1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Nguồn: Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.96 KB, 94 trang )


Khóa luận tốt nghiệp



Quy định về tiêu chuẩn cấp tín dụng khi doanh nghiệp đạt mức độ xếp

hạng thế nào sẽ cấp tín dụng, mức nào xem xét rút lui trong trường hợp đã cấp

tín dụng, mức nào không được cấp tín dụng cũng được qui định cụ thể tại sổ

tay tín dụng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy khi xem xét mô hình đánh giá RRTD của

khách hàng là doanh nghiệp bằng phương pháp cho điểm đó là sự kế thừa gần

như đầy đủ của phương pháp phân tích cổ điển, các chỉ số phi tài chính như

phân tích môi trường kinh doanh, năng lực doanh nghiệp, tài sản thế chấp...

cũng như các chỉ số tài chính đều được sử dụng trong mô hình tính điểm.

Ngay cả phương pháp cho điểm cũng có tới gần 50% là việc cho điểm dựa

trên phân tích đánh giá của chuyên gia phân tích, vì vậy mức độ đánh giá về

RRTD có thể xảy ra cũng sẽ mang tính chất tương đối, cần được rà soát, cập

nhật, đánh giá thường xuyên.

Thực tế về sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng của cá nhân ngày càng gia

tăng, để xử lý số đơn ngày một tăng của khách hàng, với hệ thống thông tin cá

nhân sẵn có, các ngân hàng sử dụng hệ thống cho điểm để đánh giá mức rủi ro

của khách hàng để cấp tín dụng theo các mức cho vay cụ thể. Hệ thống cho điểm

này đã được nhiều ngân hàng tự động hoá, được khách hàng rất ưa thích, vì nó

rút ngắn thời gian xử lý một món vay, trong vòng vài phút ngân hàng có thể

thông báo kết quả chấp nhận cho vay, cho vay bao nhiêu hoặc từ chối cho vay.

Mô hình tính điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7-12 hạng mục,

mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10. Bảng 1-1 ở trên là mức điểm cho

từng hạng mục của ngân hàng Mỹ thường sử dụng để đánh giá rủi ro trước

khi cấp tín dụng tiêu dùng.

Cơ sở lý luận của hệ thống cho điểm này là ngân hàng có thể định dạng

được các yếu tố về tài chính, kinh tế và động cơ của khách hàng để tách riêng

khoản vay loại tốt với khoản cho vay loại tồi thông qua việc quan sát thu nhập

và tổng kết từ số đông các khách hàng đã từng nợ trước đây. Bên cạnh đó Ngân



Nguyễn Khánh Dương -TC13A



43



Khóa luận tốt nghiệp



hàng giả định rằng các yếu tố tài chính và yếu tố khác mà trước đây đã từng tạo

ra sự khác biệt giữa khoản tín dụng tốt và khoản tín dụng chất lượng không tốt

vẫn có thể được áp dụng trong tương lai, với tỷ lệ sai sót nhỏ. Giả định này có

thể sai nếu như có sự biến động đột ngột của nền kinh tế và các yếu tố khác.

Chính vì vậy, các Ngân hàng cũng thường cập nhật lại hệ thống tính điểm.

Điểm tối đa cho khách hàng có thể nhận được từ 8 yếu tố trên là 43 điểm,

điểm thấp nhất là 9 điểm. Giả sử Ngân hàng nhận thấy rằng với những khoản

nợ đã được ký duyệt trước đây có điểm số không quá 28 thì có tới 40% số nợ

đó đã trở thành chất lượng kém và trên mức điểm 28 là những khoản tín dụng

có chất lượng từ trung bình đến cao. Với sự thống kê phân tích, NHTM căn cứ

vào đó đặt ra các mức điểm: Từ 28 điểm trở xuống, ngân hàng từ chối cấp tín

dụng; các mức 29-30 điểm có thể cấp tín dụng ở mức 10 triệu đồng; từ 31-33

điểm mức 15 triệu đồng… mức 41-43 điểm cao nhất ví dụ là 50 triệu đồng.

