Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 154 trang )
Trƣớc hết, cần có kế hoạch chỉnh thể trong việc quy hoạch phát triển
du lịch ở Sa Pa, mà ở đó, điểm quan trọng nhất là không phá vỡ cảnh quan
thiên nhiên của thị trấn. Nếu để mất cảnh quan thiên nhiên sẽ mất đi một
trong những yếu tố cơ bản thu hút khách du lịch của Sa Pa. Thực tế cho thấy,
hiện nay ở thị trấn Sa Pa, việc xây dựng nhà cửa, khách sạn quá nhiều đã lấn
át cảnh quan thiên nhiên. Do vậy, trong tƣơng lai, việc xây dựng các nhà
nghỉ, khách sạn ở thị trấn cần để ý đến kiến trúc tổng thể của cả thị trấn. Cần
làm cho du khách có cảm nghĩ gần gũi với thiên nhiên ngay cả khi họ đang ở
tại các nhà nghỉ hay khách sạn. Muốn vậy, cần bố trí các nhà nghỉ nằm rải
rác, cách nhau một khoảng không gian nhất định, tạo điều kiện cho du khách
có thể ngắm cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa từ nhà nghỉ của mình. Hoặc có thể
phát triển xây dựng hệ thống liên hoàn các nhà nghỉ tại các làng, bản ở gần
thị trấn.
Nhƣ chúng ta đã biết, du lịch Sa Pa mới phát triển trong vài năm gần
đây và chủ yếu là phát triển tự phát chƣa có sự đầu tƣ, tổ chức và quản lý
một cách có hệ thống. Do vậy, việc quy hoạch phát triển và tổ chức quản lý
các hoạt động du lịch ở đây mới ở giai đoạn bắt đầu và còn rất nhiều khó
khăn. Trƣớc hết, chính quyền huyện Sa Pa, Sở Thƣơng mại và Du lịch tỉnh
Lào Cai cần thiết phải thành lập một tổ chức hay cơ quan có đủ thẩm quyền
trong việc quản lý, điều hành các hoạt động du lịch ở Sa Pa cho phù hợp.
Nói một cách khác, chính quyền huyện Sa Pa phải đảm bảo nguyên tắc quản
lý theo ngành và lãnh thổ trong kinh doanh du lịch để phát triển du lịch đồng
thời hạn chế các tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Đối với
việc quản lý du lịch theo ngành và lãnh thổ, huyện Sa Pa cũng nhƣ tỉnh Lào
Cai cần đề cao vai trò xây dựng quản lý về mặt Nhà nƣớc của Sở Thƣơng
Mại và Du lịch. Sở có chức năng ban hành các quy chế trên cơ sở phù hợp
137
với các quy chế chung của ngành do Tổng cục Du lịch ban hành, có tính đến
các đặc trƣng riêng của địa bàn du lịch Sa Pa. Bên cạnh đó cần có sự phối
hợp với các ngành nhƣ Công an, Văn hoá, Giao thông, Cục thuế trong việc
ban hành các quy định cần thiết.
