1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Lý luận chính trị >

3 Giới thiệu tổng quan về tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.32 KB, 78 trang )


chủ nghĩa duy vật lịch sử, về giá trị thặng dư… còn chưa xuất hiện hoặc

chưa chín muồi.

Có thể khẳng định Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 có vai trò hết

sức quan trọng: Là cơ sở lí luận, là điểm xuất phát cho toàn bộ quá trình

nghiên cứu lí luận sau này của C. Mác nói riêng, cho sự hình thành chủ

nghĩa Mác với tư cách là hệ thống lí luận độc lập nói chung. Tác phẩm chứa

đựng nhiều tư tưởng nhân văn vô cùng quan trọng và sâu sắc. Tác phẩm thể

hiện tính quá độ đó là sự kế thừa có chọn lọc tư tưởng trước Mác mà tiêu

biểu là Hêghen và Phoiơbắc.

Ngoài phần lời tựa, tác phẩm gồm 3 bản thảo: Bản thảo thứ nhất (I.

Tiền công; II. Lợi nhuận của tư bản; III. Địa tô; và lao động bị tha hóa); Bản

thảo thứ hai (Quan hệ sở hữu tư nhân); Bản thảo thứ ba (Bản chất của chế

độ tư hữu trong sự phản ánh của kinh tế chính trị học; chủ nghĩa cộng sản và

nhu cầu, sản xuất và phân công lao động).

Khi viết tác phẩm này, C. Mác có mục đích phê phán lý luận đương

thời về kinh tế, chính trị, pháp quyền và một phần phê phán quan niệm của

Phoiơbắc và Hêghen. Điều đó có nghĩa là bàn về vấn đề con người không

phải là ý định chính của C. Mác. Chính vì vậy, những tư tưởng của C. Mác

về con người trong tác phẩm này chưa được trình bày thành một cách hệ

thống nên ít nhiều gây khó khăn cho việc nghiên cứu. Tuy nhiên, khi đề cập

đến vấn đề con người trong triết học Mác, chúng ta không thể bỏ qua tác

phẩm này bởi tầm vóc và ý nghĩa của nó. Chẳng hạn, về khái niệm con

người - một thực thể tự nhiên có tính người; về tính loài của con người - con

người cá nhân và con người xã hội; về tha hóa - lao động bị tha hóa và sự

tha hóa của con người. Cho dù trong tác phẩm này, những quan niệm về con

người giai cấp, về cách mạng xã hội, về giá trị thặng dư… còn chưa xuất

hiện hoặc chưa chín muồi, nhưng những tư tưởng về con người lại rất phong

phú - có thể nói là một kho tàng những tri thức cơ bản (phương pháp luận về

con người) đủ cho chúng ta nghiên cứu khai thác, đặc biệt là những nội

dung mà sau đó C. Mác không có dịp đề cập đến.

25



Qua phân tích nội dung tác phẩm cho thấy, C. Mác tập trung vào

những vấn đề sau: Phê phán những quan niệm duy tâm trong triết học

Hêghen, đồng thời chỉ ra mặt tích cực của nó là phép biện chứng; Trên cơ sở

tiếp thu và phê phán quan niệm triết học của Hêghen và Phoiơbắc, C. Mác

đưa ra quan niệm sâu sắc về con người; Trên cơ sở phân tích bản chất của

tiền công, của lợi nhuận và địa tô tư bản. C. Mác vạch rõ bản chất bóc lột và

tình trạng tha hóa lao động trong chủ nghĩa tư bản. Thông qua phân tích sự

tha hóa của lao động, C. Mác đã chỉ ra hậu quả và nguyên nhân của tha hóa

lao động trong chủ nghĩa tư bản là dẫn đến sự tha hóa bản chất con người.

Qua sự phân tích của ông về tha hóa lao động đã lột tả bản chất của phương

thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với những mặt hạn chế của nó. Mặc dù trong

tác phẩm vẫn chưa có sự phân tích về các hình thức lịch sử của chế độ tư

bản, song khái niệm “chủ nghĩa cộng sản” đã được ông gắn liền không phải

với sự phủ định chế độ tư hữu tự nó, mà với sự phủ định hình thức cao nhất

của nó (chế độ tư hữu tư sản).

Với nhận thức sâu sắc về bản chất và vai trò của lao động, C. Mác

đã có được cơ sở chắc chắn cho những tư tưởng mà ông rút ra trước đây.

