1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

II. Đối tượng nghiên cứu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.04 MB, 34 trang )


Hình 1. Sơ đồ phân bố các măt cắt và khu vưc nghiên cứu.



I- hạ lưu Sông Đà, 2- bắc Mường Xén, 3- Sông Long Đại.



7



8



111. Phương pháp nghiên cứu.

ỉ. Phưong pháp nghiên cứu các mặt cắt ngoài thực địa.

Đây là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sức khỏe và những

hiểu biết tốt về các mặt cắt của khoảng địa tầng được nghiên cứu. Trước hết phải

nắm được đặc điểm thạch học đặc trưng của các mặt cắt cùng với các đặc điểm khác

như tính phân lớp, mầu sắc, độ dày, thế nằm của đá để trả lời cho câu hỏi : các đặc

điểm này có phù hợp hay không tướng đá chứa bút thạch. Khi câu trả lời là có hoặc

có khả năng, chúng ta mới tiến hành tìm kiếm hóa thạch một cách chi tiết, tỉ mỉ và

thận trọng từng mét một, từ dưới lên trên hoăc có thể ngược lại.

Mặt cắt phải được tiến hành đo bằng thước dây (mỗi dây bằng 20 m là thích

hợp nhất). Mục đích của việc này là xây dựng các mặt cắt để gắn vào đó các thông

số như các điểm hóa thạch được phát hiện, mẫu sắc và thê nằm của đá, các đăc trưng

thạch học, sự thay đổi về thành phần thạch học theo mặt cắt, tính toán độ dày của

các tập và của toàn hệ tầng v.v...

Thông thường các nhà cổ sinh phải hết sức tránh những cuộc khai quật quy

mô và tốn kém không cần thiết như đào hào, xẻ núi, nổ m ill V. V.... V ì vậy mặt cắt

tốt nhất để nghiên cứu và tìm kiếm hóa thạch là dọc theo các trục đường giao thông,

hoặc các suối nhỏ cắt theo phương thế nằm của đá.

Ở Việt Nam các đá gốc thường bị phong hóa rất mạnh, làm biến đổi hoặc phá

hủy một phần hoặc hoàn toàn các di tích hóa thạch, việc tìm kiếm gặp rất nhiều khó

khăn. Mặt khác do các hoạt động địa chất diễn ra trong quá khứ ở Việt Nam rất

mạnh mẽ như các hoạt động kiến tạo, mác ma, địa chấn v.v..đã làm cho các mặt cắt

không còn giữ nguyên vẹn vị trí ban đầu của mình. Do vậy việc nghiên cứu các mặt

cắt gặp nhiều khó khăn hơn. Để khắc phục những điểm này đòi hỏi phải tiến hành

đồng thời phương pháp nghiên cứu cổ sinh, tìm kiếm hóa thạch chi tiết, mật độ các

điểm hóa thạch phải đủ dày để đánh giá khối lượng , tính lăp lại cũng như sự hiên

diện cùa các lớp ngoại lai có tuổi cổ hơn hoặc trẻ hơn xen kẽ trong các mặt cắt.

2. Phương pháp thu thập bút thạch ngoài tròi.

Các bút thạch thường được tìm thấy trong các đá phiến sét hoặc đá bột kết, đá

phiến silic mầu đen, xám đen dưói dạng các vết in, hoặc được giữ nguyên cả hình

khối trên mặt lớp, đơn lẻ hoặc có khi với một khối lượng rất dày đặc, xếp trổng lên

nhau, định hướng (khi có dòng chảy vận chuyển), hoặc không định hướng (khi điều

kiện nước biển yên tĩnh). Các thãn bút thạch được cấu tạo từ chất kitin có thành

phần hóa học là [C6H70 2(N H C 0 C H 3)]n là hợp chất hữu cơ bền vững không bị phân

hủy trong môi trường nước, hoặc môi trường axit hoặc kiềm yếu. Trong trạng thái

hóa thạch thường có mầu đen, xám đen, máu trăng, mầu trắng ánh bạc, mầu vàng

mầu nâu, hoặc lẫn vào mầu sắc của đá. Trong nhiều trường hợp chúng còn bị các

tinh thể pyrit thay thế nên có mẩu vàng ánh kim.

Đối với việc tìm kiếm loại hóa thạch này đòi hỏi phải có thời gian, tìm kiếm

hết sức tỉ mỉ, và phải có loại búa địa chất chuyên dụng để chẻ đá, tách đá theo mặt

lớp với một cường độ và nhịp điệu đủ để điện tích mặt lớp bị tách ra càng lớn càng

tốt. Khi chẻ và tách đá phải giữ nguyên eả hai mặt (mặt trên và mặt dưới), xem sét

kỹ lưỡng dưới kính lúp có độ phóng đại là X 4, dưới các góc độ ánh sáng khác nhau.

