1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

Thực hiện định hướng trong việc dạy bài mới và dạy thực hành luyện tập:..4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.79 KB, 13 trang )


A: PHẦN MỞ ĐẦU:

I. Lí do chọn đề tài:

Để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri

thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Trong việc dạy học toán, xuất phát từ một nhận định rằng mọi học sinh có sức khỏe

bình thường đều có thể tiếp thu được kiến thức chương trình của lớp mình học. Nhưng bên

cạnh đó hiện tượng có không ít học sinh kém toán do nhiều nguyên nhân như: các học sinh

ấy chưa có điều kiện tốt để học tập, do sức khoẻ, do bệnh tật và cũng có thể do giáo viên

chưa quan tâm… Dạy học môn toán không chỉ dạy cho học sinh có trí thông minh, hay

năng khiếu đặc biệt nào. Mà mỗi người giáo viên có trách nhiệm cần phải làm và làm thể

nào cho mọi học sinh của lớp mình đều tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu

mà chương trình và sách giáo khoa quy định.

Từ đó không thể nói mọi học sinh đều tiếp thu kiến thức được như nhau. Trong điều

kiện học tập như nhau, có học sinh có thể nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc

mà không cần một sự cố gắng đặc biệt, trong khi các em khác lại không đạt được kết quả

như vậy mặc dù cố gắng nhiều, đó chính là các em yếu, kém về môn toán.Vậy làm thế nào

để giúp những học sinh yếu kém về môn toán có thể tiếp thu được những kiến thức và kỹ

năng tối thiểu chương trình và sách giáo khoa quy định. Đó là điều không chỉ bản thân

chúng tôi trăn trở suy nghĩ mà còn là nỗi lo chung của toàn bộ giáo viên khi trong lớp mình

có những học sinh yếu kém môn toán. Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo

học sinh yếu không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy. Mặt

khác, nếu quan tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến

lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công tác phổ

cập giáo dục tiểu học ở địa phương.

Với những lí do trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảng

dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ học sinh yếu. Đây sẽ là nền tảng, là

động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa

trên con đường học vấn của mình.

Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP

GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN Ở LỚP 3 ”

1



II. Mục đích và phương pháp:

1. Mục đích :

- Tìm ra được những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng phụ đạo học sinh yếu

chưa đạt hiệu quả cao. Và từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp.

2. Phương pháp :

Khi thực hiện sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp vấn đáp

III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:

- Giúp học sinh khối lớp 3 của trường Tiểu học An Thạnh 1 để phụ đạo học sinh

yếu toán học tốt hơn theo sách giáo khoa Toán lớp 3.

B. PHẦN NỘI DUNG :

I Cơ sở lý luận:

Qua những năm trực tiếp giảng dạy, bản thân cũng nắm bắt và thấu hiểu được tâm lí lứa

tuổi học sinh tiểu học. Nếu các em được sống trong sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm của

gia đình, thầy cô và có một môi trường học tập tốt thì các em sẽ ham thích, say mê và nỗ lực

trong học tập. Điều này có tác động rất lớn đến các em là học sinh yếu, giúp các em tự tin

hơn trong việc học của mình. Việc phụ đạo học sinh yếu hay nói khác hơn, để nâng cao chất

lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là của toàn xã hội. Vì

vậy, đây là động lực để những ai đang làm công việc “trồng người” luôn cố gắng tìm ra

phương pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng HS yếu.

II. Cơ sở thực tiễn:

Khảo sát tình hình học yếu của học sinh lớp 3 hiện nay.

Tiếp cận với học sinh, các bậc phụ huynh học sinh để tìm ra những biện pháp có hiệu

quả nhất trong việc phụ đạo học sinh yếu.

Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục.

Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác

động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”

2



III. THỰC TRẠNG :

1. Thuận lợi:

- Đối với học sinh lớp 3 là lớp giữa cấp của bậc tiểu học nên ý thức, động cơ học tập

của các em chưa cao.

Học sinh lớp 3 có thể tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía. Trong đó, bạn

học với vai trò “ Đôi bạn cùng tiến” đã giúp các em học sinh yếu giảm bớt phần nào khó

khăn trong học tập.

