1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Phần I: Giới thiệu chung về Vietcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.24 KB, 31 trang )


-



Dịch vụ chiết khấu chứng từ

Dịch vụ thanh toán quốc tế

Dịch vụ chuyển tiền

Dịch vụ thẻ

Dịch vụ nhờ thu

Dịch vụ mua bán ngoại tệ

Dịch vụ ngân hàng đại lý

Dịch vụ bao thanh toán

Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

• Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp



Tầm nhìn chiến lược:

“ Xây dựng VCB thành tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng

các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong

định chế tài chính hàng đầu Châu Á vào năm 2015- 2020, có phạm vi hoạt động quốc tế”

Sứ mệnh : Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt ; bảo đảm tương lai trong tầm tay

của khách hàng ; sự thuận tiện trong giao dịch và các hoạt động thương mại trên thị

trường.

Mục tiêu chiến lược:

+ Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn lực

+ Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực

+ Đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng

+ Ngân hàng đạt hiệu suất sinh lời cao nhất và đạt ROE tối thiểu 15%

+ Đạt top 1 bán lẻ,top 2 bán buôn

1.2. Xác định SBU và tình hình hoạt động kinh doanh

a. Ngân hàng thương mại

VCB cung cấp dịch vụ chính sau:

+ Huy động vốn

+ Cung cấp tín dụng

+ Dịch vụ bảo lãnh

+ Thanh toán quốc tế

+ Dịch vụ thẻ

+ Kinh doanh ngoại tệ

+ Dịch vụ ngân hàng bán lẻ

+ Kinh doanh ngoại tệ

+ Đầu tư chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, và các khoản đầu tư dài hạn…

b. Ngân hàng đầu tư

VCBS ( công ty chứng khoán VCB) cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư, môi giới,

nghiên cứu, tự doanh chứng khoán. Công ty liên doanh giữa VCB và tập đoàn đầu tư đa

quốc gia Franklin Templeton Investment (FTI) hoạt động trong lĩnh vực tạo lập và quản

lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư.



c.Dịch vụ tài chính khác

+ Thuê tài chính (VCBL)

+ Công ty tài chính Việt Nam tại Hồng Kông (VINAFICO) cung cấp dịch vụ tiền gửi, tín

dụng, thanh toán và chuyển tiền

+ VCB Money hoạt động trong lĩnh vực chuyển tiền từ Mỹ về Việt Nam

c.Bảo hiểm

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietcombank – Cardif (VCLI) hoạt động trong lĩnh

vực bảo hiểm nhân thọ và chuyên về phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua

ngân hàng.

d.Bất động sản

VCB tập trung vào mảng cho thuê văn phòng với Cao ốc Vietcombank, Vietcombank

Bonday- Bến thành, Vietcombank Bonday.



Phần II. Phân tích quy trình hoạch định chiến lược của VCB

2.1. Hoạch định tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược

• Ủy ban chiến lược bao gồm các lãnh đạo cao nhất của HĐQT và ủy ban chiến lược tham

mưu cho HĐQT trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng,

bao gồm cả đánh giá thực trạng, mục tiêu tổng thể, tầm nhìn,mục tiêu trung và dài hạn,

định hướng chiến lược, các chỉ tiêu kinh doanh cho từng giai đoạn, giải pháp và lộ trình

thực hiện.

Trong cuộc họp hội đồng thường niên năm 2013, VCB đã định hướng các chiến lược

trung và dài hạn là phát triển và mở rộng hoạt động để trở thành tập đoàn ngân hàng tài

chính đa năng có sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế ;tiếp tục khẳng định vị thế đối

với mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi là hoạt động ngân hàng thương mại dựa trên nền

tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực

quốc tế ; duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường

nước ngoài…An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu ; “Hướng tới

một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng là mục tiêu xuyên suốt”.

