Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 55 trang )
47
Nội dung bảo dưỡng động cơ điện bao gồm.
*) Lau chùi sạch máy, trong ngoài các vị trí có thể luồn tay vào được,
xung quanh bệ máy, giá đỡ...
*) Xiết lại, kiểm tra từng bu lông bệ máy , bu lông khớp nối, dây tiếp
đất.
*) Xử lý những chỗ rò rỉ dầu và nước, lau sạch những bộ phận bị văng
dầu, mỡ và nước.
*) Luôn đảm bảo tuyệt đối không để nước mưa hắt vào động cơ, đảm
bảo sàn đặt động cơ sạch sẽ không có bụi cát.
*) Công tác tiểu tu, đại tu phải được tiến hành theo đúng chế độ và kỳ
hạn quy định.
*) Khi vận hành bình thường : sau 1500-2000 giờ phải tiểu tu một lần
hoặc ít nhất một năm một lần.
*) Khi vận hành bình thường sau 8000-10.000 giờ đại tu một lần, hoặc ít
nhất 4 năm một lần.
*) Hồ sơ tài liệu kỹ thuật:Mỗi động cơ phải có một bản lý lịch riêng.
Trong đó bao hàm các thông số kỹ thuật, phiếu xuất xưởng , bản vẽ lắp ráp,
hướng dẫn sử dụng... Lý lịch ghi rõ ngày lắp đặt , tình trạng điện trở cách điện
qua từng năm, số lần đã trung đại tu, tình trạng làm việc bình thường, số lần
nguyên nhân sự cố (nếu có), số giờ vận hành hàng năm và các văn bản thí
nghiệm kiểm tra .
Trong thời gian làm việc, phải ghi chép đầy đủ vào “sổ vận hành”.
Cán bộ kỹ thuật cơ điện của trạm bơm có trách nhiệm tập hợp , phân
tích đánh giá và ghi vào lý lịch riêng của mỗi động cơ và các thiết bị điện
khác.
Hồ sơ tài liệu kỹ thuật ... là điều kiện quan trọng để thực hiện được tốt
công việc chăm sóc và vận hành động cơ điện.
48
3.1. Sơ đồ tháo, lắp đông cơ không đồng bộ 3 pha
a
d
b
e
c
f
Các bước tháo động cơ điện xoay chiều 3 pha
3.2. Những thiết bị cần có để thực hiện công việc
Stt
Dụng cụ - Vật tƣ - Thiết bị
Số
lƣợng
1
Đồng hồ M
01 chiếc
2
Đồng hồ vạn năng
01 chiếc
3
Áp tô mát 3 pha 40A
01 chiếc
4
Dây dẫn PVC
01 chiếc
5
Động cơ 3 pha 4,5Kw
01 chiếc
6
Dụng cụ tháo, lắp
1 bộ
7
Tuốc nơ vít, kìm các loại
1 bộ
3.3. Quy trình thực hiện công việc
Bước 1:
Ghi chú
49
Tìm hiểu cấu tạo thực tế, các thông số của động cơ. Ghi chép tình trạng
máy trước khi tháo :
+ Quay trơn , kẹt , sát cốt ...?
+ Sự nguyên vẹn của các chi tiết.
+ Tình trạng kỹ thuật điện.
+ Sự phát nhiệt, những hư hỏng.
Xác định biện pháp tháo cụ thể.
Chuẩn bị dụng cụ tháo phù hợp, vật liệu phục vụ tháo, lắp, bảo dưỡng.
Tổ chức nơi làm việc thoáng rộng, đủ ánh sáng.
Đánh dấu vị trí lắp ráp cần thiết để sau này lắp lại không bị sai lẫn ( vị
trí các đầu dây, vị trí mặt bích, cánh quạt, độ sâu Puli, bánh đai . v ..v.)
Bước 2: Đo điện trở thuần của bộ dây.Ghi kết quả.
Bước 3: Đo điện trở cách điện giữa các pha. Ghi kết quả
Bước 4: Đo điện trở cách điện giữa các pha với vỏ. Ghi kết quả
Đo điện trở cách điện giữa pha với vỏ
Đo điện trở cách điện giữa các pha
Chú ý: Nếu điện trở cách điện nhỏ hơn 0.5 M thì phải sấy động cơ.
Bước 5: Tháo động cơ theo trình tự sau:
- Tháo bảo hiểm cánh quạt, cánh quạt: với cánh quạt dùng vam
hoặc nêm búa để tháo, giữ không làm biến dạng cánh quạt gây mất cân
bằng hay cọ sát khi máy quay.
- Tháo puli, bánh đai hoặc khớp nối: dùng vam chuyên dùng để kéo
tháo ( nên thấm dầu vào vị trí tiếp xúc giữa trục puli trước khi tháo).
Trường hợp khó tháo, nên dùng biện pháp gia nhiệt nhanh puli bằng đèn
khò và vam kéo ( chú ý : quá trình gia nhiệt puli phải làm mát cổ trục).
- Tháo nắp chắn mỡ
50
- Tháo bu lông liên kết giữa nắp bích và thân động cơ, tháo nắp bích:
khi tháo nắp cần nới bulông dần và đều , dùng búa có đệm gõ long dần các
nắp. Nếu nắp ép chặt phải dùng nêm, cũng có khi phải dùng vam kéo.
- Rút roto ra khỏi stato ( Hình ): với máy nhỏ, dùng tay nâng nhẹ
roto ra khỏi stato, với máy lớn nặng phải dùng xích treo, giá đỡ, ống lồng
trục để hỗ trợ. Khi rút roto ra cần chú ý: Phải đệm kê, không để roto cọ sát,
không làm xước sát dây quấn. Roto phải được đặt trên giá đỡ chắc chắn để
vệ sinh, kiểm tra , sửa chữa.
