1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

Ngoại hình nhân vật Thị Nở.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.08 KB, 98 trang )


văn Nam Cao đã xử lý như thế nào trong quá trình triển khai "dự án thiết kế

ban đầu" này?

Chúng ta thấy rằng nhân vật Thị Nở ngay từ đầu là một biểu hiện nguyên

khối của con người tự nhiên, thuộc về tự nhiên, chứ không hề sắm vai con

người xã hội. Thị xấu ma chê quỷ hờn ư? Trong biết bao nhiêu thành phẩm

của tạo hóa có phải thứ nào cũng đẹp cả đâu! Đã là giới tự nhiên thì vừa có

cái hoàn toàn đẹp, có cái hoàn toàn xấu, lại có cái vừa đẹp vừa xấu. Thị Nở

xấu xí như thể một bộ phận của tự nhiên xấu xí, là chuyện có thực: “Cái mặt

của thị trực là một sự mỉa mai của Hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể

tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật sự là tai

hại; nếu má nó phính phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là

thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn,

vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau

với cái môi cũng cố to không thua cái mũi; có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt

nở như rạn ra. Đã thế thì lại hay ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày

thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái mầu thịt trâu xám ngoách.

Đã thế cái răng rất to lại chìa ra ”. Có lẽ trong tất cả các nhân vật thuộc phái

đẹp thì thị Nở là người xấu nhất. Một chân dung ngoại hình đầy chi tiết về

mặt, môi, má, mũi, cổ, được tả thực, chân thật, sống động chưa hề gặp trong

văn học trung đại, tuy có cảm giác hài hước do phóng đại, ngoa ngôn.

Nguyễn Khải bảo văn của Nam Cao rất ác. Có thể hiểu phần nào cái ác này

của nhà văn khi đặc tả cái xấu tột cùng, ma chê quỉ hờn của nữ nhân vật. Ta

có thể “dễ dàng nhận thấy ở Nam Cao trong cách miêu tả ngoại hình nhân

vật, ông thường nhấn mạnh vào nét xấu xí, nhiều lúc trở thành quái gở”.[12,

tr.301]. Vì vậy mà lâu nay trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca này:

Trông xa cứ tưởng nàng Kiều

Đến gần lại hóa người yêu Chí Phèo



59



Với một chân dung được tả rất cụ thể, chi tiết đặc biệt là khuôn mặt của

Thị Nở thì câu ca dao trên có gì là quá. Những nét nổi bật trên khuôn mặt của

người phụ nữ như mặt, má, mũi, môi để được coi là đẹp thì qua ngòi bút sắc

lạnh của Nam Cao ta nhận thấy Thị Nở là một người vô cùng xấu xí. “Một

chân dung như thế với một giọng văn như thế nên có người cho Nam Cao đã

phạm tội mạt sát con người; đã có biểu hiện tự nhiên chủ nghĩa”[49,tr.224].

Hơn nữa, thị ăn ngủ, yếm áo, nghĩ ngợi... lúc nào cũng cứ "vô tâm" như

không vậy, thì đó chẳng phải là đặc tính hồn nhiên bậc nhất của tự nhiên đó

sao! Cho nên trước sau, toàn bộ con người Thị Nở hiện diện với tư cách là cả

một khối tự nhiên thô mộc. Mà đã là tự nhiên thì dù thế nào đi nữa, tự nó có

vị trí, quyền năng riêng của nó. “ Nam Cao đã xây dựng chân dung Thị Nở

dưới sự chỉ đạo của luồng ánh sáng tư tưởng này (cũng xin lưu ý điều đang

nói ở đây hoàn toàn khác với thứ chủ nghĩa tự nhiên, cái mà Nam Cao đã

từng bị mang tiếng)”.[49, tr.235]

Sau lần ăn nằm với Chí Phèo, Thị Nở đã thể hiện thiên chức của một

người phụ nữ đảm đang, chăm sóc Chí Phèo khi hắn bị ốm. Cả làng Vũ Đại

không coi Chí Phèo là con người vậy mà mình thị coi hắn là một con người.