Ngoài ra còn có một số mô hình như mô hình xác suất tuyến tính

Chia các khoản vay cũ thành 2 nhóm: nhóm rủi ro mất vốn (Zi=1) và

nhóm không rủi ro (Zi=0); thiết lập mối quan hệ giữa nhóm này với nhân tố

ảnh hưởng tương ứng (Xij); mô hinh: Zi=∑BjXij + sai số (Bj: phản ánh mức

độ quan trọng của chỉ tiêu thứ j).

1.2.3. Kinh nghiệm quản trị RRTD của các NHTM trên thế giới

Nhằm hướng tới một mô hình chuẩn, hiệu quả về quản trị RRTD, có thể

xem xét, học tập kinh nghiệm mô hình quản trị của Ngân hàng ING Bank,

hiện đang được coi là Ngân hàng hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả trong

quản trị rủi ro nói chung, RRTD nói riêng, được Standard & Poor’s xếp hạng

A+ và Moody’s xếp hạng Aa3. Bảng 1-2 trình bày kết quả đánh giá chất

lượng tài sản tín dụng trong giai đoạn 2001-2002 của ING Bank.

Bảng 1-2: Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng ING Bank

Xếp loại



Loại xếp theo hạng nội



Nguyễn Khánh Dương -TC13A



44



Cơ cấu danh mục tín dụng



Khóa luận tốt nghiệp



(%)



bộ của ING*

1. Loại tín dụng



1-10



2001

49,6



2. Loại đầu cơ



11-17



48,1



51,7



18-22



2,3



1,8



3. Loại có vấn đề



2002

46,5



Nguồn: Báo cáo thường niên của ING Bank 2002



Ghi chú: (*) ING có hệ thống xếp hạng nội bộ chia khách hàng thành 22

hạng rủi ro (hạng 1 là rủi ro thấp nhất). Các khách hàng từ hạng 18 trở xuống

22 được coi là khách hàng có vấn đề (có nợ xấu).

Nhìn chung, mô hình quản trị RRTD mà ING Bank áp dụng có một số

nét chính như sau:

- Về cơ cấu bộ máy, có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ quản trị rủi

ro và kinh doanh, đây được coi là nguyên tắc hàng đầu nhằm đảm bảo rủi ro

được nhận biết và quản trị một cách có hiệu quả. Bộ phận quản trị RRTD là

một bộ phận nằm trong mảng quản trị rủi ro nói chung. Hệ thống quản trị rủi

ro được tách bạch độc lập với bộ phận kinh doanh / khách hàng và báo cáo

trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Bộ phận quản trị RRTD cũng được tổ chức

một cách tách bạch giữa bộ phận xây dựng chính sách với bộ phận quản lý rủi

ro và bộ phận xây dựng mô hình - sơ đồ1-3.

- Về thẩm quyền, ý kiến của bộ phận quản trị RRTD là yêu cầu bắt buộc

của các quyết định tín dụng. Trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh

doanh/khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo đề xuất và đánh giá độc lập

đề nghị duyệt một hạn mức tín dụng phù hợp cho từng khách hàng trong thời

hạn thường là một năm và bộ phận kinh doanh/khách hàng được sử dụng hạn

mức đó. Các khoản tín dụng vượt hạn mức này, hoặc đối với các khách hàng

chưa có hạn mức thì đều phải qua bộ phận rủi ro.



Nguyễn Khánh Dương -TC13A



45



Khóa luận tốt nghiệp



Quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng

Xây dụng mô hình



Rủi ro quốc gia



Rủi ro khách hàng



Định chế tài chính

Khu vực địa lý 1



Xây dựng chính sách tín dụng

Báo cáo



Khu vực địa lý 2



Xây dựng mô hình



Công ty

Khu vực địa lý 2



Khu vực địa lý…



Sơ đồ 1-3: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của ING Bank

Thẩm quyền của bộ phận rủi ro còn thể hiện việc tham gia vào hội đồng

tín dụng. Các cấp hội đồng tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro, chủ

tịch hội đồng bắt buộc là người thuộc bộ phận rủi ro và ý kiến của thành viên

rủi ro có ảnh hưởng mạnh hơn, trong trường hợp có sự bất đồng với số lượng

50:50, thì ý kiến của bộ phận rủi ro là ý kiến cuối cùng.