Bước 6: Trình tự bảo dưỡng, sửa chữa phần cơ khí.
- Kiểm tra sửa chữa Stato:
+ Quan sát mặt trong Stato nếu thấy có vết sát xước hoặc lá thép bị xô,
biến dạng phải sửa. cỏ thể dùng nêm gỗ và búa gõ nắn, nơi cần dũa thì dùng
dũa sửa nhưng phải có tấm bìa cách điện kê đệm để tránh gây xước sát men
dây và cũng là không cho mạt thép lọt vào dây quấn.
+ Nếu lõi thép bị rỉ có thể dùng giấy ráp đánh sạch sau quét lên bề mặt
lớp sơn cách điện loãng và sấy khô.
+ Kiểm tra đầu bộ dây có bị xước sát hoặc vật lạ thâm nhập vào không,
khi đầu bộ dây có biểu hiện lão hoá, cách điện giòn mủn thì nên sấy khô và
quét lên một lớp sơn cách điện ( sơn phủ ) rồi tiếp tục sâý khô sơn.
+ Lõi thép Stato phải được ghép chặt chẽ với vỏ máy.
+ Vỏ máy, các vị trí lắp ráp phải nhẵn, không có bavia hoặc sơn bẩn
phủ bám, dùng dũa, dao cạo chuyên dùng để tẩy sạch.
- Kiểm tra sửa chữa Rôto:
+ Quan sát bề mặtlõi thép roto, nếu thấy bị gam sát, không nhẵn thì phải
sửa.
+ Trục và thân roto không được lắp lỏng, trục phải thẳng, ở các vị trí lắp
ráp phải nhẵn.
+ Đối với Rôto kiểu lồng sóc, kiểm tra các thanh dẫn trong rãnh có bị
lỏng, đứt, nứt không. Bề mặt lõi thép phải sạch ,nhẵn.
+ Cánh quạt trên thân trục phải chắc chắn. không bị biến dạng hoặc gẫy
vỡ, toàn bộ phải được rửa sạch bụi bẩn, dầu mỡ.
+ Kiểm tra vòng bi, bạc: vòng bi sau khi rửa sạch phải quay trơn, không
bị rơ, không có viên bi vỡ, nếu phải thay bi thì dùng vam tháo ra khỏi trục và
chọn vòng bi mới đúng chủng loại và ép vào trên trục. Việc tra mỡ vào ổ bi
51
phải chú ý điều kiện làm việc và tốc độ quay của động cơ để chọn loại mỡ phù
hợp
Bước 8: Lắp động cơ
- Trình tự lắp ngược lại với khi tháo ( chi tiết tháo sau thì lắp trước ).
Một số chú ý sau khi lắp:
+ Kiểm tra sự quay trơn.
+ Xác định chiều quay đúng.
+ Kiểm tra lại đầy đủ và an toàn các chi tiết.
3.4. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc
Các bước công việc
Đúng
Sai
1. Tìm hiểu thực trạng của động cơ
Đo điện trở thuần của bộ dây.
Đo điện trở cách điện giữa các pha.
Đo điện trở cách điện giữa các pha với vỏ
Tháo động cơ
Bảo dưỡng, sửa chũa phần cơ khí
Lắp động cơ
Ghi kết quả vào bảng
Bảng ghi kết quả
Pha
dây
quấ
n
AX
BY
CZ
Điện trở cách điện pha với Điện trở cách điện pha
vỏ
với pha
Điệntrở
AX-Vỏ BY-Vỏ CZ-Vỏ
AXBY
AX- CZ
BYCZ
thuần
52
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học:
- Vị trí mô đun: Mô đun được học trước các môn học, mô đun kỹ thuật
chuyên môn.
- Tính chất mô đun: Là mô đun kỹ thuật chuyên môn bắt buộc.
II. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ Nhận biết đúng các trang thiết bị điện trên tủ điện;
+ Thuyết minh đúng nguyên lý mạch điện;
+ Trình bày được đặc điểm về dòng điện và thời gian của quá trình
khởi động;
+ Trình bày được quy trình vận hành mạch điện;
- Kĩ năng
+ - Thực hiện vận hành tủ điện đúng quy trình;
- Thái độ
+ Đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã
bài
Tên bài
MĐ 06 - 01
Vận hành tủ
điều
khiển
cống qua nút
bấm và khởi
động từ
MĐ 06 - 02
Bảo dưỡng tủ
điều khiển
cống qua nút
bấm và khởi
động từ
Thời gian
Loại bài
dạy
Địa
điểm
Tích hợp
Phòng
LT TH
28
Tích hợp
Phòng
LT TH
28
Tổng
Lý
số
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
6
21
1
6
21
1
53
Mã
bài
Tên bài
Loại bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
Lý
số
thuyết
Kiểm tra hết mô đun
60
Kiểm
tra*
4
Cộng
Thực
hành
4
12
42
6
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
Có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị học tập.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1:
Tiêu chí đánh giá
- Nhận biết đúng các trang thiết bị
điện trên tủ điện;
Cách thức đánh giá
- Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm.
- Thuyết minh đúng nguyên lý mạch
điện
- Bài kiểm tra phải đạt 50% trở lên
5.2. Bài 2:
Tiêu chí đánh giá
- Sửa chữa được các ban hỏng do
duy trì.
Cách thức đánh giá
- Kiểm tra vấn đáp hoặc thực hành.
- Sửa chữa được các ban hỏng do
mất pha
- Bài kiểm tra phải đạt từ 50 %
trở lên.
VI. Tài liệu tham khảo
- Kỹ thuật sửa chữa điện máy công cụ, Bùi Văn Yên, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội 1999;