1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

4 Vấn đề tổ chức quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 154 trang )


làng. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã tuyển chọn nhân viên có trình độ,

tay nghề đi tham quan, học tập nâng cao trình độ và tuyển cán bộ đã qua đào

tạo tại các trƣờng nghiệp vụ Trung ƣơng.

Bên cạnh đó, các loại hình du lịch đã đƣợc mở rộng, trong đó đặc biệt

quan tâm đến loại hình du lịch văn hoá gắn liền với các lễ hội dân tộc.

Ngành Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Sở Văn hoá

thông tin thể thao - đơn vị trực tiếp thực hiện là phòng Văn hoá thông tin thể

thao huyện Sa Pa tổ chức một số lễ hội dân tộc, mang đậm bản sắc văn hoá

của các dân tộc, nhƣ: lễ hội xuống đồng ở Tả Van..., tổ chức các đội văn

nghệ trong các bản làng dân tộc phục vụ nhu cầu văn hoá văn nghệ của du

khách. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng và mở rộng tuyến du lịch leo núi

Phan xi păng, làng văn hoá các dân tộc... Trong công tác quy hoạch và đầu

tƣ du lịch, UBND huyện Sa Pa đã phối hợp cùng IUCN (tổ chức bảo tồn

thiên nhiên thế giới) và tổ chức phát triển Hà Lan điều chỉnh lại dự án phát

triển hỗ trợ du lịch bền vững tại Sa Pa, tranh thủ đƣợc nguồn vốn từ tổ chức

tài trợ tập đoàn FORD, tiếp tục thực hiện giai đoạn II của dự án tại Sa Pa

trong thời hạn 3 năm (2001 - 2003).

Bên cạnh sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, của các tổ chức quốc tế, các

doanh nghiệp du lịch ở Sa Pa cũng phát huy nhiều nguồn lực, đầu tƣ mới và

nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch và kinh

doanh có hiệu quả. Từ đầu năm 2000, các công ty Du lịch, Xổ số kiến thiết,

Xuất nhập khẩu đã tiếp tục đầu tƣ thêm phƣơng tiện vận chuyển khách du

lịch, khởi công cải tạo nhà Chủ Cầu - Sa Pa (một biệt thƣ có từ thời Pháp)

thành khách sạn với kinh phí 4.600 triệu đồng. Công ty Xổ số kiến thiết tiếp

tục thực hiện dự án khu du lịch Hàm Rồng, trong đó có xây dựng làng văn

hoá dân tộc, thành lập đội văn nghệ dân tộc biểu diễn các tiết mục khèn



78



H'mông, múa xoè, nhảy xạp và các bài hát đặc sắc của các dân tộc vùng Tây

Bắc, đƣa vào phục vụ khách du lịch.

Để từng bƣớc tạo lập nguồn thu ổn định và hợp lý cho ngân sách

huyện trong những năm tới và kịp thời đầu tƣ tôn tạo và bảo vệ những cảnh

quan thiên nhiên, tận dụng triệt để tiềm năng du lịch trên địa bàn, quản lý du

lịch có tổ chức và có hiệu quả, ngày 11/9/2001, UBND huyện Sa Pa đã lập

phƣơng án thu phí đƣờng du lịch Hoàng Liên Sơn.

Trƣớc mắt, đƣờng du lịch Hoàng Liên Sơn đƣợc giao cho phòng Tài

chính và Trung tâm Văn hoá huyện quản lý và bảo vệ, phối kết hợp các cơ

quan Kiểm lâm, Công an, Bảo tồn thiên nhiên giám sát trong thời gian thực

hiện dự án và thời gian đầu khai thác dự án.

- Tổ chức thành tổ quản lý khu du lịch gồm Thác Bạc và đƣờng du

lịch Hoàng Liên Sơn (tổ chức du lịch gồm 5 - 10 ngƣời, theo hợp đồng 3 đến

6 tháng), thực hiện các công việc nhƣ quản lý, bán vé du lịch, bảo vệ chăm

sóc rừng phòng hộ, trồng rừng ở khu vực từ Thác Bạc đến đỉnh Hoàng Liên

Sơn; trong đó đƣợc phép trồng dƣợc liệu dƣới tán rừng và dẫn khách đi du

lịch. Tổ quản lý sẽ trích 30% trên tổng số thu từ du lịch và tiền khoán bảo vệ

trồng và chăm sóc rừng để trả cho các nhân viên của tổ.

