1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.51 KB, 15 trang )


tuệ phát triển. Tập đọc góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho

học sinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh.

- Giúp học sinh đọc thông được văn bản và đọc đúng ngữ điệu , ngắt giọng

đúng nhằm nâng cao chất lượng của 1 giờ dạy tập đọc ở lớp 1.

2. Phương pháp

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau :

- Phương pháp thu nhận và tham khảo tài liệu;

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;

- Dạy thực tiễn trên lớp 1B.

- Trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp.



III. Giới hạn của đề tài

Dạy đọc cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học hiện nay nói chung và HS lớp

1 trường Tiểu học An Thạnh 1 nói riêng.



IV.Kế hoạch thực hiện

- Chọn đề tài

- Xây dựng đề tài

- Thu thập thông tin

- Thâm nhập thực tế

- Hoàn thành đề tài.



B. NỘI DUNG

I.Cơ sở lý luận

Trong công cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc chủ chương

chính sách của đảng và nhà nước nói chung của ngành giáo dục nói riêng về việc

nói không với tiêu cực và bệnh thành tích từ năm học 2006-2007 đã thể hiện rất

rõ.Theo thống kê trên toàn quốc nói chung và của các trường tiểu học nói riêng đã

có biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ. Học sinh bỏ học

do quá yếu không theo học được . Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để

nâng cao chất lượng học sinh yếu kém giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản

3



ngay từ đầu lớp 1 bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này

với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc, viết được có đọc được tốt học sinh mới hiểu

được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác

.Mà từ xưa các nhà trường nói chung trường tiểu học nói riêng chỉ chú trọng tổ

chức bồi dưỡng thêm cho học sinh giỏi mà chưa tổ chức phụ đạo riêng cho đối

tượng học sinh yếu đọc chính vì lẽ đó bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có

biện pháp để phụ đạo học sinh yếu của lớp mình .

II. Cơ sở thực tiễn

Đối tượng học sinh của tôi là học sinh lớp Một. Ở lứa tuổi này khả năng tập

trung chú ý của trẻ chưa cao, tư duy chưa phát triển nên việc bồi dưỡng kĩ năng

đọc cho các em ở giai đoạn này rất khó khăn. Để giải quyết khó khăn ban đầu đấy

thì trong hoạt động dạy học của mình, tôi đã sử dụng một số biện pháp để giúp trẻ

tăng thêm hứng thú trong quá trình học ,thích thú trong giờ học Tiếng Việt để tiến

tới đọc thật đúng và chính xác, tạo đà cho những năm học sau.

III. Thực



trạng và những mâu thuẫn



1.Thuận lợi

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trường.

- Được sự quan tâm của Ban Đại Diện cha mẹ học sinh.

- Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên tổ khối Một .

- Phòng học thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn.

- Đa số học sinh đã qua mẫu giáo và ở tại địa bàn phường An Thạnh.

2. Khó khăn

- Đối với giáo viên: Vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp với từng

đối tượng học sinh nên chất lượng chưa cao, một số giáo viên chưa nhiệt tình giúp

đỡ học sinh.

- Đối với học sinh: Học sinh Mẫu giáo khi mới vào lớp Một các em còn rất

bỡ ngỡ, rụt rè và mọi thứ còn rất mới lạ. Một số em chưa biết cầm bút, chưa đi vào

nề nếp, chưa nghiêm túc khi nghe cô giáo giảng bài. Bị bệnh lý bẩm sinh, học hay

quên; lười học; do hoàn cảnh gia đình khó khăn.



4



- Đối với phụ huynh: Một số gia đình chưa quan tâm đến việc học con em

mình, phó mặc khoán trắng cho nhà trường.

Chính vì những lý do đó mà ngay từ đầu tôi đã phân loại học sinh lớp mình

vào cuối tháng 9 như sau:

-Tổng số học sinh : 34 em

+ Học sinh đọc, viết theo chuẩn: 15 em

+ Học sinh đọc, viết chậm so với chuẩn: 10 em

+ Học sinh chưa đọc, viết được và một số em chưa biết cầm bút 9 em.

