1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN SA PA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 154 trang )


nhằm tạo ra một hệ thống sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, bao gồm nhiều loại

hình đa dạng, phong phú, theo hƣớng văn hoá, sinh thái và cảnh quan môi

trƣờng.

Nằm trong tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc, Lào Cai là một tỉnh

miền núi, biên giới, nằm về phía Bắc Việt Nam có chung đƣờng biên giới

với Trung Quốc. Nằm ở vị trí đầu cầu nối liền Việt nam và vùng Tây Nam

Trung Quốc, có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ chạy

qua, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế và văn hoá.

Với tiềm năng tự nhiên, nhân văn rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn

nhƣ địa hình, khí hậu, truyền thống văn hoá của 27 dân tộc, cùng với vị trí

địa lý thuận lợi, Lào Cai có điều kiện để phát triển nền kinh tế tổng hợp,

trong đó du lịch đƣợc xác định là một ngành kinh tế có triển vọng giữ một

vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Sự phát triển của du lịch - dịch

vụ góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Du lịch phát triển,

kéo theo và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Có thể nói Lào Cai là

một điểm du lịch quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của quốc

gia, trong đó Sa Pa đƣợc xem nhƣ một tuyến điểm du lịch quan trọng của

tỉnh Lào Cai. Trƣớc hết về không gian du lịch Lào Cai, chia ra 4 khu vực

chính là:

- Khu vực 1 gồm 4 huyện phía Tây Nam (Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn

Bàn, Than Uyên), tài nguyên du lịch chƣa tập trung, không điển hình cả về

tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất chƣa đồng bộ nên

việc tổ chức còn khó khăn và đầu tƣ tốn kém.

- Khu vực 2 là vùng núi Đông Bắc (gồm Mƣờng Khƣơng, Bắc Hà,

Xima Cai), nằm gọn trong vùng này là cảnh đẹp, là khí hậu quanh năm mát



36



mẻ, thuận lợi cho việc tổ chức thăm quan danh lam thắng cảnh, văn hoá các

dân tộc và nghỉ dƣỡng.

- Khu vực 3 là vùng Tây Bắc (gồm Sa Pa, Bát Xát), đây là vùng núi

thuộc dãy Hoàng Liên, có khí hậu mát mẻ quanh năm, là nơi có hệ động

thực vật phong phú đa dạng, rất thuận lợi cho các khu nghỉ dƣỡng, tham

quan, sinh thái và du lịch văn hoá.

- Khu vực 4 là Thành phố Lào Cai, một phần huyện Bảo Thắng

(Phong Hải và Bản Bay). Đây là trục kinh tế động lực, không gian này là

điểm xuất phát đến các khu, điểm du lịch khác và là nơi xây dựng hệ thống

dịch vụ du lịch lớn tại các đô thị.

2.2- Sa Pa trong cơ cấu du lịch của tỉnh Lào Cai.

Các tuyến du lịch của Lào Cai đƣợc chia thành tuyến du lịch nội tỉnh

và tuyến du lịch liên tỉnh.

Có 5 tuyến du lịch nội tỉnh trong đó Sa Pa là điểm chính, nằm ở 3

trong 5 tuyến trên là:

* Tuyến 1: Lào Cai - Sa Pa, gồm các hoạt động nhƣ du lịch tham

quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hoá và du lịch mạo

hiểm. Đây là tuyến du lịch trọng diểm có sức thu hút khách cao nhất của

tỉnh.

- Phụ tuyến 1 là Sa Pa - Phan xi păng, gồm các hoạt động du lịch văn

hoá, mạo hiểm, sinh thái.

- Phụ tuyến 2 là Sa Pa - Ô Quý Hồ - Bản Khoang - Tả Giàng Phình,

gồm các hoạt động du lịch văn hoá, tham quan, mạo hiểm, sinh thái.

- Phụ tuyến 3 là Sa Pa - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Bản Bay,

bao gồm các hoạt động du lịch văn hoá dân tộc và du lịch sinh thái.



