Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 154 trang )
1.1- Điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa:
1.1.1- Vị trí địa lý:
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nằm trên trục đƣờng quốc
lộ 4D cách thị xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam. Trung tâm huyện Sa Pa
cách Hà Nội 359 km. Về địa giới hành chính, Sa Pa đƣợc xác định nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bát Xát;
- Phía Nam giáp huyện Văn Bàn;
- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng và thị xã Cam Đƣờng;
- Phía Tây giáp huyện Than Uyên và huyện Phong Thổ (tỉnh Lai
Châu).
Về địa hình: Nằm trên triền đông dãy núi Hoàng Liên Sơn, với tổng
diện tích 67.864 ha, Sa Pa ở vào khoảng vĩ độ 22,22 kinh độ 103,51. Độ cao
trung bình từ 1200 - 1800m so với mặt biển. Đỉnh cao nhất là Phan xi păng
(3143m), thấp nhất là suối Bo 400m. Địa hình huyện Sa Pa nghiêng theo
hƣớng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Địa giới hành chính qui định chiều dài
của huyện gần 40 km, chiều rộng 24 km, là nơi địa hình có sự chia cắt lớn,
độ dốc trung bình từ 30 đến 350, có nơi dốc hơn 450. Các sông suối chảy
theo hƣớng tây bắc - đông nam, lòng suối hẹp, nhiều ghềnh thác. Chính
những điều trên đã tạo nên một Sa Pa với cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ
vừa nên thơ.
1.1.2- Đặc điểm tự nhiên:
Về khí hậu: Do vị trí địa lý nằm sát chí tuyến trong vành đai á nhiệt
đới Bắc bán cầu, khí hậu ở Sa Pa có những biểu hiện rất phong phú và đa
dạng: mát mẻ trong mùa hè và giá lạnh trong mùa đông, xuân. Thậm chí,
trong một ngày, vào các buổi sáng, trƣa, chiều tối, chúng ta có thể cảm nhận
đƣợc thời tiết của các mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm từ 15ºC 16ºC, có 5 tháng nhiệt độ trung bình dƣới 15ºC, tổng tích ôn trong năm từ
22
7500ºC - 7800ºC [40]. Sa Pa là huyện có lƣợng mƣa cao nhất Lào Cai,
lƣợng mƣa trung bình năm từ 2.861mm, cao nhất là 3.484mm. Trong các
tháng mùa khô lƣợng mƣa trung bình từ 50 - 100mm, số giờ nắng trong năm
đạt 1440 giờ.
Về đất đai thổ nhƣỡng: Thể loại đất của Sa Pa đa dạng và phong phú
bao gồm các nhóm: Nhóm đất mùn trên núi cao 1700m, thích nghi với
nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, đặc sản, dƣợc liệu. Nhóm đất mùn vàng đỏ
trên núi cao từ 700m đến 1700m, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm
nghiệp, cây công nghiệp, dƣợc liệu, cây ăn quả. Nhóm đất đỏ vàng trên núi
thấp và núi trung bình từ 400m đến 700m, thích nghi với nhiều loại cây
trồng nông nghiệp và cây đặc sản. Nhóm đất Feralit đỏ vàng và đất do sản
phẩm dốc tu trồng lúa nƣớc.
Về tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện
địa chất và khoáng sản năm 1982 thì Sa Pa là 1 trong 3 dải trùng hợp với hệ
thống đứt gẫy sông Hồng, trong đó đối với Sa Pa bao gồm: Mô-líp đen ở Tả
Giàng Phình, Đô-lô-mit ở Lao Chải, Cao lanh trữ lƣợng khoảng 300.000 tấn
ở Sa Pả, nƣớc khoáng siêu nhạt ở Tắc Kô xã Trung Chải. Ngoài những tiềm
năng khoáng chất trên, Sa Pa còn có hứa hẹn khả năng sản xuất vật liệu xây
dựng, đá xẻ, đá xây dựng, tập trung chủ yếu ở các xã trung và thƣợng huyện.