Chính tình yêu mà thị mang đến đã khơi dậy phần làm người trong con người

hắn. Thị Nở đã làm hắn khao khát lại những ước mơ bình dị của những

người dân lương thiện. Chí Phèo bắt đầu thấy "thèm lương thiện, muốn làm

hòa với mọi người biết bao". Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.

Vậy mà, cuối cùng thị đã đến để trút giận, rồi "cái mũi đỏ của thị dị xuống

rồi lại bạnh ra. Thị hả hê lắm, thị ngoay ngoáy cái mông đít" rồi ra về cũng

theo một cách vô tâm nhất, không mảy may băn khoăn tiếc nuối, không tính

toán xem lợi hại thế nào, bỏ lại Chí trong nỗi đau phụ bạc (theo cách nghĩ

của Chí). Vậy là, cái khối tự nhiên vô tâm Thị Nở kia va đụng vào con người

xã hội Chí Phèo này, ắt phải có cái đổ vỡ. Quan hệ Thị Nở - Chí Phèo đến



60



đây đã trở thành hạt nổ quyết định bắn vào quả nổ lớn tiếp theo - tấn kịch ắt

phải bùng nổ, đẫm máu, vỡ nát (như đã thấy ở phần cuối truyện). Đây là một

quan hệ có tính cách khai sáng. Nhờ đó mà cái đầu mụ mị và đầy thù địch

của Chí bỗng thay đổi hẳn.

Ngoại hình của Thị Nở-giống như ngoại hình Chí Phèo, có sự thay đổi

theo từng thời điểm, phù hợp với tâm lý, tính cách, hành vi của nhân vật. Đó

là điều mà ngoại hình nhân vật văn học trung đại không có được.

Xét toàn bộ hành trạng của Chí có hai sự kiện mang tính bước ngoặt: lần

một - đi ở tù, lần hai - tình yêu với Thị Nở. Sự kiện lần một không được miêu

tả mà chỉ nhắc đến như một dữ kiện. Tác giả chỉ chú tâm khai thác triệt để sự

kiện lần hai, và trên thực tế số trang dành cho nó chiếm hơn một phần ba

truyện. Nói như thế để thấy rằng sự có mặt của Thị Nở trong cuộc đời Chí

(tuy mới chỉ vẻn vẹn có năm ngày sau chót) thực sự có nghĩa lý và quan

trọng đến ngần nào. Giả dụ vắng bóng Thị Nở, thì Chí Phèo cũng không có

cơ hội bộc lộ, hiện hình tất cả chiều sâu nhân bản vẫn ẩn chứa bên trong của

nhân vật.

Vậy thì, với tư cách là một khối tự nhiên thô mộc, khiếm khuyết về hình

thể, Thị Nở đã bảo toàn trong mình những phẩm chất "nhân chi sơ, tính bản

thiện" của giống người: thiên lương, thiên chức, thiên năng - lớp bản chất

nằm ở bề sâu khuất chưa bị tha hóa. Cho nên Thị Nở đã thoát ra khỏi cái lốt

bọc xấu xí ấy để trở thành một người đàn bà đáng trọng. Đến đây rõ ràng ai

cũng nhận ra Nam Cao rất thương nhân vật của mình.

Thử đặt lại vấn đề: tại sao Nam Cao cứ phải để cho Thị Nở xấu xí và

ngẩn ngơ như thế? Có thể để cho thị xấu vừa thôi, hoặc không xấu tí nào

cũng được chứ sao? Thậm chí thị có thể là một người hoàn toàn lành lặn cả

diện mạo lẫn tâm hồn? “Việc Nam Cao miêu tả quá xấu xí ngoại hình của

Thị Nở, chúng ta cũng nên nhận thấy một lí do cần thiết của nó: để làm rõ



61



thêm sự bế tắc của Chí Phèo. Vì một người đàn bà nghèo khổ, xấu xí, dở hơi,

đần độn đã quá tuổi, thuộc dòng máu hủi bị người ta tránh như tránh một vật

nào rất tởm mà Chí Phèo cũng không lấy nổi”[ 49, tr.187].