Trong trường hợp tốt nhất, đễ nhận biết nhất là mầu sắc của đá và mẩu hóa thạch



9



khác hẳn nhau, tương phản nhau. Trong trường hợp xấu nhất là mầu đá và mầu hóa

thạch giống nhau hoàn toàn, hoặc có sự sai khác đôi chút. Trong trường hợp này đôi

với những người có kinh nghiệm thì vẫn có thể phát hiện được nếu ta quay mẩu đá

dưới các góc độ ánh sáng khác nhau, và kết hợp giữa ánh sáng thường và ánh sáng

đèn pin loại nhỏ. Các đá mềm quá và ướt quá khi chẻ bị vỡ vụn hoặc ngược lại các

đá rắn quá khó chẻ thì phải dùng củi khô đốt hoặc nung lên cho đá cứng lại hoặc tư '

tách ra. Khi mất nước đá mềm và ướt sẽ trở nên rắn chắc hơn, còn các đá rắn quá sẽ

dễ tự tách ra hoặc sẽ dễ chẻ hơn bằng búa địa chất. Điều quan trọng hơn là dưới tác

dụng của nhiệt độ sẽ làm cho mầu của đá và của hóa thạch biến đổi thành các mầu

tương phản dễ nhận biết. Khi đã phát hiện được vết in hóa thạch rồi thì bước tiếp

theo là phải dùng lúp có độ phóng đại là X7 hoặc X10 để xem xét các đặc điểm cấu

tạo của chúng và xác định sơ bộ đến tên giông ngay tại điểin hóa thạch, xác định sơ

bộ tuổi của hóa thạch. Các mẫu hóa thạch phải được lót bông gói cẩn thận, đánh sô

hiệu mẫu, khoanh bằng bút chì đỏ xung quanh vết in hóa thạch. Tránh gói chung 2-3

mẫu với nhau để không bị cà nát, xây xát hoặc vỡ vụn.

Các điểm hóa thạch phải được đánh số rõ ràng, và đựng trong một gói riêng

biệt bằng vải mộc thô hoặc túi ni lông để tránh nhầm lẫn.

Trong nhạt ký, từng điểm hóa thạch cần phải được ghi chép chi tiết vị trí địa

táng, và địa lý kèm theo ảnh chụp minh họa, đặc điểm đá chứa hóa thạch, tnức độ

bảo tồn, sô lượng hóa thạch (phong phú, nhiều, trung bình, ít, hiếm, và rất hiếm),

thành phần hóa thạch, xác định sơ bộ nhóm hóa thạch. Nếu trong mặt cắt nào đó tìm

được nhiều điểm hóa thạch liên tục thì cần phải theo dõi sự biến đổi về thành phần

giống loài, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu sinh địa tầng.

3. Phưong pháp xác định bút thạch trong phồng thí nghiệm.

Các mẫu bút thạch tìm được ở ngoài thực địa thường là chưa hoàn chỉnh, hoặc

có khi chỉ là các mẫu nghi ngờ là bút thạch. Do đó phải có bước tiếp theo gia công

trong phòng thí nghiêm. Mục đích của việc gia công cơ học là để bỏ đi những phẩn

đá không cần thiết, hoặc che lấp hóa thạch, hoặc sửa cho mẫu đá vuông thành sắc

cạnh dễ bảo quản. Việc loại bỏ các phẩn đá không cần thiết được tiến hành gia công

bằng các máy khoan loại nhỏ, hoặc bằng các mũi dao nhọn. Việc làm này diễn ra

trong thời gian rất lâu, hết sức thận trọng, tỉ mỉ chính xác. Nếu nóng vội sẽ có thể

làm hỏng mất các phần hóa thạch quan trọng.

Đôi với các bút thạch chúa trong các đá cacbonat hoặc silic, hoặc có lẳn

cacbonat và silic thì có thể dùng phương pháp hóa học hòa tan. Nguyên tắc chính

của phương pháp này là sử dụng các dung dịch bazơ hoặc các axit để hòa tan các đá.

Các thân bút thạch bằng kitin không bị hòa tan sẽ được giữ lại. Đối với các đá silic

bền vững đối với axit clohydric thì người ta dùng axit fluorit để hòa tan dần các đá.

Đây là loại axit cực mạnh có thể gây cháy da thịt, nên phải hết sức thận trọng khi sử

dụng, cũng như phải có các ống hút khí độc hại, tránh ô nhiễm cho người gia công

mẫu.

Sau khi đã làm sạch và đẹp hoặc được lấy ra từ a x i t , các bút thạch phải được

chụp ảnh bằng ánh sáng thường, hoăc rơnghen với các mục đích nghiên cứu riêng.

Việc phát hiện ra bút thạch là rất quan trọng trong nghiên cứu cổ sinh. Nhưng đây

cũng chỉ thể hiện được 50% thành công, 50% còn lại lại tùy thuộc vào chất lượng

10



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

×