1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

3- Tiềm năng phát triển du lịch ở Sa Pa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 154 trang )


huyện và định hƣớng mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế

du lịch theo hƣớng bền vững.

2.3- Tiềm năng phát triển du lịch ở Sa Pa.

Du lịch cũng nhƣ nhiều ngành kinh tế khác phụ thuộc rất nhiều vào

yếu tố tài nguyên. Tài nguyên du lịch là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến việc

tổ chức lãnh thổ du lịch (phạm vi hoạt động của du lịch), đến việc hình thành

các hình thức, thể loại du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Tài nguyên

du lịch đƣợc hiểu là các điều kiện tự nhiên, các đối tƣợng văn hoá - lịch sử

cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và

trí lực của con ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Những tài

nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản

xuất và dịch vụ. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch với chất

lƣợng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch hơn và có mức độ kết hợp các tài

nguyên phong phú thì sức thu hút của khách du lịch càng mạnh.

Trong kinh doanh du lịch, tài nguyên đƣợc phân chia thành 2 loại: tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch

tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên nhƣ địa hình, địa mạo (phong cảnh),

khí hậu, nguồn nƣớc, động thực vật. Tài nguyên du lịch nhân văn (văn hoá)

là các hệ thống vật thể văn hoá và các sự kiện do con ngƣời trong quá trình

sống và lao động của mình tạo ra, nhƣ: các di tích lịch sử - văn hoá, kiến

trúc, các lễ hội, các đối tƣợng du lịch gắn liền với dân tộc học, các đối tƣợng

văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác.

Đánh giá về tiềm năng du lịch Sa Pa, chúng ta cũng lần lƣợt xem xét

cụ thể các yếu tố về tài nguyên du lịch nhƣ trên.

2.3.1- Tiềm năng du lịch tự nhiên.



42



Địa hình khu vực Sa Pa có độ cao từ 500 - 3243m, tƣơng ứng với độ

cao từ bậc 3 đến bậc 7 theo phân loại địa hình [40]. Do địa hình có tính phân

bậc, phân bố trong một diện tích hẹp nên ở Sa Pa mức độ phân cách ngang

mạch, độ dốc địa hình lớn... đã tạo cho nơi đây một dáng vẻ hùng vĩ, thật

hấp dẫn và thơ mộng.

Đến Sa Pa, du khách yêu thích môn thể thao leo núi có thể chinh

phục đỉnh cao Phan xi păng. Từ đỉnh cao này, du khách có thể chiêm

ngƣỡng cảnh quan hùng vĩ của giang sơn đất Việt. Bằng việc đi bộ len lỏi

giữa những vách núi đá dựng đứng đến rợn ngƣời để xuống các hẻm sâu của

Mƣờng Hoa Hồ, du khách sẽ đƣợc thƣởng thức những tuyệt tác do thiên

nhiên đã ban tặng cho núi đồi Sa Pa. Trên con đƣờng đến với các địa danh

du lịch nhƣ Thác Bạc, Cầu Mây hay Bãi đá khắc cổ,... du khách có thể ngắm

nhìn cảnh quan các thung lũng, nơi các khối đá còn sót lại ẩn hiện nhƣ

những thành quách, pháo đài đã đổ nát, luôn gợi mở trí tƣởng tƣợng phong

phú. Đến Tả Phìn, ngoài việc tham quan các bản làng ngƣời Dao, ngƣời

H'mông ở đây, du khách có thể vào hang động Tả Phìn để đƣợc chiêm

ngƣỡng các nhũ đá, chuông đá và những hình thù kỳ lạ mà cho đến nay vẫn

đƣợc bảo tồn khá nguyên vẹn.