Trong thi pháp truyện truyền thống khi xây dựng nhân vật bao giờ cũng

tuân theo nguyên tắc đồng nhất giữa các mặt của một tính cách: ngoại hình

và phẩm hạnh, ngôn ngữ và tính nết, hành động và suy nghĩ... Cô Tấm đã

đẹp là đẹp hết từ trong ra ngoài. Chị Dậu của Ngô Tất Tố cũng vậy. Quan

phụ mẫu trong Bước đường cùng (của Nguyễn Công Hoan) khi diện mạo, cử

chỉ, điệu bộ, lời nói đã xấu xa thì phẩm cách cũng không ra gì... Nhưng

đến Nam Cao, ông áp dụng một thế ứng xử nghệ thuật trái ngược hẳn, và

phong phú hơn nhiều: có thể bề ngoài xấu nhưng tâm hồn đẹp (mụ Lợi trong

Lang Rận), hoặc tâm địa xấu xa nhưng lại được che đậy bởi mã ngoài khá

đẹp (Kha trong Truyện tình, vợ của Phúc trong Điếu văn...). Ông đã nhận

thức con người với tất cả tính chất phức tạp không cùng của nó, và mô tả

chúng theo nguyên tắc không đồng nhất. Thị Nở thuộc loại đầu tiên - loại

nhân vật là một khối không thống nhất giữa các mặt của một tính cách. Nam

Cao đã triệt để thực thi nguyên tắc nghệ thuật này.

Vả lại, nếu để ý ta thấy Nam Cao đã không chỉ nhận thức thực tại qua và

chỉ qua những nhân vật mang ý nghĩa điển hình xã hội với tư cách là đại diện

tiêu biểu của một chủng loại người, mà còn cả ở những hiện tượng riêng lẻ,

dị biệt (nhiều khi oái oăm, trái khoáy) của cuộc đời. Những thứ ấy không

phải là nhiều, nhưng rõ ràng đã có, từng có. Chúng được thể hiện ở cấp độ

chi tiết, hình ảnh, tình huống truyện... và cao hơn là cấp độ nhân vật. Kiểu

thân phận Lão Hạc, Bá Kiến, Thứ, Điền... có nhiều trong thực tại, chứ còn

Lang Rận, Mụ Lợi, Trương Rự, thì chỉ là cá biệt, không tiêu biểu. Thị Nở

cũng là một mảnh vụn dị biệt và đơn nhất của dòng đời. Nam Cao là người



62



không ngại, và nhiều khi tỏ ra đầy nhiệt hứng sục sạo vào những chỗ lồi lõm,

nham nhở của cõi người.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, nhân vật Thị Nở phải nói là hiện tượng

đột xuất. Truyện cổ Việt Nam không có một hình ảnh đàn bà nào như Thị

Nở. Nhìn rộng ra, trong ca dao đôi khi bằng cách ngoa ngôn, tưởng như tác

giả dân gian đã chê bai những người đàn bà xấu xí: "Con gái Sơn Tây yếm

thủng tày dần", hoặc vừa xấu xí vừa đoảng tính: "Lỗ mũi mười tám gánh

lông...". Vậy thì, một người lớn lên từ mái tre xóm rạ, sành ngôn ngữ dân

gian như Nam Cao không thể không biết đến những bài ca "ngoa ngoắt" kiểu

ấy. Nhưng thực ra, những bài ca dao ấy không nhằm chế giễu cái xấu của

phụ nữ mà nhằm chê trách những ông chồng vì quá yêu vợ mà thiên vị. Hay

như bài ca dao về cô gái Sơn Tây yếm thủng tày dần…cũng không nhằm chế

giếu cái xấu, mà là đả kích thói kênh kiệu, rởm đời của các cô mà thôi. Nghệ

thuật chân chính luôn có tính nhân văn sâu sắc.

