1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

2- Ứng dụng BĐTD trong các phân môn âm nhạc.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 63 trang )


b- Ứng dụng BDTD trong dạy – học phân môn Nhạc lí & Tập đọc nhạc:

Tương tự như với phân môn học hát, việc ứng dụng BĐTD trong dạy nhạc lý sẽ

giúp cả thầy và trò có một mội dung học hứng thú và đạt hiệu quả cao. Với đặc thù của

âm nhạc là âm thanh do vậy để thể hiện trên giấy ta phải dùng các kí hiệu để ghi chép và

cùng với đó là rất nhiều các khái niệm, quy ước hay thuật ngữ, hơn thế nữa các kí hiệu

hay thuật ngữ này lại có sự liên hệ, phụ thuộc, tương đồng tổn hợp hay chia nhỏ trong

mỗi tình huống sử dụng. Tuy với cấp THCS học sinh mới chỉ bước đầu làm quen với

nhạc lí nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ để các em thấy nhạc lí thật rắc rối, khó hiểu, khô

cứng, khó ghi chép và khó nhớ điều đó dẫn tời tình trạng các em không thể vận dụng

chúng khi áp dụng vào phần thực hành.

VD: Tiết 28 lớp 6:



Với việc sử dụng BĐTD, khi dạy - học nhạc lí ngoài khả năng thu hút bởi những

hình vẽ sinh động của bản đồ và những kí hiệu âm nhạc, thầy và trò sẽ thể hiện được một

cách logic các kiến thức, bên cạnh đó nó còn tạo được sự liên hệ giữa các kiến thức với

nhau giúp học sinh rễ hiểu, rễ nhớ và tăng khả năng vận dụng trong thực hành.

Với dạy – học tập đọc nhạc cũng vậy, BĐTD giúp thầy và trò thực hiện tốt hơn

phần tìm hiểu và nhận xét TĐN (như với phân môn học hát), giúp ghi chép có hiệu quả

những điểm cần chú ý và sử lí khi thực hành đọc.

VD: Tiết 28 lớp 6:



c- Ứng dụng BĐTD trong dạy – học phân môn Âm nhạc thường thức:

Âm nhạc thường thức sẽ là phân môn nhàm chàn với những kiến thức khô cứng

nếu sử dựng phương pháp dạy học cũ nhưng lại là phân môn đầy hứng thú, cuốn hút học

sinh nếu được giảng dạy theo phương pháp mới và có ứng dụng BĐTD. Thay vì việc giáo

viên đưa thông tin bài học đến học sinh bằng những bài thuyết giảng một chiều thì BĐTD

sẽ thu hút và phát huy tính tích cực của học sinh. Với việc thiết lập BĐTD, các em phải

tự tìm hiểu những thông tin trong sách hoặc cả những thông tin bên ngoài như trên các

phương tiên thông tin đại chúng hay trên Internet ... (khả năng mở rộng của BĐTD) và

biến chúng thành kiến thức, hiểu biết của mình do vậy các em sẽ nhớ hơn, hiểu hơn và

chuển hoá thành khả năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn.

VD: Tiết 14 lớp 8:



* Tóm lại việc ứng dụng BĐTD trong day học môn âm nhạc là rất tích cực và có

hiệu quả cao, BĐTD sẽ giúp thầy dạy tốt và giúp trò rễ nhớ, rễ hiểu bài làm tăng khả

năng vận dụng.

3- Quy trình ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn âm nhạc:

Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới và ứng dụng BĐTD vào giảng dạy âm

nhạc là một việc làm cần phải có và cần phát huy để phù hợp với chương trình. Tuy

nhiên, việc sử dụng như thế nào để có hiệu quả trong dạy và học nói chung và phát huy

tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh nói riêng thì mỗi giáo viên dạy môn âm nhạc

cần sử dụng một quy trình linh hoạt phù hợp để học sinh trên cơ sở đó nắm được những

kiến thức âm nhạc cơ bản và có hứng thú với việc học âm nhạc.

Từ xuy nghĩ đó, trong quá trình nghiên cứu và úng dụng của mình tôi đã thực hiện

theo quy trình với các bước cơ bản sau vào soạn giảng môn âm nhạc tại trường THCS

Tống Trân.

