1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

Chương 1: VẤN ĐỀ MIÊU TẢ NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRUYỆN KIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.08 KB, 98 trang )


chuyển biến từ lối điển hình hóa truyền thống theo lối lý tưởng hóa đến lối

điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực” [27, tr. 396]. Nhân vật chính diện

được ca ngợi, tôn vinh đã tốt lại càng tốt hơn, đã đẹp lại càng đẹp hơn, khôn

ngoan lại càng khôn ngoan hơn. Còn nhân vật phản diện thì lại vừa ác, vừa

ngu, vừa xấu. Nói cách khác, nhân vật trong truyện Nôm truyền thống là

nhân vật có tính cách một chiều. Còn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây

dựng được một hệ thống nhân vật đa dạng về phương thức điển hình hoá.

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Truyện Kiều có thể mang nét chung

đó, nhưng có thể cũng có tính loại hình như hệ thống nhân vật của các tác

phẩm trung đại khác.

Đây là cách hệ thống hóa nhân vật Truyện Kiều rất mới và hợp lý so

với cách trình bày của Lê Đình Kỵ. Cơ sở của nhận định trên là sự tổng hợp

tất cả các yếu tố cấu thành nên hình tượng nhân vật, từ ngoại hình, ngôn ngữ,

tâm lý, hành động, tính cách, bản chất giai cấp, thái độ của tác giả với nhân

vật v.v…Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng việc miêu tả ngoại hình thì việc chia

các nhân vật Truyện Kiều thành ba nhóm lại không hoàn toàn chính xác. Khi

miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Du vẫn chịu áp lực của quan niệm

truyền thống về hai loại nhân vật và ông đã áp dụng hai loại bút pháp khác

nhau đối với hai kiểu nhân vật này. Vì vậy, trong chương này, chúng tôi sẽ

khảo sát việc tả ngoại hình nhân vật Truyện Kiều ở hai loại nhân vật: chính

diện và phản diện.

1. Ngoại hình nhân vật chính diện

Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa, cho

cái thiện, cái đạo đức, cái đẹp. Khi một nhân vật được xây dựng với những

phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa, lý tưởng sống của

một giai cấp, một dân tộc, ở một thời đại nhất định, thì có thể được coi là

nhân vật lí tưởng.



25



Nhìn chung, để miêu tả các nhân vật chính diện, tức là để diễn tả vẻ

đẹp lý tưởng, Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp ước lệ, tượng trưng. Ước lệ

có thể được hiểu là công thức đã được quy ước trong một cộng đồng diễn

giải xác định. Ví dụ, để tả một phụ nữ đẹp, một công thức, một hình ảnh

được sử dụng chung trong văn học trung đại là “chim sa cá lặn”, bất cứ ai

sống trong không gian văn học trung đại đều hiểu được ý nghĩa của hình ảnh

đó. Tượng trưng là ý nghĩa của một biểu tượng văn học, nghệ thuật, được

nhà văn khai thác theo qui ước chung của cả cộng đồng diễn giải. Ví dụ, rồng

là biểu tượng tượng trưng cho vua chúa, trúc là biểu tượng tượng trưng cho

người quân tử. Vậy khi nói đến bút pháp ước lệ, tượng trưng là nói đến các

chất liệu miêu tả thường lấy từ thi liệu, văn liệu có sẵn. Bút pháp ước lệ

không quan tâm miêu tả cụ thể theo lối tả chân, không nhằm tả thực mà bằng

gợi tả để người đọc hình dung, tưởng tượng về đối tượng được miêu tả qua

những hình ảnh, những sự vật mang tính biểu trưng. Nhà nghiên cứu Trần

Nho Thìn chỉ rõ, các ước lệ, tượng trưng mà Nguyễn Du sử dụng thường gắn

liền với những yếu tố thiên nhiên.

