1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

Ngoại hình nhân vật phản diện:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.08 KB, 98 trang )


Thúy Kiều là nhân vật chính diện nhưng Nguyễn Du cũng không nương tay.

Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã nhận xét rất tinh tế về sự phân tích tâm lý tàn

nhẫn của Nguyễn Du đối với nhân vật Thúy Kiều, chỉ rõ vì lòng tham mà

Kiều đã mất cảnh giác, khuyên Từ Hải đầu hàng Hồ Tôn Hiến, dẫn đến cái

chết đau đớn.

Tuy vậy, như chúng tôi đã nói trong phần mở đầu, tính chất trung gian

của một số nhân vật Truyện Kiều bộc lộ qua một tổng thể các yếu tố, nhất là

thái độ của tác giả. Nhưng nếu xét từ việc miêu tả ngoại hình thì tư duy phân

loại của Nguyễn Du vẫn giữ đúng nguyên tắc như các tác giả văn học trung

đại khác. Vì thế, xem xét vấn đề tả ngoại hình nhân vật không hề là chuyện

tầm thường mà thực ra, có một ý nghĩa quan trọng.

Ngoại hình của nhân vật phản diện được Nguyễn Du miêu tả theo hướng

tả chân. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã nhận xét: “Nguyễn Du cố gắng làm

cho nó gần gũi với đời sống, với hiện thực. Đặc biệt bút pháp của nhà thơ khi

xây dựng nhân vật này thường nổi rõ tính chất hiện thực xã hội chủ nghĩa” [

27, tr.400].

Có thể phân loại nhóm nhân vật phản diện thành hai loại: 1) bao gồm

những tên bán thịt buôn người đã đưa cuộc đời Kiều vào chốn thanh lâu đoạn

trường đầy đau khổ như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Hà, Bạc

Hạnh; 2) những kẻ thuộc giai cấp phong kiến thống trị như Hoạn Thư, Ưng,

Khuyển, Hồ Tôn Hiến ….Ở đây trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập

trung xem xét việc tả ngoại hình các nhân vật Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở

Khanh, Hoạn Thư , Hồ Tôn Hiến.

2.1. Nhân vật Mã Giám Sinh

Mã Giám Sinh là kẻ đầu tiên đưa Thúy Kiều vào dòng đời trôi nổi 15 năm

lưu lạc, tự xưng danh là sinh viên trường Quốc Tử Giám – một trường đại

học danh tiếng thời phong kiến. Xuất hiện trong vai một chàng sinh viên đi



34



lấy vợ lẽ, Mã Giám Sinh đến nhà Kiều qua lễ “vấn danh”. Hắn là người

phương xa, cả quê quán, lí lịch không rõ ràng nhưng ngay từ ngoại hình đến

hành động đều lộ rõ bản chất của con buôn:

“ Hỏi tên rằng: Mã Giám sinh.

Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.

Quá niên trạc ngoại tứ tuần,

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.”

So với Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du đã có thay đổi quan trọng trong

cách nhìn Mã Giám Sinh. Nguyên tác chỉ nói vắn tắt Mã là một người đẹp

đẽ, còn Nguyễn Du lại kể, tả khá chi tiết theo hướng tả chân, ông bình luận kĩ

hơn, trên cơ sở đó mà bộc lộ thái độ khinh bỉ. Là nhân vật phản diện, ngoại

hình họ Mã được tả thực, khá tỉ mỉ so với các nhân vật chính diện. Ở độ tuổi

ngoài bốn mươi, người xưa đã chuẩn bị mừng thọ ra ban lão làng (khác với

ngày nay, tuổi thọ trung bình đã cao hơn thì người ta thường mừng thọ ở độ

tuổi 70-80, cá biệt vẫn có vùng quê giữ phong tục cổ, ra lão ở tuổi 50).