Theo GS.TS Lê Bá Thảo thì cảnh quan môi trƣờng sinh thái của Sa Pa
khá đặc biệt: “Có lẽ cũng không có vùng nào trong bán đảo Đông Dƣơng lại
có quang cảnh hùng vĩ và đặc sắc hơn, trong đó những ngƣời quen sống ở
miền nhiệt đới có thể có một lúc nào đó thấy tuyết rơi vào mùa đông, thấy
những cây tùng cây bách cổ kính của những miền thuộc những vĩ tuyến cao
hơn, những hoa quả và rau ôn đới nảy mầm và cung cấp hạt giống cho miền
Bắc. Sự chinh phục của con ngƣời đối với vùng này thực sự chỉ mới bắt đầu
ngay trong cái nhìn bao quát nhất, chúng ta cũng thấy đƣợc những khả năng
23
còn to lớn của thiên nhiên ở đấy về nhiều mặt mà chúng ta phải tiếp tục khai
thác” [42-88]. Trải qua quá trình lịch sử đầy biến động của tự nhiên và xã
hội, đã làm nên một Sa Pa - địa danh du lịch vô cùng hấp dẫn, ẩn chứa nhiều
điều bí ẩn, diệu kỳ.
Bằng nhiều cứ liệu, từ những tài liệu về bãi đá cổ ở thung lũng Mƣờng
Hoa xã Tả Van1 và nhiều nguồn sử liệu khác, các nhà khoa học cho rằng
mảnh đất Sa Pa từ lâu đã là địa bàn sinh sống lâu đời của cƣ dân có nguồn
gốc Lạc Việt. Trên cơ sở đó, quá trình hội tụ của cƣ dân nơi đây ngày càng
đông đúc hơn. Cách ngày nay khoảng 300 năm, các luồng dân di cƣ của các
dân tộc, từ nhiều con đƣờng khác nhau đã tụ họp về Sa Pa. Ở đây, nhiều bản
làng của các dân tộc đã đƣợc hình thành, nhất là vào đầu thế kỷ XX, quá
trình hội tụ này ngày càng lớn.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, Sa Pa có nhiều thay đổi về địa danh, địa
giới khác nhau. Theo các tài liệu lịch sử để lại, vào thời phong kiến, địa phận
Sa Pa ngày nay và một số nơi khác thuộc châu Thuỷ Vĩ, phủ Quy Hoá, tỉnh
Hƣng Hoá. Đến đời Minh Mạng, (Triều Nguyễn) châu Thuỷ Vĩ đƣợc chia
thành nhiều tổng. Địa phận Sa Pa đƣợc tách ra lập thành tổng Hƣớng Vinh,
gồm 15 làng. Sau khi tỉnh Lào Cai đƣợc thành lập (12-7-1907), khu vực Sa
Pa đƣợc hình thành gồm hai xã là Bình Lƣ và Hƣớng Vinh. Đến những năm
đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, Sa Pa đổi thành Hạt, bao gồm 37 làng, một
phố với tổng số 1020 hộ [3-9].
Tiếp đến, ngày 9-3-1944, Thống sứ Bắc kỳ ra Nghị định thành lập
Châu Sa Pa bao gồm hai xã: Mƣờng Hoa, Hƣớng Vinh và khối phố Xuân
1
Bãi đá cổ ở xã Tả Van, nằm cách trung tâm huyện Sa Pa 7 km về phía đồng nam, do một học giả ngƣời
Pháp(V. Gulubép) phát hiện vào đầu thế kỷ XX. Qua mấy chục năm nghiên cứu khảo sát, ngày 20-7-1994,
Bộ Văn hoá đã quyết định công nhận bãi đá cổ Tả Van là một Di tích Lịch sử Văn hoá đƣợc xếp hạng của
Nhà nƣớc. Bãi đá cổ gồm gần 200 hòn đá to, nhỏ khác nhau, trên mỗi hòn đá khắc nhiều kí tự hình học, hoa
văn độc đáo của ngƣời cổ xƣa. Cho đến ngày nay, những kí tự đƣợc khắc trên đá đó vẫn còn là điều bí ẩn
đối với các nhà khoa học Việt Nam và thế giới.
24
Viên (thị trấn ngày nay) [3-9]. Năm 1948, Sa Pa đƣợc chia tiếp thành 3 xã:
Sa Pa Chung, Mƣờng Bo, Kim Hoa (sau còn gọi là Móng Và) [3-9]. Hoà
bình lập lại (1954), Sa Pa sắp xếp lại các đơn vị hành chính chia thành 17 xã
vùng nông thôn và một thị trấn. Mƣời tám đơn vị hành chính đó còn tồn tại
đến ngày nay.
1.2- Các dân tộc ở huyện Sa Pa.
1.2.1- Sự phân bố các dân tộc:
Toàn huyện Sa Pa có 17 xã và 1 thị trấn huyện lỵ, gồm 95 thôn, bản.