37



* Tuyến 2: Lào Cai - Bắc Hà, gồm các hoạt động du lịch văn hoá,

tham quan.

- Phụ tuyến 1: Bắc Hà - Xima Cai (chủ yếu là du lịch văn hoá, sinh

thái).

- Phụ tuyến 2: Bắc Hà - Cốc Ly - Bảo Nhai (du lịch văn hoá, sinh

thái).

* Tuyến 3: Lào Cai - Sa Pa - Mƣờng Hum - Mƣờng Vi - cửa khẩu,

gồm các hoạt động chính là du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dƣỡng, văn

hoá và mạo hiểm.

* Tuyến 4: Thị xã Lào Cai - Cam Đƣờng - Bản Bay - Nhà máy

tuyển, gồm các hoạt động du lịch đô thị, du lịch văn hoá.

* Tuyến 5: Bảo Yên - Bảo Hà - Văn Bàn - Than Uyên - Sa Pa Mƣờng Hum - Mƣờng Vi - Lào Cai.

Đối với tuyến du lịch liên tỉnh Sa Pa nằm trong 2 trên 4 tuyến du lịch

liên tỉnh của Lào Cai đó là:

+ Lào Cai - Sa Pa - Hà Khẩu.

+ Lào Cai - Sa Pa - Điện Biên - Sơn La - Hoà Bình - Hà Nội.

Chiếm một nửa trong các điểm có sức hấp dẫn của tỉnh Lào cai là

các địa danh của Sa Pa nhƣ:

1. Đỉnh Phan xi păng

2. Núi Hàm Rồng (Sa Pa)

3. Bãi đá cổ (Sa Pa)

4. Thác Bạc (Sa Pa)

5. Cát Cát (Sa Pa)

6. Tả Phìn (Sa Pa)

38



7. Làng Tả Van, Bản Hồ (Sa Pa)

8. Núi Ngũ chỉ sơn (Sa Pa)

9. Mƣờng Hum, Mƣờng Vi (Bát Xát)

10. Rừng sinh thái Ý Tý (Bát Xát)

11. Quần thể di tích Đền Thƣợng (Thị xã Lào Cai)

12. Nhà Hoàng A Tƣởng, chợ văn hoá Bắc Hà

13. Điểm Bản Phố, Cốc Ly - sông Chảy (Bắc Hà)

14. Thành cổ Nghị Lang, đồn phố Ràng

15. Đền Bảo Hà (Bảo Yên)

16. Bản Bay (Bảo Thắng).

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của việc phát

triển du lịch Sa Pa, Tỉnh uỷ Lào Cai đã xác định sự cần thiết phải đầu tƣ một

cách đồng bộ để phát triển khu du lịch Sa Pa thành một khu du lịch có tầm

cỡ quốc gia và quốc tế. UBND tỉnh Lào Cai cũng đề ra yêu cầu về đầu tƣ

nhƣ đầu tƣ vốn một cách tập trung, trong đó ƣu tiên đầu tƣ cho kết cấu hạ

tầng, hệ thống xử lý môi trƣờng, đào tạo nguồn nhân lực và tái tạo cảnh

quan, đảm bảo các quy chuẩn về kiến trúc, xây dựng... kết hợp với các

chƣơng trình quốc gia hỗ trợ đồng bào các dân tộc tham gia du lịch cộng

đồng, nâng cao đời sống, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Bên cạnh đó, các giải pháp thực hiện đƣợc đƣa ra bao gồm giải pháp

về kỹ thuật, giải pháp về cơ chế chính sách (về thuế, giao và cấp đất, về cơ

chế quản lý) và giải pháp về vốn. Trên cơ sở đó, tạo một khu du lịch núi hấp

dẫn vào loại bậc nhất, của các tỉnh phía Bắc và cả nƣớc. Đồng thời đa dạng

hoá các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tăng sức hấp dẫn và tính cạnh

tranh của du lịch Sa Pa. Qua đó, tạo nhiều việc làm tại chỗ cho ngƣời lao



39



động địa phƣơng, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh và huyện, góp phần tích

cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chƣơng trình xoá đói giảm

nghèo.