Đó là những tư tưởng cho rằng, "xã hội công dân" và gia đình là cơ sở

của nhà nước và pháp quyền, quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản

của "xã hội công dân". Đặc biệt, quan niệm về lao động ấy còn là cơ sở

vững chắc cho quan niệm về sự phát triển lịch sử nói chung. Từ những tư

tưởng này, một hệ thống lý luận khoa học về lịch sử đã được vạch ra trong

Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 dưới hình thức mầm mống, "bào thai"

của nó.

* Quan niệm về tha hóa lao động là một trong những nội dung cơ

bản của tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844

Khái niệm và nội dung tha hóa lao động được C. Mác phân tích khá

rõ trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844. Đây là tác phẩm có

ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện

chứng duy vật. Tác phẩm đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất trong

26



quan niệm tha hóa từ Hêghen, Phoiơbắc đến Mác. C. Mác không dừng lại ở

sự phê phán tha hóa tôn giáo, tha hóa chính trị - xã hội, mà cùng với sự hình

thành quan niệm duy vật lịch sử, ông đi đến cơ sở của mọi dạng tha hóa tha hóa kinh tế. Ngay từ đầu, nội dung kinh tế của phạm trù tha hóa đã mang

tính giai cấp rõ ràng, đó là: sự tha hóa của sản phẩm lao động khỏi sản xuất,

sự tha hóa của chính hoạt động sản xuất, các quan hệ xã hội bị tha hóa nô

dịch con người. Qua những phân tích đó ông chỉ ra bản chất, hậu quả của

tha hóa lao động là dẫn đến tha hóa bản chất loài của con người và sự xa lạ

của con người đối với con người. C. Mác coi sự tha hóa lao động là phạm

trù cơ bản để khảo sát mối quan hệ nội tại giữa tích lũy tư bản và sự bần

cùng hóa công nhân.

Từ những phân tích trên đây, C. Mác đã luận chứng cho tính tất yếu

của chủ nghĩa cộng sản trong sự phát triển của xã hội. Mặc dù luận chứng

này chưa chín muồi về mặt lý luận, song đã cho phép phân biệt quan niệm

của C. Mác về chủ nghĩa cộng sản với những quan niệm của chủ nghĩa bình

quân vốn có của các môn phái chủ nghĩa cộng sản không tưởng. Theo C.

Mác, chủ nghĩa cộng sản dựa trên sự phát triển cao của nền sản xuất xã hội,

là nấc thang lịch sử cao hơn chủ nghĩa tư bản.



27



Kết luận Chương 1:

Tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 có ý nghĩa to lớn đối

với sự phát triển quan niệm duy vật lịch sử của triết học Mác. Một trong

những nội dung cơ bản mà C. Mác đề cập đến trong tác phẩm là quan niệm

về tha hóa lao động - nền tảng của mọi dạng tha hóa trên các lĩnh vực tinh

thần, tôn giáo, chính trị - xã hội. Quan niệm về tha hóa của C. Mác là sự kế

thừa tư tưởng của các nhà triết học trước ông về vấn đề đó, mà trực tiếp là

quan niệm tha hóa của Hêghen và Phoiơbắc. Mặc dù Hêghen là người đã sử

dụng một cách thuần thục khái niệm này trong hệ thống triết học của mình,

nhưng ông lại xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan, từ ý niệm tuyệt

đối để lí giải sự tha hóa. Còn ở Phoiơbắc, xuất phát trong việc lí giải về sự

tha hóa là con người với tình yêu thương của nó và điểm kết thúc là tôn giáo

tình yêu và sự tha hóa mà ông đề cập đến là tha hóa tôn giáo. Trên cơ sở kế

thừa quan niệm của các nhà triết học đi trước, từ thực tiễn của xã hội tư bản

chủ nghĩa, C. Mác đưa ra quan niệm về nền tảng của mọi dạng tha hóa trên

lĩnh vực tinh thần, ý thức là tha hóa lao động.

Quan niệm tha hóa lao động của C. Mác là kết quả của sự phản ánh

hiện thực của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tính chất hai mặt của nền sản

xuất tư bản chủ nghĩa đối với sự phát triển con người chính là cơ sở thực

tiễn cho những nghiên cứu của C. Mác về tha hóa lao động.

Những nghiên cứu của C. Mác về biểu hiện, bản chất và phương thức

xóa bỏ tha hóa lao động trong xã hội tư bản, chúng ta sẽ tìm hiểu ở chương

2 của luận văn.