Bên cạnh sức hấp dẫn về địa hình, khí hậu của Sa Pa cũng là một

điều kiện lý tƣởng thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến Sa Pa để

nghỉ ngơi, thƣ giãn. Với vị trí nằm sát chí tuyến trong vành đai á nhiệt đới

Bắc bán cầu nên khí hậu ở Sa Pa mát mẻ trong mùa hè và lạnh trong mùa

đông xuân. Nhiệt độ trung bình năm từ 15C - 16C (15,9C), nhiệt độ nóng

nhất vào tháng 7 là 29,4C, lạnh nhất vào tháng 11 là 3,2C. Lƣợng mƣa

trung bình 2796 mm, tập trung 80% vào mùa mƣa, cuối năm đến mùa xuân

thƣờng có mƣa đá. Độ ẩm trung bình 85 - 88%, độ ẩm cao nhất vào tháng 10



43



và tháng 11, là những tháng trời Sa Pa mù sƣơng. Trong một năm Sa Pa có

khoảng 137 ngày có sƣơng. Đặc biệt có những năm Sa Pa có tuyết rơi dày

12cm (tháng 11/1992 và tháng 12/2000). Nhìn chung ở Sa Pa thƣờng có gió

nhẹ thổi theo hƣớng Nam và Đông. Đặc biệt hàng năm vào cuối mùa xuân,

những cơn gió nóng từ Lai Châu, Bình Lƣ thổi sang làm tan sƣơng mù ở Sa

Pa, trả lại cho Sa Pa bầu trời trong xanh vào mùa hè. Về mùa hè, trong

khoảng từ tháng 4 - 8 là thời kỳ tiết trời ở Sa Pa mát mẻ, trong sáng, rất thích

hợp nghỉ ngơi an dƣỡng, leo núi, tham quan và tổ chức hội nghị. Với đặc

điểm khí hậu của mình, Sa Pa cũng đặc biệt thích hợp với ngƣời Châu Âu,

kể cả ở mùa đông giá lạnh.

Góp phần tạo nên nét duyên dáng, quyến rũ của Sa Pa không thể

không nói đến hệ thống sông ngòi nơi đây. Hệ thống suối chính, có lƣu

lƣợng nƣớc lớn ở khu vực Sa Pa là: suối Mƣờng Hoa Hồ, Ngòi Đum, Ngòi

Xam.

Suối Mƣờng Hoa Hồ chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài

khoảng 40 km, từ Thác Bạc đến Mƣờng Bo. Đây là con suối lớn có lƣu vực

sông bắt nguồn từ các dòng chảy ở dãy Hoàng Liên Sơn xuống giữa thung

lũng sông và khá bằng phẳng. Hai bên bờ suối là các làng bản và hệ thống

ruộng trồng lúa nƣớc. Nƣớc suối mát lạnh và sạch, lòng suối rộng nhƣng khá

nhiều ghềnh thác, về mùa khô, nƣớc cạn. Về mùa mƣa lƣợng nƣớc chảy lại

khá lớn, thƣờng xuyên có lũ lụt nên không thể bơi thuyền vƣợt thác, chỉ có

thể vui chơi bằng các hình thức bắt cá, tắm suối và ngắm cảnh thác nƣớc đổ

xuống các khe nhƣ những dải lụa trắng vắt ngang lƣng trời.

Suối Ngòi Đum, suối Xam bắt nguồn từ thị trấn Sa Pa và khu vực

Pìn Hồ chảy theo hƣớng Đông Bắc. Do địa hình gập ghềnh nên hai suối này

có lòng rất dốc, nhiều ghềnh thác, hai vách dốc đứng hai bên nên rất khó



44



khăn trong việc đi lại, không thuận lợi cho du lịch ở mọi hình thức, song có

thể dùng trong sinh hoạt và trồng trọt. Tuy nhiên, hiện nay theo các kết quả

nghiên cứu của ngành địa chất thuỷ văn, ở một số nhánh suối nhỏ chảy từ thị

trấn Sa Pa xuống Ngòi Đum và Mƣờng Hoa Hồ chứa chất thải sinh hoạt, đã

có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ các chất hữu cơ.

Nƣớc ngầm ở Sa Pa tƣơng đối phong phú, tầng chứa nƣớc rộng, trữ

lƣợng lớn và ổn định lại nằm ở độ cao hơn thị trấn Sa Pa, rất thuận tiện cho

việc khai thác. Hiện nay, nƣớc sinh hoạt ở thị trấn Sa Pa cũng lấy tại nguồn

này. Bên cạnh đó, khu vực Sa Pa có nguồn nƣớc khoáng Tắc Cô rất có giá trị

đối với sức khoẻ con ngƣời. Du khách có thể uống, tắm, điều dƣỡng và chữa

bệnh nhờ nguồn nƣớc khoáng siêu sạch này.