- Phƣơng án thu phí và chi phí: với mức thu:

+ Từ 1 - 3 ngƣời: mức thu 150.000đ/1 ngƣời/1 ngày

+ Từ 4 - 10 ngƣời: mức thu 120.000đ/1 ngƣời/1 ngày

+ Từ 10 ngƣời trở lên: mức thu 100.000đ/1 ngƣời/1 ngày

(Khách mua vé trƣớc sẽ đƣợc tổ quản lý cử ngƣời làm hƣớng dẫn

viên dẫn đƣờng và giới thiệu cho khách thăm quan các địa danh. Khách

không đƣợc tự ý đi khi không có ngƣời dẫn đƣờng.

79



Ƣớc tính, doanh thu bình quân 1 ngày từ 600.000đ - 1.200.000đ.

Bình quân 1 năm:

(600.000 + 1.200.000)/2 x 30 ngày x 12 tháng x 80% = 260.000.000đ

Mức chi: Căn cứ vào số thu nộp ngân sách tính 30% số thu để chi

phí. Số đƣợc chi là: 260.000.000đ x 30% = 78.000.000đ, trong đó chi

lƣơng: 10 ngƣời x 350.000đ x 12 tháng = 42.000.000đ. Số còn lại để chi

văn phòng phẩm, sửa chữa vật rẻ tiền, mau hỏng).

Tuy có những qui hoạch cụ thể trên song trên thực tế, vấn đề tổ chức

quản lý các hoạt động du lịch ở Sa Pa vẫn còn nhiều tồn tại cần sớm khắc

phục, nhƣ công tác quản lý, định hƣớng phát triển, chế độ báo cáo, thống

kê...

Do đó, cho đến giữa năm 2001, huyện Sa Pa vẫn chƣa có một Ban

quản lý với chức năng điều phối các hoạt động du lịch. Thực tế trên dẫn đến

tình trạng các hoạt động du lịch tại Sa Pa phát triển một cách tự do, nếu

không muốn nói là tự phát. Hầu hết khách du lịch, nhất là khách du lịch

ngoại quốc đến Sa Pa một cách tự do theo kiểu du lịch ba lô. Thậm chí,

khách du lịch đi lại tự do, không cần đến sự hƣớng dẫn của các hƣớng dẫn

viên du lịch. Những sản phẩm phục vụ yêu cầu của khách du lịch cũng

không ổn định và thƣờng thay đổi rất linh hoạt theo các yêu cầu của khách.

Mức độ tập trung khách đông trong khi không có sự thống nhất quản lý sẽ

dẫn đến nguy cơ phá vỡ sự hài hoà của môi trƣờng, mất cân bằng sinh thái,

mất bản sắc văn hoá, làm xuống cấp các di tích...

Tất cả những điều đề cập trên dẫn đến yêu cầu cấp bách phải tổ chức

quản lý lại những hoạt động du lịch ở Sa Pa.

Tiểu kết:

80



Tóm lại, với tiềm năng sẵn có về du lịch, huyện Sa Pa và tỉnh Lào

Cai đã xác định và mở ra một hƣớng đi mới cho trong việc phát triển nền

kinh tế của mình, giúp dân xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí cho các tộc

ngƣời thiểu số. Những phân tích ở trên cho thấy, quá trình phát triển du lịch

ở Sa Pa còn có những bất cập do chƣa có đƣợc sự đồng bộ, hoàn chỉnh về hệ

thống những quy định cụ thể trong phát triển du lịch tại địa phƣơng. Do đó,

trong quá trình phát triển du lịch tất yếu làm nẩy sinh những bất cập khác

trong đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của các dân tộc nơi đây. Đặc biệt

quá trình này có tác động, ảnh hƣởng lớn đối với văn hoá truyền thống mà

cụ thể là ảnh hƣởng đến phong tục tập quán, lối sống, tình cảm đến gia đình,

cộng đồng... các dân tộc. Phát triển du lịch ở Sa Pa là một quá trình tất yếu

của quy luật vận động và phát triển. Điều mà chúng ta cần làm là nhận thức

rõ những tác động ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đối với đời sống của các

cƣ dân dân tộc thiểu số và môi trƣờng sinh thái ở Sa Pa nhằm hạn chế tác

động tiêu cực và phát huy những mặt tích cực của quá trình này.