• Về mục tiêu tổng thể, VCB đã xây dựng được tầm nhìn và sứ mệnh nhưng lại chưa đưa

ra triết lý kinh doanh cụ thể của mình.Do vậy VCB cần phải xây dựng cho mình một triết

lý kinh doanh đúng đắn vì triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh là kim chỉ nam để DN

hướng tới , lên những hoạch định và chiến lược cho công ty mình làm sao để hoạt động

phải bám sát những chỉ tiêu đó.

2.2. Phân tích môi trường bên ngoài

a.Thực trạng công tác phân tích môi trường bên ngoài của VCB









Môi trường bên ngoài là môi trường không nằm trong tầm kiểm soát của DN

Vietcombank luôn chú trọng tới công tác đánh giá rủi ro của các nhân tố môi

trường bên ngoài nhất là sự biến động thị trường tài chính,các xu hướng biến động của







kinh tế trong nước và thế giới.

HĐQT ,Ban điều hành thường xuyên chỉ đạo việc rà soát,đánh giá tình hình thực

hiện các chỉ tiêu ĐHĐCĐ giao và linh hoạt định hướng trước những thay đổi về chính

sách quản lý của NHNN cũng như môi trường kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội và hạn







chế những thách thức để đề ra những chiến lược kinh doanh hợp lý.

Vietcombank sử dụng các chuyên viên phân tích vĩ mô của bộ phận nghiên cứu và

phân tích thị trường thuộc công ty chứng khoán Vietcombank để phân tích môi trường

bên ngoài như kinh tế vĩ mô,thị trường chứng khoán và triển vọng ngành không riêng của

VCB ,ngành ngân hàng mà còn rất nhiều công ty,ngành nghề khác nhằm cung cấp thông

tin cho HĐQT trước khi hoạch định các chiến lược mới.

b.Môi trường bên ngoài của VCB

b1.Chính trị - pháp luật

Chính trị: Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế

giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh

tế Việt Nam nói chung.

Thu hút đầu tư nước ngoài cả ở trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực khác tạo điều kiện

cho ngành ngân hàng phát triển

Pháp luật: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật pháp,

đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Ngân hàng, một ngành có tác

động tới toàn bộ nền kinh tế về lãi suất, đăng kí kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh

lành mạnh…

2.Kinh tế

Kinh tế thế giới và trong nước đã có dấu hiệu cải thiện mặc dù chưa thực sự đồng đều.

Cùng với chính sách hỗ trợ từ chính phủ,nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư,đẩy

nhanh hoạt động luân chuyển vốn,đây là tiền đề thuận lợi cho ngành ngân hàng tiếp tục

phát triển.

GDP được dự báo tăng trưởng ở mức 5.4 % ,lạm phát có xu hướng giảm .Thị trường tài

chính,chứng khoán có dấu hiệu phục hồi tăng trở lại. Tình hình nợ xấu của các ngân hàng



vẫn ở mức cao .Chính phủ đã thành công công ty công ty Quản lý tài sản của các TCTD

Việt Nam (VAMC) nhằm mua bán,xử lý các khoản nợ xấu của các ngân hàng.

Xây dựng chính sách kiểm soát lãi suất liên ngân hàng…

3.Văn hóa- xã hội

Những đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến cầu đối với các dịch vụ ngân hàng như lòng tin

của dân chúng; thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân; trình độ dân trí và khả

năng hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng; mức thu nhập của người dân.. Trình độ dân

trí cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trình độ dân

trí ở một quốc gia càng cao thì khả năng phổ biến dịch vụ ngân hàng hiện đại càng thuận

tiền, cơ hội đổi mới của các ngân hàng cũng cao hơn

4.Công nghệ

Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò như là một trong

những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Vai trò của

công nghệ đối với các hoạt động ngân hàng được thể hiện:

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệ

thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM,

Homebanking, Internetbanking… mà còn bao gồm hệ thống thông tin quản lý, hệ thống

báo cáo rủi ro…trong nội bộ ngân hàng.

Trong các nhân tố trên thì nhân tố kinh tế và công nghệ là hai nhân tố có tác động

mạnh nhât đối với chiến lược phát triển giai đoạn tới và trong dài hạn của VCB. Trước

hết , sự phát triển của ngân hàng luôn có mối quan hệ mật thiết đối với sự phát triển của

nền kinh tế vĩ mô và trong chiến lược ngắn hạn của VCB .