1.1 Nhân vật Thuý Vân:

Ngoại hình nhân vật Thuý Vân được diễn tả bằng bút pháp ước lệ:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Tuy tác giả tả mặt, mắt, giọng nói, nụ cười, mái tóc, làn da … nhưng

chỉ là sự miêu tả một cách ước lệ, không miêu tả chân thực theo nghĩa là chi

tiết giống thực, chi tiết mô phỏng. Giả sử chúng ta phải tìm một nữ diễn viên

đóng vai Thúy Vân trong một bộ phim về Truyện Kiều thì việc dựa vào

ngoại hình này không thể đem lại tiêu chí rõ ràng, cụ thể cho việc tìm kiếm,



26



lựa chọn. Các hình ảnh miêu tả đều có tính ước lệ: “khuôn trăng”, “nét ngài”

hay “ngọc”, “mây”, “tuyết”, chúng không cho phép ta hình dung được chính

xác nhan sắc Thuý Vân, chỉ cho một ấn tượng rằng nhan sắc ấy có cái vẻ

sang trọng, phúc hậu, đầy đặn qua những chữ như “đầy đặn”, “nở nang”,

“đoan trang”. Dường như Thúy Vân có một vẻ đẹp toàn thiện, toàn bích. Đẹp

nhưng không phải là cái đẹp rực rỡ, chói lòa, sắc sảo mà là đẹp khiến cho

mây thua, tuyết nhường (thiên nhiên chịu thua). Tùng Hoa trên Nam phong

số 104, năm 1926 đã nhận định “Đúng là cái đẹp của Thúy Vân là cái đẹp

của người nhạn hạ sung sướng, không hay tư lự, suốt đời chỉ thường thường

thủ phận, chứ không có điều gì đáng kể [25, tr.1035]. Nhà nghiên cứu Đặng

Thanh Lê cũng đưa ra nhận định sâu sắc: “Nguyễn Du thường sử dụng mô

típ hình tượng khuôn mẫu quen thuộc thậm chí là công thức (hoa cười, ngọc

thốt, khuôn trăng , nét ngài…). Đồng thời, Nguyễn Du đã đưa vào một số từ

ngữ nôm na nhưng nội hàm đa nghĩa, những từ đầy đặn, nở nang không chỉ

miêu tả khuôn mặt phương phi tròn trịa, nét ngài minh bạch rõ ràng của Thúy

Vân mà đây còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, của cuộc đời Thúy Vân”

Chân dung Thuý Vân là chân dung ngầm ẩn sự phúc hậu, viên mãn đủ

đầy, gợi ý về một người sinh ra để hưởng hạnh phúc, để sống một cuộc đời

yên ấm. Điều này thì giới bình luận Truyện Kiều đã nói nhiều: Thúy Vân lấy

Kim Trọng, sinh con đẻ cái, hưởng tất cả vinh hoa phú quí. Nhưng tính ước

lệ, công thức đã tạo nên sự mơ hồ, đa nghĩa của “nét ngài” gây ra băn khoăn,

tranh luận cho giới Kiều học cho đến tận ngày nay. Nhiều nhà chú giải

Truyện Kiều thừa nhận “mày ngài” (nga mi) có thể dùng để tả người con gái

đẹp mà cũng có thể dùng tả chân dung người anh hùng. Không chỉ Thúy Vân

có mày ngài mà cả Từ Hải cũng có “râu hùm, hàm én, mày ngài”, Quan Vân

Trường trong Tam quốc diễn nghĩa cũng có mắt phượng, mày ngài !



27



Những “trăng”, “ngài”, “mây” “tuyết”, “hoa”, “ngọc” đều là những sự

vật quan sát thấy từ thế giới thiên nhiên.

1.2. Nhân vật Thúy Kiều :

Ta mới đọc đến nhân vật Thúy Vân, ta sẽ tưởng khó có vẻ đẹp nào

có thể vượt qua được Thúy Vân, song đây chỉ là đòn bẩy để nâng vẻ đẹp và

tài năng của Thúy Kiều lên đến tuyệt đỉnh. Tuy Thuý Kiều khác hẳn Thuý

Vân xét về phẩm chất, tính cách, tài năng (một người thì phúc hậu, một

người thì sắc sảo) nhưng nghệ thuật miêu tả hai nhân vật vẫn là việc sử dụng

bút pháp ước lệ, tượng trưng quen thuộc.

Thuý Kiều được miêu tả với điểm nhấn khác so với Thúy Vân:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà.

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành”.

Nguyễn Du muốn nhấn mạnh đến sắc và tài của Thúy Kiều, cả hai phẩm

chất này ở nàng đều nổi trội. Nói về nhan sắc, ấn tượng chung toát ra là “sắc

sảo mặn mà”, cái đẹp khiến cho tạo hóa (hoa và liễu) phải hờn ghen. Nguyễn

Du tập trung tả mắt cho Thúy Kiều trong khi đó không tả mắt Thúy Vân

(Thúy Vân chỉ có lông mày).

