cơ cấu lao động xuất khẩu phân theo ngành

nghề giai đoạn 2009 - 2012 của công ty:

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu lao động xuất khẩu phân theo ngành nghề giai đoạn

2009 - 2012

( Nguồn: Phòng Kế hoạch - CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh

Hóa )

Biểu đồ trên cho thấy, phần lớn lao động đưa sang thị trường các nước hoạt

động ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Sở dĩ như vậy là do, đây là những lĩnh

vực khan hiếm lao động tại các quốc gia, và khi tham gia vào các lĩnh vực này, tiền

lương của lao động cao hơn so với các lĩnh vực khác. Hơn thế nữa, đây cũng được

coi là những lĩnh vực mà các lao động của ta có kinh nghiệm và chuyên môn đạt

được các yêu cầu đòi hỏi của đối tác.



29

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Lĩnh vực giúp việc gia đình chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ( 2,23% ) trong cơ cấu lao động,

hy vọng trong những năm tới, tỷ trọng này sẽ cao hơn vì đây được coi là lĩnh vực

không cần nhiều hiểu biết về chuyên môn và kinh nghiệm.

3.2.3. Tình hình xuất khẩu lao động sang các thị trường của CTCP dịch vụ

XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa.

Thị trường xuất khẩu lao động của công ty rất đa dạng, bao gồm nhiều quốc

gia và vùng lãnh thổ: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ma Cao, Nga …

Hằng năm, công ty tích cực thúc đẩy công tác tìm kiếm thị trường và nhu cầu từ các

quốc gia nói trên, tích cực tìm kiếm lao động trong nước có nhu cầu lao động ở

nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động SXKD của mình, dưới đây là một số kết quả

công ty đạt được tại các thị trường.

Bảng 3.7. Số lượng LĐXK phân theo thị trường giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: Người

Quốc gia/ năm



2009



2010



2011



2012



Đài Loan



65



63



104



97



Malaysia



87



74



107



96



Ma Cao



53



78



97



95



Hàn Quốc



53



55



84



0



Nhật Bản



35



70



88



169



Nga



35



53



37



19



Tổng



328



393



517



476



( Nguồn: Phòng QLLĐ – trang 4 phụ lục )

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, số lượng lao động xuất khẩu sang thị

trường các nước giai đoạn 2009 – 2012 có nhiều biến động. Phụ thuộc nhiều vào

nhu cầu của quốc gia nhập khẩu lao động cũng như nguyện vọng của người lao

động.Thị trường Đài Loan, Malaysia là những thị trường tiếp nhận lao động công ty

cung cấp nhiều nhất và ổn định, thậm chí có những năm số lượng lao động tăng đột

biến. Nga và Nhật Bản được coi là những thị trường tiềm năng, số lượng lao động

xuất sang các quốc gia này có xu hướng tăng, đặc biệt, thị trường lao động Nhật

Bản đang mở cửa rộng rãi tạo điều kiện lớn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của

công ty.

30

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Trường Đại học Thường Mại



Khoa Thương mại quốc tế



Nhận thức được Nhật Bản là một thị trường tiềm năng đối với công ty, việc

khai thác thị trường này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn do những chính sách mở

cửa thị trường lao động của Nhật cũng như những khả năng cung ứng lao động đạt

các tiêu chí của Nhật … nên công ty xác định, trong những năm tới, sẽ tập trung

nguồn lực của mình thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại thị trường này.

3.3. Thực trạng hoạt động XKLĐ của CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia

Thanh Hóa sang thị trường Nhật Bản.

3.3.1. Tổng quan về thị trường lao động Nhật Bản.

3.3.3.1. Đặc điểm thị trường lao động Nhật Bản.

Dân số Nhật Bản vào khoảng 127. 368.088 người ( theo số lượng ước tính

của Cục thống kê, Bộ Nội vụ và Thông tin Nhật Bản năm 2012 ), xếp thứ 10 trong

số các nước trên thế giới. Dân cư Nhật Bản tập trung ở các thành phố lớn như:

Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe, Kyoto. Ở Nhật Bản, dân tộc Nhật chiếm

đa số, ngoài ra còn có hai dân tộc thiểu số là Ainu và Buraumin. Tuy nhiên, dân số

Nhật Bản đang già đi nhanh chóng, số người trong độ tuổi lao động thấp.

Nhật Bản có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới. Nền kinh tế này có những

đặc trưng cơ bản, một là sự kết hợp một cách hết sức chặt chẽ giữa các nhà sản

xuất, nhà cung cấp và các nhà phân phối; hai là sự bảo đảm việc làm lâu dài cho lực

lượng lao động. Theo thống kê của quỹ tiền tệ thế giới, GDP năm 2012 của Nhật

Bản 5548,66 tỷ USD, đứng sau Mỹ với GDP 16048 tỷ USD và Trung Quốc với

GDP 6698 tỷ USD. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh CEBR dự báo, cho

tới năm 2022, Nhật Bản vẫn duy trì được vị thế thứ 3, trở thành một trong những

nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.

Mặc dù có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới nhưng Nhật Bản phải đối phó với

tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng, nhất là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

Nguyên nhân là do, lao động của nước này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ.

Hơn thế nữa, Nhật Bản là quốc gia có dân số già, số người trong độ tuổi lao động

thấp. Tình hình này mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu lao động cho các quốc gia khi gia

nhập vào thị trường lao động Nhật Bản.



31

SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang



GVHD: ThS. Phan Thu Giang



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

×