1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

PHẦN II : NỘI DUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.72 KB, 20 trang )


- Học sinh thường gặp khó khăn khi phân biệt các yếu tố cơ bản của bài toán, khó

nhận thức được bản chất của cái đã cho, dễ nhầm lẫn cái cần tìm với cái đã cho nhất

là không nhận thức được vai trò của câu hỏi trong bài toán. Khó nhận rõ quan hệ

lôgíc giữa dữ kiện và ẩn số.

- Nội dung bài toán lớp 3 thường nêu ra những tình huống quen thuộc gần gũi với

học sinh trong đó các dữ kiện thường là các đại lượng. Khi học sinh tìm hiểu bài

toán các em thường bị phân tán vào các nội dung cụ thể của đại lượng hơn là các

yếu tố cần thiết cho việc diễn tả điều kiện của bài toán theo yêu cầu của câu hỏi.

- Trong các bài toán có văn ở lớp 3 các dữ kiện thường là không thừa hoặc không

thiếu. Vì vậy học sinh thường quan niệm bài toán bao giờ cũng có đáp số, vấn đề là

tìm cách nào đó để có đáp số. Nhưng khi đề toán ra ngoài cách đó thì học sinh rất

lúng túng kể cả học sinh giỏi.

- Nhiều bài toán ở lớp 3 chứa các từ gọi là từ " Chìa khoá " hay từ " cảm ứng nội

dung của nó thường gợi ra những phép tính cụ thể.

Chẳng hạn : thêm " gợi phép tính cộng, "bớt " gợi phép tính trừ … Vì vậy học

sinh không đọc kĩ đầu bài, không nắm vững cách làm bài, các em thường bị ám ảnh

bởi tác dụng của từ " cảm ứng " nên dẫn đến chọn sai phép tính.

- Học sinh lớp 3 thường xử lý các điều kiện và các dữ kiện theo trình tự đưa ra

trong đầu bài toán hoặc theo tiến trình diễn biến của sự việc. Nếu đảo ngược các sự

việc hay trình bày các dữ kiện khác với thứ tự thì nhiều học sinh còn gặp khó khăn.

- Học sinh hay bị ngộ nhận giữa số lần và số đơn vị. Do học sinh không đọc kỹ

đầu bài nên không xác định được yếu tố cơ bản của bài toán. Do đó việc thực hiện

giải toán còn gặp nhiều khó khăn.

Qua kết quả khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kỹ năng giải toán có văn

của học sinh lớp 3 còn hạn chế. Tôi xin đưa ra những giải pháp chung để nâng cao

chất lượng giải toán có văn của học sinh và cách dạy một số bài cơ bản trong

chương trình sách giáo khoa toán 3.

II- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.



4



1. Những giải pháp chung.

a) Nắm vững nội dung chương trình.

Việc nắm vững nội dung, chương trình là yêu cầu cần thiết và bắt buộc đối với

giáo viên. Bởi vì mỗi đơn vị kiến thức toán ở tiểu học nói chung và toán ở lớp 3 nói

riêng như những mắt xích nằm trong hệ thống logic kiến thức và kỹ năng của

chương trình. Nếu không nắm vững nội dung chương trình người giáo viên không

thể cung cấp cho học sinh một cánh có hệ thống các kỹ năng, kỹ sảo mà học sinh

phải lĩnh hội.

b) Thực hiện nghiêm túc các quy trình giải toán có văn.

Qua nghiên cứu thực tế tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến chất lượng giải toán

có văn còn chưa đạt hiệu quả một phần là do giáo viên chưa tuân thủ quy trình giải

toán có văn đặc biệt là ở bước 1 (tìm hiểu kỹ đầu bài) và bước 2 ( lập kế hoạch

giải).

Bước 1 có vị trí vô cùng quan trọng, có thể ví như "chiếc chìa khoá" để mở ra cách

giải, bởi lẽ có làm tốt bước này thì các bước sau mới đi đúng hướng và đạt kết quả

cao. Vì vậy khi dạy giải toán tôi luôn thực hiện đầy đủ quy trình giải toán có văn và

coi trọng hơn bước 1 của quy trình.

c) Tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh khi học toán có văn.

Như chúng ta đã biết trực quan đối với học sinh tiểu học là rất cần thiết không

những hỗ trợ việc nắm kiến thức mà nó còn tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh.