Ước lệ ở đây hiện lên rất rõ: làn thu thủy gợi tả mắt, nét xuân sơn gợi ý lông

mày, nghiêng nước nghiêng thành là thành ngữ quen thuộc mà giới chính trịvăn nhân xưa dùng để nói về cái đẹp đáng sợ của phụ nữ, hoa ghen liễu hờn

là cách so sánh. Không có chi tiết tả thực ngoại hình nhân vật. Các ngôn từ ở

đây thực chất là những điển cố, điển tích tái sinh trong vị trí mới theo nguyên

tắc liên văn bản. Chẳng hạn, các nhà bình chú Truyện Kiều đều nghĩ đến

những câu thơ chữ Hán đại loại như Nhãn quang thu thủy, mi đạm xuân sơn -



28



so sánh mắt người con gái đẹp như nước mùa thu, lông mày như núi xuân

(dáng núi in hình trên nền trời xuân). Giới bình chú cũng nhắc đến mấy câu

thơ của Lý Diên Niên đời Hán Bắc phương hữu giai nhân, Tuyệt thế nhi độc

lập. Nhất cố khuynh nhân thành, Tái cố khuynh nhân quốc. Ninh bất tri

khuynh thành dữ khuynh quốc, Giai nhân nan tái đắc” (Phương bắc có người

đẹp, Nhất đời không ai bằng. Nàng ngoảnh lại một lần khiến nghiêng ngả

thành trì của người ta, Nàng ngoảnh lại lần nữa khiến nghiêng ngả đất nước

của người ta. [Người ta] hẳn phải biết [cái hậu quả] thành nghiêng nước ngả,

nhưng thật khó gặp lại giai nhân [nên vẫn say đắm nàng] [45, tr.77]

Trong trường hợp này, tính ước lệ được thực hiện bằng việc sử dụng các

mẫu diễn đạt điển cố. Tác giả không quan tâm đến tính cá thể, chân thực, chi

tiết, tỉ mỉ của ngoại hình nhân vật mà chỉ nêu bật lên đặc điểm của một vẻ

đẹp đem lại sự bất hạnh do vẻ đẹp gây lên sự ghen ghét của thiên nhiên, tạo

vật. Như có nhiều nhà nghiên cứu đã bình luận, sắc đẹp (và tài năng ) của

Kiều báo hiệu trước cuộc đời nàng sẽ là cuộc đánh ghen của tạo hóa. Bùi

Kỷ-Trần Trọng Kim từng nhận xét : “Cũng là tả cái đẹp mà cái đẹp của cô

Kiều tươi quá thắm quá, hình như cái mối sầu, cái dây oan đã phục sẵn ở

trong cái đẹp đó rồi”[25, tr. 1026 ].

Đối với những người được đào tạo văn chương Hán học thì các công thức

diễn đạt đó rất quen thuộc vì họ đứng trong một cộng đồng diễn giải chung,

còn đối với độc giả ngày nay, nếu văn bản không được chú giải bởi các nhà

cổ học, chưa chắc đã hiểu được nghĩa của ngôn từ. Nhưng ai cũng thấy rõ

đây không phải là cách tả chân mà chỉ là cách tả ước lệ.

1.3 Nhân vật Từ Hải :

Ngoại hình của Từ Hải cũng được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp

ước lệ, tượng trưng vẫn dành cho các nhân vật lí tưởng hoá:



29



“Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”.

