1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

Chương 2: NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.08 KB, 98 trang )


Chương 2: NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRUYỆN NGẮN CỦA NAM

CAO.

Ngày nay, giới nghiên cứu thường nhìn cả thế kỷ XX như là thời kỳ

của văn học Việt Nam hiện đại. Văn học hiện đại ở Việt Nam hình thành và

phát triển như là một sản phẩm, kết quả của quá trình tiếp biến, giao lưu văn

hóa và văn học phương Đông –phương Tây.

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã có một chủ trương theo chúng tôi

là hết sức quan trọng về nội hàm cũng như ý nghĩa của khái niệm “văn học

hiện đại”: “Chúng tôi không đối lập văn học Việt Nam trước và sau năm

1945 (đó là một việc khác ai đó sẽ làm trong một dịp khác), mà tìm cách đối

lập toàn bộ văn học Việt Nam thế kỷ XX với nền văn học từ thế kỷ XIX trở

về trước, đối lập văn học hiện đại với văn học trung đại. Đây cũng là hướng

nghiên cứu cần thiết và có thể nói là có hứa hẹn” [32, tr. 22]. Tất nhiên, khái

niệm “đối lập” của Vương Trí Nhàn cần được hiểu tương đương với biện

pháp khu biệt, so sánh để tìm sự khác biệt, để xác định tính loại hình của hai

nền văn học trung đại và hiện đại. Hướng nghiên cứu so sánh mà luận văn

của chúng tôi theo đuổi chính là tìm cách đặt việc miêu tả ngoại hình nhân

vật của Nam Cao-một tác giả tiêu biểu cho văn học hiện đại trong thế “đối

lập” với việc miêu tả ngoại hình nhân vật của Nguyễn Du –một tác giả tiêu

biểu cho văn học trung đại.

Nam Cao là một trong những tác giả xuất sắc của văn học hiện đại

Việt Nam giai đoạn trước 1945. Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được

những thử thách khắc nghiệt của thời gian. Thời gian càng lùi xa, những tác

phẩm của ông càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao

cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về

quan điểm nghệ thuật của mình. Ông phê phán khá toàn diện và triệt để tính



47



chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời, coi đó là

thứ “ánh trăng lừa dối”, đồng thời yêu cầu nghệ thuật chân chính phải trở về

với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói lên được nỗi thống khổ của

hàng triệu nhân dân lao động lầm than (Giăng sáng).

Xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu hiện thực chủ nghĩa đã đạt được

nhiều thành tựu xuất sắc, Nam Cao ý thức sâu sắc rằng: “Văn chương chỉ

dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn

chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa). Và Nam Cao đã

thực sự tìm được cho mình một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản

ánh hiện thực. Nếu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố những nhà văn hiện thực xuất sắc thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936 - 1939) đều

tập trung phản ánh trực tiếp những mâu thuẫn, xung đột xã hội thì sáng tác

của Nam Cao - đại biểu ưu tú nhất của trào lưu hiện thực chặng đường cuối

cùng (1940 - 1945), trừ truyện ngắn Chí Phèo (mà theo tôi là dư âm còn sót

lại của thời kỳ 1936 - 1939) trực tiếp đề cập tới xung đột giai cấp, còn các tác

phẩm khác đều tập trung thể hiện xung đột trong thế giới nội tâm của nhân

vật. Hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ không tạo điều kiện cho Nam Cao đi

thẳng vào những vấn đề cấp bách nhất của xã hội, không trực tiếp miêu tả

những sự kiện có ý nghĩa xã hội lịch sử rộng lớn. Nhiều tác phẩm của ông

được dệt lên bằng toàn những “cái hàng ngày” chủ yếu liên quan đến cuộc

sống riêng tư của các nhân vật, những sự kiện vặt vãnh, nhỏ nhoi, tủn mủn

mà nhà văn gọi là “những chuyện không muốn viết”. Chưa bao giờ cái vặt

vãnh hàng ngày lại có một sức mạnh ghê gớm như trong sáng tác của Nam

Cao. Chỉ có tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng cũng đủ sức lôi tuột văn sĩ