81



CHƢƠNG 3

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI ĐỜI

SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG

SINH THÁI CÁC DÂN TỘC Ở SA PA.

3.1- Những tác động tích cực và lợi ích của du lịch.

3.1.1- Tạo cơ hội việc làm và các hoạt động tăng thu nhập nâng cao mức

sống cho các dân tộc.

Kể từ đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX) đến nay, lƣợng du khách đến Sa Pa

không ngừng gia tăng kéo theo một loạt các hoạt động dịch vụ trong đó có

việc buôn bán hàng thổ cẩm. Thoạt tiên, khi phát hiện ra nhu cầu của khách,

nhất là khách du lịch nƣớc ngoài, muốn mua hàng thổ cẩm, đồ trang sức...

làm đồ lƣu niệm, ngƣời H'mông, ngƣời Dao đỏ ở Sa Pa đã nhanh chóng tìm

mọi cách đáp ứng nhu cầu đó. Ban đầu họ bán tất cả những gì có thể từ túi,

82



mũ, đến váy, áo, cả loại đã qua sử dụng cũng nhƣ đồ dự trữ. Song, một mặt

do nhu cầu của thị trƣờng tiêu thụ ngày một lớn, mặt khác, do nguồn dự trữ

ít ỏi trong các gia đình chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng đã nhanh chóng cạn

kiệt, đã dẫn đến những cách phản ứng khác nhau trong cộng đồng các cƣ dân

H'mông và Dao đỏ tại Sa Pa. Một bộ phận nhỏ có tiềm lực kinh tế tƣơng đối

khá đã bỏ vốn ra và cất công đến tận các bản làng xa xôi ở Sa Pa cũng nhƣ ở

các địa phƣơng khác để thu mua thổ cẩm mang về Sa Pa bán kiếm lời. Có

thể nói, chỉ trong vòng 3 đến 4 năm (1990 - 1994) phạm vi vƣơn tới để khai

thác nguồn hàng cuả họ đã sang một số huyện lân cận nhƣ Bát Xát, Mƣờng

Khƣơng, Bắc Hà, Mù Căng Chải, thậm chí đến tận Điên Biên Đông của tỉnh

Lai Châu, cách Sa Pa gần 30 Km. Một số khác có những phản ứng tích cực

hơn bằng cách tăng thời gian lao động nhằm tạo ra nhiều hơn nữa các sản

phẩm tại chỗ. Đây là một hƣớng đi đang đƣợc chính quyền huyện Sa Pa

khuyến khích phát triển bởi nó giúp họ đạt đƣợc mục đích vừa có thể thoả

mãn nhu cầu của thị trƣờng phát triển du lịch tại địa phƣơng vừa giữ gìn và

phát huy đƣợc bản sắc văn hoá của các dân tộc.

Trƣớc hết, nghiên cứu về xu hƣớng phản ứng thứ nhất của ngƣời

H'mông, Dao đỏ cho thấy, trƣớc yêu cầu đòi hỏi của thị trƣờng du lịch và

nhu cầu phát triển nâng cao đời sống của chính bản thân họ, việc tham gia

vào hoạt động thu mua, sản xuất và bán các sản phẩm thổ cẩm đã mang lại

nhiều lợi ích kinh tế. Do vậy, đã thu hút số đông ngƣời H'mông, ngƣời Dao

đỏ tham gia bao gồm các bà già, phụ nữ đã có chồng con, một số ít nam giới

và số đông trẻ em, chủ yếu là trẻ em gái.

Lực lƣợng chủ yếu và trực tiếp tham gia là phụ nữ, từ những bà già

70 tuổi đến những trẻ em gái 7 tuổi. Bằng hình thức đi rong trên phố, họ

mang theo số lƣợng hàng hoá nhất định để chào hàng và bán cho khách du



83



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

×