Xưa nay nói đến nhân vật nữ xấu nhất trong tác phẩm văn học, người ta

sẽ không đắn đo khi nghĩ ngay đến nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí

Phèo của nhà văn Nam Cao. Nam Cao miêu tả nhân vật của mình điển hình

đến nỗi Thị đàng hoàng bước ra khỏi tác phẩm, ngang nhiên mang theo tên

tuổi và sống mãi trong lòng bạn đọc. Một nhân vật nữ hội đủ ba “phẩm chất”:

Xấu xí, nghèo hèn, dở hơi. Có vẻ như nhà văn Nam Cao đã quá bất công với

nhân vật của mình, nhất là khi nhân vật đó là nữ giới, sinh ra đã được đời

"ban tặng" cho một mĩ từ - "phái đẹp".“Tập trung miêu tả chỉ tiết hình dáng

bên ngoài của những nhân vật dị dạng, những con người mà ngay cái bên

ngoài cũng không đáng gọi là người là một đặc điểm của ngòi bút Nam Cao.

Không ai như Nam Cao, trong sáng tác của mình lại liên tiếp ném ra nhiều bộ

mặt dị dạng, xấu xí đến mức ghê tởm, dơ hơi, đần độn đến thảm hại, dữ dằn

tàn ác đến như vậy”.[41, tr.175].



63



Phải chăng, Thị Nở là một khối tự nhiên không đẽo gọt, mang theo “ác

cảm” của nhà văn khi sáng tạo? Là một người đàn bà thực sự xấu “ma chê

quỷ hờn” đến thế? Đã miêu tả vậy, Nam Cao còn để chính người đàn bà, đó

chứ không phải ai khác, “đánh thức” bản năng con người trong con quỷ dữ

của làng Vũ Đại - Chí Phèo. Điều gì ở Thị Nở đã giúp Thị làm được điều đó?

Nếu như Thúy Kiều có thể làm chàng Từ Hải (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

rung động bằng vẻ đẹp lộng lẫy, tài chơi đàn tuyệt hảo và con mắt biết nhìn

kẻ sĩ anh hùng thời loạn; Esmeralda cảm hoá được thằng Gù trong tác phẩm

"Nhà thờ Đức Bà Paris", hay nhân vật công chúa trong “Công chúa và quái

vật" đã cảm hoá được quái vật bằng chính đức hạnh của họ, thì Thị Nở hoàn

toàn không có được những phẩm chất đó. Thị được Nam Cao miêu tả “Thị

sinh ra vốn đã xấu: “mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó

ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má

nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn

được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ

người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành,

bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua

cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn

trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu

sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to

lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự

xấu...". Nam Cao muốn tô đậm cái xấu của Thị Nở như một nguyên nhân lý

giải vì sao thị ế chồng, bên cạnh chuyện thị dở hơi, nhà có mả hủi. Có lẽ,

cũng vì quá hiện thực hóa khi miêu tả mà có một thời, Nam Cao đã bị quy

kết là “chủ nghĩa tự nhiên”. Xưa nay, đôi mắt bồ câu, lông mày lá liễu, cái

mũi dọc dừa vốn là những chuẩn mực về vẻ đẹp người phụ nữ. Nhưng với

Thị Nở thì hoàn toàn ngược lại, có thể nói, nhân vật trong tác phẩm văn học



64



và cả ngoài đời thực, không một phụ nữ nào có thể xấu hơn Thị được nữa.

Đã thế, run rủi thế nào Thị lại gặp Chí Phèo, một kẻ cùng đường và là con

quái vật của làng Vũ Đại. Chí đã bị tha hoá một cách triệt để. Làm sao có thể

yêu được một "con quỷ" như thế. Thế nhưng, Thị Nở đã có tình cảm ấy với

Chí Phèo. Đêm trăng định mệnh đã xảy ra. Một kẻ dở hơi, xấu xí gặp một kẻ

cùng đường, lưu manh hóa, và họ “yêu nhau”.

Có lẽ, đây là lần đầu tiên trong đời họ được yêu thương đúng nghĩa con

người nhất. Không có truyện ngắn nào của Nam Cao lại theo đuổi việc miêu

tả ngoại hình và thân thể nhân vật như ông đã thực hiện đối với Thị Nở.