Bên cạnh cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý, có thể thành lập
Hiệp hội du lịch gồm các nhà kinh doanh và các đại diện của các tổ chức Phi
chính phủ, các tổ chức quần chúng và đại diện các xã, những ngƣời quan
tâm tới phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa để cùng nhau bàn bạc, đề xuất
các biện pháp thích hợp giúp cơ quan quản lý tiến hành công việc ngày một
tốt hơn cũng nhƣ tạo điều kiện cho ngƣời dân tộc và cộng đồng của họ tham
gia vào các hoạt động du lịch ngày một tốt hơn. Một bất cập hiện nay trong
công tác tổ chức quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa đó
là việc hạn chế khách đi tham quan và nghỉ lại ở các làng bản dân tộc sẽ làm
giảm sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Nhƣ trên đã phân tích, dân tộc thiểu
số cùng lối sống và văn hoá của họ đóng vai trò quan trọng thu hút khách du
lịch nƣớc ngoài tới Sa Pa. Do đó, chính quyền địa phƣơng nên tổ chức tốt
việc cấp giấy phép (có thu lệ phí) cho khách du lịch đi tham quan hoặc nghỉ
lại ở một số làng bản quanh thị trấn Sa Pa. Nhƣ vậy, một mặt đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách nƣớc ngoài, mặt khác còn tạo điều
kiện để chính quyền địa phƣơng có thể quản lý đƣợc khách ngủ lại tại các
làng bản. Việc cấp giấy phép cần có quy định cụ thể, rõ ràng về lệ phí và thủ
tục làm sao để việc nhận giấy phép đƣợc kịp thời và nhanh chóng, đảm bảo
thời gian cho khách đi tham quan. Trong lệ phí có thể kết hợp cả phí vào
thăm bản, làng để trả cho chính quyền xã nhằm tăng thêm lợi ích cho cộng
đồng các dân tộc ở đây.
3.3.2- Tổ chức, xây dựng thêm các loại hình và dịch vụ du lịch.
138
Trong tình hình nhu cầu và thị trƣờng du lịch quốc tế phát triển ở mức
độ bùng nổ, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm du lịch của các quốc gia và
ngay trong một quốc gia ngày càng gay gắt. Để du lịch phát triển, đòi hỏi tất
yếu là phải phát triển các loại hình và du lịch dịch vụ hấp dẫn, độc đáo.
Theo kết quả điều tra và phỏng vấn khách du lịch trong nƣớc đến Sa
Pa cho thấy hiện nay, Sa Pa mới chỉ đơn thuần là nơi nghỉ dƣỡng chứ không
có sức thu hút khách vì hầu nhƣ không có nơi vui chơi, giải trí phù hợp.
Trong khi đó, đối với khách nƣớc ngoài thì phong cảnh thiên nhiên, đi bộ,
leo núi, thăm và tìm hiểu đời sống cƣ dân các dân tộc thiểu số là mục đích
chính trong chuyến du hành của họ. Do quan niệm và mục đích du lịch của
khách du lịch nƣớc ngoài và trong nƣớc khá khác nhau nên cần có sự kết
hợp hài hoà trong xây dựng và tổ chức du lịch ở Sa Pa sao cho có thể đáp
ứng nhu cầu cả hai loại khách này.
Đối với khách nƣớc ngoài, việc giữ nguyên các điều kiện sẵn có của
thiên nhiên là quan trọng thì đối với khách Việt Nam, việc cải tạo và làm
cho mọi hoạt động du lịch, tham quan trở nên tiện nghi cũng nhƣ phải có
những nơi vui chơi, giải trí mới có sức hấp dẫn.
Từ ý tƣởng so sánh giữa hai điểm du lịch miền núi là Sa Pa và Đà Lạt,
chúng tôi đã phỏng vấn số khách du lịch (cả trong và ngoài nƣớc) đã từng
đến cả 2 điểm du lịch trên thấy rằng, đa số khách du lịch nƣớc ngoài cho
rằng Đà Lạt quá đông đúc và không còn "hoang sơ" nhƣ Sa Pa nên họ thích
Sa Pa hơn, trong khi khách du lịch Việt Nam lại cho rằng Sa Pa còn kém xa
Đà Lạt về các loại hình dịch vụ du lịch và về các địa điểm tham quan. Điều
này là hợp lý bởi chúng ta ai cũng biết Đà Lạt phát triển du lịch từ rất lâu và
quá trình phát triển du lịch không bị gián đoạn một khoảng thời gian xa nhƣ
ở Sa Pa. Do đó, vấn đề đặt ra với Du lịch Sa Pa là phải tổ chức xây dựng
139
thêm các loại hình và dịch vụ du lịch nhƣ việc tổ chức các tuyến du lịch
tham quan trong khu bảo tồn Hoàng Liên Sơn... Đặc biệt phát triển mạnh
việc tuyên truyền quảng cáo về du lịch Sa Pa trên mọi hình thức cũng là một
yếu tố quan trọng giúp du khách khắp nơi có thể biết đến Sa Pa nhƣ là một
địa điểm du lịch hấp dẫn.