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, thân thiện luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh đặc

biệt là học sinh yếu. Sự quan tâm, phối hợp của Ban Giám Hiệu và Đoàn thể nhà trường.

Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học theo hướng khoán nội dung

chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân môn, từng bài học. Vì

vậy, việc giúp đỡ các em trên lớp dễ dàng hơn, chủ động hơn.

2. Khó khăn

Như đã nêu, đối tượng học sinh yếu có những khác biệt. Và hơn thế nữa, trong từng cá

nhân của đối tượng này cũng là sự khác biệt về phong cách nhận thức.Vì vậy, mỗi dạng đối

tượng cần có sự tác động khác nhau.

Theo qui định về đánh giá xếp loại học sinh hiện nay, môn học xếp loại yếu khi điểm học

lực môn dưới 5. Nhưng trong thực tế, những học sinh yếu môn Toán, thì những môn học

khác cũng bị ảnh hưởng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực kiên trì của thầy và trò rất cao.

Đối tượng học sinh yếu thường là những em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cha mẹ

ly hôn, cuộc sống không ổn định hoặc là gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số, ít quan

tâm đến việc học.

Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục:

Đội ngũ giáo viên

Cơ sở vật chất

Chất lượng đầu vào.

Trước những thách thức đó đòi hỏi người thầy phải nỗ lực bản thân, kiên trì, bền bỉ

cùng nhà trường khắc phục khó khăn và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.



3



Thực tế, trong lớp 3 mà bản thân chúng tôi chủ nhiệm, có một số học sinh thuộc con em gia

đình đồng bào dân tộc, một số học sinh thuộc con em gia đình lao động nghèo, vì cuộc

sống mưu sinh, vì mãi lo cho kinh tế gia đình, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học

tập của con em mình. Điều này phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.

IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thực hiện định hướng trong việc dạy bài mới và dạy thực hành luyện tập:

Trong dạy bài mới: Giúp học sinh:

- Tự phát hiện và giải quyết các vấn đề của bài học.

- Tự chiếm lĩnh tri thức mới.

- Hướng dẫn học sinh cách thức phát hiện, chiếm lĩnh tri thức.

- Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.

- Thực hành cách diễn đạt thông tin bằng lời nói, bằng kí hiệu.

Trong dạy bài thực hành luyện tập: Giáo viên cần tổ chức và động viên mọi học sinh

tham gia vào hoạt động thực hành luyện tập.

- Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học và quy trình vân dụng các kiến thức đó

trong các dạng bài tập khác nhau.

- Giúp học sinh thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. Chấp nhận thực tế: có

những học sinh làm ít hơn hay nhiều hơn số lượng bài tập đưa ra.

- Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh.

- Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập

- Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với các cách giải

mã đã có.

Tóm lại, cần thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập làm cho các em thấy học

không chỉ để biết, để thuộc mà còn để làm, để vận dụng.

. 2. Về phía giáo viên:

Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh

hưởng không nhỏ là ở người giáo viên. Thầy hay thì mới có trò giỏi. Ngày nay, để có thể

thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào có trình độ

học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây giáo viên phải biết lựa chọn

4



phương pháp dạy học nào là phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến

thức.

Qua quá trình công tác bản thân nhận thấy, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa chú ý

quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu. Chưa tìm tòi nhiều phương

pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm

hiểu đến hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình

trạng học sinh học yếu mà chúng tôi nhận thấy trong quá trình công tác. Qua việc phân tích

những nguyên nhân đó, chúng tôi đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo học sinh

yếu. Trong phạm vi của bài viết, chỉ đề cập đến biện pháp giúp đỡ học sinh yếu ở môn Toán

3. Giải pháp:

- Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện:

Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông

qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học

sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.

Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng

hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà

hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.

Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ

như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn

thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Hoặc có thể dùng cách ghi hoa điểm mười

để thưởng.

-Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh.

Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm vốn

có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng

em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài

chậm, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát…

Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong cách

nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của các chức

năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua đặc trưng này.



5



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

×