1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIA CÔNG VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO RÚT RA TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 127 trang )


cao hơn nhƣ gia công linh kiện điện tử, máy tính, sản phẩm cơ điện và dụng

cụ chính xác còn non yếu, quy mô nhỏ.

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gia công chủ yếu của

Việt Nam năm 2006



Tỷ trọng trong kim ngạch



Mặt hàng



Kim ngạch xuất khẩu



xuất khẩu



(triệu USD)



1



Dệt may



5.436



48,2%



2



Giày dép



3.547



31,5%



3



Hàng điện tử và



1.880



16,7%



300



2,67%



100



0,93%



11263



100%



STT



linh kiện máy tính

4



Hoá chất, hoá mỹ

phẩm và tẩy rửa



5



Dụng cụ cơ khí

cầm tay

Tổng



gia công xuất khẩu



Nguồn : Nguyễn Thị Thìn (2006), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài của Trung Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới và

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Khoa

Kinh tế, Đại học quốc gia Hà nội.



98



- Chủ yếu hợp động gia công xuất khẩu đến từ các nƣớc trong khu vực

châu Á và chủ yếu cũng xuất khẩu sang thị trƣờng này. Theo số liệu Bảng 3.2,

Năm 2005, khu vực thị trƣờng châu Á chiếm tới 50,5% trong cơ cấu xuất

khẩu của Việt Nam; tỷ trọng khu vực thị trƣờng châu Âu chỉ đóng góp 20%

trong tổng kim ngạch xuất khẩu; tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trƣờng

châu Mỹ chiếm 21,3%; trong đó thị trƣờng Hoa Kỳ là 20,2%.

Bảng 3.2 : 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam năm 2005

Nƣớc, vùng, lãnh thổ



Số dự án



% theo số dự án



Tổng



5.850



100



1



Đài Loan



1.399



23,91



2



Singapo



385



6,58



3



Nhật Bản



580



9,91



4



Hàn Quốc



1.016



17,37



5



Hồng Kông



350



5,98



6



Đảo Virgin



246



4,20



7



Pháp



159



2,72



8



Đức



61



1,04



9



Malaysia



177



3,02



10



Thái Lan



126



2,15



STT



Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005

3.2. Những cơ sở cho việc vận dụng chính sách phát triển công

nghiệp gia công sau khi gia nhập WTO của Trung Quốc ở Việt Nam

3.2.1. Điểm tương đồng giữa công nghiệp gia công Trung Quốc và

công nghiệp gia công Việt Nam trước khi gia nhập WTO



99



Công nghiệp gia công Trung Quốc và công nghiệp gia công Việt Nam

có nhiều điểm tƣơng đồng do lịch sử, điều kiện tự nhiên và con ngƣời mang

lại. Những điểm tƣơng đồng đó là:

* Giống nhƣ Trung Quốc, trong một thời gian dài Việt Nam theo đuổi

chiến lƣợc thay thế nhập khẩu có tính cực đoan, gần nhƣ đóng cửa với thị

trƣờng thế giới.

- Hệ thống ngoại thƣơng hoàn toàn nằm dƣới sự kiểm soát của Nhà

nƣớc, mọi giao dịch xuất khẩu đều đƣợc thực hiện theo kế hoạch, chịu sự chỉ

đạo trực tiếp của Bộ ngoại thƣơng, và chỉ do một số lƣợng nhỏ các tổng công

ty xuất nhập khẩu trung ƣơng đảm nhiệm.

- Giá cả trong nƣớc các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu hoàn toàn do

Nhà nƣớc quy định và không thay đổi trong hàng thập kỷ.

- Nhà nƣớc kiểm soát toàn bộ ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu và các

nguồn khác. Đồng nội tệ đƣợc định giá cao một cách giả tạo và chế độ đa tỷ

giá đƣợc áp dụng đối với các đối tƣợng khác nhau. Tất cả các giao dịch ngoại

thƣơng đƣợc thực hiện theo chế độ hạch toán tập trung: lãi của các công ty

đƣợc nộp vào ngân sách nhà nƣớc, còn lỗ thì đƣợc nhà nƣớc bù đắp.

