1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học tự nhiên >

CHƯƠNG 3ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH OLIGOCENE - MIOCENEKHU VỰC NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.2 MB, 84 trang )


 Đặc trưng ranh giới ranh giới tập (SB):

+ Bề mặt bào mòn biển thấp trên thềm lục địa

+ Thung lũng đào khoét trên thềm lục địa

+ Canyon và vách của trượt đất (slump scarp) trên đỉnh sườn dốc

+ Sự bào mòn cắt cụt hoặc ranh giới dưới của toplap

+Ranh giới dưới của fluvial (quạt aluvial, uốn khúc của sông) để lại

 Đặc trưng ranh giới bề mặt ngập lụt (MFS):

+ Trên đường cong ĐVLGK: điện trở thấp nhất – gamma cao nhất

+ Ranh giới trên của bề mặt cô đặc (condensetion surface)

+ Phần đỉnh phong phú nhiều hệ động, thực vật

+ Ranh giới trên cùng của cấu tạo downlap

3.1.2. Luận giải môi trường thành tạo

Môi trường thành tạo được phản ánh trên hai phương diện: tài liệu cổ sinh và

tài liệu địa vật lý giếng khoan. Trong đó, tài liệu phân tích cổ sinh được tác giả kế

thừa từ kết quả phân tích đới foram, bào tử phấn và tảo của Công ty Premier Oil

Vietnam Offshore BV (2007), các bài báo [18, 32, 41, 42]. Qua đó chỉ ra được môi

trường đặc trưng cho từng khoảng độ sâu nhất định (Hình 3.1). Còn kết quả phân

tích môi trường từ các đường cong địa vật lý giếng khoan được áp dụng dựa trên cơ

sở phương pháp của C. Kandal năm 2003 (Hình 3.2) [44]. Từ hai nguồn tài liệu này,

đã xác định được môi trường phân dị lắng đọng trầm tích cho tập và các hệ thống

trầm tích trong từng tập.



39



ĐỊA TẦNG

HỆ



THỐNG



PHỤ

THỐNG



HỆ

TẦNG



TẬP



TUỔI

(Ma)



Độ sâu

(m)



Môi trường



Không nghiên cứu



ĐỆ TỨ

Pliocene



TRÊN



NAM CÔN SƠN



5 ,6



S11



1200 -1530



Biển/có thể là biển sâu (turbidites)



1540 -1920



Biển/ biển sâu (turbidites)



6 ,7



S10

8 ,5



S9



Bất chỉnh hợp?



10,4



Biển/ giữa biển ven bờ



S8



Sông-biển



2020 - 2300



Biển/ nhìn trung phần trên của biển nông



2320-2340



Biển, phần giữa biển ven bờ

Biển, phần trên của biển ven bờ



2440 - 2640



Nhìn chung thuộc đới chuyển tiếp/gian triều



2660 - 2680



Miocen



1960 - 2000



2360 - 2420



Giữa



C

E

N

O

Z

O

I



THÔNG - MÃNG CẦU



1940



Biển?, phần trên tới phần giữa ven biển



2660 - 2680



Biển?, phần trên tới phần giữa ven biển



13,1



S7



15,5



S6

16,7



S5



2700



Biển, phần trên tới phần giữa ven biển



17,7



Dưới



DỪA



2720-2860

S4



19,3



Nhìn chung là biển/ phần trên của biển ven bờ



2880 -2900



Biển/ phần trên của biển ven bờ



2920



Chuyển tiếp/ gian triều tới biển, biển nông.



21,8



2940 - 3040



Chuyển tiếp/ gian triều



3050 - 3140



Biển/ phần trên của biển ven bờ



3150 -3210



Nhìn chung đới chuyển tiếp/ gian triều



3220 - 3460



Biển, phần trên của biển ven bờ



3470 - 3480



Nhìn chung đới chuyển tiếp/ gian triều



3490 - 3660



Đới chuyển tiếp/gian triều



3740 - 3840



Biển/biển nông



3850 - 3880



Đới chuyển tiếp/ gian triều



S3



Trên



S2



CAU



P

A

L

E

O

C

E

N



OLIGOCEN



2 3,3



?