3.3.3. Khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống.
Một trong những mục tiêu, quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Lào
Cai và huyện Sa Pa là góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
nhằm cải thiện, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân các dân
tộc nơi đây.
Phần thực trạng phát triển du lịch ở Sa Pa ở trên cho thấy du lịch phát
triển đã làm thay đổi hoặc mất đi các sắc thái văn hoá truyền thống của các
dân tộc. Một trong những sinh hoạt văn hoá bị tác động mạnh và thƣờng hay
đƣợc nhắc tới nhất ở Sa Pa là "chợ tình" mà thực chất là hình thức sinh hoạt
giao duyên của nam nữ dân tộc Dao. Do những tác động khách quan nhƣ sự
thay đổi về địa điểm, quy mô và hình thức hoạt động của chợ Sa Pa và sự tò
mò của du khách trƣớc hình thức sinh hoạt văn hoá này đã làm mất đi
khoảng không gian thanh bình và trữ tình vốn có của "chợ tình". Nam nữ
thanh niên dân tộc Dao, H'mông cảm thấy ngại ngùng, mất tự tin trƣớc sự
lấn át về mặt số lƣợng của khách du lịch đến Sa Pa vào ngày cuối tuần và dĩ
nhiên họ không còn tự nhiên biểu lộ tình cảm khi đến chợ nhƣ trƣớc kia nữa.
Thiết nghĩ, trong kiến trúc tổng thể chợ Sa Pa, chính quyền huyện Sa Pa nên
tạo một khoảng không gian tƣơng đối rộng có mái che dành cho đồng bào
dân tộc để họ cảm thấy tự tin hơn khi đến họp chợ. Mặt khác, cần tạo một số
nhà trọ đơn giản và rẻ tiền xung quanh chợ để họ có thể nghỉ lại qua đêm
một cách thuận tiện, dễ dàng, tránh đƣợc tình trạng ngủ trên vỉa hè hay trong
140
góc chợ. Bằng cách đó, hy vọng có thể khôi phục lại chợ của ngƣời dân tộc
thiểu số với sắc thái dân tộc thực sự ở thị trấn Sa Pa.
Thực tế hiện nay các sinh hoạt văn hoá giao duyên hát đối của nam nữ
dân tộc Dao trong ngày cuối tuần không còn diễn ra nhƣ trƣớc. Đa số họ
dùng những chiếc đài Catset thay vì hát giao duyên nhƣ trƣớc kia. Do vậy,
chính quyền huyện nên khuyến khích khôi phục lại sinh hoạt văn hoá này
bằng cách kết hợp hoạt động này với các hoạt động biểu diễn văn nghệ khác
nhƣ múa khèn của ngƣời H'mông, múa xoè của ngƣời Xá Phó... thành hình
thức biểu diễn văn nghệ. Việc lập các đội văn nghệ của đồng bào các dân tộc
thiểu số và tổ chức biểu diễn cho du khách đã đƣợc đƣa vào kế hoạch phát
triển các hoạt động du lịch của Uỷ ban nhân dân huyện Sa Pa. Tuy nhiên, để
các loại hình sinh hoạt văn hoá trên phát triển có tính kế thừa truyền thống,
đòi hỏi hình thức và nơi biểu diễn phải đƣợc tổ chức một cách tự nhiên,
không bị "nghệ thuật hoá" trở nên xa lạ với chính truyền thống, đồng thời
các sinh hoạt văn hoá đó phải có ý nghĩa với đồng bào các dân tộc. Vì vậy,
trong trƣờng hợp cần thiết có thể lựa chọn tổ chức tại các làng bản hoặc
thậm chí ở tại các nhà ngƣời dân tộc giống nhƣ cách thức biểu diễn văn nghệ
cho khách du lịch của ngƣời Thái ở Bản Lác (Mai Châu - Hoà Bình). Hình
thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ đó một mặt đáp ứng nhƣ cầu của khách du
lịch tìm hiểu và thƣởng thức các hình thái văn hoá của dân tộc thiểu số, mặt
khác làm tăng vai trò cũng nhƣ lợi ích của ngƣời dân tộc trong việc phát
triển các hoạt động du lịch.