Các hạng mục công trình chính cho khu du lịch Sa Pa, giai đoạn từ

2001 đến 2005 đƣợc quy hoạch chi tiết nhƣ sau:

+ Trƣớc hết, huyện Sa Pa sẽ nâng cấp một số tuyến đƣờng với nguồn

vốn từ ngân sách địa phƣơng, vốn vay, từ các dự án tài trợ cho du lịch...

- Nâng cấp hệ thống đƣờng nội thị thị trấn Sa Pa, vốn dự kiến là

11.900 triệu đồng - giai đoạn từ 2001 - 2003.

- Sa Pa - Nậm Cang (40 km): 27.000 triệu đồng (2001 - 2003).

- Sa Pa - Cát Cát (3,5 km): 1.500 triệu đồng (2001 - 2002).

- Sa Pa - Bản Khoang - Tả Giàng Phìn (29 km): 24.000 triệu đồng

(2002 - 2003).

- Sa Pa - Tả Phìn (6 km): 4.800 triệu đồng (2001 - 2002).

- Thị xã Lào Cai - Sa Pa (33 km): 42.000 triệu đồng (2001 - 2002).

+ Về hệ thống nƣớc sinh hoạt, dự kiến sẽ cấp nƣớc sinh hoạt cho khu

du lịch Sa Pa (3000 m2/ngày đêm) chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ 2001 - 2005 (ngân sách địa phƣơng) là 9.787 triệu

đồng.

- Giai đoạn 2: từ 2005 - 2010 (ngân sách địa phƣơng).

+ Quy hoạch xây dựng khu bảo tồn di tích bãi khắc đá cổ Sa đến

năm 2001 với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc do Bảo tàng Dân tộc cung

cấp.

+ Xây dựng làng Dân tộc phong cảnh Hàm Rồng, từ 2001 - 2002 do

ngân sách địa phƣơng cung cấp vốn.



40



+ Từ 2002 - 2005 với nguồn vốn 20.000 triệu đồng do Tổng cục Du

lịch quốc gia cấp, huyện Sa Pa sẽ cải tạo các tuyến du lịch (Sa Pa - Bản Hồ,

Séo Tả Trung Hồ - Séo Trung Hồ, Tả Van - Séo Mý Tỷ - Dền Thàng, Tả

Phìn - Bản Khoang - Ngũ Chỉ Sơn, Hàm Rồng - Sả Sén - hang đá - Bãi đá

khắc cổ...).

+ Mở đƣờng du lịch leo núi Phan xi păng (20 km), bao gồm đƣờng,

trạm cứu hộ và môi trƣờng, với vốn đầu tƣ 10.000 triệu đồng từ 2001 - 2002.

+ Mở tuyến du lịch leo núi Ngũ Chỉ Sơn từ 2002 - 2005 (5.000 triệu

đồng).

+ Xây dựng bãi đỗ máy bay lên thẳng (bãi đỗ, đƣờng, đèn hiệu, nhà)

với số vốn đầu tƣ 3.500 triệu đồng từ 2001 - 2005.

+ Xây dựng Nhà Bảo tàng các dân tộc và Trung tâm thông tin điều

phối du lịch từ 2001 - 2002 (5.000 triệu đồng).

+ Đầu tƣ công viên trung tâm và các tiểu công viên khác, dự kiến từ

2002 - 2003 (5.125 triệu đồng).

+ Từ 2002 - 2005 dự kiến sẽ tu bổ hệ sinh thái rừng Phan xi păng và

nơi khác (7.000 triệu đồng).

Đối với hệ thống điện, dự kiến trong năm 2002 hoàn thành 2 đƣờng

điện từ Sa Pa đến Nậm Cang dài 40 km (3.000 triệu đồng) và từ Sa Pa đến

Tả Phìn dài 6 km (800 triệu đồng).