Điền đang nhởn nhơ trên chín tầng mây với ánh trăng giống như “cái vú mịn

tròn đầy” xuống mặt đất với biết bao cực khổ lầm than (Giăng sáng). Từ

những chuyện vụ vặt đời thường, Nam Cao đã thực sự động chạm đến vấn đề



48



có tính chất nhân bản, đã đặt ra những vấn đề sâu sắc về cuộc sống, về thân

phận của con người, về vấn đề cải tạo xã hội, về tương lai của dân tộc và

nhân loại. Bi kịch của đời thường, của những cái vặt vãnh hàng ngày, qua

ngòi bút đầy tài năng của Nam Cao đã trở thành những bi kịch vĩnh cửu.

Ở bất cứ một lĩnh vực, một đề tài nào Nam Cao cũng thành công với

những sáng tác mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và vẻ đẹp nghệ thuật điêu

luyện, độc đáo. Cả hai lĩnh vực viết về người nông dân và trí thức, Nam Cao

đều để lại cho đời những tác phẩm bất hủ đi vào lòng người.

Khi bàn đến đặc điểm phong cách nghệ thuật Nam Cao, nhiều nhà

nghiên cứu, phê bình đều đề cập đến nghệ thuật miêu tả nhân vật, trong đó có

việc miêu tả ngoại hình nhân vật. Như đã trình bày ở phần mở đầu, không

phải bất cứ nhân vật nào cũng được Nam Cao miêu tả ngoại hình. Và như

Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét, Nam Cao thiên về miêu tả tâm lý nhân vật

nhiều hơn là tả ngoại hình, trừ một số trường hợp. So với nhân vật trí thức thì

nhân vật nông dân thường được ông miêu tả ngoại hình thành công hơn.

“Khi xây dựng nhân vật người trí thức, Nam Cao có thói quen rất ít khi miêu

tả ngoại hình”[41, tr.177]. Trong những tác phẩm viết về đề tài nông dân,

ông đã có cách tả ngoại hình nhân vật khá tỉ mỉ để thể hiện những phẩm chất,

tính cách bên trong của mỗi nhân vật. Vì vậy để tìm hiểu chân dung ngoại

hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi sẽ tìm hiểu cách tả

ngoại hình một số nhân vật thành công trong một số tác phẩm tiêu biểu về đề

tài nông dân như Chí Phèo, Lão Hạc v.v. để làm đối tượng nghiên cứu trong

chương này.

1. Ngoại hình nhân vật chí Phèo

Trong văn học đương thời, hình tượng người nông dân là nguồn cảm

hứng khá phổ biến và niềm quan tâm của nhiều người cầm bút, từ Phạm Duy

Tốn đến Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng .... cùng thể hiện



49



đề tài quen thuộc ấy nhưng với nỗ lực của mỗi nhà văn "đào sâu tìm tòi, khơi

những nguồn chưa ai khơi với sáng tạo nhưng gì chưa có”, Nam Cao không

đi vào những cảnh sưu thuế nặng nề, những cảnh áp bức bóc lột đối với

người nông dân như các nhà văn hiện thực khác, và cũng không miệt thị

người nông dân như nhiều cây bút lãng mạn lúc bấy giờ, mà lặng lẽ đi sâu

thể hiện quá trình tha hóa, quá trình lưa manh hoá của những người dân hiền

lành lương thiện. Điều này chúng ta có thể tìm thấy ở nhân vật Chí Phèo

trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Thông qua nhân vật Chí Phèo, nhà

văn muốn phán ánh một vấn đề xã hội, vấn đề có tình quy luật phổ biến của

đời sống nông thôn. Những nhân vật của Nam Cao được thể hiện rất thành

công cả trên cả 2 phương diện ngoại hình và tính cách. Nhưng trong khuôn

khổ của luận văn chúng tôi chỉ quan tâm đến ngoại hình nhân vật Chí Phèo,

đến sự tương ứng giữa ngoại hình và tính cách.