Một hình thức sinh hoạt văn hoá quan trọng của các dân tộc ở Sa Pa
cần đƣợc khôi phục và phát triển là các lễ hội. Bởi vì, một khi đƣợc tổ chức
tốt, lễ hội không chỉ là điểm thu hút khách du lịch thập phƣơng, là nơi trình
diễn các sắc thái văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sa Pa mà còn
141
là cơ hội để các dân tộc khôi phục, gìn giữ và phát huy những nét đẹp của
văn hoá truyền thống của mình.
Ở Sa Pa, mỗi một dân tộc có một cách riêng để thể hiện bản sắc văn
hoá riêng biệt của mình. Bản sắc văn hoá ấy thƣờng đƣợc tập trung trong các
lễ hội cuả họ. Sa Pa có lễ hội xuống đồng cuả ngƣời Giáy, đƣợc tổ chức
hàng năm vào ngày Thìn của tháng giêng (sau Tết âm lịch) với các nghi lễ
của cƣ dân nông nghiệp, của tập tục thờ cúng tổ tiên và các trò chơi nhƣ thi
ngựa, thi bắn nỏ, ném còn ... Phải mất một thời gian dài, do những nguyên
nhân khách quan và chủ quan, hội xuống đồng dƣờng nhƣ bị lãng quên. Kể
từ khi du lịch phát triển, đặc biệt từ năm 1992 đến nay, lễ hội này đƣợc phục
hồi và phát triển. Cho đến hiện nay, nó không chỉ còn là lễ hội của riêng
ngƣời Giáy, mà còn có sự tham gia của ngƣời H'mông, ngƣời Dao,... và trở
thành ngày hội của đồng bào các dân tộc sau một năm lao động vất vả. Bên
cạnh đó Sa Pa còn có lễ hội GÀU TÀO của ngƣời H'mông, TẾT NHẢY của
ngƣời Dao đỏ... Một khi những lễ hội dân tộc độc đáo và đặc sắc đó đƣợc
gìn giữ và khôi phục chắc rằng sẽ có tác dụng to lớn trong việc phát huy bản
sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số nơi đây, tạo nên sức lôi cuốn kỳ diệu du
khách trên mọi miền đất nƣớc đến với Sa Pa.
3.3.4. Đào tạo và sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch người dân
tộc thiểu số:
Đào tạo và sử dụng đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch ngƣời dân tộc
thiểu số là một việc làm cần thiết. Có thể coi đây là một trong những biện
pháp quan trọng nhằm thu hút và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số
tham gia vào hoạt động du lịch ngày một nhiều hơn và hiệu quả hơn. Điều
này vừa là nhân tố thu hút khách du lịch vừa đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng của đồng bào muốn đƣợc tham gia vào hoạt động du lịch không chỉ
142
nhằm tìm kiếm những lợi ích kinh tế mà còn giúp họ mở rộng hiểu biết để
ngày càng hoà nhập với xã hội hiện đại.
Về việc đào tạo hƣớng dẫn viên du lịch là ngƣời dân tộc, chúng tôi đã
thu thập đƣợc rất nhiều ý kiến từ các cấp, các ngành, từ Hội phụ nữ, Hội
ngƣời cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh... Đa số ngƣời đƣợc
phỏng vấn đều cho rằng cần thiết phải đào tạo những ngƣời dân tộc trở thành
những hƣớng dẫn viên du lịch thực thụ. Về phƣơng diện những nhà nghiên
cứu chúng tôi thấy rằng việc làm này có hai tác dụng, một là nâng cao đời
sống kinh tế, văn hoá - xã hội của ngƣời dân tộc, hai là tạo đà phát triển bền
vững cho du lịch ở Sa Pa. Đặc biệt hơn, đối với đối tƣợng là số trẻ em lang
thang đã quen với việc hƣớng dẫn khách đi tham quan, càng cần phải tập
trung đào tạo một cách có hệ thống, bài bản bởi vì đây sẽ là lớp ngƣời kế tục
trong tƣơng lai.