Vì vậy khi giải toán có văn tôi luôn cố gắng cho học sinh sử dụng đồ dùng học tập

để nắm bài một cách bản chất hơn. Ngoài ra tôi còn có tổ chức các hình thức học

tập sinh động như: Trò chơi, sưu tầm những bài toán vui những bài toán gần gũi với

cuộc sống, đọc cho các em nghe, giải thích cho các em cách giải…Tôi luôn khuyến

khích các em tự sưu tầm đề toán hoặc tự đặt đề toán cho cả lớp giải hoặc tham

khảo.



5



d) Giáo viên cần nắm được định hướng đổi mới phương pháp nói chung

và phương pháp dạy học toán nói riêng.

Qua nghiên cứu tài liệu chuyên môn và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: về mặt

bản chất đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp,

đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác

triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp

mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Như vậy

mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp nói chung và phương pháp dạy học

toán nói riêng là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác,

luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh

hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách

mình.

- Đổi mới phương pháp dạy học toán được thể hiện đậm nét ở chỗ:

+ Đổi mới phương pháp dạy học toán được định hướng ngay trong quá trình xác

định mục tiêu từng môn học, đặc biệt trong khâu thể hiện nội dung của từng bài

học, trong quá trình soạn bài.

+ Tập trung vào dạy cách học, đặc biệt là giúp học sinh biết cách và có nhu cầu

tự học. Khuyến khích dạy học cá nhân và dạy học hợp tác để phát triển năng lực

theo khả năng của từng học sinh và để tận dụng môi trường giáo dục tạo ra mối

quan hệ tương tác giữa giáo viên, học sinh và môi trường giáo dục.

+ Coi trọng khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ

động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề

của bài học, do đó học sinh có thể tự chiếm lĩnh các kiến thức và biết vận dụng

chúng với sự hỗ trợ hợp lý của giáo viên và môi trường giáo dục .Giáo viên là chủ

thể tổ chức, điều khiển và học sinh là chủ thể hoạt động học tích cực chủ động và

sáng tạo.



6



+ Đổi mới phương pháp dạy học toán theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với

hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân. Tập thể học sinh được sử dụng

như một môi trường và phương tiện để tổ chức quá trình học tập tích cực nhất cho

từng cá nhân. Lợi thế của dạy tập thể là : Tạo ra sự đua tranh, tạo ra nhiều cách

nghĩ, phương án hành động, học sinh có thể hỗ trợ lẫn nhau, đóng góp ý kiến riêng

vào ý kiến chung, chuyển từ thói quen chỉ nghe, ghi nhớ sang hình thức thực sự

hoạt động, cùng nhau tìm kiếm, hình thành kiến thức bằng trí tuệ chung. Qua đó

học sinh sẽ có kỹ năng hoạt động tập thể và khẳng định được mình thông qua tập

thể.

+ Đổi mới phương pháp dạy học toán theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành.

Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là tạo ra năng lực thực tiễn cho người

học. Đổi mới theo hướng này có nghĩa là: Học sinh được thao tác hành động, được

học qua tình huống thực tiễn cuộc sống, giải thích được thực tiễn bằng lý thuyết đã

học, được thực hành trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm, được rèn luyện kỹ

năng diễn đạt, nói và viết, được đi vào cuộc sống thực để có kinh nghiệm thực tế…

+ Đổi mới phương pháp dạy học toán theo hướng đổi mới cả phương pháp kiểm

tra và đánh giá. Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và nó có thể góp

phần điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học. Ngược lại đổi mới phương pháp

dạy học sẽ phải đổi mới cách thức kiểm tra và đánh giá. Không đổi mới phương

pháp kiểm tra và đánh giá thì đổi mới phương pháp dạy học chỉ là hình thức. Trong

đánh giá, giáo viên lưu ý giúp học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện

của bản thân.

2. Những giải pháp cụ thể khi dạy các dạng toán có văn ở lớp 3.

Từ những giải pháp chung như trên đặc biệt là định hướng đổi mới phương pháp

dạy học nói chung và phương pháp dạy học toán nói riêng tôi xin trình bày quan

điểm của mình khi dạy một số dạng toán có văn ở lớp 3 .



7



Như tôi đã trình bày ở phần I , học sinh lớp 3 thường gặp khó khăn khi gặp các

dạng bài:

- Tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số.

- Gấp một số lên nhiều lần.

- Giảm một số đi một số lần.

- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

Đây chính là các dạng bài cơ bản, trọng tâm của phần giải toán lớp 3, các dạng

bài này nếu đọc đầu bài xong thì giáo viên cảm thấy rất dễ nhưng thực tế lại không

như vậy. Nếu học sinh nắm vững cách giải các dạng toán trên thì kết quả giải toán

của các em trong chương trình lớp 3 sẽ đạt cao. Sau đây tôi xin đưa ra cách dạy các

dạng bài này theo tôi là đạt hiệu quả cao.

a) Dạng bài" Tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số".

Bài toán:



Chị có 12 cái kẹo, chị cho em 1/3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái



kẹo.

Ở dạng bài này mới đọc ta cảm thấy rất dễ nhưng trong thực tế giảng dạy học

sinh rất dễ bị nhầm lẫn bởi các từ cảm ứng"cho","bán"… Thường gợi cho các em

phép tính trừ. Nhiều học sinh đã giải nhầm bài toán này như sau.

Số kẹo chị cho em là:

12 - 3 = 9( cái).

Đáp số: 9 cái.

Học sinh lớp 3 các em mới chỉ được giới thiệu, làm quen với phân số ở lớp 2, lên

lớp 3, đây là dạng có văn đầu tiên liên quan đến phân số. Nên theo tôi khi dạy bài

này trước hết giáo viên cần cho học sinh ôn lại các kiến thức về phân số đã học ở

lớp 2 và để học sinh hiểu sâu sắc bản chất của bài toán thì việc sử dụng đồ dùng

trực quan là rất cần thiết. Khi dạy bài này tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan là 12

các kẹo bằng giấy, yêu cầu mỗi học sinh cũng chẩn bị như vậy.

8



* Phương pháp dạy cụ thể.

- Hai học sinh đọc đầu bài toán.

? Bài toán cho biết gì? ( chị có 12 cái kẹo, cho em 1/3 số kẹo)

? Bài toán hỏi gì? ( Chị cho em mấy cái kẹo).

? Chị cho em mấy phần số kẹo? ( Chị cho em 1/3 số kẹo).

? Em hiểu 1/3 số kẹo nghĩa là như thế nào ? ( đem số kẹo chia làm 3 phần, lấy đi

1 phần) ( học sinh đã học từ lớp 2).

? Số kẹo chị có là bao nhiêu cái? ( 12 cái).

? Vậy 12 cái kẹo được chia làm mấy phần bằng nhau( 3 phần).

? Chị cho em mấy phần ( 1 phần).

Giáo viên vừa nói vừa tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

12 cái



? cái

Giáo viên cho học sinh thực hành chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau. Sau đó

yêu cầu học sinh đếm 1 phần là bao nhiêu cái kẹo ( 4 cái).

Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nói lại cách chia và gọi 1 em nên bảng thực hiện lại

việc chia cho cả lớp cùng quan sát.

? Vậy chị cho em mấy cái kẹo? (4 cái)

- Giáo viên chỉ vào sơ đồ và hỏi:

? Muốn tìm số kẹo của chị cho em ta làm như thế nào ? ( Lấy số kẹo chia cho 3)

Học sinh nêu lời giải và phép tính.

Số kẹo của chị cho em là:

12 : 3 = 4 ( cái )

Đáp số: 4 cái

? Vậy muốn tìm 1/3 của 12 ta làm như thế nào? ( Lấy 12 chia cho 3)

9



- Giáo viên cho học sinh làm vài ví dụ rồi rút ra cách làm.

Với cách dạy như trên, đặc biệt là việc học sinh được thực hành trên vật thật sẽ

giúp các em hiểu bản chất hơn các phần bằng nhau của 1 số từ đó các em sẽ không

bị nhầm bởi các từ cảm ứng "cho", "bán" thường gợi phép trừ.

b) Dạng bài " Gấp một số lên nhiều lần"

Bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2cm. Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB.

Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy xăng - ti - mét ?

Khi đọc bài toán này ai cũng nghĩ là đơn giản nhưng trong thực tế giảng dạy tôi

thấy học sinh dễ nhầm lẫn giữa "số lần" với "số đơn vị". Gấp lên một số lần học

sinh sẽ nhầm là thêm một số đơn vị. Nhiều học sinh sẽ giải nhầm bài toán này như

sau:

Giải

Đoạn thẳng CD dài là:

2 + 3 = 5 (cm)

Đáp số: 5 cm

Để khắc phục vấn đề này theo tôi giáo viên cần giúp học sinh hiểu được " gấp"

lên một số lần bản chất của nó khác hẳn với từ "hơn" một số đơn vị vì vậy khi dạy

ngoài việc sử dụng sơ đồ đoạn thẳng như sách giáo khoa cần cho học sinh làm việc

với vật thật. Cách dạy cụ thể như sau:

- Phần chuẩn bị: Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị 1 băng giấy.