1.1 Ngoại hình của Chí Phèo khi bắt đầu tha hoá:

Tuy Chí Phèo là nhân vật chính của tác phẩm song ta thấy Nam Cao

không lý tưởng hóa nhân vật mà cố gắng miêu tả một cách khách quan. Đây

là một hiện tượng mới, khác về bản chất so với văn học trung đại.

Viết Chí Phèo, Nam Cao đã ném ra cuộc đời một thằng cùng hơn cả

dân cùng: không cha - không mẹ - không họ hàng thân thích- không tấc đất

cắm dùi - không không tên – không tuổi. Chí hoặc là một món hàng sống

hoặc là một kiếp làm thuê bị bóc lột về sức và xúc phạm về nhân phẩm. Dù

vậy lai lịch của đứa con hoang bị bỏ rơi và kiếp sống làm thuê không làm

cho Chí Phèo bị lưu manh hoá. Chí vẫn lớn lên bằng bản chất hiền lành

lương thiện của người dân lao động cho đến năm 20 - 21 tuổi.

Chí Phèo chỉ thực sự thay đổi từ sau khi ở tù về. Nhà tù thực dân đã khởi

đầu cho quá trình lưu manh hoá người nông dân biến người nông dân –

người lương thiện thành kẻ côn đồ. Nguyên nhân đẩy Chí đi ở tù có thể do sự



50



ghen tuông vì Chí được bà vợ ba của Bá Kiến yêu quí:" Cụ chỉ muốn cho tất

cả những thằng trai trẻ đi ở tù". Bá Kiến đã khôn ngoan dùng nhà tù để thanh

toán đối thủ tình ái tiềm tàng.

Nam Cao không thường xuyên tả khuôn mặt nhân vật nhưng khi đã miêu tả

thì ông tỏ ta hết sức sắc sảo, tài hoa. Chỉ bằng một số nét đặc tả ngoại hình

của Chí Phèo, nhà văn đã vẽ lên cả một bức tranh chân thực sinh động về quá

trình lưu manh hoá nhân hình của Chí. Chân dung Chí Phèo khi mới ở tù về

được khác hoạ với nhiều thay đổi rõ nét: "Hắn về lớp này trông khác hẳn mới

đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc,

cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm

gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực

phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả

hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết”. Có thể thấy ngay là hiện lên trước

mắt độc giả một bức chân dung phong phú chi tiết hơn hẳn nhân vật phản

diện của văn học trung đại và các chi tiết đều có mục đích tả chân, thoát khỏi

các công thức ước lệ, tượng trưng. Nam Cao đã cho người đọc thấy sự xuất

hiện của một Chí Phèo khác hẳn với quá khứ, nhằm ngụ ý một sự đổi thay

mạnh mẽ ở con người hắn. Ngoại hình nhân vật Chí Phèo khiến người đọc có

cảm tưởng như đang được quan sát một Chí Phèo bằng xương, bằng thịt

ngoài đời vậy. Tục ngữ Việt Nam có câu: Cái răng cái tóc là góc con người.

Chí Phèo đã không còn là một con người bình thường nữa vì cái răng cái tóc

của hắn đã rất khác lạ. Nếu người Việt Nam trước đây có tục nhuộm răng

đen thì việc Chí có hàm răng bị/được cạo trắng hớn gây ấn tượng đáng sợ,

đáng ghét như thế nào. Hắn không còn thuộc cộng đồng văn hóa Việt nữa

rồi. Đầu cạo trọc lốc cũng không phải là một ngoại hình bình thường từ góc

nhìn của văn hóa Việt. Gây ấn tượng mạnh mẽ đáng sợ và đáng ghét hơn nữa

là cái thần thái cơng cơng của khuôn mặt và gườm gườm không chút thiện



51



cảm của đôi mắt. Chúng ăn nhịp với cái đầu cạo trọc, hàm răng trắng hớn.

