Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.26 KB, 41 trang )
Hình 5. Bột ngọt
3.4.1.2. Các tác dụng của Monosodium
glutamate
Các tác dụng tốt của Monosodium glutamate
Chức năng sử dụng trong thực phẩm: tăng vị Umami.
Monosodium Glutamate (bột ngọt) là một loại phụ gia thực phẩm có
tác dụng điều vị làm cho thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn.
Các tác dụng xấu của Monosodium glutamate
Trong báo cáo về tính mẫn cảm của MSG (bột ngọt). Ủy ban hỗn hợp
về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ Y Tế Thế giới (WHO) và tổ
chức Lương Nông (FAO) năm 1987, sau khi xem xét, nghiên cứu theo
dõi trong nhiều năm đã chính thức tuyên bố. "Các nghiên cứu đã
không thể chứng minh được rằng MSG (bột ngọt) là tác nhân gây ra
các triệu chứng của "Hội chứng cao lâu Trung Quốc" gây nên hiện
tượng nóng mặt, hoa mắt, khó chịu…
3.4.1.3. Hàm lượng sử dụng trong thực
phẩm
Ở Việt Nam viện dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y
Tế) cho phép sử dụng bột ngọt tối đa
6g/ngày.
Tên phụ gia Monosodium glutamate
INS
621
ADI
CXĐ
ML
GMP
3.4.2. Muối
Muối được dùng để nâng cao hương vị, bảo quản
sản phẩm, ổn định protein và duy trì độ bền của.
NaCl ở tỷ lệ khoảng 0,5% trực tiếp hoặc như là một
thành phần của hỗn hợp gia vị.
Muối ăn hay trong dân gian còn gọi đơn giản là muối
(tuy rằng theo đúng thuật ngữ khoa học thì không
phải muối nào cũng là muối ăn) là một khoáng chất,
được con người sử dụng như một thứ gia vị tra vào
thức ăn.
Hình 6. Muối
3.5. Phẩm màu Erythrosine (E127)
3.5.1. Đặc điểm của Erythrosine
CTPT: C20H6I4Na2O5 ( M= 879,86 g/mol)
Erythrosine (đỏ xanh dương nhạt): vì chất màu này
sẽ tạo thành acid erythrosinic trong các dung dịch có
pH từ 3 đến 4, và chất này chỉ tan nhẹ trong nước,
nó là phẩm màu đỏ duy nhất được dùng với
cherries. Được dùng cho các sản phẩm có cherries,
thịt, bánh kẹo và đồ hộp
Erythrosine: là chất màu tổng hợp, có màu đỏ anh
đào.
Hình 6. 2-(6-hydroxy-2,4,5,7-tetraiodo-3oxo-xanthen-9-yl) benzoic acid
3.5.2. Các tác dụng của Erythrosine
Trong xúc xích, erythrosine cùng với muối nitrit giúp
cố định màu và tạo màu đỏ cho sản phẩm.
Chất màu này sẽ tạo thành acid Erythrosinic trong
các dung dịch có pH từ 3 đến 4, chỉ tan nhẹ trong
nước. Được dùng cho các sản phẩm thịt, bánh kẹo
& đồ hộp.
Erythrosine được thêm vào thực phẩm để thay thế
các màu sắc bị mất trong quá trình sản xuất hay làm
cho thực phẩm trông bắt mắt hơn