Từ những số liệu về tình hình học tập của học sinh mà tôi đã kiểm tra được

và tìm hiểu rõ nguyên nhân nào các em lại đọc, viết còn chậm so với yêu cầu

chuẩn, tôi lập kế hoạch và đưa ra biện pháp giải quyết.



IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề

1. Biện pháp thứ nhất: Giúp giáo viên vận dụng linh hoạt phương pháp dạy

phù hợp với từng đối tượng học sinh; giáo viên cần nhiệt tình quan tâm, giúp

đỡ học sinh.



1.1 Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng

- Tôi đã phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:

• Nhóm 1: Gồm những học sinh chậm, yếu

• Nhóm 2: Gồm những học sinh trung bình

• Nhóm 3: Gồm những học sinh khá

• Nhóm 4: Gồm những học sinh giỏi

- Tôi có thể thay tên nhóm 1,2,3,4 thành tên khác như nhóm A,B,C,D…

Trong quá trình dạy giáo viên vẫn phải lấy chuẩn để làm thước đo nhưng ở các tiết

ôn tập, các giờ ôn của buổi chiều giáo viên yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với

4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.

Ví dụ: Nhóm 1 các em đọc nhiều lần hơn, viết ít hơn so với nhóm 3 và 4.

Các dạng bài đọc và viết về vần đều có thể vận dụng phương này. Chẳng hạn bài

46 vần ÔN, ƠN các em chỉ cần viết ôn, ơn, con chồn, sơn ca, mỗi vần, mỗi từ chỉ

một dòng, trong khi đó các em ở nhóm 3, 4 viết nhiều hơn mỗi loại như trên từ 2

đến 3 dòng. Các em ở nhóm 2 chỉ cần viết theo yêu cầu chuẩn.

5



- Tôi thống qua BGH trong các giờ học âm nhạc,thể dục, mĩ thuật…cho

những em học sinh chậm, yếu ở lại phòng học, tôi tiếp tục kèm cho các em đọc nội

dung nào các em còn yếu.

1.2. Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, vật

thật….cho học sinh học chậm

- Lứa tuổi học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp Một khả năng tư duy trừu

tượng kém, phần lớn các em phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do

vậy trong các giờ học việc yêu cầu giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học là không thể

thiếu kể cả đồ dùng do giáo viên tự làm, đồ dùng dạy học là phương tiện chuyển

tải thông tin và là nội dung truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ

năng thực hành cho học sinh, nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ

trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học

tập. Có nhà giáo dục trẻ cho rằng trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn

điệu nhàm chán vì thế đồ dùng dạy học có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy môn

Tiếng Việt đọc cho học sinh, nhất là các em học sinh học chậm.

Ví dụ: Ở những bài học về vần. Chẳng hạn như Bài 41 trang 86 Sách giáo

khoa Tiếng Việt 1 Tập 1: Dùng tranh vẽ ( hoặc vật thật) trái lựu; Tranh con hươu

sao để học sinh quan sát và tìm ra từ khoá sau khi các em đã nhận diện vần ưu và

ươu ở phần đầu tiết học. Từ những hình ảnh như thế các em sẽ dễ nhớ và nhớ

chính xác hơn các vần và các từ được học bởi các em có sự liên tưởng từ vật thật

đến vần của bài học.

Như vậy dùng tranh, ảnh, vật thật trong các giờ Tiếng Việt đọc giúp học sinh

nhớ vần và từ tốt hơn.

- Ngoài ra dùng tranh, ảnh có vai trò rất lớn trong phần luyện nói ở các tiết

tập đọc môn Tiếng Việt lớp 1 – học kì II.