Cách nói ước lệ “râu hùm”, “hàm én”, “mày ngài” để miêu tả vẻ đẹp đường

bệ, uy nghi, phi thường của một võ tướng anh hùng. Đây không phải là các

chi tiết tả thực mà chỉ là những điển tích mang tính ước lệ, có chức năng gợi

liên tưởng đến ngoại hình và tính cách của người anh hùng. Không nên băn

khoăn tìm cách giải thích Từ Hải cao bao nhiêu thước, tỷ lệ giữa vai và thân

ra sao, cũng không nên căn cứ vào các công thức tả để vẽ hàm, vẽ râu hay vẽ

lông mày nhân vật. Đây không phải là bức ảnh chụp nguyên xi chân dung

nhân vật mà chỉ là các gợi ý về thần thái của người anh hùng. Theo Cao

Xuân Hạo, nguyên tác Kim Vân Kiều truyện tả Từ Hải bằng các công thức

“bạch diện tú mi” (Mặt trắng, mày đẹp) và “Hổ đầu yến hạm” (Đầu hùm,

hàm én) và theo ông “Bức phác họa chân dung này dường như chia ra làm

hai phần, một phần là những nét của một thư sinh, một phần là những nét của

một võ tướng” [25, tr. 1428 ]. Và “có cơ sở để giả định rằng Nguyễn Du

chấp nhận bức chân dung song diện này chứ không đồng nhất tướng mạo của

Từ Hải với tướng mạo của một Quan Vân Trường…Nếu vậy ta có thể hiểu

rằng những nét thư sinh trong dung mạo của Từ Hải đã được Nguyễn Du

phác họa bằng hai chữ “mày ngài”. Nguyễn Du bỏ nét “bạch diện” có lẽ vì

nó không thích hợp với một con người suốt mười năm “phong trần mài một

lưỡi gươm” [25, tr. 1429 ].

Ngoài những điển tích ước lệ thường gặp trong văn miêu tả nhân vật anh

hùng “râu hùm, hàm én, mày ngài”, Nguyễn Du còn tạo ra một không gian

đầy chất huyền thoại, tiết điệu ngắt bất ngờ “bỗng đâu”để tạo ra nét riêng

biệt của người anh hùng -bất ngờ trong sự xuất hiện và cũng rất bất ngờ trong

sự quyết định chọn người tình lý tưởng Thúy Kiều. Ngoài ra, khi hoạ chân

dung nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du rất lưu ý đến cấu trúc cân đối-cân đối về



30



hình ảnh: râu- hàm, vai- thân; cân đối về nhịp điệu: câu lục nhịp thơ 2-2-2

câu bát với nhịp thơ 4-4, và về mặt ngôn ngữ là những từ Hán Việt “anh hào,

côn quyền, lược thao” tạo nên sự trang trọng và những từ thuần Nôm tạo nên

sự gần gũi, đời thường.

Nguyễn Du đã sử dụng các hình ảnh ước lệ để diễn tả vẻ đẹp hình thức

của người anh hùng theo quan điểm thẩm mỹ trung đại.

1.4 Nhân vật Kim Trọng:

Kim Trọng là mối tình đầu tiên của Thúy Kiều nên Kim Trọng cũng

là nhân vật được Nguyễn Du ưu ái. Bức chân dung nhà thơ miêu tả Kim

Trọng có những nét đặc sắc và độc đáo riêng, có vẻ đẹp lý tưởng của một văn

nhân, khác với vẻ đẹp võ tướng đầy vẻ anh hùng của Từ Hải.

Chất văn nhân của Kim Trọng được Nguyễn Du diễn tả bằng những

công thức ước lệ dành riêng cho kiểu nhân vật này. Con ngựa của chàng

trắng như tuyết; áo xanh (của thư sinh):

“Tuyết in sắc ngựa câu giòn

Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”

Chúng ta nhớ, ngựa của người chinh phu trong Chinh phụ ngâm cũng có sắc

trắng như tuyết Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. Màu áo xanh của chàng

nho sinh xuất hiện không ít trong thi ca cổ. Bản dịch Tỳ bà hành tả Giọt

châu tầm tã đẫm tràng áo xanh. Không có bất cứ một chi tiết tả chân nào

dành cho Kim Trọng. Chân dung của chàng không có một đường nét nào cụ

thể, chân thực mà chỉ được nhấn mạnh cái ấn tượng toát ra từ con người này

: “phong tư tài mạo tuyệt vời” và vẻ “phong nhã hào hoa” cũng như cái thông

minh, tài giỏi:

“Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh

Nền phú hậu bậc tài danh,

Văn chương nết đất thông minh tính trời.



31



Phong tư tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.”

Cái túi thơ của chàng cũng là “lưng túi gió trăng”, một cách diễn đạt rất công

thức chứ không có ý tả cái túi đựng đồ vật thực nào hết. Việc phối hợp các

màu sắc tươi và sáng, ngựa trắng như tuyết, áo màu cỏ xanh như hòa nhịp

với cái vùng không gian cũng rất lung linh mà chàng xuất hiện: Một vùng

như thể cây quỳnh canh giao. Cái vùng không gian bao quanh Kim Trọng

cũng chỉ là một vẻ đẹp ước lệ chứ không phải là không gian thực, có những

chi tiết tả thực.

