1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

Lịch sử vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.63 KB, 31 trang )


nghiên cứu, giảng dạy có uy tín trên nhiều nước.

Tại Đại hội lần thứ XV năm 1980, tiểu ban Giáo dục lịch sử đã thảo luận sôi nổi

vấn đề: “Ý nghĩa của việc dạy học lịch sử đối với việc hình thành con người thế kỷ

XX”. Hầu hết họ đều cho rằng, trong thời đại cách mạng khoa học- kĩ thuật, bộ môn

lịch sử ở trường phổ thông không những vẫn giữ nguyên, mà còn cần phải tăng thêm

vị trí cho nó. Trên quan điểm đó, nhà sử học Xô viết Pausutô khẳng định: “Muốn

đào tạo con người phù hợp với thời đại chúng ta, cần phải không ngừng cải tiến và

nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật, sự hứng thú,

hấp dẫn ngày càng tăng đối với hiện tại không hề làm giảm bớt sự chú ý của chúng ta

đối với việc dạy học lịch sử. Chính lịch sử là bằng chứng hiển nhiên về sự toàn thắng

của công cuộc xây dựng, sáng tạo đối với sự tàn phá, chiến thắng của hòa bình đối với

chiến tranh, sự gần gủi, hiểu biết của các dân tộc về văn học và các mặt khác, khắc

phục tình trạng biệt lập”. {7; 18}

Đồng thời, UNESCO cũng công bố nhiều tài liệu về Phương pháp dạy học lịch

sử như: Sử dụng bảo tàng trong dạy học lịch sử, sử dụng các phương tiện kĩ thuật

hiện đại, đặc biệt là phương tiện nghe nhìn... đây là cơ hội để nhà nghiên cứu, nhà giáo

dục lịch sử có điều kiện học tập, trao đổi lẫn nhau.

Ở Việt Nam, phải từ sau năm 1975 thì việc nghiên cứu các phương pháp, biện

pháp dạy học lịch sử mới phát triển khá mạnh mẽ. Trên các tạp chí của ngành giáo dục:

Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Tập san phổ thông cấp II, cấp III, Thông báo khoa học

của các trường Đại học Sư phạm đã công bố nhiều luận văn, bài viết có giá trị cả về lý

luận lẫn thực tiễn. Nhà Xuất bản Giáo dục, các trường đại học sư phạm cũng phát hành

nhiều tài liệu đề cập một cách có hệ thống các vấn đề về biện pháp, phương pháp dạy

học, nâng cao chất lượng môn lịch sử: Vị trí của dạy học lịch sử ở trường phổ thông,



Gây hứng thú học tập lịch sử, Phương pháp học tập lịch sử, Sử dụng tài liệu của Chủ

tịch Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử, Công tác ngoại khóa, thực hành môn lịch sử ở

trường phổ thông, Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử...

Gần đây, tháng 2 năm 1997 Vụ Trung học phổ thông ban hành tài liệu Tập huấn

giảng dạy môn lịch sử dành cho cán bộ chỉ đạo và giáo viên chuẩn bị cho học sinh

tham gia kỳ thi quốc gia. Giáo sư Phan Ngọc Liên đã có bài viết dài tới 23 trang:

“Một số vấn đề phương pháp bồi dưỡng học sinh học giỏi môn lịch sử ở trường

THPT” đầy bổ ích. Trong bài viết này, Giáo sư đã đề cập đến hai điểm: Cần nhận

thức đúng về học tập lịch sử; xác định phương pháp học tập giỏi môn lịch sử, với các

biện pháp, con đường, phương tiện có hiệu quả cao.

Năm 1999, Hội giáo dục lịch sử (thuộc Hội khoa học lịch sử Việt Nam)Khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm hà Nội) đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm của tập

thể tác giả: Nguyễn Thị Côi, Trần Bá Đệ, Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Thanh Toán, Trịnh

Tùng: “Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn lịch sử” dày 428 trang. Cuốn sách giúp

học sinh học tập, ôn thi môn lịch sử đạt kết quả tốt nhất nhờ tính chủ động, sáng tạo

và những phương pháp học tập thích hợp.

Đến năm 2003, Hội giáo dục Lịch sử, Khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Hà

Nội tiếp tục cho tái bản lần thứ 3 quyển sách: “Hướng dẫn thi đại học- cao đẳng

môn lịch sử” dày 474 trang của tập thể tác giả do PGS. TS Trần Bá Đệ (chủ biên).

Trong lời nói đầu, các tác giả đã khẳng định: “xuất phát từ nhận thức đúng về bộ

môn, từ yêu cầu xác định những kiến thức cơ bản của các kháo trình lịch sử Việt Nam

và Lịch sử thế giới, lựa chọn phương pháp học tập, ôn và làm bài có hiệu quả, phù hợp

với yêu cầu học tập và ôn thi (tốt nghiệp, thi học sinh giỏi quốc gia, tuyển sinh các

trường Đại học Cao đẳng. Chúng tôi không đặt cho mình nhiệm vụ hướng dẫn học



sinh nắm chắc các đề thi cụ thể, mà trang bị cho các em những kiến thức và phương

pháp cơ bản có thể ứng phó với mọi “tình hướng có vấn đề” trong các kỳ thi”. {9 ;

tr3}.



3. Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu

3.1. Nhiệm vụ



Trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử.

Nêu, phân tích khả năng ứng dụng của từng biện pháp cho từng kiểu bài, đề tài

lên lớp, cũng như một số biện pháp nhằm nâng chất lượng giáo viên trực tiếp giảng

dạy.

3.2. Mục tiêu



Góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử khối

THPT chuyên.

Giúp cấp quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh nhận thức đúng đắn vai trò của

môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trên cơ sở đó có cách thức quản lý,

dạy - học sao cho hiệu quả nhất.



4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu của Sáng kiến kinh nghiệm là việc tìm ra, vận dụng một

số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong khối THPT chuyên.

Những biện pháp này sẽ được ứng dụng cho từng bài học, kiểu bài lên lớp và



bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia.

4.2. Phạm vi nghiên cứu



Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất

lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử cho khối THPT chuyên trên đất nước

Việt Nam hệ ba năm. Cơ sở để đưa ra giải pháp là thực trạng dạy - học, thi cử môn lịch

sử hiện nay, chương trình sách giáo khoa lịch sử cơ bản, sách giáo viên khối 10, 11,

12 và một số tài liệu tham khảo khác.



5. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm

- Sáng kiến kinh nghiệm lần đầu tiên đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất



lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, tài năng.

- Đây là một trong những sáng kiến đầu tiên trong việc đưa ra các biện pháp giúp các



trường Trung học phổ thông chuyên trên khắp cả nước có kế hoạch xây dựng chương

trình bồi dưỡng, dạy học sinh giỏi sao cho có hiệu quả nhất.

- Sáng kiến kinh nghiệm nêu lên quan điểm cần mạnh dạn cho phép học sinh được



tham gia nghiên cứu các công trình khoa học với thầy cô giáo; cần dạy học sinh

phương pháp học tập tích cực trước khi cung cấp kiến thức, giáo viên cần đưa ra

những quan điểm mới, nội dung khó mà từ trước tới nay giới sử học trong và ngoài

nước còn đang tranh luận để các em nhận định, đánh giá; quá trình dạy học chính



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

×