Trong những hoàn cảnh khác nhau, với những mục đích khác nhau, từ các

điểm nhìn khác nhau, ngoại hình Thị Nở hiện ra rất sinh động và chân thực.

Nếu như trong đoạn miêu tả trên, ngoại hình của thị được nhìn từ góc nhìn

của dân làng Vũ Đại thì đoạn miêu tả tiếp theo đây, ngoại hình Thị Nở lại

được quan sát từ con mắt người Chí Phèo- trong cuộc. Tất cả những nhược

điểm, những cái xấu trên khuôn mặt của Thị đã bị đêm trăng lấp lóa nơi vườn

chuối che dấu và ngược lại phần da thịt của thị lại được ánh trăng mờ ảo tôn

lên, đánh thức con người dục vọng của Chí Phèo trong cơn say : “Hắn nhìn

giữa hai lọ nước và tựa lưng vào gốc chuối, một người đàn bà ngồi tênh

hênh. Chính là người đàn bà, hắn biết vậy là nhờ mái tóc dài buông xõa

xuống vai trần và ngực…Hai tay trần của mụ buông xuôi, cái mồm mụ há

hốc lên trăng mà ngủ hay là chết, đôi chân thì duỗi thẳng ra trước mặt, cái

váy đen xộc xệch…Bên kia, có lẽ vì mụ giẫy, cái yếm xẹo xọ để trật ra cái

sườn nây nây. Tất cả những cái ấy phơi ra trăng, rười rượi những trăng làm

trắng những cái đó có lẽ ban ngày không trắng; trăng làm đẹp lên. Chí Phèo

tự nhiên thấy ứ đầy miệng bao nhiêu là nước dãi, mà cổ thì lại khô, hắn nuốt

ừng ực, hắn thấy cái gì rộn rạo ran khắp người” . Ngoại hình Thị Nở không

còn chỉ là các chi tiết trên khuôn mặt mà đã bao gồm cả mái tóc, vai, ngực



65



trần, sườn bụng để hở dưới ánh sáng trăng mờ ảo. Dưới ánh trăng, Thị Nở

không còn xấu nữa, mà hấp dẫn, ít nhất là trong con mắt Chí Phèo. Các yếu

tố ngoại hình của Thị Nở được tả thực, chi tiết ở đây đều nhằm nhấn mạnh vẻ

đẹp và sức hấp dẫn đầy chất nữ tính. Quan niệm nhân đạo về con người của

Nam Cao tiến bộ vì không còn dừng lại ở chuyện ăn uống, đói cơm rách áo

của con người mà đã tiến đến cái nhìn toàn diện hơn khi bao quát cả phần

thân thể nữ tính của nữ nhân vật.

Và cũng chính sau đêm đó, lần đầu tiên, Chí Phèo biết nghĩ vẩn vơ,

biết rưng rưng nước mắt, rung động trước cuộc đời. Tình yêu đầy chất nhân

bản của họ rõ ràng đã do bản năng dục tính đánh thức. Vậy, nếu như sau

đêm trăng đó, Thị Nở biến mất khỏi cuộc đời Chí thì liệu hắn có thức tỉnh

như vậy hay không? Người đàn bà xấu đó trở về nhà sau đêm trăng và thị

nghĩ: “mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau!

Ăn nằm với nhau như vợ chồng. Tiếng vợ chồng, thấy ngường ngượng mà

thinh thích... Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi hôm nay nhọc đừ. Phải cho

hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hôi thì

là nhẹ nhõm người ngay đó mà”. Thật kì diệu! một người đàn bà ngẩn ngơ,

dở hơi như được lột xác và trở thành một phụ nữ biết quan tâm, chăm sóc

người khác như thế. Không những thế mà ánh mắt, cử chỉ của Thị khi tự tay

mang bát cháo hành sang cho Chí - người mà Thị đã coi như người đàn ông

của đời mình, cũng chứa đầy yêu thương, lo lắng (“Thị Nở thì chỉ nhìn trộm

hắn, rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên”). Người ta thường nói

mọi thứ đều đẹp dưới con mắt của kẻ đang yêu. Chính tình yêu đã biến Thị

thành một người đàn bà có duyên - ít nhất là với Chí Phèo. Đây có lẽ là

khoảnh khắc lung linh nhất trong cuộc đời Thị Nở, khoảnh khắc đẹp nhất của

người phụ nữ khi được yêu. Thị đã yêu và được yêu. Tình yêu đó đánh thức

bản năng biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc trong con người Thị. Những