- Cách tiến hành:

+ 2 học sinh đọc đầu bài toán.

? Bài toán cho biết gì ? ( đoạn thẳng AB dài 2cm; độ dài đoạn thẳng CD dài

gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB)

? Bài toán hỏi gì? (Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy xăng - ti - mét ?)

? Nếu ta coi đoạn thẳng AB là một phần thì đoạn thẳng CD gồm mấy phần

như thế ? ( 3 phần)

10



- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng:

2cm

A



B

D



C

? cm



- Giáo viên cho học sinh làm việc trên vật thật:

Giáo viên yêu cầu học sinh đo và cắt từ băng giấy đã chuẩn bị ra một đoạn băng

giấy có độ dài 2 cm. Sau đó yêu cầu học sinh đặt băng giấy 2cm vừa cắt chồng lên

băng giấy còn lại ( Một đầu trùng lên nhau từ trái sang phải ) và đặt liên tiếp 3 lần

như thế, mỗi lần đều đánh dấu lại, sau 3 lần đặt phần còn lại cắt đi. Yêu cầu học

sinh đo xem băng giấy thứ 2 dài bao nhiêu xăng - ti - mét. ( 6 cm)

Cho 1 học sinh nêu lại cách làm và thực hành lại để cả lớp cùng quan sát. ( Giáo

viên có thể thay thế bằng mô hình 2cm để học sinh tiện quan sát, hoặc thay đổi đầu

bài toán bằng cách tăng chiều dài mỗi băng giấy lên)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc trên sơ đồ đoạn thẳng.

? Muốn biết đoạn thẳng CD dài bao nhiên xăng - ti - mét ta làm như thế nào?

( Học sinh có thể trả lời: lấy 2+ 2+ 2 = 6 cm hoặc 2 x 3 = 6 (cm) )

Giáo viên định hướng để học sinh làm theo cách lấy 2 x 3 = 6 (cm)

Giải

Đoạn thẳng CD dài là:

2 x 3 = 6 (cm)

Đáp số : 6 cm

? Vậy muốn gấp 2 lên 3 lần ta làm như thế nào ? ( lấy 2 x 3 )

- Giáo viên cho thêm vài ví dụ để rút ra cách giải.

11



Với cách dạy như trên giáo viên đã giúp học sinh hiểu kỹ về bản chất của " gấp"

và "hơn" qua việc các em được làm việc với vật thật, tìm ra kết quả bài toán trên

vật thật, các en có cảm giác mình vừa phát hiện ra một vấn đề mới, từ đó hạn chế

được việc nhầm lẫn giữa "số lần" và "số đơn vị". Để giúp học sinh phân biệt rõ hơn

"số lần" và "số đơn vị" cuối tiết dạy giáo viên cho 2 bài toán ở 2 dạng số lần và số

đơn vị để học sinh làm và so sánh bản chất của 2 bài khác hẳn nhau.

c) Dạng bài " Giảm một số đi nhiều lần"

Bài toán:



Hàng trên có 6 con gà, số gà ở hàng trên giảm đi 3 lần thì được số gà



ở hàng dưới. Hỏi hàng dưới có bao nhiêu con gà?

Dạng toán này học sinh dễ nhầm lẫn giữa "số lần" với "số đơn vị". Giảm đi một

số lần học sinh sẽ nhầm là bớt đi một số đơn vị. Nhiều học sinh sẽ giải nhầm bài

toán này như sau:

Giải

Số con gà ở hàng dưới là:

6 - 3 = 3 (con)

Đáp số: 3 con

Theo tôi khi dạy bài này giáo viên cũng làm tương tự như khi dạy bài " gấp một

số lên nhiều lần". Để thuận lợi trong việc sử dụng đồ dùng của giáo viên và học

sinh đặc biệt là tận dụng bộ đồ dùng sẵn có giáo viên có thể thay thế con gà bằng

hình vuông, hình tròn, tam giác hay một đồ vật khác. Khi học sinh chia giáo viên

chú ý dẫn dắt học sinh đưa về cách chia 6 thành 3 nhóm đồ vật mỗi nhóm 2 đồ vật.