- Đối tác nhập khẩu và xuất khẩu là các nƣớc trong hệ thống Xã hội

chủ nghĩa cũ nhƣ Liên Xô, Đông Âu…, và chủ yếu là dƣới hình thức viện trợ.

Tất cả những yếu tố trên đây dẫn đến một hậu quả là hoạt động công

nghiệp gia công của Việt Nam và Trung Quốc trƣớc thời kỳ đổi mới chỉ đóng

vai trò hết sức hạn chế trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp sản xuất không có

quyền tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu, còn các tổng công ty xuất

nhập khẩu hoạt động một cách thụ động, luôn trong trạng thái trông chờ ỷ lại

vào Nhà nƣớc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm các khoáng sản,

nông sản và tiểu thủ công nghiệp, với thị trƣờng xuất khẩu chính là các nƣớc



100



xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung xuất khẩu chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu nhập khẩu

của nền kinh tế, còn lại phải dựa vào nguồn viện trợ và đi vay từ nƣớc ngoài.

* Công nghiệp gia công của Việt Nam và Trung Quốc đều hình thành từ

sau những cuộc cải cách kinh tế. Từ năm 1979 ở Trung Quốc và năm 1986 ở

Việt Nam, cả hai nƣớc đã tiến hành đổi mới toàn diện chuyển từ nền kinh tế

tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam

và Trung Quốc đã thực hiện một loạt những biện pháp cải cách hệ thống

ngoại thƣơng và những cải cách nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhƣ xóa bỏ chế độ

bao cấp, mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại với thế giới, tạo điều kiện cho

công nghiệp gia công ra đời. Sau đó, Trung Quốc và Việt Nam đều thực hiện

các chính sách ƣu đãi mang tính bảo hộ để bảo vệ và tạo điệu kiện cho ngành

công nghiệp non trẻ này phát triển. Vì vậy, khi gia nhập WTO, công nghiệp

gia công Việt Nam và Trung Quốc về cơ bản có những cơ hội và gặp những

thách thức giống nhau.

* Về cơ bản mục tiêu gia nhập WTO của Việt Nam và Trung Quốc đều

là để hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới, xác lập những điều kiện quốc

tế thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ, tạo những điều kiện hội

nhập để tăng cƣờng thu hút FDI. Mục tiêu chiến lƣợc thu hút FDI ở hai nƣớc

khá giống nhau: đều tập trung vào khai thác lợi thế so sánh và lợi thế cạnh

tranh ở nguồn lao động giá rẻ, ngành sử dụng nhiều lao động, công đoạn sản

xuất có hàm lƣợng công nghệ kỹ thuật trung bình. Thứ nữa, cả hai quốc gia

đều thu hút FDI giải quyết việc làm, bổ sung nguồn vốn cho công nghiệp hoá,

tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, trong thƣơng mại, cơ cấu

sản phẩm gia công xuất khẩu của Việt nam và Trung Quốc khá giống nhau, ví

dụ : hàng dệt may, giày dép, các sản phẩm sử dụng nhiều lao động…). Đó là

những ngành mà cả hai nƣớc đều có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh ở



101



nguồn lao động rẻ, ngành sử dụng nhiều lao động, công đoạn sản xuất có hàm

lƣợng công nghệ kỹ thuật trung bình (sản xuất linh kiện, bộ phận, lắp ráp).

* Việt Nam và Trung Quốc đều có những tiềm năng, lợi thế để phát triển

công nghiệp gia công:

- Kinh tế tăng trƣởng mạnh trong nhiều năm liên tục (trong những năm

gần đây, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc luôn đạt trung bình 10%/

năm, con số này của Việt Nam là 7 đến 8,5%/ năm).