Nam Cao chú ý cẩn thận đến cách phục sức của Chí Phèo: quần nái đen và áo

tây vàng. Người đàn ông-nông dân Bắc Bộ xưa quanh năm vận áo quần màu

nâu sồng. Kiểu cách của quần áo (áo kiểu tây), nhất là màu sắc của chúng tố

cáo sự thay đổi tính cách của Chí Phèo. Những hình chạm trổ trên thân thểnay gọi là “xăm mình”- trong cách tiếp nhận của người Việt cho đến nay vẫn

thường được hình dung, liên tưởng đến thế giới bụi đời, xã hội đen, giới tội

phạm. Từ cái răng, cái đầu, cái mặt đến cách ăn mặc và hình chạm trổ trên cơ

thể của Chí đều thống nhất gợi lên ấn tượng về một kẻ lưu manh côn đồ, một

thằng "sắng cá" không mấy lương thiện, nó khác hẳn với chân dung của Chí

Phèo "trần truồng và xám ngắt" khi bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ hoặc chân

dung hiền lành lương thiện của Chí khi còn là anh canh điền khoẻ mạnh làm

thuê trong nhà Bá Kiến. Chí Phèo vốn là một cố nông, là một anh canh điền

làm thuê sống một cuộc sống lương thiện, sống bằng bàn tay lao động chân

chính của mình. Vậy mà Bá Kiến đã nham hiểm đẩy Chí vào nhà tù làm thay

đổi cả hình thức bên ngoài và tính cách của Chí Phèo. Sau bảy, tám năm đi

biệt tăm, biệt tích hắn đã trở thành một kẻ khác hẳn với bản chất vốn có của

mình, không còn là người nông dân nữa. Nam Cao đã nhân việc miêu tả

khuôn mặt của Chí Phèo để thÓ hiÖn quá trình lưu manh hoá của Chí từ khi

đi tù. Các nhà nghiên cứu đã nói rất hay về sự tha hóa cả về nhân hình lẫn

nhân tính của Chí Phèo. Hoàn cảnh tác động thay đổi cả ngoại hình bên

ngoài và thay đổi tính cách bên trong của Chí Phèo. Nam Cao đã miêu tả cụ

thể, sinh động, chân thực về sự thay đổi ngoại hình của Chí Phèo-kẻ đi tù-để

ngầm diễn đạt một sự biến đổi tha hóa bên trong của Chí Phèo. Chúng ta

thấy “khi viết về người nông dân, Nam Cao đã không lí tưởng hóa nhân vật

của mình. Ông nhìn rõ và thấu hiểu những cái xấu những cái hạn chế của

họ”.[ 41, tr.136]



52



1.2 Ngoại hình Chí Phèo khi y chìm sâu trong sự tha hoá trở thành con quỷ

dữ của làng Vũ Đại

Chí Phèo vốn là người nông dân hiền lành như đất, sống bằng nghề cầy

thuê, cuốc mướn, sống lương thiện, biết tự trọng, biết khinh cái đáng khinh

và cũng bao nhiêu người nông dân khác, cũng khát khao hạnh phúc đời

thường với những ước mơ bình dị. Nhưng nhà tù đã không cải tạo được Chí

Phèo. Đi tù về Chí Phèo đã cho thấy, môi trường nhà thù đã biến Chí thành

một gã lưu manh. Môi trường sống của làng Vũ Đại lại tiếp tục dồn cuộc đời

Chí Phèo đi đến tận cùng của sự lưu manh hóa. Chí vốn là một người lương

thiện phải sống như một kẻ bất lương, mất hết tính người. Chí vốn là một

người lao động chân chính mà lại phải sống bằng nghề đi ăn cướp, ăn vạ.

Muốn sống thân thiện và gần gũi những người xung quanh thì lại đi phá hoại

hạnh phúc của bao nhiêu người dân lành xung quanh Chí.