Dưới



Không phân tích



S1

35 ,5?



Hình 3.1: Môi trường trầm tích trong giếng khoan A-3X

(Nguồn Premier Oil Vietnam Offshore BV, 2007)



40



RST



RST

RST



RST



S3



S4



S6



RST



RST



RST



S7



S9

Hinh 3.2: Hình dạng đường cong địa vật lý giếng khoan ứng với từng tập trầm tích

41



S10



3.1.3. Liên kết các đơn vị của địa tầng phân tập

Việc liên kết địa tầng giếng khoan hay liên kết các tập trầm tích, các hệ

thống trầm tích trong tập của các giếng khoan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc

luận giải điều kiện thành tạo, lịch sử phát triển và thoái hóa của chúng tương ứng

với từng giai đoạn cụ thể. Chính vì vậy, yêu cầu phải xác định chính xác được ranh

giới các tập (SB) và ranh giới bề mặt ngập lụt cực đại (MFS). Sau khi đã xác định

được các ranh giới kết hợp với thời gian thành tạo của các tập, cần tiến hành liên kết

những tập cùng tuổi (sinh địa tầng) và tính toán bề dày từng tập để tìm ra quy luật

biến đổi điều kiện thành tạo trầm tích.

Để giải quyết vấn đề đặt ra, các tập, các hệ thống trầm tích trong luân văn đã

được liên kết dựa trên các tiêu chí sau:

 Tiêu chí thứ 1: thời gian thành tạo

Trong các thành tạo trầm tích Miocene và Oligocene của 4 giếng khoan bắt

gặp rất nhiều các đới foram và bào tử phấn. Các tài liệu này do Công ty Premier Oil

Vietnam Offshore BV (2007) tiến hành phân tích [41, 42]. Kết quả phân chia được

đối chiếu thống nhất với bảng tổng hợp sinh địa tầng áp dụng cho khu vực Đông

Nam Á (Hình 3.3) nhằm xác định tuổi tương đối của từng tập xác định được trên

từng giếng khoan.

 Tiêu chí thứ 2: đặc trưng đường cong địa vật lý giếng khoan

Liên kết dựa vào đặc trưng của những đường cong ĐVLGK và cụ thể là hình

dạng của các đường cong được tiến hành theo phương pháp của C. Kandal.

 Tiêu chí thứ 3: địa chấn địa tầng

Sau khi xác định được các ranh giới phân chia tập (SB), phân chia hệ thống

trầm tích nhờ xác định các bề mặt ngập lụt cực đại (MFS). Bước tiếp theo cần định

tuổi của chúng dựa vào tài liệu cổ sinh và kiểm tra lại các ranh giới tập và ranh giới

bề mặt ngập lụt cực đại (MFS) nhờ vào các đặc trưng phản xạ địa chấn (Hình 2.8)

[19].



42



Hình 3.3: Bảng sinh địa tầng áp dụng cho khu vưc Đông Nam Á



43



GK: A-4X



GK: A-2X



RDT-1RX [MD]

Systerm Tract detail



RD-2X [MD]

MD



0.00 GR 200.00



11-2-RD-1X [MD]

MD



Systerm Tract detail



12E-CS-1X [MD]