Ví dụ: Bài Chuyện ở lớp – Trang 100 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập II –

Phần luyện nói: Tìm tiếng ngoài bài: Có vần uôt. Giáo viên treo tranh một người

đang tuốt lúa – Giáo viên hỏi nội dung bức tranh, sau đó cho các em nói câu có vần

uôt, động viên các em học chậm nói trước, nhìn vào tranh tự các em có thể nói

được như: Mẹ (cô, chị, dì) đang tuốt lúa hoặc là máy tuốt lúa. Dùng tranh, ảnh

6



trong các phần này tôi nghĩ rằng có tác dụng rất lớn đối với các em học chậm, các

em vừa nói được câu có vần cần tìm và còn hiểu được nghĩa của câu đó. Tuy nhiên

các em học sinh khá, giỏi nói các câu khác cũng có vần uôt như con chuột, sáng

suốt mà không cần dựa vào tranh.

Ví dụ: Bài 19 ( r - s) Sách Giáo Khoa Tiếng Việt 1-Học kì I giáo viên sử

dụng các hình ảnh trực quan như tranh cá rô, vật thật cái rế, cái rổ để giúp học sinh

gợi nhớ và nhận diên được âm r, đọc được âm r, tiếng rô, rế, rổ.

Ở giai đoạn này, trong lúc giảng giải phần khó hiểu, giáo viên cần nhìn thẳng

vào em để nói, ngụ ý động viên khuyến khích nhờ đó em học tốt hơn.

Như vậy rõ ràng trong cùng một giờ học giáo viên biết vận dụng khéo léo

tranh, ảnh thì vừa phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh khá giỏi lại

vừa tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh học chậm.

1.3. Người giáo viên cần có lòng nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ học

sinh.

Là giáo viên dạy lớp 1 nên tôi luôn hiểu rằng các em học sinh lớp Một mới

từ mẫu giáo chuyển lên nên việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức: Học mà

chơi, chơi mà học, giáo viên phải nhẹ nhàng ân cần dạy bảo các em luôn tạo không

khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học, một lời nhận xét động viên các em giúp các

em thấy tự tin và phấn khởi, sự chỉ bảo ân cần là điều rất cần thiết, tránh quát mắng

các em khi các em làm sai hay chưa làm được. Đặc biệt không được ngồi một chỗ

bảo các em đọc đi, viết đi mà giáo viên phải đi xuống bên học sinh xem em nào đã

làm được còn em nào làm chưa được nhắc nhở các em, chỉ cụ thể cho các em nhất

là với các em học chậm cần nhắc lại hay bắt tay các em để các em viết cho đúng.

Làm sao để mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui. Giáo viên phải gần gũi

với học sinh thì mới hiểu được về học sinh của mình, để hình ảnh ân cần của cô

luôn là hình ảnh đẹp trong ánh mắt của các em, bản thân các em cũng thấy cô giáo

như người thân trong gia đình sẵn sàng kể cho cô nghe những niềm vui hoặc

những khó khăn của mình trong học tập hay trong sinh hoạt hàng ngày mà cần cô

giúp đỡ.



7



Ví dụ: Em Thành lớp tôi, em đọc rất chậm hay sai, một số chữ đọc hay lẫn

lộn trong 3 tháng đầu năm học. Nhưng tôi luôn đến tận nơi chỉ cho em từng âm ,

từng chữ cho em cùng với lời khen dù chỉ là tiến bộ nhỏ nhất, tôi theo dõi hàng

tháng để xem em đó tiến bộ như thế nào, quả thật đến nay em Thành đã tiến bộ rõ

rệt, đọc đúng âm, chữ cỏn đọc được cả câu.

Tóm lại: Qua việc dạy học phân nhóm đối tượng học sinh tôi nhận thấy nếu

người giáo viên biết lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với từng trình độ học

sinh của một lớp cùng với lòng nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ học sinh học chậm thì

chất lượng học sinh ngày một nâng lên.

2. Biện pháp thứ 2: Người giáo viên phải làm gì để học sinh nhận thức

chậm, hay quên; học sinh có hoàn cảnh gia đình học tốt hơn.