Cùng với thời gian và cuộc sống tội lỗi ở làng Vũ Đại, nhân hình của

Chí còn biến đổi ghê gớm hơn mạnh mẽ hơn. Ở tù về Chí giống thằng "sắng

cá" nhưng dẫu như vậy Chí vẫn còn lại chân dung của kẻ làm người. Càng về

sau, Chí không còn có được chân dung của một con người: "Cái mặt hắn

không trẻ cũng không già; nó là mặt của con vật lạ, nhìn mặt những con vật

có bao giờ biết tuổi? Cái mặt hắn vàng vàng mà lại muốn sạm màu gio; nó

vằn dọc vằn ngang, không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo”. Những chi tiết này

còn được Nam Cao nhấn mạnh nhiều lần trong tác phẩm khi ông viết "cái

mặt hắn vằn dọc vằn ngang như mặt thớt". Một hình dáng xấu xí bởi một

khuôn mặt đầy vết sẹo gây ra, dáng đi khó nhìn cũng như bản tính xấu xa.

Chí đã không còn như trước nữa.

Ngoại hình của nhân vật Chí Phèo đã thay đổi căn bản khi hắn sống ở

làng Vũ Đại. Đặc biệt Chí Phèo không biết làm gì sau khi đi tù về. Ngoại

hình của Chí sẽ biến dạng nhiều hơn khi mỗi lần Chí Phèo đến tìm Bá Kiến.



53



Nếu lần thứ nhất Chí Phèo đến nhà Bá Kiến để ăn vạ, để vòi tiền uống rượi

thì làn thứ hai đến nhà đến nhà Bá Kiến hắn lại đến để xin đi ở tù bởi vì "ở tù

còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước, một thước đất cắm rùi không

có, chả làm gì nên ăn". Hiện thực làng Vũ Đại còn khắc nghiệt tàn bạo hơn

cả cái nhà tù có thật. Bá Kiến khéo léo mượn tay Chí Phèo để đòi tiền đội

Tảo theo sách lược "dùng thẳng đầu bò để trị thằng đầu bò". Đòi được tiền,

Chí Phèo vừa tự đắc "anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta", vừa thực

hiện ước mơ có nhà có vườn, nhưng thực chất là dấn sâu hơn vào con đường

tội lỗi. Chí đã trở thành công cụ gây tội ác trong tay giai cấp thống trị, thành

"anh đầy tớ chân tay mới" của cụ Bá. Cũng từ đấy Chí đã gây không biết bao

nhiêu tội ác "phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yêu vui, đạp

đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người

lương thiện". Chí Phèo thực sự trở thành một tội nhân của làng Vũ Đại. Từ

đó ta thấy Chí Phèo vừa là nạn nhân khốn khổ của bọn cường hào địa chủ,

vừa là con quỷ dữ đối với nhân dân làng Vũ Đại. Và cũng vì thế mà Chí

Phèo bị mọi người ghê tởm, xa lánh. “Để tồn tại, Chí Phèo buộc phải làm

nghề rạch mặt ăn vạ, cướp giật, la làng; phải bán cả diện mạo và linh hồn của

mình. Không phải bán buôn, bán sỉ, mua đứt bán đoạn mà là bán dần, mỗi

lần lấy dăm ba hào chỉ hết sức rẻ mạt”.[42, tr.451].

Trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố chị Dậu được miêu tả có

khuôn mặt trái xoan với cái nhanh nhẩu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn

của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da nâu giòn. Khuôn mặt ấy

khiến người đọc hình dung về chị Dậu đó là một người khoẻ khoắn, đảm

đang. Trong truyện ngắn “Chí Phèo” những vết sẹo ngang dọc trên khuôn

mặt của Chí cùng với những nét chạm trỗ ở ngực tự có đã nói lên rất nhiều.