28



CHƯƠNG 2: SỰ PHÂN TÍCH CỦA C. MÁC VỀ BIỂU HIỆN

CỦA THA HÓA LAO ĐỘNG VÀ CON ĐƯỜNG KHẮC PHỤC

THA HÓA LAO ĐỘNG TRONG TÁC PHẨM BẢN THẢO

KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844

2.1 Sự phân tích của C. Mác về biểu hiện của tha hóa lao động

Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, đối tượng

nghiên cứu của C. Mác là sự tha hóa của người công nhân làm thuê trong xã

hội tư bản. Từ những phân tích về xã hội công nghiệp ở các nước tư bản

phương Tây đầu thế kỷ XIX cùng những mâu thuẫn nội tại dẫn đến sự

khủng hoảng của nó, trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C. Mác đã

đề cập đến “sự tha hóa lao động” với tư cách là sản phẩm trực tiếp của xã

hội tư bản với những đặc trưng riêng của xã hội đó.

Theo C. Mác, tha hóa là hình thức biểu thị phổ biến về phương diện

xã hội tính không tương dung về lợi ích giữa nhà tư bản và người công nhân

làm thuê. Tha hoá là hiện tượng sản sinh ra trong những điều kiện nhất định,

là sản phẩm của chế độ tư hữu, trong đó người lao động bị chính sản phẩm

lao động của mình, bị chính hoạt động của mình nô dịch. Sau này trong Hệ

tư tưởng Đức, tha hoá được khái quát là sự đối lập xa lạ của những lực

lượng xã hội với con người, những lực lượng ở bên ngoài mà con người

không thể chế ngự được, những lực lượng chẳng những độc lập với ý chí và

hành động của con người mà còn điều khiển ý chí và hành động đó.

Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 cũng chỉ rõ, khái niệm

lao động đã bị các nhà lí luận xem xét chỉ dưới hình thức hoạt động có được

tiền công, chứ không phải là hoạt động bản chất của con người. C. Mác đã

đem lại cho khái niệm lao động một ý nghĩa rộng lớn hơn mà nhờ đó nó có

được địa vị của một khái niệm triết học. Theo C.Mác, lao động được hiểu

với tư cách là sự đối tượng hóa con người, bản chất con người. Lao động là

quá trình con người biến đổi đối tượng tự nhiên thành sản phẩm thỏa mãn

nhu cầu vật chất, là phương tiện thể hiện bản chất con người, là quá trình

chủ thể hóa đối tượng (tái sản xuất ra chính bản thân con người).

29



C. Mác phân tích tha hóa lao động biểu hiện trên hai phương diện: sự

tha hóa của người công nhân đối với sản phẩm của anh ta và tha hóa trong

hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động sản xuất.

2.1.1 Sự tha hóa của người công nhân đối với sản phẩm lao động

Nghiên cứu của C. Mác về sự tha hóa của người công nhân đối với

sản phẩm lao động xuất phát từ sự kiện kinh tế trong xã hội tư bản chủ

nghĩa: Người công nhân sản xuất càng nhiều của cải, sức mạnh và khối

lượng sản phẩm của anh ta càng tăng thì anh ta càng nghèo. Người công

nhân càng tạo ra nhiều hàng hóa, anh ta lại trở thành một hàng hóa càng rẻ

mạt. Theo C. Mác, sự kiện trên đây là biểu thị sự tha hóa của người công

nhân đối với sản phẩm lao động. Sự tha hóa đó có liên hệ mật thiết với hiện

tượng vật hóa. “Sản phẩm lao động là lao động được cố định, được vật hóa

trong một vật phẩm nào đó, đó là sự vật hóa của lao động” [57, tr. 128].

Tiến hành lao động là vật hóa lao động tức hoạt động của chủ thể (hoạt động

sản xuất của con người) tạo ra một sản phẩm hoặc một đối tượng nào đó.

Hoạt động lao động là hoạt động căn bản, quan trọng của loài người nhằm

duy trì sự tồn tại của bản thân. Giới tự nhiên cung cấp cho lao động tư liệu

để trong đó hoạt động lao động được triển khai, từ đó và nhờ đó mà lao

động sản xuất ra sản phẩm, theo nghĩa hẹp hơn giới tự nhiên cung cấp tư

liệu để tồn tại về mặt thể xác cho người công nhân. Sản phẩm mà người

công nhân tạo ra thông qua lao động có ý nghĩa thỏa mãn nhu cầu vật chất

và qua đó mà họ sáng tạo ra giới tự nhiên thứ hai. Như vậy, sản phẩm lao

động bắt nguồn từ các đối tượng tự nhiên, là kết tinh lao động của con

người, là kết quả của quá trình lao động, là kết quả của sự vật hóa, đối tượng

hóa bản chất con người. Nhưng, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, người công

nhân không có tư liệu sản xuất, vì vậy phải nhận tư liệu sản xuất từ nhà tư

bản. Trong điều kiện đó, sản phẩm lao động (lao động vật hóa) lại không

thuộc về người công nhân mà thuộc về giai cấp tư sản. Theo nghĩa đó, trong

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, người công nhân trở thành nô lệ của