3.1- Chuẩn bị cho việc ứng dụng BĐTD trong dạy - học môn âm nhạc



Cũng như bất kì một phương pháp dạy – học mới nào khác, để phát huy tốt nhất,

hiệu quả nhất khi ta áp dụng vào quá trình giảng dạy và học tập trước hết ta phải có sự

chuẩn bị kĩ lưỡng cả về kiến thức, kĩ năng sử dụng và diều kiện cơ sở vật chất phù hợp.

Việc ứng dụng BĐTD trong dạy học nói chung và dạy – học môn âm nhạc nói

riêng có điểm khác với một số phương pháp mới khác đó là yêu cầu về cơ sở vật chất

không cao (tất nhiên nếu có CNTT hỗ trợ thì sẽ tốt hơn), nó cũng không đòi hỏi người

thực hiện phải tài giỏi mà ta chỉ cần hiểu về nó, làm nhiều để thành kĩ năng và có óc

tưởng tượng khả năng tư duy sáng tạo là đủ. Tuy nhiên muốn vậy trước khi áp dụng vào

dạy – học thì cả thầy và trò đều phài tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững tính năng, cách thức

thực hiện và thực hành để có kĩ năng thiết lập BĐTD.

a- Với giáo viên:

- Nghiên cứu kĩ về tính năng, tác dụng (như mục 1 phần III của SKKN) và thực

hành thiết lập BĐTD

- Lên kế hoạch giới thiệu và hướng dẫn học sinh về BĐTD.

- Nghiên cứu các phương pháp truyền đạt để học sinh hứng thú với việc học cùng

BĐTD.

b- Với học sinh:

- Tìm hiểu về tính năng, tác dụng (theo hướng dẫn của giáo viên như mục 1 phần

III của SKKN) và thực hành thiết lập BĐTD.

- Luyện tập, sáng tạo các dạng BĐTD.

3.2- Xây dựng bài giảng âm nhạc (soạn bài) có ứng dụng BĐTD:

a- Xây dựng cấu trúc bài giảng:



Như áp dụng các phương pháp học khác, khi áp dụng BĐTD vào bài giảng thì việc

xây dựng cấu trúc (ý tưởng) một bài giảng là việc làm không thể bỏ qua. Điều này sẽ

quyết định đến chất lượng và tính hiệu quả sau này của bài dạy, hơn thế nữa khi xây dựng

được cấu trúc bài thì giáo viên mới có thể tiến hành một cách logic và thuận lợi các bước

trong khi thiết kế bài giảng và lên lớp.

Ví dụ: Cấu trúc của một bài giảng có ứng dụng BĐTD môn âm nhạc có thể được

minh họa như sau:



Theo cấu trúc trên, ta thấy được sự khác biệt rõ nhất và là ưu điểm của bài giảng có

ứng dụng BĐTD đó là: Nội dung bài học được truyền tải và tiếp nhận đồng thời và linh

hoạt. Đặc biệt là với cấu trúc trên, học sinh hoàn toàn là chủ thể của quá trình dạy – học,

các em được hoạt động, tư duy và sáng tạo theo đúng khả năng còn giáo viên lúc này giữ



vai trò hướng dẫn và định hướng cho học sinh. Thông qua cấu trúc này, một bài giảng có

ứng dụng BĐTD sẽ thể hiện được:

- Tính tương tác: Với BĐTD trong quá trình dạy – học, thầy và trò sẽ có thời gian

(không phải đọc – chép) để đối thoại khai thác thông tin, xem xét và khám phá các vấn đề

và đưa ra những đáp án, phương án tối ưu nhất cho bài học.

- Tính sáng tạo và khả năng mở rộng kiến thức: BĐTD có tính mở vì vậy trong qua

trình dạy – học nó cho phép thầy và trò bổ xung cả những kiến thức qua hiểu biết xã hội

hoặc qua các phương tiện thông tin khác mà không có trong sách vở.