Phải chăng cái ngoại hình biến dạng, kỳ dị ghớm ghiếc kia như đã muốn

trưng ra quá khứ dữ dằn, và nội tâm tha hoá biến chất của Chí Phèo. Chí đã



54



thực sự là một kẻ lưu manh, côn đồ, sẵn sàng nhúng tay vào tội ác. Những sự

thay đổi quá lớn trong con người của Chí. “Miêu tả loại nhân vật này, Nam

Cao muốn thật khách quan để lột tả cho hết, cho chân xác những mẫu người

đang tha hóa, đang dần dà biến chất”. [11, tr.256]

Nhân vật Tám Bính của Nguyên Hồng và nhân vật Chí Phèo của Nam

Cao tiêu biểu cho kiểu loại nhân vật này. Trong tác phẩm của Nam Cao, kiểu

con người tha hóa được khai thác một cách toàn diện và triệt để. Tha hóa và

chống lại tha hóa, các nhân vật đã phải trả một cái giá rất đắt cho chính mình.

Nguyên Hồng và Nam Cao đã cố gắng đi tìm những nét đẹp còn ẩn sâu trong

tâm hồn của những con người bị tha hóa- một quan niệm rất tiến bộ của các

nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam.

1.3 Ngoại hình của Chí Phèo khi bị cự tuyệt:

Chí Phèo vốn là một con người hiền lành nhút nhát và có lòng tự trọng, vậy

mà Chí Phèo đã trở thành một kẻ đâm thuê, chém mướn, một con vật lạ, con

quỷ dữ của làng Vũ Đại. Mỗi khi Chí Phèo cất tiếng chửi thì mọi người trong

làng đều xa lánh, không ai đếm xỉa đến sự xuất hiện của hắn. Tiếng chửi của

Chí Phèo đâu phải đơn thuần là tiếng chửi của một gã say, một gã điên

khùng, một kẻ lưu manh mà còn là tiếng chửi của ranh giới giữa say và tỉnh,

giữa con người và con vật. Vậy là trong tiềm thức sâu xa Chí Phèo vẫn khát

khao mong giao tiếp với mọi người dẫu trong cuộc giao tiếp tồi tệ nhất đó là

mong có người chửi lại mình. Bởi khi có người chửi lại Chí Phèo có nghĩa

còn coi hắn là một con người nhưng đằng này đáp lại tiếng hắn chửi chỉ là

những tiếng chó sủa mà thôi.

Cuộc gặp gỡ của hắn với Thị Nở như một chiếc phao để hắn bấu víu vào

đó. Chúng ta không nghĩ Chí Phèo là một kẻ côn đồ, Thị Nở là một người dở

hơi, xấu xí mà lại nảy sinh một tình yêu và khát khao có một tình yêu. Chính

trong phút giây đó Chí Phèo đã thấy được ý nghĩa của cuộc sống đời thường



55



mà mình vẫn ước ao bấy lâu nay lại được trỗi dậy. Hắn chứng kiến âm thanh

của sự sống và đặc biệt hắn xúc động hơn lần đầu tiên trong đời hắn ốm có

người chăm sóc và đặc biệt là bàn tay của một người phụ nữ. Hương vị của

bát cháo hành là hương vị của hạnh phúc mà Chí Phèo luôn ước mơ, như mơ

ước có một gia đình bình dị như bao nhiêu người lương thiện khác.

Sau lần "ăn nằm" với Chí, tức là sau cái hành động tạo hóa đầy màu

nhiệm này, cả Thị Nở lẫn Chí đều được thay đổi. Thị Nở đã hoàn toàn chìm

đắm trong cơn đam mê tột cùng của bản năng thiên tạo. Thị đã quên hết thảy

mọi ràng buộc của đời sống thường nhật, quên bà cô, quên bặt cả những định

kiến tầng tầng lớp lớp của cái xã hội làng Vũ Đại. Khi mà cả làng Vũ Đại

quay lưng với Chí, thì chỉ duy nhất mình thị đến với Chí một cách hồn nhiên

hết mực. Thế là cái thiên chức (sự chăm lo), thiên lương (tình thương, lòng

tốt), những gì gọi là năng lực đàn bà trong thị bỗng động đậy, đòi được thể

hiện. Nhưng khác với thị, trong khi hưởng thụ Chí lại là người không hẳn vô

tư. Trong con người anh ta cũng bắt đầu xuất hiện ý thức sở hữu duy nhất,

triệt để đối với thị, một ý thức về tình yêu của giống người: vừa dâng hiến

vừa đòi hỏi. Chính vì thế mà Chí đã nghĩ xa xôi đến một tổ ấm, thứ hạnh

phúc bình dị theo kiểu con người. Chí đã khóc khi ăn bát cháo hành, tức là đã

khóc vì cái hạnh phúc lần đầu tiên được hưởng thụ theo cung cách của một tổ

ấm. Vì không thể vô tư được nên khi phải chờ đợi Thị Nở, Chí Phèo đã sốt

ruột, tức tối.