“vật” về hai phương diện: Một là anh ta nhận được một “vật” để lao động,

30



nghĩa là nhận được việc làm; hai là anh ta nhận được những tư liệu sinh hoạt

từ người chủ của anh ta. Do đó, chỉ có “vật” do người chủ cung cấp mới

đem lại cho người công nhân khả năng lao động để sinh tồn, một là như một

người công nhân và hai là như một chủ thể thể xác. Chỉ với tư cách người

công nhân, anh ta mới có thể duy trì được sự tồn tại của mình như một chủ

thể thể xác và chỉ có với tư cách là chủ thể thể xác anh ta mới là công nhân.

Sản phẩm của lao động chính là kết quả của sự vật hóa lao động.

Trong quá trình đối tượng hóa bản thân mình vào thế giới đối tượng, vào sản

phẩm lao động, và thông qua quá trình trao đổi, hưởng thụ sản phẩm ấy con

người quan hệ với nhau, tiếp nhận tính chất người kết tinh trong sản phẩm

của họ. Nhưng sản phẩm đó lại không thuộc về người lao động mà thuộc về

người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, sản phẩm đó trở nên xa lạ, thậm chí đối

địch với người lao động. Hiện tượng tha hóa có mối liên hệ chặt chẽ với

hiện tượng bóc lột sức lao động trong xã hội tư bản thông qua mối quan hệ

giữa người chủ và người làm thuê. “Sự tha hóa thể hiện ở chỗ tư liệu sinh

hoạt của tôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượng mong muốn của tôi là vật

sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ở chỗ bản thân

mỗi vật hóa ra là một cái khác với bản thân nó” [57, tr. 196].

Những phân tích trên đây cho thấy, sự tồn tại của đối tượng hóa (vật

hóa) - kết quả lao động của người lao động đã cung cấp cho người khác khả

năng chiếm hữu kết quả của lao động ấy, cộng thêm sự tách rời của chủ thể

lao động đối với đối tượng sẽ biến khả năng bị người khác chiếm hữu sản

phẩm lao động của người lao động thành hiện thực. Thông qua chiếm hữu

đối tượng lao động (tư liệu sản xuất) là chiếm hữu được kết quả lao động

của người khác. Trong chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, đối

tượng lao động thuộc về giai cấp tư sản. Như vậy, sự tách rời giữa người lao

động và tư liệu lao động là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh sự tha hóa.

Sự tha hóa sản phẩm lao động đối với người công nhân biểu hiện ở

chỗ: “sản phẩm của lao động, đối lập với lao động như một thực thể xa lạ,

như một lực lượng không phụ thuộc vào người sản xuất” [57, tr. 128]. Trong

31



điều kiện đó, sự vật hóa biểu hiện ra là mất vật phẩm và sự bị vật phẩm nô

dịch.

Trong Những nguyên lý kinh tế chính trị học (1857 - 1858), C. Mác

cũng khẳng định đối tượng do lao động sản xuất ra, tức là sản phẩm, bây giờ

trở thành đối lập với nó như một sự vật xa lạ, như một quyền lực đối lập với

người sản xuất… Thế giới con người bị mất dần giá trị so với thế giới sự vật

tăng dần giá trị.

Trong Tư bản, vấn đề tha hóa lao động được C. Mác luận giải dưới

hình thức “sùng bái hàng hóa”. Bái vật giáo là hiện tượng gắn liền với nền

sản xuất hàng hóa. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự sùng bái hàng

hóa đạt đến trạng thái cao nhất. C. Mác ví tính chất bái vật giáo hàng hóa

giống như lĩnh vực tôn giáo, sản phẩm con người tạo ra (vật hóa) trở thành

cái gì đó độc lập, thậm chí thống trị đối với con người. Theo C. Mác, giá trị

của một sản phẩm hàng hóa là do lao động trừu tượng của người lao động

tạo nên, nó là lao động xã hội của người lao động kết tinh trong hàng hóa.