Nguyễn Khuyến có thơ kể về chuyện mừng thọ ông “lên lão” 50 tuổi:

“Ông chẳng hay ông tuổi đã già

Năm mươi ông cũng lão đây mà

Anh em hàng xóm xin mời cả

Giò bánh, trâu heo cũng gọi là”

Vậy là Nguyễn Du có ý định tả thực tuổi của họ Mã. Vào độ tuổi đó, lẽ ra y

phải ăn mặc, đi đứng, có tác phong đĩnh đạc nhưng đằng này, tác giả nhìn

thấy khuôn mặt nhẵn nhụi, cạo hết râu ria, thấy cách phục trang đầy vẻ trai

lơ. Người cao tuổi (theo cách nhìn thời Nguyễn Du) lẽ ra phải để râu, phải ăn

vận trang trọng, đứng đắn nhưng họ Mã có một cách ăn vận, để râu tóc “lệch

chuẩn”. Lê Văn Hoè nhận xét : “áo quần bảnh bao là áo quần sạch sẽ, đẹp đẽ.

Hai chữ bảnh bao thường dùng để khen vẻ đẹp của y phục trẻ con nay dùng



35



cho kẻ hơn bốn mươi tuổi, có hàm một ý khinh bỉ chế giễu mát mẻ kín đáo”.

Thái độ đánh giá của tác giả toát lên từ chi tiết tả chân chứ không phải từ các

công thức ước lệ.

Cái vẻ ngoài “bảnh bao”, “chải chuốt” vẻ trai lơ của hắn ẩn chứa một

sự gian xảo, lừa lọc. Cái "nhẵn nhụi" mà mày râu gợi lên một ấn tượng dung

tục tầm thường, cái"bảnh bao" của quần áo gợi lên sự giả dối. "Mày râu nhẵn

nhịu" và" áo quần bảnh bao" là hai nét vẽ châm biếm nhân vật Mã Giám

Sinh. Phù hợp với cái vẻ ngoài đáng ngờ đó là hành động có tính chất tự tố

cáo cái bản chất mà họ Mã muốn che giấu “ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. Kẻ tự

xưng là giám sinh (trí thức) đã bị Nguyễn Du hạ bệ chỉ bởi một từ “tót”.

Thúy Kiều là một người con gái xinh đẹp, tài sắc, đáng giá ngàn vàng, nhưng

hắn đã bộc lộ rõ tâm lý, tính cách của một con buôn khi coi Kiều như một

món hàng, chứ không phải tâm lý của người đàn ông muốn lấy Kiều làm vợ

đứng trước người con gái tài sắc vẹn toàn. Hắn đắn đo cân sắc, cân tài, hắn

cò kè bớt một thêm hai mà không mảy may có một chút xao động, rung cảm

nào trước vẻ đẹp và tài đàn, tài thơ của Thúy Kiều. Bản chất con buôn, coi

tiền trên hết đã bộc lộ. Qua nhân vật Mã Giám Sinh, nhà thơ đã tố cáo, lên án

thế lực đồng tiền tiếp tay cho kẻ ác và khinh bỉ phường bán thịt, quân buôn

người, những kẻ xấu xa, giả dối vô học trong xã hội thối nát. Tài sắc của

người phụ nữ trở thành một món hàng, nhân phẩm của họ bị chà đạp xuống

vũng bùn nhơ! Hình ảnh Mã Giám Sinh trong Truyện Kiều đã trở thành một

điển hình cho bọn "buôn thịt bán người" trong xã hội. Bằng việc tả ngoại

hình chân thực, vứt bỏ mọi ngôn từ ước lệ, công thức mà gọi sự vật bằng

chính tên của nó, Nguyễn Du đã đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã

Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc, nhân

phẩm của người phụ nữ đồng thời bộc lộ sự thương cảm sâu sắc bởi nỗi đau



36



oan trái của Thuý Kiều ngay từ buổi đầu của đoạn đời lưu lạc đầy bất hạnh

của nàng.

Nói chung, cùng với một số nhân vật phản diện khác, nhân vật Mã Giám

Sinh đã góp phần tạo thành một chuỗi nhân vật có tính cách tương cận: Tú

Bà –chủ chứa, tàn bạo, Mã Giám Sinh - lão luyện chuyên săn lùng nguồn

hàng, Sở Khanh- tên ma cô đểu cáng chuyên dắt gái và bảo kê. Chúng là

những nhân vật tiêu biểu cho những ổ chứa và tất cả “đều bộc lộ mối quan hệ

mờ ám, mơ hồ bất minh” (Chữ dùng của Đặng Thanh Lê). Những nhận xét

này đều dựa trên cơ sở một ngoại hình được tả chân, với những chi tiết cụ

thể, với ngôn từ đời sống hàng ngày chứ không phải những ước lệ.