Nhìn chung, để tả ngoại hình những nhân vật chính diện, Nguyễn Du

thường dùng các công thức ước lệ, bao gồm những thành ngữ, điển tích, điển

cố, những ngôn từ có sẵn mang tính qui ước của văn chương cổ trung đại chứ

không đi theo hướng tả chân. Hiện tượng này ta đã thấy trong việc tả ngoại

hình các nhân vật Truyện Kiều như Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim

Trọng. Nhưng đây không phải là ngoại lệ mà là đặc điểm thi pháp chung của

văn học trung đại.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, người ta tả ngoại hình Lê Thái Tổ đầy ước

lệ, công thức: tướng mạo đại trượng phu, thần sắc tinh anh, hùng vĩ, bước đi

như rồng như hổ, tiếng nói vang vang như tiếng chuông. Ta thấy rõ dụng ý

tác giả chủ yếu nhằm tả thần thái của nhân vật, tạo ấn tượng uy nghi, trang

trọng chứ không chú ý đến tả hình dáng cụ thể, chân thực.

Trong Hoàng Lê nhất thống chí, các nhân vật nhân vật cũng được tả theo

bút pháp ước lệ này. Vua Lê Hiển Tông được tả bằng các hình ảnh “đi nhẹ

như nước, ngồi vững như non”. Ngoại hình Nguyễn Huệ Quang Trung cũng

không phải là ngoại lệ. Các ấn tượng về ông được nhấn mạnh bởi những

công thức quen thuộc: thông minh dũng lược, độ lượng hơn người, vẻ người

tươi đẹp hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên,



32



bả vai bên trái có 7 nốt ruồi, bước đi như rồng như hổ, tiếng nói vang vang

như tiếng chuông. Các bậc thức giả biết ngay là một người phi thường” .

Một sự so sánh chưa đầy đủ cho thấy cách tả ngoại hình nhân vật

chính diện của Nguyễn Du rất gần với cách tả của các nhân vật trong các tác

phẩm văn xuôi thời trung đại. Chúng tôi đã chọn so sánh với một tác phẩm

sử ký ( Đại Việt sử ký toàn thư ) và một tác phẩm tiểu thuyết chương hồi

(Hoàng Lê nhất thống chí) để hình dung về đặc trưng thi pháp phổ biến thời

trung đại này.

2. Ngoại hình nhân vật phản diện:

Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa (xét

về chính trị), cho cái ác (xét về đạo đức), cái xấu (xét về thẩm mỹ). Nhân vật

phản diện là phản đề, là mặt đối lập của nhân vật chính diện. Sự đối lập hai

kiểu loại nhân vật này là đặc trưng quen thuộc của văn học dân gian, văn học

trung đại và cả một số nền văn học hiện đại như văn học cách mạng.

Nền văn học trung đại thiên trọng chức năng giáo huấn nên lại càng đề

cao sự đối lập giữa hai kiểu nhân vật như thế. Điểm mới của Nguyễn Du so

với các tác giả văn học trung đại khác, như các nhà nghiên cứu đã phát hiện,

là trong hệ thống nhân vật của ông ở Truyện Kiều , không có sự đối lập tuyệt

đối giữa chúng. Hoạn Thư tuy ác độc nhưng không đến mức táng tận lương

tâm: khi đánh ghen đã thỏa mãn, mụ đã mở một đường thoát cho Kiều ra

chép kinh Phật trong Quan Âm các. Và khi Kiều bỏ trốn, mang theo cả

chuông vàng, khánh bạc thì Hoạn Thư cũng không cho người đuổi theo bắt

lại. Điều này chính Hoạn Thư đã nói với Kiều trong phiên tòa công lý :

“Nghĩ cho khi các viết kinh

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo

Lòng riêng riêng những kính yêu

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.”



33



Thúy Kiều là nhân vật chính diện nhưng Nguyễn Du cũng không nương tay.

Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã nhận xét rất tinh tế về sự phân tích tâm lý tàn

nhẫn của Nguyễn Du đối với nhân vật Thúy Kiều, chỉ rõ vì lòng tham mà

Kiều đã mất cảnh giác, khuyên Từ Hải đầu hàng Hồ Tôn Hiến, dẫn đến cái

chết đau đớn.