Vì vậy thực chất đối với hàng hóa, quan hệ giá trị giữa những sản phẩm lao

động được biểu hiện ra chỉ là một quan hệ xã hội nhất định của con người,

nhưng dưới con mắt của họ thì mối quan hệ ấy lại mang dáng vẻ kỳ ảo của mối

quan hệ giữa các vật.

Với lý luận giá trị, trong Tư bản, C. Mác đi sâu phân tích toàn bộ bí

mật của tính chất bái vật giáo của hàng hóa và đồng thời thực hiện sự phê

phán mạnh mẽ quan niệm của kinh tế học tư sản về vấn đề đó.

Như vậy, theo C. Mác, sự tha hóa của người công nhân trong sản

phẩm lao động biểu hiện ở sự thống trị của sản phẩm lao động đối với người

sản xuất. Từ chỗ là chủ thể của sản phẩm lao động, người công nhân trở

thành người phụ thuộc vào sản phẩm, thậm chí nó uy hiếp sự tồn tại của

chính anh ta “theo lý luận thì toàn bộ sản phẩm của lao động là thuộc về

công nhân. Nhưng (…) trong thực tế, người công nhân chỉ nhận được phần

nhỏ nhất – cái mà không có nó thì tuyệt đối không thể được: chỉ đúng cái

cần thiết để người công nhân tồn tại – không phải như một con người mà

32



như một công nhân và không phải để người công nhân duy trì loài người,

mà duy trì giai cấp nô lệ - giai cấp công nhân” [57, tr. 79].

Sự tha hóa biểu hiện ra là sự mất vật phẩm đến mức người công nhân

bị tước mất những vật phẩm cần thiết nhất trong cả đời sống và công việc.

Bản thân công việc cũng trở thành một vật mà anh ta chỉ có thể chiếm được

bằng một nỗ lực hết sức căng thẳng, bằng sự tranh giành thất thường không

ổn định bởi họ có thể mất việc làm bất cứ lúc nào. Việc chiếm hữu vật phẩm

là một sự tha hoá biểu hiện đến mức người công nhân sản xuất ra càng nhiều

vật phẩm thì anh ta có thể chiếm hữu càng ít vật phẩm và anh ta bị sản phẩm

của anh ta, tức tư bản thống trị càng mạnh. Sản phẩm mà người công nhân

tạo ra trong quá trình sản xuất chính là cái mong muốn của họ, nhưng lại là

vật thuộc sở hữu của người khác mà bản thân anh ta không với tới được.

Hơn nữa, mức lương mà nhà tư bản trả cho người lao động để sản xuất ra

sản phẩm đó rõ ràng là không đầy đủ giá trị của sản phẩm, điều đó đồng

nghĩa với việc mang lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho nhà tư bản, đối

ngược lại với sự nghèo đói, bị bóc lột của người công nhân. Lao động sản

xuất ra những vật phẩm giá trị cho những người giàu, nhưng nó đồng thời

tạo ra sự bần cùng của những người công nhân, tạo ra những khu nhà ổ

chuột cho công nhân, nó sáng tạo ra cái đẹp nhưng cũng làm què quặt công

nhân. Nó thay lao động thủ công bằng máy móc, nhưng nó lại ném một bộ

phận người công nhân vào thất nghiệp và một bộ phận khác thành những cái

máy, thành bộ phận của dây chuyền sản xuất máy móc đó. “Sự tha hoá cũng

bộc lộ một phần ở chỗ sự tinh tế của những nhu cầu và thủ đoạn thoả mãn

những nhu cầu ở bên này đẻ ra ở bên kia tình trạng suy đồi thú vật, sự đơn

giản hoá nhu cầu một cách hoàn toàn nhất, một cách thô lỗ, trừu tượng, hay

nói đúng hơn, chỉ tái sản sinh ra bản thân nó trong ý nghĩa đối lập của nó”

[57, tr. 186].

Từ sự phân tích về sự tha hóa của sản phẩm lao động, C. Mác tiến

hành phê phán quan niệm của các nhà kinh tế chính trị học cổ điển về vấn đề

đó. Theo C. Mác, sự tha hóa của công nhân trong vật phẩm của mình biểu

33



hiện như sau: “công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng

càng ít, càng tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng mất giá trị, mất

phẩm cách, sản phẩm của anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt,

vật do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với người

dã man” [57, tr. 131]. Sự tiến hành lao động trong thực tế biểu hiện ra việc

người công nhân mất quyền tự chủ, trí sáng tạo, họ ngày càng lệ thuộc vào

người chủ. Sự biểu hiện tha hóa ở vật phẩm là sự mất vật phẩm và sự bị vật

phẩm nô dịch, sự không được chiếm hữu vật phẩm biểu hiện ra là sự tha

hóa, sự nhượng đi. Ở thực trạng này “lao động không chỉ sản xuất ra hàng

hóa mà thôi, nó sản xuất ra bản thân nó và sản xuất ra người công nhân với

tích cách là hàng hóa, hơn nữa sản xuất theo cùng một tỷ lệ theo đó nó sản

xuất ra hàng hóa nói chung” [57, tr.128].