Đánh giá cường độ cạnh tranh theo mô hình 5 lực lượng của M.Porter

a.Đe dọa gia nhập mới

Rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa: đang được nâng cao

lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008.

+ Với doanh nghiệp nước ngoài: Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân

hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi

cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng

Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.



+ Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu

mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách

hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều

này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang

muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.

Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới

đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy

cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng một khi kinh tế thế

giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các

tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần như chắc chắn.

b.Nguy cơ Sản phẩm thay thế

Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối

tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản

phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản

phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng

khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng.

Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho người

tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi có tiền lại

rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp trả lương qua tài khoản

ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần

làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán

bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người

dân nào cũng tới mua sắm.Thêm vào đó nếu lãi suất ngân hàng không cao và gặp nhiều

rủi ro, người dân sẽ chuyển sang các loại hình tiết kiệm khác như vàng,bất động sản…

c.Quyền lực của khách hàng

Đối với khách hàng đóng vai trò là nguồn cung cấp vốn thì họ đòi hỏi quyền đàm phán

rất cao vì họ cho rằng sự hoạt động của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn của họ.

Trong khi đó, hiện nay tính cạnh tranh giữa các ngân hàng tương đối cao, do đó ,nếu

ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng này, họ sẽ rất có thể đầu

tư vốn vào ngân hàng khác.

d.Quyền lực đàm phán của nhà cung ứng



VCB có nguồn vốn được huy động nhiều nơi như : khách hàng, cổ đông, doanh nghiệp,

các ngân hàng khác..do đó VCB cũng phải chịu không ít tác động trực tiếp từ các nhà

cung ứng này.

e.Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Hiện nay ,các đối thủ cạnh tranh của VCB như ACB, Eximbank (có thể coi là 2 đối thủ

cạnh tranh trực tiếp ) và ngoài ra còn có BIDV, VP bank, Sacombank…Trong nỗ lực cố

gắng để gia tăng thị phần thì đối thủ của VCB cũng là các ngân hàng sở hữu 100 % vốn

nước ngoài.Những ngân hàng này có lợi thế hơn về chất lượng và dịch vụ tốt hơn, do đó

VCB phải tận dụng những ưu thế sẵn có của mình về mối tương quan mật thiết với những

khách hàng hiện tại, nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân được khách hàng trung

thành và thu hút thêm những khách hàng mới.

f. Áp lực giữa các bên có liên quan :

Bao gồm chính phủ, các quỹ tín dụng.. các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và

VCB đều phải đối mặt với những áp lực do chính phủ tạo ra.

Đánh giá cường độ cạnh tranh

Cường độ cạnh tranh của ngành Ngân hàng mạnh.

Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm

ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc

khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họ đã phục vụ những khách hàng

này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt

Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo.

Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước đã trang bị hệ thống

hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự... khá quy mô. Lợi thế của ngân hàng trong

nước là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn. Ngân hàng trong nước sẵn sàng

linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ.

Đánh giá mức hấp dẫn của ngành

Khủng hoảng kinh tế cũng mang lại rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng, một số

ngân hàng đã không thể duy trì được mức tăng trưởng trong năm vừa qua. Việc gia nhập

vào ngành ngân hàng hiện nay chủ yếu có thể là các tập đoàn ngân hàng tài chính toàn

cầu bởi họ có đầy đủ lợi thế về nguồn lực như năng lực tài chính, quản lý, công nghệ…



Một xu hướng gần đây hiện nay giữa các ngân hàng đó chính là M&A , các ngân hàng

làm ăn không hiệu quả sẽ sát nhập với một ngân hàng có năng lực lớn hơn, ví dụ gần đây

là SHB và Habubank, Sacombank và ngân hàng Phương Nam, maritimebank với MDB…

Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một trong những ngành nghề nhạy cảm, do vậy việc sáp

nhập chỉ có thể xảy ra trong vòng một, hai năm nữa khi ngành ngân hàng đã được mở

nhiều cửa hơn theo cam kết với WTO.