MD



R ST



7,9 Ma

6.7 Ma



7,9 Ma



5,6 Ma

6.7 Ma



8,5 Ma



RST



8,5 Ma



9,5 Ma



T65_ 10,4Ma



9,5 Ma



22 50



TS T

TS T



12,1 Ma

Erorion



RST Ma

12.8



7,9 Ma

8,5 Ma

9,5 Ma

T65_ 10,4Ma



TST



13,1 Ma



13,1 Ma



RST



200 0



R ST



9,5 Ma



RST



20 00



8,5 Ma



200 0



TS T



2 000



Erorion

12,1 Ma

12.8 Ma



RST

TST



TST



T65_ 10,4Ma



T65_ 10,4Ma



8,5 Ma



1 750



RST



TST



T85_5,6Ma

5,6 Ma



150 0



150 0



15 00



TST



T85_5,6Ma

5,6 Ma



RST Ma

7,9



8,5 Ma



Systerm Tract detail



6.1 Ma



6.7 Ma



6.7 Ma

7,9 Ma



40.00GR_Edited 170.00



125 0



T85_5,6Ma



6.1 Ma



1 500



Systerm Tract detail



GK: A-3X



T85_5,6Ma

5,6 Ma



T85_5,6Ma



6.1 Ma



0.00 GR1 200.00



R ST



T85_5,6Ma

5,6 Ma



0.00 GR 200.00



TST



10 00



MD



GK: A-1X



15.0 Ma



15.0 Ma



TST

CANYON

250 0



TST



2 500



T65_ 10,4Ma



TS T



2 500



TS T



250 0



T65_ 10,4Ma



T30_15,5 Ma



TST Ma

17,7

275 0

RST



15.9 Ma

16,7 Ma

17 Ma

17,7 Ma



RST

19,3



19,3



300 0



TST



3 000



R ST



30 00



R ST



300 0



15.9 Ma

16,7 Ma



RST Ma

17



13,1 Ma

13,1 Ma



13,1 Ma



13,1 Ma



T30_15,5 Ma



RST



21,8 Ma



RST? Ma



21,8 Ma

? Ma



15.0 Ma



T30_15,5 Ma



17,7 Ma



3 25 0



R ST



T20_23,3Ma



1 Ma



TS T



37 50



T10



17,7 Ma



RST



4 000



1 Ma



40 00



TST

4 000



TS T



TS T



17 Ma



17,7 Ma



T20_23,3Ma



17 Ma



17 Ma



RST



17,7 Ma



35 00



R ST



16,7 Ma



17 Ma



16,7 Ma



TST Ma

16,7

RST



TST



16,7 Ma



TST



400 0



RST Ma

15.9



350 0



15.9 Ma



15.9 Ma



T30_15,5 Ma



35 00



T30_15,5 Ma



RST



RST Ma

15.9



TST



3 500



15.0 Ma



15.0 Ma



TST

T30_15,5 Ma



TST



TS T



15.0 Ma



T10



(425 0)



T20_23,3Ma



T20_23,3Ma



T20_23,3Ma



TS T



19,3



TST



( 450 0)



450 0



(45 00)



4 500



21,8 Ma



T20_23,3Ma

(4741)



(4703)



(4716)



(4678)



Hình 3.4: Liên kiết địa tầng phân tập trầm tích Oligocene – Miocene của các giếng

khoan thuộc khu vực nghiên cứu



44



3.2. ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH OLIGOCENE-MIOCENE KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Địa tầng phân tập trầm tích Oligocene – Miocene khu vực nghiên cứu được

áp dụng theo mô hình địa tầng phân tập của Embry và Johannessen (1992). Kết quả

áp dụng mô hình, tác giả đã chia trầm tích Oligocene – Miocene thành 4 vĩ tập

(Megasequence) và ký hiệu là Ms: vĩ tập MsI (trầm tích Oliogcene), vĩ tập MsII

(trầm tích Miocene sớm), vĩ tập MsIII (trầm tích Miocene giữa ) và vĩ tập MsIV (trầm

tích Miocene muộn). Các vĩ tập này tương ứng với các hệ tầng Cau, Dừa, Thông –

Mãng Cầu và hệ tầng Nam Côn Sơn có tuổi từ 35-5,6 triệu năm [4, 7, 14, 32].

Trong các vĩ tập MsI, MsII, MsIII và MsIV tác giả đã phân chia thành 11 tập

(Sequence) và được ký hiệu từ S1 đến S11 nhờ xác định các ranh giới bất chỉnh hợp

và chỉnh hợp liên kết từ bất chỉnh hợp tương ứng (Hình 3.4). Đồng thời, trong mỗi

tập lại được phân chia ra hai hệ thống trầm tích dựa trên việc xác định bề mặt ngập

lụt cực đại giữa ranh giới: hệ thống trầm tích biển tiến (TST) và hệ thống trầm tích

biển thoái (RST).