Quan hệ trực tiếp của lao động với sản phẩm của nó là quan hệ của

công nhân với vật phẩm anh ta sản xuất ra. Nếu như sản phẩm (kết quả) của

lao động là sự tha hóa thì bản thân hoạt động sản xuất ra sản phẩm đó cũng

bị tha hóa. Đó là sự khác biệt về chất giữa nghiên cứu của C. Mác so với các

nhà kinh tế chính trị học về vấn đề đó.

2.1.2 Tha hoá của người công nhân biểu hiện trong hành vi sản xuất,

trong bản thân hoạt động lao động

Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, chúng ta thấy rằng điểm

xuất phát để tìm hiểu sự tha hóa là từ đời sống hiện thực của con người, từ

sản xuất, cũng như tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Với hoạt động sản

xuất, con người đã sáng tạo ra bản thân mình, nhưng trong nền sản xuất tư

bản chủ nghĩa hoạt động sản xuất đã làm tha hóa lao động, tha hóa bản chất

có tính loài của con người. Trong nền sản xuất ấy, tha hóa lao động không

chỉ biểu hiện ở sản phẩm lao động do người công nhân tạo ra, mà còn biểu

hiện trong hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động lao động. “Sản phẩm

của lao động là sự tha hóa thì bản thân sản xuất phải là sự tha hóa bằng hành

động, là sự tha hóa của hoạt động, là hoạt động của sự tha hóa. Sự tha hóa

của đối tượng lao động, chỉ là kết quả tổng kết sự tha hóa trong hoạt động

34



của bản thân lao động” [57, tr. 132]. Với quan niệm coi lao động tạo lập nên

bản chất con người, lao động của con người là lao động sáng tạo, C. Mác

cho rằng, trong điều kiện của xã hội tư bản chủ nghĩa, người lao động không

có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho nhà tư bản. Sản phẩm lao động không

thuộc về người lao động mà thuộc về nhà tư bản. Thêm vào đó, do mục tiêu

lợi nhuận, nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân. Chính trong điều kiện

đó, lao động không còn là hoạt động bản chất người nữa mà trở thành hoạt

động cưỡng bức, hoạt động ở bên ngoài người lao động. Hoạt động lao động

trở thành hoạt động xa lạ, đối lập với người lao động như một đời sống đối

địch và xa lạ “trong chừng mực mà mục đích của lao động chỉ là tăng thêm của

cải, thì bản thân lao động là có hại và tai hại” [57, tr. 80].

Và như vậy, thông qua hoạt động lao động, người công nhân không

khẳng định mình mà “phủ định mình, không cảm thấy mình sung sướng, mà

cảm thấy mình khổ sở, không phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh

thần của mình, mà làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại tinh thần của

mình” [57, tr. 132].

Lao động trở thành gánh nặng đè lên thể xác và cả tinh thần của người

lao động. Khi đó lao động không còn là nhu cầu bản chất con người mà chỉ

còn là phương tiện để thoả mãn nhu cầu tồn tại thể xác của con người. Vì

vậy, lao động của người công nhân trở thành lao động cưỡng bức, và bản

thân người lao động nếu không vì sự sinh tồn của mình cũng né tránh lao

động như tránh “bệnh dịch hạch”. Hoạt động lao động lúc đó chỉ là hoạt

động bất đắc dĩ và được trút lên người công nhân dưới áp lực hoàn toàn chỉ

của nhu cầu ngẫu nhiên bên ngoài, chứ không phải do nhu cầu tất yếu nội

tại. Trong hoàn cảnh đó, người lao động chỉ cảm thấy tự do khi ở ngoài quá

trình lao động, “con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình hành động tự do

trong khi thực hiện các chức năng động vật của mình - ăn uống, sinh con đẻ

cái, nhiều lắm là trong chuyện ở, chuyện trang sức… còn trong những chức

năng con người của anh ta thì anh ta chỉ cảm thấy mình chỉ còn là con vật.

35



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

×