Vì vậy, chính quyền huyện Sa Pa cần sớm có kế hoạch mở các lớp
đào tạo hƣớng dẫn viên du lịch và cấp bằng hƣớng dẫn viên du lịch cho
những ngƣời đã qua đào tạo tốt nghiệp. Việc đào tạo có thể từ những kiến
thức chung nhất về xã hội, về lễ tân trong hoạt động du lịch, đến các kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành du lịch, trong đó một phần quan
trọng là đào tạo về ngoại ngữ cho họ. Thực tế hiện nay cho thấy, ở huyện Sa
Pa đa số là hƣớng dẫn viên du lịch nghiệp dƣ, chƣa có ai có thẻ hƣớng dẫn
viên ngoài ngƣời của Công ty Du lịch Lào Cai. Trong các đối tƣợng đƣợc
coi là hƣớng dẫn viên du lịch cần đặc biệt hơn đến việc đào tạo hƣớng dẫn
viên leo núi mà ở đó đối tƣợng chủ yếu là các thanh niên nguời H'mông. Cần
phải đào tạo các thanh niên này những kiến thức và kỹ năng giúp khách du
lịch leo núi đƣợc an toàn và thoải mái.
143
Nhƣ vậy, việc đào tạo các hƣớng dẫn viên du lịch là ngƣời dân tộc
thiểu số đang là một vấn đề cần sớm giải quyết của chính quyền Huyện Sa
Pa, bởi nó không chỉ giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ du lịch, phát triển
du lịch ở địa phƣơng mà còn góp phần nâng cao nhận thức xã hội, nâng cao
dân trí cho các dân tộc thiểu số nơi đây.
3.3.5. Khắc phục những tiêu cực:
Nhƣ trên đã phân tích, du lịch ở Sa Pa đang mang lại những lợi ích
đáng kể cho các dân tộc thiểu số nơi đây, nhƣng mặt khác cũng có những tác
động tiêu cực đối với đời sống của họ. Vấn đề cơ bản đặt ra là làm sao phát
huy đƣợc những lợi ích do du lịch mang lại nhƣng cũng hạn chế đến mức
thấp nhất những tác động tiêu cực.
Thực tế quá trình phát triển du lịch ở huyện Sa Pa cho thấy việc sản
xuất và bán hàng thủ công, trong đó có hàng thổ cẩm là một trong những
biện pháp thu hút khách du lịch và tăng lợi ích cho chính các dân tộc ở Sa
Pa. Song sản xuất và bán hàng thổ cẩm nhƣ thế nào để vừa tăng lợi ích kinh
tế, nâng cao đời sống vừa phát huy đƣợc bản sắc văn hoá lại là vấn đề cần
bàn luận để tìm hƣớng giải quyết. Theo chúng tôi, huyện Sa Pa cần nhân
rộng mô hình tổ chức sản xuất và bán hàng thổ cẩm ở xã Tả Phìn ra các
xã khác. Bởi những gì đã và đang diễn ra cho thấy Dự án làm hàng thổ cẩm
của phụ nữ ở xã Tả Phìn đã mở ra một triển vọng mới về tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Cách làm này đã phát
huy đƣợc thế mạnh của nó là khai thác đƣợc các tiềm năng vốn có về sản
xuất thổ cẩm và khắc phục đƣợc tính tự phát, bấp bênh, nhất thời của việc
thu mua đồ thổ cẩm từ các nơi về tái sản xuất làm hàng lƣu niệm bán cho
khách du lịch. Theo những phụ nữ tham gia trong dự án, đây là công việc
phù hợp với khả năng và điều kiện hiện có của họ. Công việc này không yêu
144
cầu phải đầu tƣ nhiều và không ảnh hƣởng tới các việc khác trong gia đình.