Ngày nay, khi mức sống của con ngƣời càng đƣợc nâng cao thì du

lịch không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, tham quan

và giải trí. Một hình thức mới đã xuất hiện trong các hoạt động du lịch có

sức hấp dẫn lớn đối với du khách đó là việc du lịch trong các khu bảo tồn

thiên nhiên, việc tham quan trong thế giới thực vật sống động, hoà mình vào

cảnh sắc thiên nhiên hoang dã và thƣởng thức các sản vật trong tự nhiên

khiến cho con ngƣời thêm yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Song không phải bất

cứ địa phƣơng nào có nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng có thể đƣa vào mục

đích du lịch. Để trở thành một địa điểm du lịch, các địa phƣơng phải đáp ứng

đầy đủ các chỉ tiêu sau:

* Các chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch:

- Thảm thực vật phải phong phú, độc đáo và điển hình.

- Có một số loài đặc trƣng của khu vực, loài quý hiếm trên thế giới

và trong nƣớc.

- Có số lƣợng loài phong phú nhƣ: thú, chim, bò sát, côn trùng, cá...

45



- Động thực vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, dễ quan sát bằng mắt

thƣờng, ống nhòm, hoặc nghe tiếng kêu, hót có thể chụp ảnh đƣợc.

- Có loài khai thác đƣợc phục vụ đặc sản khách du lịch.

* Các chỉ tiêu đối với du lịch - săn bắn và thể thao:

- Có quy định loài thú đƣợc săn bắn, đây là loài thù phổ biến không

ảnh hƣởng đến số lƣợng và quỹ gen.

- Có địa hình dễ vận động, xa khu dân cƣ.

- Diện tích săn bắn vƣợt xa tầm đạn.

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho quý khách.

- Không dùng súng quân dụng và chất nổ nguy hiểm.

* Đối với khách du lịch nghiên cứu khoa học:

- Nơi có hệ thống thực vật phong phú và đa dạng.

- Nơi có tồn tại loài quý hiếm.

- Nơi có thể đi lại quan sát và chụp ảnh.

Qua quá trình khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu và qua các

kết quả nghiên cứu khoa học của Sở KHCN & MT tỉnh Lào Cai, chúng tôi

thấy rằng khu du lịch Sa Pa hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu trên. Các

yếu tố vị trí địa lý, đất đai, khí hậu ở đây đã góp phần hình thành nên thảm

thực vật đa dạng với 38 kiểu khu rừng khác nhau. Kết quả điều tra về tài

nguyên rừng ở Sa Pa cho thấy:



Năm



Diện tích đất có



nghiệp (ha)

1973



Diện tích đất lâm



rừng (ha)



54.800



26.984



46



Tỷ lệ che phủ



39,7%



1983



54.800



9.654



14,2%



1993



54.779



15.273



22,4%



Nguồn: Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Lào Cai.

Nhƣ vậy, tuy có sự đa dạng về kiểu rừng song sau 20 năm, mặc dù

đƣợc trồng mới và bảo vệ khá chặt chẽ, diện tích rừng ở huyện Sa Pa đã

giảm đi 17,3%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh còn tồn tài không nhiều,

chủ yếu phân bố ở trên các đỉnh núi cao.

Sở dĩ rừng đƣợc đề cập nhiều trong phần nghiên cứu này bởi rừng là

môi trƣờng sinh sống ở các loài động thực vật - một trong những tiềm năng

của khu du lịch Sa Pa. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về động

thực vật ở Sa Pa. Song phần lớn các công trình nghiên cứu này mang tính

khu vực, do vậy, rất khó khăn trong việc phân định rõ ràng số lƣợng các loài

động thực vật tồn tại ở Sa Pa vì trong tự nhiên, môi trƣờng sống của chúng

không tuân thủ theo ranh giới hành chính. Với điều kiện địa hình vùng núi

cao, khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới nên quần thể động vật ở Sa Pa khá

phong phú về loại hình, có loại đặc trƣng không thấy hoặc ít gặp ở các khu

rừng khác, một số động thực vật quý hiếm đã đƣợc phát hiện mà tên tuổi của

chúng còn lƣu giữa gắn liền với địa danh Sa Pa. Kết quả điều tra khu hệ thú

trong khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn của Bộ Lâm nghiệp năm

1993 cho thấy Sa Pa có hệ động thực vật rừng phong phú, là nơi bảo tồn

nguồn gen quý giá. Về thực vật có 1195 loài, thuộc 154 họ, chiếm ít nhất 1/2

loại thực vật đã phát hiện ở miền Bắc Việt Nam (tính từ vĩ tuyến 17 trở ra).