66



hành động, cử chỉ, việc làm ấy của Thị Nở khiến chúng ta nao lòng và quên

mất Thị là người thế nào. Nam Cao vẫn không quên đưa yếu tố thân thể của

nhân vật xen vào tình yêu của chúng. Ăn cháo chừng đã ngấm, Chí Phèo

“bẹo Thị Nở một cái làm thị giẫy nẩy lên…Hắn cười ngất, và muốn làm thị

thẹn thùng hơn nữa, hắn véo thị một cái thật đau vào đùi…Chúng tỏ tình với

nhau, không cần đến những cái hôn. Ai lại hôn, khi có những cái môi nứt nẻ

như bờ ruộng vào kỳ đại hạn và cái mặt rạch ngang dọc như mặt thớt. Vả lại,

có những cách âu yếm bình dân hơn, chúng cấu véo hoặc phát nhau…thiết

thực biết mấy”. Có một sự liên kết lôgic giữa ngoại hình và cách tỏ tình,

cách thổ lộ tình yêu của đôi lứa Chí Phèo –Thị Nở. Khuôn mặt của hai

người, dù các khuyết điểm là không giống nhau, kẻ thì môi nứt nẻ như bờ

ruộng kỳ đại hạn, kẻ thì có khuôn mặt với những vệt sẹo dọc ngang như mặt

cái thớt bị băm chặt nhiều lần, nhưng đủ giải thích vì sao chúng không nên

hôn nhau.

Nét duyên của Thị Nở không chỉ thể hiện qua cử chỉ nhẹ nhàng, e lệ,

cái ánh mắt tình tứ dành cho Chí Phèo mà còn ngay cả trong suy nghĩ của

Thị. Thị nghĩ đến Chí với hai tiếng “vợ chồng”. Thị đã coi Chí như người

yêu, người chồng, Thị thấy mình cần có trách nhiệm chăm sóc khi Chí ốm.

Đó chính là đức thuỷ chung, lòng hi sinh cao cả của những người phụ nữ

Việt Nam.Vậy nhưng tình yêu đó đã bị vùi dập không thương tiếc khi bà cô

của Thị Nở khi biết Thị muốn lấy Chí. Thị dở hơi thật nhưng cũng là con

người, cũng có những cảm xúc của một con người. Thị biết yêu, biết cảm

nhận được hạnh phúc và cũng biết đau khổ khi mất đi tình yêu của mình, dù

cách thể hiện sự đau khổ ấy có phần “dở hơi”: Thị trút hết những lời bà cô đã

nói lại cho Chí Phèo nghe, rồi ra về. Khi yêu thì yêu hết mình. Khi giận thì

giận không tiếc. Ca dao có câu:

“Yêu nhau cau sáu bổ ba



67



Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”.

Khi yêu, tất cả đều đẹp, đều tốt. Nhưng khi giận thì “cái bé, xé ra to”. Thị đã

rất giận người tình một cái giận vô duyên cớ, nhưng còn biết trút giận vào ai

đây trong khi thị chẳng quen biết một ai hết. Nghĩ như thế, ta lại thêm thương

cảm cho người đàn bà trong Thị. Vậy, ai bảo đó không phải là nét duyên

thầm tiềm ẩn trong đức hạnh của một người phụ nữ?! Nam Cao đã để cho

Thị Nở mang đến cho Chí Phèo cái ước muốn cao cả, đó là được làm người,

sống lương thiện và hạnh phúc. Còn có vẻ đẹp nào của con người cao cả hơn

thế. “Cái đẹp cứu rỗi thế giới ”, điều này hoàn toàn đúng với Chí và Thị Nở.