- Về kỹ thuật, sử dụng phương pháp định lượng, song vẫn kết hợp với các

nhận định, đánh giá định tính. Phương pháp định lượng đang được áp dụng phổ

biến là RAROC (Risk-Adjusted Return on Capital: hệ số sinh lời điều chỉnh

theo rủi ro). RAROC được lập thành một bộ phận tương đối chuyên biệt thuộc

bộ phận quản lý RRTD (bộ phận xây dựng mô hình, sơ đồ 1-3) và tất cả các

khoản tín dụng đều phải có kết quả tính toán của bộ phận này.

- Về hệ thống giới hạn/hạn mức tín dụng, đối với mỗi khách hàng, Ngân

hàng thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể, dưới mức tổng thể này, có các

hạn mức chia theo loại sản phẩm/giao dịch như cho vay, bảo lãnh, L/C v.v…

Để vừa đảm bảo quản lý tổng thể, vừa đảm bảo tính linh hoạt, việc xây dựng

giới hạn/hạn mức tín dụng được tuân theo nguyên tắc: mọi hạn mức/giới hạn

Nguyễn Khánh Dương -TC13A



46



Khóa luận tốt nghiệp



sản phẩm/giao dịch đều không vượt quá giới hạn/hạn mức tín dụng tổng.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của ING Bank có thể rút ra bài học để

NHTM Việt Nam nói chung và NHCT nói riêng có thể triển khai áp dụng:

Một là, triển khai mô hình quản lý RRTD phải tập trung, có bộ máy tổ

chức độc lập với bộ phận kinh doanh, bộ máy này thường xuyên đánh giá,

lượng hoá về rủi ro, cảnh báo sớm về RRTD.

Hai là, thẩm quyền ra quyết định tín dụng phải phân cấp rõ ràng, theo

cấp bậc về trình độ chuyên môn tín dụng, bộ phận quản lý RRTD phải là

thành viên quan trọng trong hội đồng quản trị.

Ba là, xây dựng hệ thống về hạn mức tín dụng nội bộ và hệ thống hạn

mức tín dụng cho khách hàng có chi tiết cho từng sản phẩm giao dịch.

Bốn là, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các NHTM Việt Nam

trong đó có NHCT cần xây dựng, sử dụng mô hình toán để lượng hoá rủi ro

để chủ động đối phó với RRTD.



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TĨNH

2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương chí nhánh Hà

Tĩnh

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh là đơn vị thành

viên cấp I trong hơn 137 chi nhánh NHCT Việt Nam. Trụ sở chính tại 166 Hà

Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 177/QĐHĐQT- NHCT của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ngày 26/10/2004 và

Nguyễn Khánh Dương -TC13A



47



Khóa luận tốt nghiệp



chính thức đi vào hoạt động từ ngày 11 tháng 01 năm 2005. Hiện tại NHCT

Hà Tĩnh có 1 chi nhánh ở thị trấn Kỳ Anh, 1 chi nhánh ở thị trấn Hương Khê,

1 chi nhánh ở thị xã Hồng Lĩnh và 2 phòng giao dịch tại thành phố Hà Tĩnh.

Tuy ra đời chưa lâu và đang trong thời kỳ vừa ổn định tổ chức, vừa hoàn

thiện cơ chế, quy chế vừa hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và

phương tiện đảm bảo phục vụ hoạt động kinh doanh. Nhưng đến nay NHCT

Hà Tĩnh đã thực hiện khá đầy đủ các chức năng của NHTM, cung cấp kịp thời

các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển

kinh tế tỉnh nhà như: Nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ với các hình thức

tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi tài khoản của các tổ

chức, cá nhân; dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ

và chi trả kiều hối, cho vay ngắn trung và dài hạn phục vụ sản xuất kinh

doanh và tiêu dùng, đầu tư dự án, bảo lãnh trong nước và quốc tế...

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc

NHCT VN, có quyền tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng và mở tài

khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước.

Hiện nay chi nhánh NHCT Hà Tĩnh có gần 98 cán bộ công nhân viên, bao

gồm các phòng ban: Ban Giám đốc, Phòng khách hàng, Phòng quản lý rủi ro,

Phòng kế toán - Ngân quỹ, Phòng Tổ chức- Hành chính, Phòng điện toán,

Phòng Kiểm tra - kiểm soát.

Ban Giám đốc: Bao gồm 01 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc

- Giám đốc: Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của Chi nhánh, chỉ

đạo điều hành theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam.

- Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng Giám

đốc NHCT Việt Nam về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh và chịu

trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc về các quyết định của mình.

Nguyễn Khánh Dương -TC13A



48



Khóa luận tốt nghiệp



- Đề nghị Tổng Giám đốc về các việc quyết định thành lập, sáp nhập,

giải thể các Điểm giao dịch; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,

kỷ luật các chức danh Trưởng phòng, phó phòng, các tổ điểm giao dịch...

Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Giám đốc:

- Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc đi vắng

(theo văn bản ủy quyền của Giám đốc).

- Giúp Giám đốc điều hành theo các nghiệp vụ được phân công phụ trách

và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình.

- Bàn bạc, tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp

vụ của Chi nhánh theo nguyên tắc dân chủ và chế độ thủ trưởng.

Phòng khách hàng:

- Nghiên cứu đề xuất chiến lược kinh doanh, chiến lược HĐV tại địa

phương, xây dựng kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và

điều hòa vốn kinh doanh trên địa bàn.

- Xây dựng chiến lược khách hàng để cho vay, thẩm định và tái thẩm

định, đề xuất các biện pháp về cho vay đối với các dự án thuộc quyền của Chi

nhánh NHCT Hà Tĩnh.

- Thực hiện phân tích dư nợ, nợ quá hạn từng quý và triển khai các văn

bản nghiệp vụ tín dụng, tổ chức tập huấn, hội thảo thi tay nghề cho CBTD.

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong

và ngoài nước.

- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của các Chi

nhánh trên địa bàn, đầu mối thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng,

đồng thời tổng hợp viết báo cáo các chuyên đề kế hoạch tín dụng theo chế độ

quy định.

Phòng kế toán:

- Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời các

loại hồ sơ, tài liệu và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch

Nguyễn Khánh Dương -TC13A



49



Khóa luận tốt nghiệp



toán kinh doanh, thanh toán theo quy định của NHNN và NHCT VN.

- Xây dựng kế hoạch tài chính toàn chi nhánh, giao chỉ tiêu kế hoạch tài

chính, quyết toán chỉ tiêu tài chính cho các Chi nhánh trên địa bàn, thực hiện

nghiệp vụ kế toán thanh toán và các khoản nộp Ngân sách theo Luật định.

- Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hạch toán kế toán và thực hiện báo cáo

theo chế độ quy định; tổ chức chỉ đạo tốt các biện pháp an toàn kho quỹ.

- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh

doanh theo quy định của NHCT VN.

Phòng kiểm tra kiểm soát:

- Kiểm tra giám sát triển khai chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh

theo quy định của Pháp luật, của NHNN và NHCT Việt Nam. Giám sát thực

hiện các quy định về an toàn của NHNN trong hoạt động tín dụng, tiền tệ,

thanh toán và dịch vụ khác.

- Kiểm tra độ chính xác các báo cáo tài chính, kế toán, việc tuân thủ các

nguyên tắc chế độ tài chính theo quy định của Nhà nước, NHNN, NHCT VN.

- Báo cáo Giám đốc kết quả kiểm tra, đề xuất các biện pháp xử lý các

tồn tại.

- Giải quyết đơn thư khiếu tố, tư vấn cho Ban Giám đốc về tranh chấp tố

tụng dân sự liên quan đến hoạt động của NHCT theo phân cấp ủy quyền của

Tổng Giám đốc.

Phòng tổ chức hành chính:

- Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến tổ chức của chi

nhánh trong công tác thi tuyển, tiếp nhận, bố trí cán bộ theo đúng nguyên tắc

quy chế tổ chức.

- Trung tâm đầu mối cho cán bộ liên hệ đi công tác, giao tiếp với khách

đến làm việc.

- Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của Hành



Nguyễn Khánh Dương -TC13A



50



Khóa luận tốt nghiệp



chính, văn thư, đánh máy, chụp văn bản, lưu trữ các văn bản theo yêu cầu của

Ban Giám đốc, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của cơ quan...

- Thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, văn

phòng phẩm....