Mô thức EFAS

MÔ THỨC EFAS CỦA VCB



Mức

độ

Xếp loại

quan trọng



Điểm

tổng số



Các cơ hội:

Việt Nam gia nhập WTO

Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng

Nhu cầu vốn tăng nhanh

Cơ cấu dân số trẻ

Khoa học công nghệ ngày càng hiện đại



0.12

0.1

0.1

0.09

0.09



4

4

4

3

3



0.48

0.4

0.4

0.27

0.27



Các đe dọa:

Cạnh tranh mạnh trong ngành

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới

Rủi ro về lãi suất và tín dụng

Tâm lý của người tiêu dùng VN

Thay đổi chính sách của NHNN và chính phủ

Tổng



0.2

0.1

0.08

0.08

0.04

1.0



3

3

4

3

3



0.6

0.3

0.32

0.24

0.12

3.4



 Thông qua bảng phân tích trên có thể thấy rằng VCB thích ứng khá tốt với những thay



đổi của môi trường bên ngoài đề ra các chiến lược khá tốt để tận dụng được các cơ hội do

môi trường bên ngoài đem lại và sớm phát hiện ra các rủi ro của thị trường để có những

hướng điều chỉnh thích hợp.

Các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS)

Năng lực kiểm soát rủi ro:

Rủi ro hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ NH đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh và

hội nhập thị trường tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Muốn tồn tại và có lợi nhuận các NH phải chấp nhận rủi ro có nghĩa là các ngân hàng

phải sống chung với rủi ro, tìm mọi cách khắc phục những rủi ro đấy để biến nó thành



thuận lợi cho mình.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Với dịch vụ chăm sóc khách hàng đa dạng và chất lượng dịch vụ tốt, NH sẽ thu được lợi

ích như:

Nâng cao khả năng cạnh tranh của NH.

Thắt chặt mối quan hệ với các khách hàng, làm khách hàng gắn bó hơn đối với thương

hiệu của NH.

Cung cấp một hệ thống thống nhất, chính xác và nhanh chóng quản lý các chương trunh

chăm sóc khách hàng.

Có thể thấy rằng, trong tương lai, hoạt động ngân hàng ở VN sẽ đa dạng phức tạp hơn

rất nhiều với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì vậy, NH muốn đứng vững trên

thị trường phải cố gắng xây dựng lòng tin nơi khách hàng thông qua chất lượng dịch vụ

mà NH cung cấp cho khách hàng.

Sự thuận tiện trong giao dịch.

Cùng với nhịp sống hối hả của nền kinh tế thị trường, các khách hàng hiện nay

đều mong muốn sử dụng những dịch vụ đơn giản nhất, thuận tiện nhất với mình. Vì

vậy, NH nào đem lại sự thuận tiện nhiều nhất cho khách hàng NH đấy sẽ được sự tin

dùng của khách hàng

2.3. Phân tích môi trường bên trong

2.3.1. Thực trạng công tác phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp

Vietcombank xây dựng một Ban kiểm soát bao gồm 4 thành viên (3 thành viên chuyên

trách và 1 thành viên kiêm nhiệm) và 2 bộ phận giúp việc là Giám sát hoạt động và Kiểm

toán nội bộ và thuê công ty kiểm toán Ernst and Young làm đơn vị trung gian kiểm toán

với nhiệm vụ theo dõi, rà soát và đánh giá các hoạt động của ngân hàng trong năm, từ đó

đề xuất phương hướng hoạt động cho năm kế tiếp và kiến nghị thay đổi trong cơ cấu,

hoạt động, sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với tình trạng thực tế của ngân hàng. Kết quả

khảo sát và đánh giá của Ban kiểm soát được công bố trong các Đại hội cổ đông thường

niên của ngân hàng.

Vietcombank có bộ phận nghiên cứu và phân tích thị trường, cung cấp các thông tin cập

nhật kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

×