Hiện nay, mô hình này đang đƣợc chính quyền huyện Sa Pa cho nghiên cứu
và nhân rộng sang các xã có tiềm năng khác nhƣ xã San Sả Hồ, song cần đẩy
nhanh hơn nữa quá trình này để hạn chế dần việc sản xuất tự phát, cá thể, ít
lợi nhuận và làm suy thoái văn hoá của một bộ phận dân cƣ các dân tộc thiểu
số ở Sa Pa, điển hình là ngƣời H'mông và ngƣời Dao.
Thứ hai, chính quyền huyện nên tổ chức điểm bán hàng cố định cho
người dân tộc thiểu số. Việc tổ chức nơi bán hàng ổn định cho đồng bào các
dân tộc thiểu số không chỉ có ý nghĩa nhằm chấm dứt tình trạng bán hàng
rong mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp họ bán đƣợc các sản
phẩm nông, lâm nghiệp của mình với giá cao hơn. Quá trình điền dã trên
thực địa cho thấy ngƣời dân tộc ở Sa Pa đã dần dần có lối tƣ duy kinh tế thị
trƣờng. Họ nhận thấy rằng, nếu có một chỗ bán hàng ổn định, việc bán hàng
của họ sẽ thuận lợi hơn và hàng bán ra sẽ đƣợc giá hơn việc bán rong trên
phố. Nhƣ vậy, cần tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc có một chỗ bán
hàng ổn định để họ có cơ hội tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo và
sâu xa hơn giảm sức ép lên tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt ở Sa Pa. Liên
hệ sang các nƣớc bạn, điển hình nhƣ việc phát triển du lịch ở Thái Lan, việc
chúng ta tổ chức nơi bán hàng ổn định cho đồng bào có thể khắc phục nạn
bán hàng rong theo kiểu lập ra các ki-ốt tự phát nhƣ ở Chiềng Mai (Thái
Lan), gây ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự và khó kiểm soát.
Thứ ba, Huyện Sa Pa phải sớm tìm biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn
đề trẻ em lang thang. Nhƣ trên đã nói tới, một trong những tác động tiêu
cực của du lịch đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay nổi lên nhƣ một
vấn đề bức xúc nhất đó là tình trạng trẻ em gái lang thang ở Sa Pa. Đối với
ngƣời dân tộc thiểu số thì tình trạng này gây nên một sự xáo trộn trong nếp
145
sống, trong lề lối kỷ cƣơng của gia đình và cộng đồng thôn bản. Còn đối với
dƣ luận xã hội nói chung, tình trạng các em gái không chịu về nhà mà cứ
lang thang đi chơi với khách du lịch nƣớc ngoài không những làm mất đi
chuẩn mực đạo đức mà còn là một nỗi lo lắng thực sự cho tƣơng lai của các
em gái này. Để khắc phục tình trạng trên, huyện Sa Pa cụ thể là Hội Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên, Hội ngƣời cao tuổi,... đã thực hiện các bƣớc vận động và
giúp đỡ gia đình và bản thân những trẻ em gái lang thang này vào học trong
các trƣờng của huyện và tỉnh hoặc mở các lớp học tình thƣơng tập trung để
dạy chữ phổ thông, ngoại ngữ và kiến thức xã hội nhƣ giao tiếp, tâm sinh
lý... Sau các lớp học này huyện Sa Pa gửi trả các em về với gia đình và cộng
đồng. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc qua các lớp học này cũng chỉ ở mức độ
tƣơng đối. Đa số các trẻ em gái trở về gia đình một thời gian lại quay lại việc
bán hàng rong hoặc lại tiếp tục đƣa dẫn khách du lịch nƣớc ngoài đi tham
quan. Khi phỏng vấn số trẻ em lang thang về ƣớc mơ sau này lớn lên sẽ làm