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vị trí của Sa Pa trong hệ thống du

lịch của tỉnh Lào Cai và vai trò của kinh tế du lịch đối với đời sống nhân dân

trong huyện, tháng 4/2001, Huyện uỷ huyện Sa Pa cũng đã dự thảo Nghị

quyết về phát triển du lịch bền vững và kỷ niệm 100 năm du lịch Sa Pa

(2003) trong đó đã đánh giá khái quát về tiềm năng, hoạt động du lịch của



41



huyện và định hƣớng mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế

du lịch theo hƣớng bền vững.

2.3- Tiềm năng phát triển du lịch ở Sa Pa.

Du lịch cũng nhƣ nhiều ngành kinh tế khác phụ thuộc rất nhiều vào

yếu tố tài nguyên. Tài nguyên du lịch là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến việc

tổ chức lãnh thổ du lịch (phạm vi hoạt động của du lịch), đến việc hình thành

các hình thức, thể loại du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Tài nguyên

du lịch đƣợc hiểu là các điều kiện tự nhiên, các đối tƣợng văn hoá - lịch sử

cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và

trí lực của con ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Những tài

nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản

xuất và dịch vụ. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch với chất

lƣợng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch hơn và có mức độ kết hợp các tài

nguyên phong phú thì sức thu hút của khách du lịch càng mạnh.

Trong kinh doanh du lịch, tài nguyên đƣợc phân chia thành 2 loại: tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch

tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên nhƣ địa hình, địa mạo (phong cảnh),

khí hậu, nguồn nƣớc, động thực vật. Tài nguyên du lịch nhân văn (văn hoá)

là các hệ thống vật thể văn hoá và các sự kiện do con ngƣời trong quá trình

sống và lao động của mình tạo ra, nhƣ: các di tích lịch sử - văn hoá, kiến

trúc, các lễ hội, các đối tƣợng du lịch gắn liền với dân tộc học, các đối tƣợng

văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác.

Đánh giá về tiềm năng du lịch Sa Pa, chúng ta cũng lần lƣợt xem xét

cụ thể các yếu tố về tài nguyên du lịch nhƣ trên.

2.3.1- Tiềm năng du lịch tự nhiên.



42



Địa hình khu vực Sa Pa có độ cao từ 500 - 3243m, tƣơng ứng với độ

cao từ bậc 3 đến bậc 7 theo phân loại địa hình [40]. Do địa hình có tính phân

bậc, phân bố trong một diện tích hẹp nên ở Sa Pa mức độ phân cách ngang

mạch, độ dốc địa hình lớn... đã tạo cho nơi đây một dáng vẻ hùng vĩ, thật

hấp dẫn và thơ mộng.

Đến Sa Pa, du khách yêu thích môn thể thao leo núi có thể chinh

phục đỉnh cao Phan xi păng. Từ đỉnh cao này, du khách có thể chiêm

ngƣỡng cảnh quan hùng vĩ của giang sơn đất Việt. Bằng việc đi bộ len lỏi

giữa những vách núi đá dựng đứng đến rợn ngƣời để xuống các hẻm sâu của

Mƣờng Hoa Hồ, du khách sẽ đƣợc thƣởng thức những tuyệt tác do thiên

nhiên đã ban tặng cho núi đồi Sa Pa. Trên con đƣờng đến với các địa danh

du lịch nhƣ Thác Bạc, Cầu Mây hay Bãi đá khắc cổ,... du khách có thể ngắm

nhìn cảnh quan các thung lũng, nơi các khối đá còn sót lại ẩn hiện nhƣ

những thành quách, pháo đài đã đổ nát, luôn gợi mở trí tƣởng tƣợng phong

phú. Đến Tả Phìn, ngoài việc tham quan các bản làng ngƣời Dao, ngƣời

H'mông ở đây, du khách có thể vào hang động Tả Phìn để đƣợc chiêm

ngƣỡng các nhũ đá, chuông đá và những hình thù kỳ lạ mà cho đến nay vẫn

đƣợc bảo tồn khá nguyên vẹn.