Với cái duyên của người phụ nữ, dẫu cho thị xấu xí dở hơi, Thị đã làm được

điều đó. Nam Cao không tô vẽ nhân vật, nhưng ông đã khơi gợi những nét

“con người” sâu thẳm, chân chất, mộc mạc tinh tế nhất trong họ. Đó mới là

tinh hoa, mới là vẻ đẹp thật sự. Biết bao cô gái ngày nay, hình thức đẹp đẽ,

học vấn cao nhưng không biết hi sinh như những người phụ nữ Việt Nam

truyền thống xưa nay. Đúng là “đặc tả bộ mặt ghê tởm là một cách thức để

Nam Cao làm rõ thêm tính cách bên trong của nhân vật. Cũng có khi đó là

thủ pháp tương phản làm nổi bật hơn bao giờ hết sự trái ngược giữa cái bên

trong và cái bên ngoài”[41, tr.176]. Có oan quá không khi đổ lỗi cho Nam

Cao ác cảm và bất công với nhân vật của mình? Sự cao cả của nhà văn chính

là cho nhân vật một đời sống lâu bền trong lòng người đọc. Nam Cao không

chỉ cho Thị Nở sống bằng vẻ ngoài thô ráp mà ông đã thổi vào nhân vật nữ

ngờ nghệch một nét rất duyên .

3. Ngoại hình nhân vật Lão Hạc

Nam Cao giống với Xuân Diệu, Thạch Lam ở chỗ đã thức tỉnh sâu sắc về

ý thức cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa về ý thức cá nhân trên đời. Họ hết

sức nhạy cảm với những kiếp sống nhỏ bé, cơ cực, sống mòn mỏi, lắt lay,



68



quẩn quanh, bế tắc. Những con người không hề biết sống làm vui, không bao

giờ biết đến ánh sáng và hạnh phúc.

Trong các nhà văn hiện thực Việt Nam, Nam Cao là cây bút sáng giá, để

lại cho đời những tác phẩm xuất sắc sống mãi với thời gian với bạn đọc.

Những nhân vật của ông như đang hiện diện trước mắt chúng ta những cuộc

sống gian truân, trắc trở, éo le. Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng

tên cũng là một nhân vật đặc biệt như thế. Tác phẩm này được coi là một

trong những truyện ngắn mang đậm giá trị hiện thực xuất sắc trong trào lưu

hiện thực phê phán của thời kì 1930-1945. Trên nền cái xã hội suy tàn đó, nổi

bật lên hình ảnh một lão nông dân đáng kính với phẩm chất của một con

người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con.

Lão Hạc có tấm lòng đôn hậu, rất mực yêu thương con. Vợ chết sớm một

mình sống trong cảnh ngộ gà trống nuôi con. Khi con đến tuổi trưởng thành,

vì nhà nghèo nên làm lỡ mất duyên con khiến lão ân hận và cảm thấy mình

có lỗi. Vì thế, con trai lão phẫn uất đi đồn điền cao su, để lại một mình lão

thui thủi ở nhà một mình với cậu Vàng - như cách gọi của lão. Nó là một

một kỷ niệm duy nhất của đứa con trai độc nhất. Hơn thế nữa, cậu Vàng còn

là niềm an ủi của một lão già cô đơn không nơi nương tựa. Lão cho cậu ăn

trong bát sứ, chia sẻ thức ăn chăm sóc trò chuyện với cậu như một người bạn

tâm giao. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão Hạc bao lần

chần chừ không thực hiện nhưng rồi cuối cùng cậu Vàng cũng được bán đi

với giá năm đồng bạc. Cảm giác ân hận cứ đeo đuổi, giày vò lão Hạc hiện

lên trên khuôn mặt“ mặt lão đột nhiên co rúm lại . Những nếp nhăn xô lại

với nhau, ép cho ra nước mắt. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng

móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc”. Bản chất của một con

người lương thiện, tính chất của một người nông dân nghèo khổ mà nhân

hậu, nghĩa tình, trung thực và giàu lòng vị tha đã được bộc lộ đầy đủ trong



69



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

×