Kể từ khi thành lập cho đến nay, chi nhánh NHCT Hà Tĩnh đã tưng

bước khẳng định được thương hiệu, đã hòa nhập vào hoạt động chung của hệ

thống NHCT VN và nền kinh tế thị trường. Chi nhánh NHCT Hà Tĩnh

không những đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và

phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với hiệu quả ngày càng cao, tạo

được những khởi sắc mới.



Nguyễn Khánh Dương -TC13A



51



Khóa luận tốt nghiệp



Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NHCT Hà Tĩnh

GIÁM ĐỐC



P.GIÁM ĐỐC 1



Phòng

khách

hàng



Phòng

PGD

PGD

quản lý Kỳ Anh Hương

rủi ro

Khê



P.GIÁM ĐỐC 2



PGD

Hồng

Lĩnh



Phòng

kế toánngân

quỹ



Phòng Phòng

tổ chức kiểm

hành

trachính

kiểm

soát



Phòng

Điện

toán



PGD6

1 và

PGD82



2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tĩnh

2.2.1. Những tác động của môi trường kinh tế đến tín dụng, rủi ro tín

dụng

Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, với diện tích 6.019km2, có

127km đường Quốc lộ 1A, 87km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt

Bắc - Nam, phía Bắc Hà Tĩnh giáp Nghệ An, Nam giáp Quảng Bình, Đông

giáp biển Đông với đường biển dài 137km và Tây giáp nước bạn Lào.

Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chậm, kinh tế thuần nông,

doanh nghiệp doanh nhân còn ít, nhỏ bé. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, mưa

lũ, bão, nắng hạn thường xuyên xảy ra tác động lớn đến sản xuất kinh doanh

và đời sống của doanh nghiệp, dân cư trên địa bàn. Từ đó, ảnh hưởng đến

hoạt động Ngân hàng đặc biệt là RRTD. Tuy nhiên Hà Tĩnh là địa phương có

nhiều tiềm năng, có đủ yếu tố về biển, sông, đồng bằng, miền núi,… nên



Nguyễn Khánh Dương -TC13A



52



Khóa luận tốt nghiệp



trong tương lai các ngành công nghiệp, du lịch, nuôi trồng chế biến nông lâm

thuỷ hải sản sẽ phát triển, tạo môi trường hoạt động Ngân hàng và đầu tư tín

dụng phát triển.

Môi trường kinh tế Hà Tĩnh vừa thuận lợi vừa thách thức cho hoạt động

đầu tư tín dụng Ngân hàng, do đó công tác quản trị rủi ro trong đầu tư tín

dụng đặt ra thách thức lớn rất cần phải quan tâm.

• Tình hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại Hà Tĩnh, nhìn dưới góc độ nhìn quản trị RRTD, có

những đặc điểm đáng chú ý sau:

- Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm, loại hình và lĩnh vực

kinh doanh đa dạng, phần lớn là doanh nghiệp dân doanh như công ty cổ phần,

công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN),…

Trong 5 năm (2005-2010) số lượng các doanh nghiệp mới thành lập là 2.172

doanh nghiệp tăng gấp 10.4 lần so với đầu năm 2005, số lượng doanh nghiệp

đăng ký kinh doanh thành lập giai đoạn 2007-2010 là 450 doanh nghiệp, trong

đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh việc tăng trưởng mạnh

mẽ về số lượng doanh nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh còn tập trung phát triển các dự án

lớn, các dự án trọng điểm trong danh mục các dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn

2008-2010 thuộc lĩnh vực công nghiệp xây dựng, chủ yếu mở các nhà máy sản

xuất thép, vật liệu xây dưng, khai thác và chế biến sản phẩm từ gỗ nguyên liệu.

Với sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp và dự án đầu tư sẽ tăng nhu cầu

dịch vụ Ngân hàng như: thanh toán, bảo lãnh, thuê mua, dịch vụ thẻ, mua bán

chuyển đổi ngoại tệ, điều này giúp cho NHCT Hà Tĩnh có thể phát triển hoạt

động kinh doanh của mình nhờ sự phát triển nhu cầu dịch vụ Ngân hàng từ các

doanh nghiệp và nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư.

Tuy quy mô kinh doanh và năng lực tại các doanh nghiệp còn nhỏ bé,

khả năng cạnh tranh, hội nhập trong cơ chế thị trường yếu, rủi ro trong kinh



Nguyễn Khánh Dương -TC13A



53



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

×