Nhưng rồi Thị Nở nhớ ra có một bà cô trên đời và sau khi hỏi ý kiến

của bà cô, thị đã đến trút giận vào Chí Phèo. Chính hành động cự tuyệt của

Thị Nở làm cho chân dung của Chí Phèo đã thay đổi: “Hắn ngồi ngẩn mặt,

không nói gì”. Chưa bao giờ ta thấy bộ mặt của Chí Phèo lại như vậy, hắn

như đang nối tiếc hay vẻ mặt của hắn như mất mát một điều gì đó rất lớn lao.

Hắn có vẻ mặt ấy có lẽ rất logic bởi hắn đã tìm lại được chính ước mơ và con



56



người của mình mà bây giờ vừa trỗi dậy lại bị vùi tắt. Vậy thử hỏi làm sao

mà Chí Phèo lại không ngổi ngẩn mặt ra. Chính sự cự tuyệt của Thị Nở làm

Chí Phèo đã tìm cách giải quyết của cuộc đời mình nhanh hơn.

Tác giả viết lên nhân vật Chí Phèo không ngoài tư tưởng phản kháng,

chống lại mọi hình thức cai trị của thực dân phong kiến, mọi quyền hành của

bọn cường hào ác bá, chống lại áp bức, hủ hóa, tệ nạn đè nén những con dân

hiền lành, ít học ở nông thôn…Nam Cao đã thể hiện mọi nhân tính trong

truyện, chửi thẳng vào mặt những kẻ cầm quyền qua những vai trò hạ cấp

trong xã hội. Những tiếng nói đó đã đánh động lương tâm con người, kể cả

cái chết tức tưởi của Chí Phèo. Những nhân vật bị đời nguyền rủa được Nam

Cao vẽ lên bằng một bút pháp tài tình, pha màu chế biến thành những khuôn

mặt dị dạng, xấu xí từ bản tính cho tới ngoại hình, điển hình nhất là Chí

Phèo dáng dấp không được bình thường, lúc say, lúc tỉnh, lúc bình sinh, lúc

hung tàn tạo nên một chân dung tuyệt vời, người đọc thấy được chân tướng

của Chí Phèo, có khác gì một Quasimodo của Victor Hugo cũng chẳng khác

gì một AQ của Lỗ Tấn. Nhưng mỗi nhân vật tuy khác nhau về hoàn cảnh

cũng như tình cảm nhưng họ đều mang chung một nỗi thống khổ: đó là thân

phận làm người của những kẻ bất hạnh.

Tuy nhiên tác phẩm của Nam Cao hướng về chủ nghĩa nhân bản rõ nét

hơn. Trường hợp nhân vật Chí Phèo không phải y sinh ra đã độc ác “nhân

chi sơ tính bản thiện”, cho dù định mệnh đã báo trước sự hẩm hiu bên “lò

gạch”. Nhưng rồi phải đi ở hết nhà này qua nhà khác, lớn lên bị gạt ra khỏi

dòng đời, Chí Phèo bước vào con đường lầm than, lao lý do tác động xã hội.

Chí Phèo trở thành một kẻ ngang tàng nhưng bên trong Chí Phèo vẫn còn

lương tính, từ sâu thẳm tâm hồn hắn vẫn ẩn giấu một tình yêu cuộc sống, một

khát vọng làm người: “…Hắn tự nghĩ nếu Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn

thì sao người khác không thể được. Họ có thể thấy rằng hắn cũng có thể



57



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

×