3.2.1. Vĩ tập MsI

Theo nghiên cứu sinh địa tầng của Viện Dầu khí Việt Nam (2000-2003), vĩ

tập MsI (trầm tích Oligocene) tại bể Nam Côn Sơn kết thúc cách đây khoảng 23

triệu năm (Ma). Khoảng tuổi trên tương ứng với thời gian kết thúc việc thành tạo

tập trầm tích này ở bể Cửu Long [5]. Nhưng kết quả phân tích và tổng hợp tài liệu

sinh địa tầng từ giếng khoan A-3X, Dừa-4X của Công ty Premier Oil Vietnam

Offshore BV (2007) nhận thấy: trầm tích Oligocene của vùng nghiên cứu này kết

thúc muộn hơn vào khoảng 23,3 Ma đánh dầu bằng việc phát hiện đới Foram N4 và

chứa các bào tử phấn hoa V.pachydermus (rất ít) [41].

Vĩ tập MsI tương ứng với hệ tầng Cau [Lê Văn Cự, 1986], bề dày trung bình

đạt khoảng 358m [2]. Thành phần trầm tích của MsI bao bồm cát kết màu xám xen

các lớp sét kết, bột kết màu nâu (Dừa-1X) [6]. Trong lát cắt địa chất trầm tích có xu

hướng mịn dần lên phía trên và trong cát kết ở nhiều khu vực phát hiện các hoá

45



thạch biển (Dừa-1X, 12C-1X) [2, 6]. Đá sét của hệ tầng phân lớp dày và tương đối

rắn chắc. Những khu vực bị chôn vùi sâu sét bị biến đổi khá mạnh thành argillite

dưới ảnh hưởng của quá trình hòa tan và tái kết tinh các thành phần khoáng vật sét

nguyên sinh. Khoáng vật sét gồm chủ yếu là hydromica và kaolinit cùng một lượng

nhỏ clorit [6, 23]. Đá cát kết thuộc loại hạt nhỏ đến hạt trung, độ mài tròn, chọn lọc

trung bình đến kém, xi măng sét, cacbonat. Đặc trưng lớn nhất của hệ tầng là các

lớp than hoặc sét than phân bố chủ yếu ở phần trung tâm khu vực nghiên cứu.

Trên cơ sở tài liệu địa vật lý giếng khoan (ĐVLGK) của giếng khoan A-3X

xác định được ranh giới phân chia vĩ tập thành hai tập (sequence) là S1 (Oligocene

sớm), S2 (Oligocene muộn). Ranh giới giữa S1 và S2 trên mặt cắt địa chấn thể hiện

màu tím và trên đường cong ĐVLGK của giếng khoan A-3X ranh giới này ở độ sâu

3954m (ranh giới màu đỏ) (Hình 3.4; 3.5).

1. Tập S1

Tập S1 nằm phủ trên bề mặt móng của các thành tạo granodiorit thuộc các

trũng địa hào và bán địa hào. Thành phần trầm tích phía dưới của tập gồm các trầm

tích cát kết (Ảnh 3.1; 3.2 ), cát sạn aluvi và bột kết nguồn gốc lục địa. Còn phần

phía trên thành phần chủ yếu là các tập sét, sét than xen kẽ các tập cát [18].

Cát sạn kết thuộc loại hạt nhỏ (Md =1,3mm) mài tròn vừa phải đến tốt với

thành phần gồm: thạch anh (48-50,8%), feldspat bao gồm feldspat kali (3,8-8,10%)

và plagiocla (<1%). Ngoài ra, trong thành phần còn bắt gặp lượng nhỏ các khoáng

vật mica và canxit. Mảnh đá gồm: granit (7,8-9,4%), mảnh đá núi lửa (4,8%) và

mảnh đá sét.