gì, chúng tôi nhận thấy đa số chúng có nguyện vọng lớn lên đi chợ bán hàng,
một số ít nói muốn trở thành cô giáo dạy học, một số em muốn thêu thật
giỏi, một số muốn ở nhà làm ruộng và cũng có những em nói là không biết
lớn lên sẽ làm gì. Điều đó phần nào cho thấy sự quen thuộc, gắn bó của số
trẻ em lang thang với hoạt động bán hàng ở chợ thị trấn Sa Pa cũng nhƣ sự
thiếu thốn về thông tin, thiếu hụt về kiến thức phổ thông tối thiểu ở những
đứa trẻ này. Do đó, việc giúp đỡ để các em đƣợc học hành và hƣớng nghiệp
cho các em là một việc làm hữu ích nhất đối với chúng cũng nhƣ đối với lợi
ích chung của các dân tộc thiểu số ở Sa Pa. Thiết nghĩ, chính quyền địa
phƣơng, hội phụ nữ và đoàn thanh niên và các đoàn thể khác cần kết hợp
chặt chẽ với các già làng, trƣởng bản để vận động gia đình, cha mẹ các em
cố gắng quản lý con em mình tốt hơn, giáo dục các em các truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, mới mong hạn chế đƣợc các nguy cơ tiêu cực có thể xảy ra.
146
Thứ nữa, chính quyền huyện Sa Pa cần hạn chế tác động tiêu cực của
sự thƣơng mại hoá trong các quan hệ xã hội và hoạt động văn hoá của cƣ
dân các dân tộc thiểu số. Nhìn từ nhiều khía cạnh, chúng ta thấy sự thƣơng
mại hoá đã có ảnh hƣởng tiêu cực đến quan hệ xã hội cũng nhƣ văn hoá của
các dân tộc thiểu số ở Sa Pa. Song cũng không nên nhìn nhận nguy cơ này
trên quan điểm cứng nhắc. Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan chúng ta
thấy do trình độ nhận thức và phát triển của đồng bào các dân tộc còn ở mức
độ hạn chế nên không thể ngay lập tức, họ có đƣợc lối ứng xử hợp lý, văn
minh trƣớc những tác động ngoại cảnh. Ví dụ việc đuổi theo nài nỉ khách du
lịch mua hàng của những ngƣời bán rong, việc đòi tiền khi khách du lịch
chụp ảnh hay các hình thức biểu diễn văn nghệ tự phát v.v... Nếu ở trong
một trình độ dân trí cao hơn chắc rằng các cƣ dân dân tộc thiểu số có thể tự
biết cách tổ chức các hoạt động trên thành các loại hình dịch vụ phục vụ mọi
nhu cầu của khách du lịch nhƣ tổ chức cho khách du lịch mặc trang phục của
ngƣời dân tộc để chụp ảnh; giới thiệu và bán các sản phẩm của dân tộc thiểu
số hay tổ chức thành các đội chuyên biểu diễn các tiết mục văn hoá văn nghệ
của ngƣời dân tộc... Bởi vậy trong tình trạng hiện nay, chỉ có thể hạn chế bớt
ảnh hƣởng tiêu cực trên bằng việc nâng cao đời sống tinh thần cho các dân
tộc thiểu số, tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động và giáo dục ngƣời
dân nâng cao nhận thức và hiểu biết kiến thức xã hội. Bên cạnh đó đặc biệt
cần chú trọng vai trò của các già làng, trƣởng bản trong việc giáo dục đạo
đức truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
Tóm lại, để phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa, hƣớng các hoạt động
du lịch vào mục tiêu giúp các dân tộc ở đây xoá đói, giảm nghèo, nâng cao
trình độ dân trí, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, cần phải có sự
hợp lòng, hợp sức của chính quyền huyện Sa Pa với đồng bào các dân tộc.
147