Bên cạnh sức hấp dẫn về địa hình, khí hậu của Sa Pa cũng là một

điều kiện lý tƣởng thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến Sa Pa để

nghỉ ngơi, thƣ giãn. Với vị trí nằm sát chí tuyến trong vành đai á nhiệt đới

Bắc bán cầu nên khí hậu ở Sa Pa mát mẻ trong mùa hè và lạnh trong mùa

đông xuân. Nhiệt độ trung bình năm từ 15C - 16C (15,9C), nhiệt độ nóng

nhất vào tháng 7 là 29,4C, lạnh nhất vào tháng 11 là 3,2C. Lƣợng mƣa

trung bình 2796 mm, tập trung 80% vào mùa mƣa, cuối năm đến mùa xuân

thƣờng có mƣa đá. Độ ẩm trung bình 85 - 88%, độ ẩm cao nhất vào tháng 10



43



và tháng 11, là những tháng trời Sa Pa mù sƣơng. Trong một năm Sa Pa có

khoảng 137 ngày có sƣơng. Đặc biệt có những năm Sa Pa có tuyết rơi dày

12cm (tháng 11/1992 và tháng 12/2000). Nhìn chung ở Sa Pa thƣờng có gió

nhẹ thổi theo hƣớng Nam và Đông. Đặc biệt hàng năm vào cuối mùa xuân,

những cơn gió nóng từ Lai Châu, Bình Lƣ thổi sang làm tan sƣơng mù ở Sa

Pa, trả lại cho Sa Pa bầu trời trong xanh vào mùa hè. Về mùa hè, trong

khoảng từ tháng 4 - 8 là thời kỳ tiết trời ở Sa Pa mát mẻ, trong sáng, rất thích

hợp nghỉ ngơi an dƣỡng, leo núi, tham quan và tổ chức hội nghị. Với đặc

điểm khí hậu của mình, Sa Pa cũng đặc biệt thích hợp với ngƣời Châu Âu,

kể cả ở mùa đông giá lạnh.

Góp phần tạo nên nét duyên dáng, quyến rũ của Sa Pa không thể

không nói đến hệ thống sông ngòi nơi đây. Hệ thống suối chính, có lƣu

lƣợng nƣớc lớn ở khu vực Sa Pa là: suối Mƣờng Hoa Hồ, Ngòi Đum, Ngòi

Xam.

Suối Mƣờng Hoa Hồ chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài

khoảng 40 km, từ Thác Bạc đến Mƣờng Bo. Đây là con suối lớn có lƣu vực

sông bắt nguồn từ các dòng chảy ở dãy Hoàng Liên Sơn xuống giữa thung

lũng sông và khá bằng phẳng. Hai bên bờ suối là các làng bản và hệ thống

ruộng trồng lúa nƣớc. Nƣớc suối mát lạnh và sạch, lòng suối rộng nhƣng khá

nhiều ghềnh thác, về mùa khô, nƣớc cạn. Về mùa mƣa lƣợng nƣớc chảy lại

khá lớn, thƣờng xuyên có lũ lụt nên không thể bơi thuyền vƣợt thác, chỉ có

thể vui chơi bằng các hình thức bắt cá, tắm suối và ngắm cảnh thác nƣớc đổ

xuống các khe nhƣ những dải lụa trắng vắt ngang lƣng trời.