Có lẽ nguyên nhân này là nguyên nhân lớn làm giảm chất lượng học sinh, qua

dự giờ chéo của các lớp khối Một, điều làm tôi thật sự băn khoăn và trăn trở bởi số

học sinh này không phải chỉ có 1 hay 2 em, nên tôi nghĩ cần có kế hoạch cụ thể để

giúp giáo viên khối Một dạy những học sinh này như thế nào cho đạt kết quả tốt,

không phải trong một tháng mà trong cả một năm học, có khi cả trong hè.

2.1. Đối với học sinh nhận thức chậm, hay quên

- Tôi đã phân loại và nắm được số lượng dạng học sinh này, tôi lựa chọn

phương pháp dạy và dạy một lượng kiến thức phù hợp cho các em. Tuy nhiên với

học sinh cả lớp giáo viên vẫn lấy chuẩn để làm mục tiêu phấn đấu, còn những em

này nếu dạy chung theo chuẩn của chương trình đề ra thì các em không thể theo

kịp, vì thế trước hết sắp xếp chỗ ngồi cho các em phù hợp và có tác dụng thúc đẩy.

Ví dụ: Cho các em ngồi gần các bạn học tốt để các em được sự giúp đỡ từ

bạn, được học tập từ bạn như các em tập đọc theo bạn, nhắc lại câu của bạn nói,

được các bạn nhắc nhở luôn với hình thức này là điều kiện rất tốt cho các em hoạt

động nhóm đôi, tránh cho các em cùng học chậm ngồi với nhau và ngồi cuối cùng

của lớp, cần tạo điều kiện cho các em học tốt để các em biết phát huy những ưu

điểm của mình.

- Dạy các em lượng kiến thức phù hợp như: Về đọc chỉ yêu cầu các em đọc

một số dòng nếu như những học sinh bình thường có thể đọc nhiều dòng trở lên.

8



Ví dụ: Tiết tập đọc bài: Mèo con đi học - Trang 105 Tiếng Việt II, yêu cầu

chuẩn học sinh đọc bài thơ nhưng không yêu cầu các em học thuộc lòng, nhưng

bên cạnh đó giáo viên phải theo dõi sát các em, uốn nắn và hướng dẫn cụ thể cho

các em.

- Về đọc tăng cường gọi các em nhắc lại nhiều lần nếu là vần, đọc nhiều lần

nếu là câu ứng dụng hay một đoạn văn, đoạn thơ.

- Ngoài ra tôi có kế hoạch về thời gian để kèm cặp, phụ đạo học sinh này, cụ

thể các tiết ôn tập buổi chiều các em học giỏi, khá tự làm các yêu cầu giáo viên

giao và các em ngồi cùng bàn theo dõi lẫn nhau, khi đó tôi quan tâm đặc biệt tới

những em học chậm theo dõi sát khi các em đọc, viết, cho các em đọc nhiều hơn,

động viên các em mỗi khi các em đọc tốt. Vào các tiết học đàn có thể cho các em

này ngồi tại lớp để hướng dẫn các em đọc nhiều lần. Đối với học sinh đọc yếu này

chúng ta hết sức kiên trì và phải có lòng nhiệt tình.

2.2. Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình như mồ côi, cha mẹ bất

hoà, cuộc sống khó khăn.

- Nguyên nhân này cũng là yếu tố làm giảm chất lượng học sinh, trong quá

trình tìm hiểu thực tế cho thấy nhiều em đến lớp không viết bài, ngồi ngơ ngác có

khi còn ngủ gật, không chú ý cô giảng bài…Đối tượng học sinh này cần được quan

tâm nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy muốn các học sinh này học tốt giáo

viên phải nắm được hoàn cảnh thực tế của các em từ đó mới có biện pháp cụ thể để

dạy các em.