Khi vẽ sơ đồ trên bảng nên chia số gà hàng trên ( hoặc số đồ vật) thành 3 nhóm để

học sinh dễ nhận biết số gà ( hoặc số đồ vật) hàng trên gấp 3 lần số gà ( số đồ vật )

hàng dưới hay số gà (số đồ vật) hàng dưới bằng 1/3 số gà ( số đồ vật ) hàng trên.



Hàng trên

12



Giải

Số gà ở hàng dưới là:

Hàng dưới

6 : 3 = 2( con)

Đáp số : 2 con

Sau khi dạy 2 dạng bài " Gấp một số lên nhiều lần" và "giảm một số đi nhiều lần"

Giáo viên chia đôi bảng lớp mỗi bên ghi một đề toán ở 2 dạng trên để học sinh nhận

dạng, giải và so sánh và rút ra kết luận 2 dạng toán này ngược nhau.

Bài toán 1: Mai hái được 5 bông hoa, Bài toán 2: Lan hái được 20 bông hoa,

số hoa Lan hái được gấp 4 lần số hoa số hoa của Lan hái được giảm đi 4 lần

Mai hái được. Hỏi Lan hái được bao thì được số hoa của Mai. Hỏi Mai hái

nhiêu bông hoa ?



được bao nhiêu bông hoa ?

Giải



Giải



Số hoa Lan hái được là:



Số hoa Mai hái được là:



5 x 4 = 20 ( bông)



20 : 4 = 5 ( bông)



Đáp số : 20 bông hoa

Đáp số : 5 bông hoa

Qua việc so sánh để rút ra kết luận 2 dạng toán này ngược nhau giúp học sinh

một lần nữa khắc sâu hơn bản chất của " gấp lên một số lần" và "giảm đi một số

lần", từ đó học sinh tránh được những nhầm lẫn khi giải 2 dạng toán này.

d) Dạng bài "So sánh số lớn gấp mấy lần số bé"

Bài toán: Đoạn thẳng AB dài 6cm, đoạn thẳng CD dài 2cm. Hỏi độ dài đoạn

thẳng AB gấp mấy lần đoạn thẳng CD?

Khi dạy dạng toán này học sinh dễ bị nhầm lẫn bởi các từ " gấp" gợi cho học sinh

làm phép tính nhân. Nhiều học sinh giải nhầm bài toán này như sau.

13



Giải

Số lần độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD là:

6 x 2 = 12(lần)

Đáp số: 12( lần)

Khi dạy bài toán này đa số giáo viên chỉ hướng dẫn là lấy số lớn chia cho số bé

ta được số lần, chứ chưa làm cho học sinh hiểu rõ vì sao phải lấy số lớn chia cho số

bé ta được số lần. Theo tôi để làm cho học sinh hiểu rõ. Giáo viên phải hướng dẫn

cho học sinh biết coi số bé là 1 phần thì số lớn chia thành mấy phần mà mỗi phần

đều là số bé. Từ đó học sinh suy ngay ra là số lớn gấp mấy lần số bé bài toán trở về

dạng đơn giản hơn.

- Cách dạy cụ thể.

Phần kiểm tra bài cũ tôi cho học sinh ôn lại dạng bài ( gấp một số lên nhiều lần).

Hai học sinh đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì? ( đoạn thẳng AB dài 6 cm, đoạn thẳng CD dài 2 cm).

? Bài toán hỏi gì? (Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD).

Giáo viên vừa hỏi vừa tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.( Để đảm bảo cho cả lớp

cùng quan sát được ta không thể minh hoạ trên bảng đoạn thẳng AB = 6 cm; CD =

2cm như sách giáo khoa mà ta cần vẽ làm sao cho cả lớp cùng quan sát được.

Nhưng khi vẽ ta chú ý đảm bảo dúng tỷ lệ đoạn thẳng AB gấp mấy lần đoạn

thẳng CD nhưng chưa chia đoạn thẳng AB làm 3 phần bằng nhau.

6cm

A



A



+) Làm việc trên vật thật ( trực quan).

D

C

Giáo viên yêu cầu học sinh lấy 2 băng giấy, dùng thước đo cắt lấy băng giấy thứ

2cm

nhất dài 6 cm, băng giấy thứ hai dài 2cm, sau đó yêu cầu học sinh đặt băng giấy

cm

thứ hai lên băng giấy thứ nhất sao cho một đầu trùng nhau từ trái sang phải. Đặt

14



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

×