Tuy vậy, như chúng tôi đã nói trong phần mở đầu, tính chất trung gian

của một số nhân vật Truyện Kiều bộc lộ qua một tổng thể các yếu tố, nhất là

thái độ của tác giả. Nhưng nếu xét từ việc miêu tả ngoại hình thì tư duy phân

loại của Nguyễn Du vẫn giữ đúng nguyên tắc như các tác giả văn học trung

đại khác. Vì thế, xem xét vấn đề tả ngoại hình nhân vật không hề là chuyện

tầm thường mà thực ra, có một ý nghĩa quan trọng.

Ngoại hình của nhân vật phản diện được Nguyễn Du miêu tả theo hướng

tả chân. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã nhận xét: “Nguyễn Du cố gắng làm

cho nó gần gũi với đời sống, với hiện thực. Đặc biệt bút pháp của nhà thơ khi

xây dựng nhân vật này thường nổi rõ tính chất hiện thực xã hội chủ nghĩa” [

27, tr.400].

Có thể phân loại nhóm nhân vật phản diện thành hai loại: 1) bao gồm

những tên bán thịt buôn người đã đưa cuộc đời Kiều vào chốn thanh lâu đoạn

trường đầy đau khổ như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Hà, Bạc

Hạnh; 2) những kẻ thuộc giai cấp phong kiến thống trị như Hoạn Thư, Ưng,

Khuyển, Hồ Tôn Hiến ….Ở đây trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập

trung xem xét việc tả ngoại hình các nhân vật Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở

Khanh, Hoạn Thư , Hồ Tôn Hiến.

2.1. Nhân vật Mã Giám Sinh

Mã Giám Sinh là kẻ đầu tiên đưa Thúy Kiều vào dòng đời trôi nổi 15 năm

lưu lạc, tự xưng danh là sinh viên trường Quốc Tử Giám – một trường đại

học danh tiếng thời phong kiến. Xuất hiện trong vai một chàng sinh viên đi



34



lấy vợ lẽ, Mã Giám Sinh đến nhà Kiều qua lễ “vấn danh”. Hắn là người

phương xa, cả quê quán, lí lịch không rõ ràng nhưng ngay từ ngoại hình đến

hành động đều lộ rõ bản chất của con buôn:

“ Hỏi tên rằng: Mã Giám sinh.

Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.

Quá niên trạc ngoại tứ tuần,

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.”

So với Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du đã có thay đổi quan trọng trong

cách nhìn Mã Giám Sinh. Nguyên tác chỉ nói vắn tắt Mã là một người đẹp

đẽ, còn Nguyễn Du lại kể, tả khá chi tiết theo hướng tả chân, ông bình luận kĩ

hơn, trên cơ sở đó mà bộc lộ thái độ khinh bỉ. Là nhân vật phản diện, ngoại

hình họ Mã được tả thực, khá tỉ mỉ so với các nhân vật chính diện. Ở độ tuổi

ngoài bốn mươi, người xưa đã chuẩn bị mừng thọ ra ban lão làng (khác với

ngày nay, tuổi thọ trung bình đã cao hơn thì người ta thường mừng thọ ở độ

tuổi 70-80, cá biệt vẫn có vùng quê giữ phong tục cổ, ra lão ở tuổi 50).

Nguyễn Khuyến có thơ kể về chuyện mừng thọ ông “lên lão” 50 tuổi:

“Ông chẳng hay ông tuổi đã già

Năm mươi ông cũng lão đây mà

Anh em hàng xóm xin mời cả

Giò bánh, trâu heo cũng gọi là”

Vậy là Nguyễn Du có ý định tả thực tuổi của họ Mã. Vào độ tuổi đó, lẽ ra y

phải ăn mặc, đi đứng, có tác phong đĩnh đạc nhưng đằng này, tác giả nhìn

thấy khuôn mặt nhẵn nhụi, cạo hết râu ria, thấy cách phục trang đầy vẻ trai

lơ. Người cao tuổi (theo cách nhìn thời Nguyễn Du) lẽ ra phải để râu, phải ăn

vận trang trọng, đứng đắn nhưng họ Mã có một cách ăn vận, để râu tóc “lệch

chuẩn”. Lê Văn Hoè nhận xét : “áo quần bảnh bao là áo quần sạch sẽ, đẹp đẽ.

Hai chữ bảnh bao thường dùng để khen vẻ đẹp của y phục trẻ con nay dùng



35



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

×