- Để giúp các em học tập tốt, tôi bàn với BGH, Ban Đại Diện cha mẹ học

sinh của lớp, Hội khuyến học của trường kịp thời giúp đỡ về vật chất như tập sách,

đồ dùng học tập, quần áo…

- Cần động viên các em trong mọi hoạt động nhất là với những em mồ côi,

gần gũi quan tâm các em khi các em bệnh, ốm, tạo không khí thoải mái trong học

tập, để các em thấy cô giáo là người mẹ thứ hai của mình, các em không còn thấy

cô đơn khi tới trường.

Ví dụ: Lớp tôi có em Dương cha mẹ em đều bị bệnh và qua đời, em hay nghỉ

học, đến lớp ngồi một mình không tham gia hoạt động cùng với các bạn, em học

9



kém, hay quên tập vở. Tôi luôn gần gũi, động viên em, khi thấy em nghỉ học không

lí do tôi đến nhà gặp gia đình của em, giúp em cùng chơi và hoà nhập với các bạn.

Đồng thời tôi cho em để một số sách vở ở lớp để em khỏi quên như tập hát, tự

nhiên xã hội, vở bài tập các loại. Một vài lần kiểm tra, tôi thấy em Dương cũng đã

tiến bộ nhiều, em vui hơn khi tham gia chơi cùng bạn bè và không còn ngồi buồn

nữa.

Tóm lại: Đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, giáo viên cần quan tâm,

giúp đỡ, động viên các em giúp các em tự tin trong học tập và hoà nhập với cộng

đồng, cần giúp đỡ các em cả vật chất và tinh thần



3. Biện pháp thứ 3: Làm thế nào để phụ huynh quan tâm tới con em

mình không khoán trắng cho nhà trường và thấy được sự phối hợp giữa nhà

trường và gia dình là rất cần thiết.



Từ thực tế cho thấy nhiều cha mẹ học sinh cho con đến trường là xong nhiệm

vụ còn trách nhiệm dạy, giáo dục con mình là phần thầy cô giáo, có những em bị

bệnh nhưng cha mẹ không hề biết vẫn cho con đi học có khi các em đi học cả buổi

mà vẫn chưa ăn gì, ngay cả khi các em bị ốm mà phụ huynh cũng không quan tâm

tới các em. Với các trường hợp này đòi hỏi giáo viên cần phải thường xuyên liên

lạc với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh để họ hiểu rằng kết quả học tập của các

em có tốt là phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường. Yêu cầu

quan tâm tối thiểu như cha mẹ các em cần kiểm tra bài vở của các em sau mỗi buổi

học ở trường xem con mình đã học những môn nào, các em có ghi chép đủ không,

giúp các em soạn sách vở trong thời gian đầu và theo dõi kiểm tra nhắc nhở các em

việc soạn sách vở khi cho các em đã tự làm, hướng dẫn các em đọc bài nhiều lần ở

nhà, chuẩn bị cho bài mới. Còn giáo viên ngoài họp phụ huynh theo kế hoạch chỉ

đạo định kì chung 3 lần/ năm học, phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh học

sinh bằng phiếu liên lạc hay trực tiếp trao đổi với phụ huynh khi cần thiết. Bên

cạnh đó giáo viên cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp nhờ hội trưởng của lớp

giúp đỡ.

Ví dụ: Lớp tôi có 4 em thường xuyên quên mang tập vở, không học bài ở

nhà, lần họp phụ huynh đầu tiên cha mẹ của các em không đi. tôi đã liên lạc trực

10



tiếp với phụ huynh, đến tận nhà thông báo tình hình học tập của các em và nhờ phụ

huynh tiếp tay với nhà trường, bản thân tôi gặp trực tiếp hai lần trao đổi với bố mẹ

của các em đó để phụ huynh hiểu được vai trò của gia đình trong việc dạy các em

là rất quan trọng, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình không thể tách rời nhau.