Trong số loài thực vật thể hiện tính đặc thù cao, có tới 9 họ và 1 chi duy nhất

phân bố rất hẹp chỉ phát hiện thấy ở Sa Pa, ngoài ra chƣa thấy ở bất cứ nơi

nào trên đất nƣớc ta.



47



Hệ thực vật Sa Pa phong phú về dạng sống, bao gồm đầy đủ 5 nhóm

dạng sống chính, đặc trƣng cho thảm thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới

(trong đó có 784 loài thuộc ngành hạt kín). Sa Pa từ lâu là vùng đất nổi tiếng

với loại gỗ quý nhƣ Pơmu, thông tre, thông nàng, thiết sam, hoàng đan giả,

nghiến, trái lý... và nhiều loại dƣợc liệu quý (173 loài) nhƣ: đẳng sâm, hồng

tinh, hà thủ ô đỏ, táo mèo, tam thất, đỗ trọng, mộc hƣơng, xuyên khung,

bạch truật, hoàng liên, hoàng tinh, chân chim... và thảo quả, một loại dƣợc

liệu quý có giá trị xuất khẩu.

Thiên nhiên đã ƣu đãi cho Sa Pa các loại cây ăn quả đặc sản đào, lê,

táo, mận; các loại rau xanh, sạch; các loại rau gia vị mang hƣơng vị độc đáo

để lại dấu ấn khó quên trong những bữa ăn của du khách. Sa Pa còn là quê

hƣơng các loài hoa, cây cảnh, đặc biệt là hoa phong lan 4 mùa đua nở. Bên

cạnh đó, Sa Pa còn nổi tiếng bởi cảnh rừng mà khi nhắc đến tên đã thấy có

sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách đó là rừng cảnh tiên, rừng rùng rình,

rừng rêu cảnh sắc trên tuyến đƣờng du lịch lên đỉnh Phan xi păng.

Có thể nói, hệ thực vật ở Sa Pa là một bảo tàng thiên nhiên kỳ thú,

trong đó còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn không chỉ là đối tƣợng quan tâm

tìm hiểu của khách du lịch mà còn là đối tƣợng nghiên cứu có giá trị về khoa

học và thực tiễn.

Về động vật, theo kết quả nghiên cứu đã công bố riêng về vùng bảo

tồn thiên nhiêu Phan xi păng, Sa Pa có số loài động vật chiếm 49,21% trong

tổng số 26 bộ, 88 họ, 442 loài động vật (thú, chim, bò sát) đã phát hiện ở

tỉnh Lào Cai. Trong đó có tới 60 loài chỉ có ở Sa Pa, 70 loài thú quý hiếm

đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam, cần đƣợc bảo vệ, phục hồi và phát triển

nhƣ: loài sóc bay trâu, sóc bay đen trắng, cu li, khỉ độc, vƣợn đen, cày bay,

gấu ngựa, chó sói, hổ, phƣợng hoàng đất...



48



Với những điều kiện mà thiên nhiên ban tặng ấy, Sa Pa hoàn toàn có

thể đón khách du lịch đến thăm quan khu bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu

khoa học.

2.3.2- Tiềm năng du lịch nhân văn.

Nhƣ trên đã nói, tài nguyên du lịch nhân văn do con ngƣời tạo ra, vì

thế nói có những đặc điểm rất khác biệt với nguồn tài nguyên du lịch tự

nhiên. Nếu nhƣ sự đa dạng, phong phú của các tài nguyên du lịch tự nhiên

có thể thoả mãn những nhu cầu về thể chất, văn hoá tinh thần của du khách

thì tài nguyên du lịch nhân văn lại chủ yếu đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nhận

thức nhiều hơn là để giải trí. Đối tƣợng của loại hình du lịch nhân văn

thƣờng là những du khách có trình độ hiểu biết và kiến thức nhất định về

một ngành khoa học nào đó (không loại trừ những ngƣời đến vì nhiều mục

đích khác nhau). Phần lớn là các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau

chính vì vậy mà yếu tố thời gian, thời tiết, ít ảnh hƣởng tới các hành trình du

lịch kiểu này.