- Nguồn lao động dồi dào và tiềm lực thị trƣờng to lớn: Tính tới năm

2009, dân số của Trung Quốc là khoảng 1,4 tỷ dân. Với số dân đông nhất thế

giới, Trung Quốc có nguồn lao động to lớn và là thị trƣờng tiêu thụ khổng lồ

hấp dẫn bất cứ nhà đầu tƣ nào. Dân số Việt Nam tính đến nay số đã là 86 triệu

ngƣời, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới. [29]

- Giá thành lao đông rẻ và giá thành đất đai thấp: Mức lƣơng trung bình

của công nhân Trung Quốc là khoảng 145 USD/ tháng, con số này ở Việt

Nam là 110 USD/ tháng. Giá đất xây khu công nghiệp của Trung Quốc trung

bình khoảng 100 USD/m2, và của Việt Nam là khoảng 122 USD /m2 [30]

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: cả Trung Quốc và Việt Nam

đều có trữ lƣợng tài nguyên thiên nhiên lớn với nhiều chủng loại phong phú

nhƣ than, quặng sắt, kim loại màu, mangan vonfram, molipden, antimoan …

* Nguồn FDI vào công nghiệp gia công ở cả hai nƣớc cũng giống nhau:

đó là các nƣớc trong khu vực Châu Á: NICs, Nhật Bản, các nƣớc ở Mỹ, Âu

đầu tƣ không nhiều.

* Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có rất nhiều kiều bào đang sống tại

nƣớc ngoài. Lực lƣợng Việt Kiều cũng có tiềm năng về kinh tế, chất xám.

Hơn nữa, họ đều là những ngƣời luôn quan tâm đến đất nƣớc, sẵn sàng đóng

góp cho sự phát triển của đất nƣớc.



102



* Công nghiệp gia công ở cả Việt Nam và Trung quốc đều phân bố

không đồng đều. Công nghiệp gia công Trung Quốc tập trung ở vùng đồng

bằng ở miền đông và vùng ven biển, còn miền Tây và miền Trung hầu nhƣ

không phát triển. Công nghiệp gia công Việt nam tập trung ở các thành phố

lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Hải Phòng, Đồng

Nai… nhƣng lại có những “vùng trắng công nghiệp” nhƣ các tỉnh miền núi

phía bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

3.2.2. Điểm khác biệt giữa công nghiệp gia công Trung Quốc và công

nghiệp gia công Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Bên cạnh những điểm tƣơng đồng, công nghiệp gia công của Trung

Quốc và Việt Nam cũng có những điểm khác biệt.

* Từ năm 1978, khi cải cách kinh tế Trung Quốc, đã chú trọng phát triển

công nghiệp gia công, nhƣng phải tới năm 1996 Việt Nam mới thực hiện

đƣợc điều này. Vì vậy, công nghiệp gia công của Trung Quốc tính đến nay đã

có 31 năm tồn tại và phát triển còn Việt Nam mới có 13 năm.

* Trình độ công nghiệp gia công của Trung Quốc trƣớc khi gia nhập

WTO cao hơn Việt Nam rất nhiều. Từ những năm 80, sau khi mở cửa, chính

phủ Trung Quốc đã chủ trƣơng đƣa Trung Quốc thâm nhập vào kinh tế quốc

tế thông qua công nghiệp gia công. Đến trƣớc khi gia nhập WTO năm 2001,

Trung Quốc đã đƣợc biết đến là “công xƣởng của thế giới”, nơi gia công

nhiều loại hàng hoá của những thƣơng hiệu nổi tiếng. Còn Việt Nam đến thời

điểm gia nhập WTO năm 2006 mới bắt đầu có tên trên bản đồ gia công của

thế giới.

* Thực lực kinh tế của Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam nhiều lần, thể

hiện ở những mặt sau:

- Thứ nhất, Trung Quốc là nƣớc đông dân, tài nguyên phong phú hơn

Việt Nam (Trung Quốc có diện tích 9,6 triệu km2, có tài nguyên thiên nhiên



103



của cả vùng ôn đới và nhiệt đới , diện tích Việt Nam chỉ là 331212 km2, chỉ

có tài nguyên thiên nhiên của vùng nhiệt đới gió mùa ).

