1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

a. Tạo sự hứng thú trong phần giới thiệu bài mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.07 KB, 18 trang )


vì một lời mở đầu bài học hấp dẫn sẽ tạo được sự hứng thú, gây cho người nghe cảm giác,

ấn tượng ban đầu về văn bản, tạo tâm thế, tâm lí cần có cho quá trình thâm nhập và khám



phá văn bản. Chính vì vậy giáo viên không nên bỏ qua phần giới thiệu bài. Để lôi cuốn

học sinh, giáo viên nên có nhiều cách giới thiệu bài mới như: Giới thiệu bài bằng cách đặt

câu hỏi, dựa vào ý nghĩa, nội dung văn bản, dùng tranh ảnh minh họa dẫn vào bài, nhắc

lại vấn đề đặt ra trong bài cũ rồi dẫn vào bài mới hoặc giới thiệu bài mới thông qua mẫu

chuyện ngắn... Lời giới thiệu bài cần ngắn gọn, nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh,

tránh rườm rà, cầu kì, làm mất nhiều thời gian. Phần giới thiệu bài mới lâu nay vốn là

công việc của giáo viên, dường như nó là thủ tục đầu tiên bước vào dạy bài mới, thao tác

cứ lặp đi lặp lại dễ gây sự nhàm chán đối với học sinh nên nhiều khi chúng ta giới thiệu

các em ít để ý hoặc không muốn nghe. Vì vậy hãy để các em được trực tiếp tham gia vào

công việc này. Muốn các em có được một giới thiệu bài tốt, tôi hướng dẫn cho các em các

cách mở bài, cho các em thực hiện theo nhóm. Các em về nhà họp nhóm đọc kĩ văn bản,

tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản, sau đó viết lời giới thiệu bài mới. Mỗi giờ

học văn học, tôi chuẩn bị số bông hoa tương ứng với số nhóm (mỗi bông hoa một màu

trong đó có một bông hoa may mắn). Sau phần kiểm tra bài cũ, tôi cho các nhóm bốc

thăm. Nhóm nào được bông hoa may mắn nhóm đó được quyền giới thiệu bài. Hoặc khi

kiểm tra bài cũ, nhóm nào có HS trả lời bài cũ tốt nhất thì nhóm đó được ưu tiên giới

thiệu bài mới.

 Giới thiệu bài bằng cách tự đặt câu hỏi

* Khi dạy văn bản “Buổi học cuối cùng”

Người dẫn tự đặt câu hỏi và giới thiệu bài: Bạn hiểu thế nào là ngôn ngữ dân tộc?

Khi một dân tộc mất đi tiếng nói của mình thì dân tộc đó sẽ như thế nào? Để hiểu rõ vấn

đề này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu văn bản “Buổi học cuối cùng”.

 Giới thiệu bài bằng hình thức đối thoại

* Khi dạy văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”

- Một học sinh của nhóm đặt câu hỏi cho các nhóm khác để dẫn vào bài như sau: Các

bạn cho biết loài người trên thế giới có những màu da nào? Họ sống chủ yếu ở châu lục

nào?

Học sinh của nhóm khác sẽ trả lời: da vàng chủ yếu ở châu Á, da trắng ở châu Âu,

da đen ở châu Phi, da đỏ ở châu Mĩ.

Học sinh dẫn vào bài: Loài người trên thế giới có nhiều màu da khác nhau. Dù là

màu da gì thì loài người đều phải sống chung với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên.

Nhưng cách đối xử với thiên nhiên có giống nhau không? Chúng ta hãy tìm hiểu văn

bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.

- Hoăc hai học sinh của nhóm dẫn giới thiệu: Tôi là người châu Á, bạn tôi là người châu

Âu. Đại diện nhóm dẫn hỏi học sinh nhóm khác: Các bạn là người châu lục nào? Sau câu



trả lời của các nhóm, học sinh dẫn vào bài: Chúng tôi và các bạn sống ở những châu lục

khác nhau. Dù ở đâu thì loài người chúng ta đều phải sống chung với thiên nhiên, dựa



vào thiên nhiên. Nhưng cách đối xử với thiên nhiên có giống nhau không? Chúng ta hãy

tìm hiểu văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.

 Giới thiệu bài bằng cách dựa vào ý nghĩa, nội dung tác phẩm

Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là một văn bản hay. Văn bản ra đời đã lâu

nhưng đến nay vẫn còn ý nghĩa giá trị. Qua việc từ chối chuyện mua đất, bán đất, thủ lĩnh

Xi-át-tơn đã thể hiện tình yêu quê hương, tình cảm yêu quý gắn bó với thiên nhiên thắm

thiết của người da đỏ. Thấm đẫm trong bức thư là những lời tâm huyết đầy sức thuyết

phục của thủ lĩnh. Để hiểu rõ hơn nội dung của thư, chúng ta tìm hiểu bài học.

 Giới thiệu bài bằng cách hóa thân vào nhân vật

Người dẫn hóa thân vào nhân vật Dế Mèn: Xin chào các bạn! Mình là Dế Mèn

đây. Mình muốn hỏi các bạn có bao giờ các bạn làm điều gì khiến phải ân hận chưa.