Có thể nói từ rất xa xƣa, con ngƣời đã đặt chân lên mảnh đất Sa Pa

để khám phá và tạo dựng cuộc sống. Thành quả lao động hay những tinh hoa

văn hoá của họ để lại đã làm nên nhiều công trình có giá trị về văn hoá, nghệ

thuật, kiến trúc và khảo cổ học...

Các công trình có giá trị cùng hoà nhập trong cảnh sắc thiên nhiên

hùng vĩ của Sa Pa đã làm cho địa phƣơng này trở thành một địa điểm du lịch

hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ của tỉnh Lào Cai, các tỉnh phía Bắc mà còn nổi

tiếng khắp cả nƣớc. Tựu chung lại, tiềm năng du lịch nhân văn Sa Pa tập

trung ở các loại hình sau:

- Loại hình di tích văn hoá khảo cổ:



49



Nói đến loại hình này phải kể đến bãi đá có khắc văn tự cổ ở xã Hầu

Thào, Sa Pa. Khách du lịch đến thăm bãi đá cổ theo tuyến đƣờng Sa Pa Lao Chải - Tả Van.

Từ thị trấn Sa Pa, du khách có thể đến khu bãi đá cổ bằng nhiều cách

nhƣ đi bộ, đi xe ô tô hoặc xe máy chở thuê. Nói chung, đƣờng đi nhỏ hẹp,

nhiều đoạn gấp khúc nên rất khó đi và nguy hiểm cho ô tô và xe máy nếu

ngƣời lái không thông thạo đƣờng. Theo tài liệu khảo sát, bãi đá cổ nằm

cách UBND xã Hầu Thào khoảng 600m về phía Đông Nam. Quy mô bãi đá

không lớn, kéo dài khoảng 200m. Trên bề mặt địa hình nghiêng thoải theo

sƣờn núi, có khoảng 204 tảng đó có kích thƣớc và hình dạng khác nhau.

Trên các tảng đá này có ghi lại các dấu vết của một nền văn hoá xa xƣa nhƣ

các văn tự cổ (tồn tại dƣới dạng các ký tự cổ) hay những bức hoạ có hình thù

khác nhau. Nội dung các ký tự đó đƣợc thể hiện nhƣ bản hoạch định kế

hoạch của các tù trƣởng, các già làng trƣớc đây hoặc những hình dạng mô tả

về một trận đánh. Trên các tảng đá đó cũng ghi những hoạ tiết về hình

ngƣời, hình thú. Các đƣờng nét khắc hoạ trên mang dáng vẻ sơ khai, rất tự

nhiên và phóng khoáng. Đời này qua đời khác, cƣ dân địa phƣơng vẫn

truyền tụng cho nhau những truyền thuyết về bãi đá khắc cổ này. Tuy nhiên,

cho đến nay, bãi đá khắc cổ này vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với các nhà

khoa học Việt Nam và thế giới về chủ nhân đích thực của chúng và việc giải

mã về nội dung các ký tự cổ trên đá vẫn chƣa đi đến thống nhất chung. Mặc

dù vậy, di chỉ khảo cổ này đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng di tích văn hoá và

đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu đề nghị Hội đồng di sản thế giới (WHO) công

nhận là di sản thế giới.

- Các loại di sản văn hoá nghệ thuật:



50



Gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thị trấn Sa Pa là các

di tích văn hoá nghệ thuật. Ở Sa Pa có khá nhiều các di tích văn hoá nghệ

thuật, trong số đó không thể không nhắc đến cây cầu Mây. Trƣớc đây, để có

thể đi lại qua suối Mƣờng Hoa Hồ vào mùa mƣa lũ, nhân dân đã làm những

chiếc cầu treo đƣợc bện bằng những cây mây già lấy trong rừng. Về sau khi

du lịch phát triển, cây cầu Mây đã trở thành địa chỉ du lịch văn hoá của du

khách khắp mọi nơi khi đến Sa Pa. Có thời gian cây cầu do không đƣợc

thƣờng xuyên bảo dƣỡng đã hỏng. Thay vào đó, chính quyền huyện Sa Pa đã

làm cây cầu bằng bê tông cốt thép phục vụ việc đi lại cho cƣ dân địa

phƣơng. Mặc dù vậy, tên và ký ức về chiếc cầu mây vẫn còn in đậm trong

tiềm thức của con ngƣời. Do đó vào đầu năm 2000, UBND xã Tả Van - địa

phƣơng có cây cầu Mây đã cho làm mới chiếc cầu Mây bắc song song gần

kề chiếc cầu bê tông cốt thép với mục dịch phục vụ nhu cầu tham quan của

du khách đặc biệt du khách nƣớc ngoài.