- Thứ hai, Trung Quốc có một số vùng có thể chế kinh tế thị trƣờng khá

rõ nét, kinh tế rất phát triển (Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao).

- Thứ ba, vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới khi gia nhập

WTO cao hơn nhiều vị thế của Việt Nam. Trƣớc khi gia nhập WTO năm

2001, Trung Quốc đã là nền kinh tế đứng thứ sáu trên thế giới trên thế giới. Vị

thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới rất lớn đến mức ngƣời ta có thể

nói rằng “Trung Quốc không thể thiếu WTO, WTO không thể thiếu Trung

Quốc”. Còn trong WTO, Việt Nam chỉ là một nƣớc nhỏ, nền kinh tế xếp thứ

169 trên thế giới [37].

* Tuy đều có lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động để phát triển công

nghiệp gia công, nhƣng trình độ công nghiệp phụ trợ, dịch vụ đi kèm của Việt

Nam còn rất thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp nƣớc

ngoài. Các nhà cung cấp Việt Nam chƣa thể cung cấp đầy đủ các linh kiện bộ

phận phục vụ sản xuất. Theo điều tra của tổ chức hợp tác phát triển nƣớc

ngoài của Nhật Bản thì 50% doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam cho

rằng họ không thể tìm nhà cung ứng Việt Nam cho sản xuất, 20% cho rằng

giá cả của nhà cung ứng Việt nam cao. Trong khi đó, năng lực phụ trợ Trung

Quốc đã đạt đến trình độ quốc tế trong nhiều ngành và trở thành trung tâm

chế tạo quốc tế.

* Mặc dù, Trung Quốc và Việt Nam đều có lực lƣợng kiều bào ở nƣớc

ngoài, nhƣng xét về quy mô, lực lƣợng này của Trung Quốc lớn hơn Việt

Nam. (Lƣợng kiều bào của Trung Quốc là 60 triệu, lƣợng kiều bào của Việt

Nam chỉ là gần 4 triệu). Mặt khác, những ngƣời Hoa kiều có tính cộng đồng

rất cao, họ thƣờng sống tập trung ở một nơi, hầu hết quốc gia nào có ngƣời

Hoa sinh sống cũng có khu phố của ngƣời Hoa. Trong khi đó, Việt Kiều ở



104



nƣớc ngoài có tính cộng đồng thấp hơn nhiều, ngoài thành phố California

(Hoa Kỳ) mới có khu phố ngƣời Việt, còn ở những nơi khác trên giới, ngƣời

Việt sống phân tán, không tập trung . Ngoài ra, do tính chất chính trị có nên

tâm lý công đồng ngƣời Việt và Việt Kiều ở nƣớc ngoài có nhiều yếu tố phức

tạp. Nhiều ngƣời trong số họ ra đi trong những ngày đất nƣớc sắp thống nhất,

trong họ còn nhiều mặc cảm, nhiều hận thù với chế độ.

Những so sánh trên đã cho thấy tiềm lực công nghiệp gia công của

Trung Quốc khi gia nhập WTO mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt. Tuy nhiên,

bên cạnh những mặt mạnh đó, công nghiệp gia công Trung Quốc lại có những

trở ngại mà Việt Nam chƣa gặp:

- Thứ nhất, chính vì Trung Quốc là một nền kinh tế khổng lồ, “công

xƣởng của thế giới” lại khiến các nhà đầu tƣ lo sợ bị phụ thuộc quá nhiều vào

Trung Quốc. Họ lo sợ rằng : nếu nhƣ toàn bộ hàng hoá cung ứng ra thế giới

đều đƣợc gia công sản xuất ở đây thì chỉ cần sự bất ổn nhỏ trong các doanh

nghiệp gia công tại Trung Quốc cũng đủ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn.

Vì vậy, hiện nay hầu hết các công ty nƣớc ngoài đều tìm cách giảm sự phụ

thuộc quá nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc, bằng cách phân tán cơ sở sản

xuất của mình sang các quốc gia khác có lợi thế so sánh tƣơng đƣơng.