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2001, Sa Pa có 6247 hộ, với tổng số dân là
37.272 ngƣời. Trong đó, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 16.400 ngƣời,
chiếm 44% dân số toàn huyện, chủ yếu là lao động nông nghiệp (chiếm 89%
cơ cấu lao động ngành nghề). Thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ
chiếm 1/3 đến 1/2 thời gian lao động sản xuất trong một năm. Nhìn chung
lực lƣợng lao động của Sa Pa dồi dào, nhân dân cần cù lao động, song trình
độ canh tác còn thấp.
Tỷ lệ tăng dân số của huyện năm 2000 là 2,95%. So với toàn tỉnh Lào
Cai, tỉ lệ này vẫn còn ở mức cao, nhƣng so với năm 1995 đã có chiều hƣớng
giảm (tỷ lệ tăng dân số huyện Sa Pa năm 1995 trên 3%). Với số dân và số
diện tích tự nhiên toàn huyện, mật độ dân số trong toàn huyện là 54,9
ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đều, phần lớn tập trung ở vùng thấp ven
đƣờng giao thông.
Về thành phần dân tộc: Huyện Sa Pa có 6 dân tộc, gồm các dân tộc:
H'mông, Dao, Giáy, Kinh, Phù Lá (ngƣời Xá Phó), Tày, trong đó dân tộc
H'mông chiếm 54,9% dân số toàn huyện, dân tộc Dao 25,6%, dân tộc Kinh
13,6%, dân tộc Tày 3%, dân tộc Giáy 1,6%, dân tộc Phù Lá (Xá Phó) 1,2%,
ngoài ra còn một số dân tộc khác chiếm 0,1%.
25
Về địa bàn cƣ trú: Ngƣời Kinh cƣ trú tập trung tại thị trấn, sống bằng
nghề nông nghiệp, dịch vụ thƣơng mại và du lịch. Các dân tộc khác cƣ trú
chủ yếu ở 17 xã vùng nông thôn2, sống bằng nghề nông nghiệp và nghề rừng
[3-10]. Cả 17 xã vùng nông thôn đều đƣợc xếp vào diện các xã đặc biệt khó
khăn của huyện Sa Pa và của tỉnh Lào Cai.
1.2.2- Đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội:
Nhìn chung, kinh tế Sa Pa chƣa phát triển đúng với tiềm năng sẵn có
của nó. Ngƣời dân phần nhiều vẫn theo các phƣơng thức lao động sản xuất
truyền thống. Cơ cấu ngành nghề khá đơn giản, chủ yếu dựa vào nông - lâm
nghiệp. Đất canh tác nông nghiệp hiện nay của cả huyện chỉ chiếm 10,8%
diện tích tự nhiên, trong đó 45% là đất trồng lúa nƣớc (1400 ha) và 39% là
đất nƣơng mà chủ yếu là nƣơng ngô [34]. Phần lớn đất bị rửa trôi bạc màu.
Điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt về mùa đông, trong 1 năm chỉ trồng đƣợc
1 vụ lúa (cây lƣơng thực chủ đạo). Vì thế, lƣơng thực bình quân chỉ đủ cung
cấp từ 6 đến 10 tháng cho các hộ nông dân ở đây.
Theo phƣơng thức sản xuất trƣớc đây, vào thời điểm giáp hạt, ngƣời
nông dân dựa chủ yếu vào các sản phẩm khai thác đƣợc từ rừng tự nhiên
nhƣ: gỗ, nấm, măng, các loại cây dƣợc liệu, cây cảnh, mật ong, củi, thịt thú
rừng... một phần để sử dụng, một phần đem bán lại hoặc trao đổi lấy những
vật dụng cần thiết khác. Vì thế, tài nguyên rừng ở Sa Pa bị giảm sút một
cách nhanh chóng.
Nắm bắt đƣợc tình hình trên, nhằm hạn chế nạn phá rừng, cải thiện
đời sống cho ngƣời dân miền núi, Nhà nƣớc và chính quyền huyện Sa Pa đã
cố gắng tìm nhiều biện pháp giúp dân xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống
và nâng cao thu nhập. Nhiều dự án đầu tƣ của các chƣơng trình định canh
2
Ngoài thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa còn bao gồm 17 xã: Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán, Trung Chải,
Sa Pả, Tả Phìn, Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Thanh Kim, Bản Phùng, Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, Nậm
Cang, Suối Thầu, San Sả Hồ.
26