Bên cạnh chiếc cầu Mây, Sa Pa còn khá nhiều các di tích kiến trúc

mang dấu ấn lịch sử và văn hoá nhƣ:

- Nhà thờ Sa Pa với tháp chuông bằng đá, đƣợc ngƣời Pháp (cha cố

Savina) xây dựng vào năm 1905, ở ngay trung tâm thị trấn. Từ lâu, nhà thờ

đã trở thành biểu tƣợng để nhận biết về Sa Pa trong nhiều bức ảnh. Hình ảnh

đó nhƣ gợi nhớ, gợi sự tƣởng tƣợng của du khách đã từng hoặc chƣa từng

đến Sa Pa hình dung về một vùng đất qua những bức ảnh chụp về nó. Trong

chiến tranh, nhà thờ Sa Pa đã bị tàn phá nặng nề, đến năm 1994 đã đƣợc tu

sửa lại. Hiện nay, các buổi giảng đạo cho các con chiên của Cha xứ vẫn

đƣợc cử hành theo nghi thức trọng thể tại nhà thờ này.

Bên cạnh nhà thờ là hệ thống các biệt thự từ thời Pháp thuộc tồn tại

đến ngày nay. Trạm Vật lý địa cầu ở Sa Pa cũng đƣợc xây dựng từ thời Pháp



51



thuộc trên một đỉnh núi khá bằng phẳng và rộng ở về phía Tây Bắc thị trấn,

với chức năng ghi lại những giao động địa chấn, các biến đổi từ trƣờng; Dự

báo nhiều thông tin quan trọng về địa vật lý cho Nhà nƣớc và địa phƣơng.

- Trạm thuỷ điện Sa Pa (hiện nay đã ngừng hoạt động) đƣợc xây

dựng trên cửa một nhánh suối đƣợc bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn. Đây

có thể coi là nhà máy thuỷ điện đầu tiên ở Việt Nam.

- Các đối tƣợng du lịch gắn với tài liệu dân tộc học:

Định hƣớng chính cho hoạt động du lịch ở Sa Pa là du lịch văn hoá

dân tộc. Điều này đã đƣợc xác định rõ trong chiến lƣợc phát triển du lịch Sa

Pa của tỉnh Lào Cai và của huyện Sa Pa. Nhƣ trên đã nêu, Sa Pa là một

huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, là địa bàn sinh sống của 6 dân tộc, chủ yếu

là H'mông, Dao, Kinh, Giáy, Tày, Phù lá (Xá phó)... trong đó ngƣời H'mông,

Dao là những cƣ dân có số lƣợng đông nhất. Mỗi một dân tộc đều có những

điều kiện sinh sống, những nếp văn hoá với phong tục tập quán, các phƣơng

thức sản xuất... mang những sắc thái riêng biệt trên một địa bàn cƣ trú nhất

định. Những nét đặc trƣng văn hoá ấy là các tập quán về cƣ trú, về tổ chức

xã hội, cộng đồng, làng bản, về thói quen sinh hoạt trong lao động sản xuất,

trong các lễ hội, ma chay, cƣới xin, ăn uống, trang phục, về các kiến trúc nhà

ở truyền thống...

Nhìn tổng thể, văn hoá Sa Pa là sự tổng hoà của các sắc thái văn hoá

các dân tộc nơi đây. Song trong sự tổng hoà đó lại có những nét nổi trội, cá

biệt các sắc thái văn hoá ngƣời H'mông, Dao đỏ. Vì vậy, khi đến với Sa Pa,

du khách vừa thấy đƣợc sự đa dạng, phong phú của văn hoá các dân tộc

vùng cao vừa thấy đƣợc sự độc đáo, đặc sắc vốn đã trở thành biểu trƣng văn

hoá của cả vùng đất mà mỗi khi nhắc đến Sa Pa ngƣời ta không thể không

nói về nó.



52



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

×