Suối Ngòi Đum, suối Xam bắt nguồn từ thị trấn Sa Pa và khu vực

Pìn Hồ chảy theo hƣớng Đông Bắc. Do địa hình gập ghềnh nên hai suối này

có lòng rất dốc, nhiều ghềnh thác, hai vách dốc đứng hai bên nên rất khó



44



khăn trong việc đi lại, không thuận lợi cho du lịch ở mọi hình thức, song có

thể dùng trong sinh hoạt và trồng trọt. Tuy nhiên, hiện nay theo các kết quả

nghiên cứu của ngành địa chất thuỷ văn, ở một số nhánh suối nhỏ chảy từ thị

trấn Sa Pa xuống Ngòi Đum và Mƣờng Hoa Hồ chứa chất thải sinh hoạt, đã

có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ các chất hữu cơ.

Nƣớc ngầm ở Sa Pa tƣơng đối phong phú, tầng chứa nƣớc rộng, trữ

lƣợng lớn và ổn định lại nằm ở độ cao hơn thị trấn Sa Pa, rất thuận tiện cho

việc khai thác. Hiện nay, nƣớc sinh hoạt ở thị trấn Sa Pa cũng lấy tại nguồn

này. Bên cạnh đó, khu vực Sa Pa có nguồn nƣớc khoáng Tắc Cô rất có giá trị

đối với sức khoẻ con ngƣời. Du khách có thể uống, tắm, điều dƣỡng và chữa

bệnh nhờ nguồn nƣớc khoáng siêu sạch này.

Ngày nay, khi mức sống của con ngƣời càng đƣợc nâng cao thì du

lịch không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, tham quan

và giải trí. Một hình thức mới đã xuất hiện trong các hoạt động du lịch có

sức hấp dẫn lớn đối với du khách đó là việc du lịch trong các khu bảo tồn

thiên nhiên, việc tham quan trong thế giới thực vật sống động, hoà mình vào

cảnh sắc thiên nhiên hoang dã và thƣởng thức các sản vật trong tự nhiên

khiến cho con ngƣời thêm yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Song không phải bất

cứ địa phƣơng nào có nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng có thể đƣa vào mục

đích du lịch. Để trở thành một địa điểm du lịch, các địa phƣơng phải đáp ứng

đầy đủ các chỉ tiêu sau:

* Các chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch:

- Thảm thực vật phải phong phú, độc đáo và điển hình.

- Có một số loài đặc trƣng của khu vực, loài quý hiếm trên thế giới

và trong nƣớc.

- Có số lƣợng loài phong phú nhƣ: thú, chim, bò sát, côn trùng, cá...

45



- Động thực vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, dễ quan sát bằng mắt

thƣờng, ống nhòm, hoặc nghe tiếng kêu, hót có thể chụp ảnh đƣợc.

- Có loài khai thác đƣợc phục vụ đặc sản khách du lịch.

* Các chỉ tiêu đối với du lịch - săn bắn và thể thao:

- Có quy định loài thú đƣợc săn bắn, đây là loài thù phổ biến không

ảnh hƣởng đến số lƣợng và quỹ gen.

- Có địa hình dễ vận động, xa khu dân cƣ.

- Diện tích săn bắn vƣợt xa tầm đạn.

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho quý khách.

- Không dùng súng quân dụng và chất nổ nguy hiểm.

* Đối với khách du lịch nghiên cứu khoa học:

- Nơi có hệ thống thực vật phong phú và đa dạng.

- Nơi có tồn tại loài quý hiếm.

- Nơi có thể đi lại quan sát và chụp ảnh.

Qua quá trình khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu và qua các

kết quả nghiên cứu khoa học của Sở KHCN & MT tỉnh Lào Cai, chúng tôi

thấy rằng khu du lịch Sa Pa hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu trên. Các

yếu tố vị trí địa lý, đất đai, khí hậu ở đây đã góp phần hình thành nên thảm

thực vật đa dạng với 38 kiểu khu rừng khác nhau. Kết quả điều tra về tài

nguyên rừng ở Sa Pa cho thấy:



Năm



Diện tích đất có



nghiệp (ha)

1973



Diện tích đất lâm



rừng (ha)



54.800



26.984



46



Tỷ lệ che phủ



39,7%



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

×