Thời gian sau cha mẹ 4 em đó đã quan tâm tới các em hơn và thường xuyên liên

lạc với tôi, kì họp phụ huynh lần hai cha mẹ các em đi đầy đủ. Sau một thời gian

tôi thấy 4 học sinh đó có tiến bộ rõ rệt, cho đến nay cả 4 em đều học khá tốt.

Tóm lại: Giáo viên cần giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học

sinh, cần nhiệt tình, mềm dẻo trước những phụ huynh khó tính, phải thường xuyên

trao đổi và tư vấn cho phụ huynh hiểu được quá trình học tập của các em tốt phải

có sự hỗ trợ quan tâm từ phía gia đình.

V. Hiệu quả áp dụng

Sau gần hết một năm học theo dõi và giúp đỡ các em học chậm trong quá

trình dạy học môn Tiếng Việt đọc, tôi nhận thấy chất lượng môn Tiếng Việt đọc

lớp tôi đã được nâng lên, kết quả cuối HKI và Giữa học kì 2- 2/2012, cụ thể như

sau:



Học sinh đọc, viết Giỏi



Học kì I

Tổng số Tỉ lệ

24

70,6



Giữa học kì II

Tổng số

Tỉ lệ

24

70,6



Học sinh đọc, viết khá



6



17,6



8



23,5



Học sinh đọc, viết trung bình

Học sinh chưa đọc, viết được



4

0



11,8

0



2

0



5,9

0



C. KẾT LUẬN

I. Ý nghĩa của đề tài

Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo con người cho ngày hôm nay và cho mai

sau là làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại có tư duy sáng tạo và thực

hành giỏi, muốn thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên trong nhà

trường nói chung và trường tiểu học nói riêng phải chú trọng đặc biệt ngay ở khối

lớp Một bởi vì lớp Một là lớp quan trọng nhất ở khối tiểu học, hết lớp Một các em

phải đọc, viết thành thạo thì các em mới làm tính nhanh và học lên lớp trên có chất

11



lượng. Chất lượng dạy và học chính là thước đo giá trị của nhà trường, để mục

đích cuối cùng tạo một nguồn nhân lực bao gồm những con người có đức có tài,

ham học hỏi, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị tốt về văn hoá. Để hoàn thành

nhiệm vụ này người giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi và có biện

pháp cụ thể trong quá trình giảng dạy, kết hợp cùng đồng nghiệp, với Ban Giám

Hiệu cùng tìm ra giải pháp hợp lí, vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối

tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt

đọc nói riêng, tạo tiền đề tốt cho các em học lên các lớp trên.

Phụ huynh nhận thấy rõ vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục con em

mình, nhiệt tình chỉ bảo, quan tâm tới các em nhiều hơn, thường xuyên giữ mối

liên hệ với nhà trường, hiểu được tầm quan trọng của sự kết hợp giữa nhà trường

và gia đình.

II. khả năng áp dụng

Sáng kiến này được áp dụng trong quá giảng dạy cho học sinh khối Một ở

các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt Tiểu học nói chung

và của trường tiểu học An Thạnh 1 nói riêng.

III. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển

Với những kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:

- Người giáo viên phải chuyên tâm, say sưa, nhiệt tình trong công việc,

không ngừng học tập để nâng cao kiến thức và năng lực giảng dạy của mình trong

nhà trường.

- Đoàn kết, thống nhất từ bản thân với đồng nghiệp.

- Có kế hoạch phụ đạo học sinh và thường xuyên học hỏi đồng nghiệp trong

quá trình giải quyết những khó khăn.

- Có kiểm tra theo dõi, đánh giá rút kinh nghiệm sau từng đợt kiểm tra.

- Dự giờ chéo giáo viên lẫn nhau học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của đồng

nghiệp.

- Cần mềm mỏng, khéo léo, động viên học sinh trong giảng dạy, thay lời chê

bai bằng những lời khen ngợi dù là những tiến bộ nhỏ nhất của các em.



12



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

×