- Thứ hai, trong suốt thời gian dài, do sự lỏng lẻo trong các chính sách

bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái sản xuất tại Trung Quốc tràn lan

trên thị trƣởng, gây tổn hại đến các nhà đầu tƣ và ngƣời tiêu dùng. Ở Việt

Nam, tình trạng hàng giả, hàng nhái cũng đã xuất hiện nhƣng chƣa đến mức

trở thành “quốc nạn” nhƣ ở Trung Quốc.

3.3. Một số đề xuất về chính sách phát triển công nghiệp gia công ở

Việt Nam sau khi gia nhập WTO rút ra từ bài học kinh nghiệm Trung

Quốc



105



Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và so sánh điều kiện cụ thể

của Việt Nam giúp chúng ta có chính sách phát triển công nghiệp gia công

phù hợp hơn trong giai đoạn mới, bối cảnh mới với nhiều thuận lợi và không

ít khó khăn trong những năm đầu gia nhập WTO.

Từ quá trình phân tích các chính sách phát triển công nghiệp gia công

sau khi gia nhập WTO của Trung Quốc, đối chiếu vào những điểm tƣơng

đồng và điểm khác biệt trong ngành công nghiệp gia công giữa hai nƣớc, tác

giả có một số đề xuất để phát triển công nghiệp gia công Việt Nam nhƣ sau:

* Việt Nam cần nhất quán chiến lƣợc kinh tế hƣớng ngoại, chiến lƣợc

phát triển kinh tế, từ đó đánh giá đúng tầm quan trọng của công nghiệp gia

công đối với phát triển kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Chỉ trên

cơ sở nhận thức đúng về vai trò của công nghiệp gia công thì mới có thể có

những chiến lƣợc, chính sách phát triển công nghiệp gia công đúng đắn.

Trung Quốc thành công trong chính sách phát triển công nghiệp gia công vì

đã biết xác định công nghiệp gia công là một trong những ngành công nghiệp

mũi nhọn của nền kinh tế, là con đƣờng ngắn nhất để phát triển đất nƣớc, tiếp

thu khoa hoc công nghệ hiện đại và hội nhập sâu, rộng vào kinh tế quốc tế.

* Việt Nam cần xây dựng quy hoạch thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

vào công nghiệp gia công. Sẽ không thể duy trì đƣợc dòng vốn đầu tƣ vào

công nghiệp gia công ổn định nếu hoạt động thu hút FDI tiến hành rời rạc, lẻ

tẻ, tùy tiện, thiếu quy hoạch. Việc quy hoạch thu hút FDI phải gắn với tiềm

năng và lợi thế của từng vùng (tài nguyên thiên nhiên, con ngƣời, vị trí địa lý)

đồng thời hình thành danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài và phổ

biến rộng rãi cho toàn thế giới. Trong đó, xây dựng rõ yêu cầu về đối tác dự

án, sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trƣờng tiêu thụ…

* Nhƣ đã phân tích, gia nhập WTO đem lại cho công nghiệp gia công

Việt Nam và công nghiệp gia công Trung Quốc những cơ hội và thách thức



106



giống nhau. Vì vậy, Việt Nam có thể học tập các điều chỉnh chính sách phát

triển công nghiệp sau khi gia nhập WTO của Trung Quốc là thay thế thu hút

các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào công nghiệp gia công bằng chính sách ƣu đãi

đặc biệt sang thu hút bằng môi trƣờng đầu tƣ hoàn thiện theo chiều sâu.