Cát kết thuộc loại arkose và arkose lithic mài tròn từ trung bình đến tốt, kích

thước hạt trung bình dao động trong khoảng từ 0,2-0,75mm (cát kết hạt trung đến

hạt lớn). Cát kết tuf chủ yếu là tuf andezit (Ảnh 1.1).

Sét bột kết với thành phần khoáng vật gồm: bột thạch anh (29,8%), feldspat

kali (5%), canxit (2,7%), clorit (14,3%).



46



Ảnh 3.1: Lát mỏng thạch học cát kết arkose giếng khoan B-1X (tập

S1). Độ sâu 3983,4m. Thành phần thạch học gồm: thạch anh (Q),

plagiocla (P). Mảnh đá granite. Xi măng, acgilit(a), clorit (c). N+; x 70



Ảnh 3.2: Lát mỏng thạch học cát kết arkose lithic hạt trung giếng

khoang B-2X (tập S1). Độ sâu 4013m. Thành phần gồm: thạch anh (Q),

octocla (Or), vi thạch anh. Mảnh đá quaczite (Qz), phiến silic (Ch) và

mảnh đá granit. N+; x70



47



Tập S2

Tập S2 được phân chia thành hai hệ thống trầm tích khá rõ bởi nóc của lớp đá

phiến sét tương ứng với bề mặt ngập lụt cực đại nằm ở độ sâu 3.449m (GK: A-3X).

Thành phần trầm tích có xu hướng thô dần lên phía trên và đặc trưng bởi các vỉa cát

và sét tương đối dày. Kết quả phân tích lát mỏng thạch học cho thấy thành phần

khoáng vật tạo đá trong giai đoạn này gồm chủ yếu là thạch anh, feldspat (crtocla,

plagiocla) và các mảnh đá chủ yếu là mảnh đá granit, vụn núi lửa và đá phiến silic.

Xi măng gắn kết các hạt vụn là những khoáng vật sét kiểu xi măng lấp đầy.

Hệ thống trầm tích biển tiến (TST): thành phần trầm tích chủ yếu là cát kết

subarkose hạt trung (0,25-0,5mm) (Ảnh 3.4) và cát kết sublitharenite hạt nhỏ đôi

chỗ xen kẹp bột sét, sét vôi màu xám đặc trưng cho thời kỳ biển tiến bao phủ hầu

hết các địa hào với bề dày trầm tích khoảng 398m (GK: A-3X). Thành phần cát kết

chủ yếu là thạch anh, feldspat kali, mảnh đá sét và lượng nhỏ các mảnh đá granit

được đặc trưng trên đường GR có dạng trụ ở giếng khoan B-5X phản ánh môi

trường lắng đọng trầm tích dạng bãi bồi hoặc đồng bằng châu thổ.

Hệ thống trầm tích biển thoái (RST) thành phần đặc trưng là cát kết hạt nhỏ,

bột kết, bột sét chứa các vẩy mica và phiến sét (Ảnh 3.3; 3.5 ). Trong hệ thống trầm

tích này bề dày các lớp cát đạt đến hơn 30m.



Ảnh 3.3: Đá phiến sét (TST)tập S2. Đá bị nén ép tạo các khe nứt và lấp đầy

khe nứt là các oxit sắt màu nâu. Giếng khoan B-2X, độ sâu 3970m, N+ ; x70



48



Ảnh 3.4: Cát kết subarkose hạt trung, hệ thống trầm tích biển thoái tập S2

thành phần gồm thạch anh (Q), octocla (Or), canxit (Ca) và các mảnh đá núi

lửa, granit và mảnh đá phiến sét. Kiến trúc xi măng đặc trưng kiểu xi măng

tiếp xúc. Giếng khoan B-1X, độ sâu 4142m, N+ ; x70



Ảnh 3.5: Bột sét của hệ thống trầm tích biển tiến tập S2. Thành phần gồm các

khoáng vật: thạch anh, feldspat, các khoáng vật sét, silic và vẩy mica. Giếng khoan

B-1X, độ sâu 4062m, N+; x70.

49



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

×