Còn mình, một lần ngỗ nghịch để phải ân hận suốt đời. Qua lần ấy, mình đã rút ra một

bài học vô cùng thấm thía. Bài học ấy là gì, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu văn bản

“Bài học đường đời đầu tiên” trích tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô

Hoài.

 Dùng tranh ảnh minh họa để dẫn vào bài

Học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc các em tự vẽ. Tranh ảnh liên quan đến nội dung

văn bản các em sẽ giới thiệu.

* Khi dạy văn bản “Cây tre Việt Nam”, nhóm được giới thiệu bài cho học sinh

trong lớp quan sát tranh và đặt câu hỏi cả lớp tham gia trả lời: Hình ảnh trong

các bức tranh có điểm gì chung? Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn nội dung của

những bức tranh đó?



Học sinh sẽ trả lời: Điểm chung của các bức tranh này đều có mặt của tre. Hình

ảnh hàng tre (bức tranh 1) là hình ảnh quen thuộc ta bắt gặp trên các đường quê, trẻ em

thả diều (bức tranh 2), cánh diều tre bay bổng biểu tượng cho cuộc sống yên bình là kỉ

niệm đẹp của tuổi thơ trong cuộc đời mỗi con người, hình ảnh (bức tranh 3) gợi nghĩ đến



cậu bé làng Gióng nhổ tre làm vũ khí để đánh giặc cứu nước.

Đại diện nhóm được giới thiệu bài bắt theo mạch trả lời của bạn và nói tiếp: Muốn

biết rõ cây tre có đặc điểm như thế nào? Thông qua hình ảnh cây tre để nói đến ai? Mời

các bạn đến với văn bản “Cây Tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới thì sẽ rõ hơn.

 Giới thiệu bài mới thông qua mẫu chuyện ngắn

Khi áp dụng cách này, tôi yêu cầu các em chú ý lựa chọn những mẫu chuyện

ngắn gọn, gần gũi, sát với nội dung bài học, tránh lan man dài dòng.

* Văn bản “Lòng yêu nước” cho học sinh kể về tấm gương hi sinh anh

dũng của Lê Văn Tám, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu...

* Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” kể một mẫu chuyện nhỏ về tình yêu

thương của Bác dành cho nhân dân Việt Nam.

Từ câu chuyện vừa kể, người dẫn giới thiệu bài mới.

Hiệu quả: Với cách làm này rèn cho HS ý thức tự học ở nhà: học bài cũ, chuẩn bị

bài mới. Để cho học sinh tự giới thiệu bài sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của

học sinh, lôi cuốn nhiều em tham gia tập trung bài học, tạo cho các em ý thức đọc văn

bản, tìm hiểu kĩ nội dung, bài học tác giả gửi gắm. Đây cũng là biện pháp gây ấn tượng,

tạo sự hứng thú, tạo tâm thế học tập, bước đầu giúp các em tự tin để cảm thụ văn bản văn

học.

b. Tổ chức ghi “Nhật kí đọc”

Con đường đi vào cảm thụ văn bản nhất thiết phải từ đọc, gắn liền với việc đọc. Tổ

chức đọc văn bản là hoạt động trước tiết học, diễn ra ở nhà và trong tiết học. Đây là họat

động quan trọng để học sinh cảm thụ văn bản. Đọc để nắm bắt được cảm xúc của tác giả,

để hòa nhập vào thế giới cảm xúc, để phát hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả, để nhìn ra thế

giới cuộc sống trong văn bản, để tiếng nói nội tâm người đọc hòa vào tiếng nói nội tâm

của tác giả. Phần đọc văn bản được thầy cô hướng dẫn và dặn dò rất kĩ ở phần hướng dẫn

soạn bài ở nhà, bởi không đọc văn bản sẽ không soạn được bài, sẽ khó khăn khi tiếp nhận

văn bản. Thực tế cho thấy học sinh rất lười đọc, nhiều học sinh đến lớp mà chưa hề đọc

văn bản hoặc có đọc thì qua loa đại khái, đọc lướt, đọc xong không hiểu văn bản nói gì.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, tôi luôn nhắc nhở các em phải hiểu rằng đọc văn bản là

yêu cầu bắt buộc; đọc kết hợp tìm hiểu kĩ câu hỏi, bài tập trong SGK, những yêu cầu, câu

hỏi gợi ý, định hướng của giáo viên. Tôi cho các em ghi “Nhật kí đọc”. Mỗi em có một

sổ nhật kí. Tên gọi “Nhật kí đọc” giúp cho các em nhận thấy đây là công việc phải làm

thường xuyên, bắt buộc với mỗi học sinh. Trước khi soạn bài, các em đọc văn bản nhiều

lần rồi ghi lại những điều mình biết, hiểu, cảm về tác giả và văn bản vào sổ nhật kí như

tiểu sử, sáng tác của tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, nội dung và nghệ thuật của văn



bản, tính cách nhân vật, chi tiết, hình ảnh, câu văn, câu thơ hay, gây ấn tượng..., có thể là

những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét riêng của mình sau khi đã đọc văn bản. Để thúc đẩy,



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

×