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, đặc điểm của công nghiệp gia công là phụ

thuộc vào nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI. Trƣớc khi gia nhập WTO, để

thu hút FDI cho phát triển công nghiệp gia công, Việt Nam đã thực hiện các

chính sách ƣu đãi thuế đặc biệt cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào công

nghiệp gia công nhƣ: thuế suất của doanh nghiệp gia công là 20% trong khi

thuế suất phổ thông là 25%, doanh nghiệp gia công đƣợc miễn thuế lợi tức tối

đa là 8 năm kể từ khi có lãi, doanh nghiệp gia công đƣợc chuyển khoản lỗ của

bất kỳ năm tính thuế nào sang năm tính thuế tiếp theo trong vòng năm năm,

các doanh nghiệp gia công đƣợc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện,

phụ tùng…

Tuy nhiên, cũng giống nhƣ Trung Quốc, sau khi gia nhập WTO, những

chính sách trên đã đi ngƣợc lại quy tắc không phân biệt đối xử của tổ chức

này. Vì vậy, từ kinh nghiệm Trung Quốc, để tiếp tục thu hút đƣợc vốn vào

công nghiệp gia công sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cần có sự chuyển

hƣớng: thay thế thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào công nghiệp gia công

bằng chính sách ƣu đãi đặc biệt sang thu hút bằng môi trƣờng đầu tƣ hoàn

thiện theo chiều sâu.

Để hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, học tập Trung Quốc, Việt Nam có thể

thực hiện các chính sách sau:

 Tiếp tục củng cố và và đảm bảo môi trƣờng chính trị, xã hội ổn

định. Để tạo lập môi trƣờng chính trị - xã hội ổn định, cần tăng cƣờng hơn

nữa vai trò, nâng cao năng lực, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng cộng

sản Việt Nam, xây dựng và nâng cao hiệu lực của nhà nƣớc trên các lĩnh vực



107



từ quản lý kinh tế đến quản lý xã hội, coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội

đang ngày càng bức xúc nhƣ tham nhũng, hối lộ, tệ nạn xã hội… Bên cạnh đó

Việt Nam cần kết hợp các chính sách mềm dẻo, linh hoạt với những chế tài

nghiêm khắc để giữ vững sự ổn định chính trị, đoàn kết các dân tộc, các tôn

giáo, tạo nên môi trƣờng kinh doanh ổn định, an toàn cho các nhà đầu tƣ.

 Về quan hệ đối ngoại : trong thời gian tới Việt Nam vẫn kiên trì

thực hiện đƣờng lối đối ngoại “tự chủ, rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa

các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các

nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

Do vậy, cần tiếp tục khai thông, phát triển quan hệ hợp tác đầu tƣ trực tiếp

của các nƣớc trên thế giới, trƣớc hết là Mỹ, Nhật, EU, trong khi đó không

ngừng củng cố quan hệ kinh tế sẵn có với các thị trƣờng trong khu vực nhƣ

ASEAN, Trung Quốc, các nƣớc công nghiệp mới NICs.

 Về kinh tế : Cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và

ổn định trung bình từ 7,5% đến 9 % một năm đồng thời nâng cao thu nhập

cho ngƣời dân để mở rộng tiềm lực thị trƣờng.

Tiềm lực thị trƣờng không phải chỉ phụ thuộc vào dân số của đất nƣớc

mà còn phụ thuộc vào sức mua của dân chúng. Một nƣớc lớn mà sức mua của

dân chúng thấp thì vẫn là thị trƣờng nhỏ, ngƣợc lại, một nƣớc nhỏ mà sức

mua của dân chúng cao thì lại là thị trƣờng lớn. Việt Nam không có diện tích

rộng với dân số đông nhƣ Trung Quốc nhƣng chúng ta vẫn có thể có tiềm lực

thị trƣờng mạnh bằng cách nâng cao thu nhập cho nhân dân thấp để tăng

lƣợng cầu trong nền kinh tế. Để làm đƣợc điều đó, Việt Nam cần đẩy mạnh

các hoạt động hoạt động tuyên truyền, vận động, quảng cáo, thông tin giá cả,

tƣ vấn, môi giới để khuyến khích ngƣời tiêu dùng sử dụng các sản phẩm đƣợc

sản xuất ở Việt Nam. Ngoài ra, chính phủ cần có những chính sách kích cầu



108



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

×