2.2 Nhân vật Tú Bà

Tú Bà xuất thân gái làng chơi nay đã về già, hết duyên, chuyển sang

kinh doanh thân xác phụ nữ. Quá khứ và hiện tại của mụ, nghề nghiệp của

mụ đều được phản ánh trên ngoại hình được Nguyễn Du tả chân khá đặc sắc.

Thực ra, các chi tiết tả thực dành cho ngoại hình Tú Bà chưa thể nói là

đã phong phú như trong văn xuôi hiện thực thế kỷ XX. Nhưng một vài chi

tiết được Nguyễn Du sử dụng cho thấy ông biết dùng những từ ngữ rất phù

hợp để thể hiện cái nhìn sắc sảo của mình về bản chất nhân vật :

“Xe châu dừng bánh cửa ngoài,

Rèm trong đã thấy một người bước ra.

Thoắt trông nhên nhît màu da,

Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?”

Không phải là đường nét mềm mại uyển chuyển, sắc trắng đẹp đẽ tinh

nguyên như Thuý Vân, Thuý Kiều mà đây là màu trắng hơi vàng, nhợt nhạt

do ở nơi tăm tối, hành nghề về đêm là chính, đường nét chệch choạc mất tính

cân đối, vượt khuôn khổ cho phép “to lớn đẩy đà”, trái ngược với quan niệm

thẩm mỹ của cộng đồng, dáng ngồi rất chủ chứa “vắt nóc”, ngôn ngữ đưa



37



đẩy. Chỉ cần bốn nét vẽ, đặc biệt là nét vẽ ”nhờn nhợt”, vừa gợi lên được

màu da tạo được cảm giác ghê tởm, vừa thể hiện được quá khứ giang hồ, thi

hào Nguyễn Du đã nói đúng một trong những nét rất đặc trưng của những bà

chủ chứa kiểu mẫu chính hiệu“đẫy đà xác thịt” (chữ dùng của Hà Như Chi).

Nhưng nếu bức hoạ này đựơc một hoạ sĩ tài ba vẽ lại thì sao? Nguyễn Văn

Hạnh bình luận: “Hoạ sĩ chỉ có thể vẽ một mụ Tú Bà cao lớn to béo, màu da

nhờn nhợt, với kích thước, sắc độ như mình muốn, nhưng chỉ được trên từng

bức tranh cụ thể một kích thước, sắc độ nhất định mà thôi. Và người xem chỉ

tiếp xúc một hình thể Tú Bà hoàn toàn xác định. Còn trong trí tưởng tượng

của người đọc thì hình tượng Tú Bà do Nguyễn Du tạo nên không hoàn toàn

xác định. Và ở các người đọc khác nhau, các lần đọc khác nhau, lại có những

mụ Tú Bà kinh tởm khác nhau, những mức độ nhờn nhợt cao lớn, đẩy đà

khác nhau” [ 45, tr.12].

Nói một cách ngắn gọn thì ngoại hình Tú Bà tố cáo cả quá khứ lẫn

hiện tại của mụ, một phụ nữ chuyên hoạt động chốn thanh lâu, lấy đêm làm

ngày, lấy ngày làm đêm, một thân thể cớm nắng, da nhờn nhợt . Do cuộc

sống không phải làm lụng vất vả nên mụ có được một ngoại hình cao lớn đẫy

đà (béo tốt). Chi tiết về nước da nhờn nhợt hay thân hình cao lớn đẫy đà là

những chi tiết hiện thực đúng với nghĩa hiện thực chứ không phải là hình ảnh

ước lệ tượng trưng. Không có sự tương đồng về ngoại hình giữa họ Mã và họ

Tú. Mỗi người có nét đặc trưng riêng do sự khác nhau về giới tính, tuổi

tác…qui định. Song sự giống nhau tuyệt đối giữa họ là một ngoại hình được

tả thực-nhân đây xin nói lại, chúng tôi phân biệt hai khái niệm khác nhau là

chủ nghĩa hiện thực và bút pháp tả thực (hay tả chân). Đây chưa phải là các

nhân vật của chủ nghĩa hiện thực song chúng được tả thực với các chi tiết

sống động, giống thực.



38



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

×