- Tính hiệu quả: Dạy – học với BĐTD giúp thầy truyền tải được nhiều kiến thức,

mở rộng và liên hệ tốt kiến thức với thực tiễn, học sinh thì lĩnh hội được kiến thức một

cách chủ động (lĩnh hội theo khả năng và cách riêng của mình) từ đó lắm vững và vận

dụng tốt trong các bài thực hành và trong đời sống.

b- Các bước xây dựng bài giảng âm nhạc có ứng dụng BĐTD:

Bước 1: Lựa chọn bài học thích hợp

Vì đặc thù bộ môn là thực hành nhiều hơn lí thuyết do vậy không phải bài học nào

cũng cần tới BĐTD. Chủ đề, nội dung dạy - học thích hợp với BĐTD là những bài lí

thuyết nên khi thiết kế bài giảng giáo viên cần chú ý cân nhắc những bài học, nội dung

học phù hợp để có thể phát huy tốt nhất các tính năng của BĐTD.

Bước 2: Xây dựng giáo án

* Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học (cấu trúc bài

giảng)

* Mô hình hoá tiến trình dạy học, thể hiện các yếu tố và các đối tượng khác trong

môi trường tương tác, hoạt động tương tác trong từng nội dung dạy học.



* Hình dung (hoặc phác thảo) việc thể hiện BĐTD, tìm ra phương án tối ưu nhất

cho các nhánh, các nội dung, kí tự hay hình ảnh cần thể hiện trên BĐTD.

* Triển khai thành giáo án hoàn chỉnh theo trật tự logic của bài.

Bước 3: Tham khảo ý kiến

Tham khảo ý kiến bạn bè đồng nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở ý kiến mà

ta có thể điều chỉnh kịch bản sư phạm (giáo án), điều chỉnh tiến trình hay phương pháp

dạy học cho phù hợp với nội dung bài học.

Bước này hết sức cần thiết đối với những giáo viên mới ứng dụng BĐTD vào dạy

học.

Bước 4: Chuẩn bị đồ dùng:

Việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy có ứng dụng BĐTD là vô cùng quan trọng.

Ngoài những thiết bị dạy học khác, nhất định giáo viên phải chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn

BĐTD theo nội dung đã định trước (nếu có thể ta nên kết hợp với CNTT và bài giảng

điện tử để tiết dạy đạt hiệu quả tốt nhất).

Bước 5: Thực nghiệm trên lớp học

Tổ chức giảng dạy với lớp học cụ thể, tiết học cụ thể. Đảm bảo các nội dung bài

học được thực hiện theo đúng dự kiến. Việc đánh giá hiệu quả của các tiết học này sẽ là

cơ sở quan trọng để rút kinh nghiệm cho việc ứng dụng trong các bài học khác.

c- Các yêu cầu đối với một bài giảng âm nhạc có ứng dụng BĐTD:

- Cần đảm bảo đầy đủ, chính xác về nội dung.

- Câu từ cô đọng, rể hiểu, rễ nhớ



- Phần minh họa phải sinh động và có tính tương tác cao, rõ nét mà phương pháp

giảng bằng lời khó diễn tả.

- Bài giảng cần thể hiện một số câu hỏi (gợi mở), với mục đích phát huy tính sáng

tạo của học sinh trong quá trình học và thiết lập BĐTD, .

3.3- Quy trình dạy - học môn âm nhạc có ứng dụng BĐTD:

Bản đồ tư duy được ứng dụng vào dạy học là một phương pháp hay nhưng để phát

huy hết được các tính năng ưu việt của nó ta cần phải biết ứng dụng như thế nào, ứng

dụng vào chỗ nào trong tiết học. Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, tôi nhận thấy

khi học sinh đã biết thiết kế BĐTD và tự ghi chép hay học cùng với BĐTD là các em đã

có thể hiểu sâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa theo cách trình bày

thông thường thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình thì khi dạy – học trên lớp,

giáo viên và học sinh có thể thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Nêu vấn đề (nội dung bài học). Giáo viên giới thiệu bài và đưa ra nội

dung cần học, cần tìm hiểu và yêu cầu thực hiện bằng BĐTD.

Bước 2: Học sinh lập BĐTD theo lớp, nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.

(Nếu cả lớp thực hiện (với nội dung bài mới), giáo viên có thể làm việc trên bảng cùng

học sinh theo nguyên tắc: Giáo viên vẽ nội dung vấn đề cần học - hỏi, gợi ý – học sinh trả

lời và vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2 …)

Bước 3: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh

về BĐTD mà lớp, nhóm hay cá nhân mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ

việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình

trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những

điểm cần rèn luyện của học sinh hiện nay.



Bước 4: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức

của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn (kết luận), là trọng tài giúp học sinh hoàn

chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

Bước 5: Củng cố kiến thức bằng BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn

chỉnh hoặc bằng BĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn (với trường hợp lập BĐTD theo

nhóm hay cá nhân). Có thể cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

* Lưu ý: BĐTD phải là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm, các cá

nhân học sinh có chung một kiểu. Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến

thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).

4- Các thiết bị, công cụ hỗ trợ dạy - học âm nhạc với BĐTD:

Việc ứng dụng BĐTD trong dạy - học là rất khả thi bởi lẽ thiết bị dạy học trong các

tiết học âm nhạc với BĐTD về cơ bản là không khác nhiều so với tiết học truyền thống.

Ngoài những thiết bị như: nhạc cụ, sách vở, bảng đen, bảng phụ, phấn trắng, bút mực thì

giáo viên và học sinh chỉ cần chuẩn bị thêm phấn màu, bút màu là đủ tuy nhiên nếu ta

chuẩn bị chu đáo hơn, đầy đủ hơn đặc biệt là nếu ta đưa CNTT vào tiết dạy – học với

BĐTD thì tiết học cũng sẽ sinh động hơn, cuốn hút và hiệu quả hơn vì qua CNTT bản đồ

tư duy có thể sẽ đẹp, hoàn chỉnh, phong phú đa dạng hơn.

4.1- Các thiết bị truyền thống:

Về cơ bản để dạy - học với BĐTD thầy và trò cần chuẩn bị một số đồ dùng dạy –

học sau:

- Thiết bị phòng học: Bảng đen, bảng phụ, phấn viết bảng (các màu) ...

- Đồ dùng cá nhân: Sách, vở, bút màu ...

- Thiết bị chuyên dụng: Nhạc cụ, máy nghe, thanh phách ...



4.2- Các thiết bị, công cụ ứng dụng CNTT:

Để kết hợp tốt giữa BĐTD với CNTT trong dạy học âm nhạc, bên cạnh những thiết

bị phần cứng cần thiết trong một tiết dạy theo phương pháp mới như : Máy tính, máy

chiếu đa năng, đàn phím điện tử thì các phần mềm hỗ trợ sẽ có những khả năng chuyên

biệt và hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong soạn giảng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để trình chiếu, thiết lập

BĐTD, soạn nhạc, hoà âm phối khí hay các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh

cũng như video clip... mỗi phần mềm đều có khả năng ứng dụng nhất định và có tính

chuyên biệt khá rõ nét nhưng nhìn chung thì các phần mềm này đa số không đòi hỏi máy

tính phải có cấu hình cao và có thể chạy được trên môi trường windows nên việc cài đặt,

sử dụng rất thuận tiện.

a- Phần mềm thiết lập BĐTD:

Thay vì phải vẽ, phải viết (mất nhiều thời gian) từng nội dung, từng nhánh khi thiết

lập BĐTD trong quá trình giảng bài, giáo viên có thể khai thác CNTT để các sản phẩm

của mình có tính thẩm mĩ hơn, sinh động hơn và thuận tiên hơn khi giảng dạy.

Hiện nay đã có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ cho việc lập BĐTD với các tính năng

ưu việt, các phần mềm này rất tiện dụng, rễ thực hiện và có thể giải quyết được nhiều vấn

đề mà dùng bút, dùng phấn ta không thể thực hiện được trong đó phải kể đến phần mềm

Mindmap với các khả năng như: thiết lập BĐTD với các biểu tượng trung tâm sinh động

(có thể chèn hình ảnh tuỳ theo ý người thiết lập), các nhánh đa dạng về màu sắc, uốn lượn

theo ý muốn và đặc biệt là khả năng chèn các biểu tượng và các hình ảnh liên quan vào

các nội dung, các nhánh trong bản đồ, bên cạnh đó các phần mềm này khi trình chiếu ta

có thể tạo các hiệu ứng để thể hiện nhánh nào ra trước, nhánh nào ra sau một cách linh

hoạt.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

×