Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.3 KB, 60 trang )
Định nghĩa
Tường thuật là một thể loại báo chí thuộc loại
tác phẩm thông tấn, trong đó NB trình bày một
cách hệ thống, chi tiết diễn biến của sự kiện, hiện
tượng với tư cách là người trực tiếp chứng kiến
hoặc tham gia sự kiện, hiện tượng đó.
44
2. Đặc điểm thể loại tường thuật
- Tường thuật ưu tiên cho các sự kiện mang tính
thời sự.
Đối tượng của thể loại tường thuật là những sự
kiện quan trọng và mang tính thời sự cao, thu hút
được sự quan tâm đặc biệt của công chúng.
45
- Tác phẩm tường thuật có cấu trúc theo sự kiện
và thời gian tuyến tính
Về nguyên tắc, cái gì xảy ra trước thì trình bày
trước, cái gì xảy ra sau thì trình bày sau.
- Tường thuật vừa mang tính công thức, quy
phạm vừa đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo của
người thực hiện
- Phóng viên phải là người chứng kiến trực tiếp và
trọn vẹn sự kiện.
46
3. Các thể (dạng) tường thuật
(1) Tường thuật trực tiếp
- Tường thuật trực tiếp còn có tên gọi khác là
tường thuật tại chỗ. Đây là thể tường thuật giúp
công chúng có thể nghe, thấy, đọc sự kiện gần
như cùng lúc, cùng thời điểm mà sự kiện ấy đang
diễn ra.
- Thể tường thuật trực tiếp áp dụng cho PT-TH và
báo trực tuyến.
47
(2) Tường thuật gián tiếp
- Là thể tường thuật được thực hiện sau khi sự
kiện xảy ra. Nói cách khác, khi công chúng tiếp
nhận sự kiện thì nó đã thuộc về quá khứ dù là quá
khứ gần.
- Tường thuật gián tiếp là đặc điểm nổi bật của
báo in.
- PT-TH và báo trực tuyến hiện nay cố gắng hạn
chế thể tường thuật gián tiếp.
48
4. Tiêu chí của một bài tường thuật hay
- Rút ngắn tối đa khoảng cách thời gian giữa sự
kiện được tường thuật và sự kiện diễn ra trong
thực tế.
- Bao quát được những diễn biến chính của sự
kiện.
49
- Chọn được góc nhìn, cách thể hiện độc đáo, sắc
sảo, tinh tế, phù hợp với mục tiêu của bài tường
thuật.
- Lời giới thiệu và bình luận phải ngắn gọn, súc
tích và chừng mực. Tường thuật là hãy để sự kiện
lên tiếng theo ý đồ của mình.
- Cấu trúc bài tường thuật phải logic, chặt chẽ, tái
hiện hoàn chỉnh sự kiện.
50
5. Cách viết bài tường thuật
5.1 Chuẩn bị
- Tìm hiểu thông tin nền về sự kiện (hội nghị, lễ
hội, cuộc thi thể thao, biểu tình…).
- Tìm hiểu về các nhân vật chính sẽ xuất hiện
trong sự kiện.
- Đọc kỹ chương trình (hay kịch bản), xác định các
chi tiết là điểm nhấn của sự kiện.
51
- Xác định mục đích, chủ đề, tư tưởng của bài
tường thuật.
- Lập dàn ý (hay kịch bản) cho bài tường thuật.
- Kiểm tra phương tiện tác nghiệp (bút, sổ tay, máy
ghi âm, ghi hình, laptop, điện thoại di động…) để
chắc rằng tất cả đều tốt và trong trạng thái sẵn
sàng.
52
5.2 Tác nghiệp tại hiện trường
- Có mặt tại hiện trường suốt quá trình xảy ra sự
kiện (đến sớm và về trễ).
- Theo dõi và ghi nhận diễn biến của sự kiện: chú
ý toàn cảnh và cận cảnh, đặc biệt là các chi tiết nổi
bật, bất ngờ.
- Tranh thủ gặp gỡ, phỏng vấn ngắn 3 loại nhân
vật: người nổi bật nhất, người dự khán và người
trong ban tổ chức.
- Chụp ít nhất 5 tấm ảnh.
53
5.3 Viết bài tường thuật
* Phần mở đầu:
- Dựa vào các thông tin nền, giới thiệu quang
cảnh, không khí, thời gian, địa điểm xảy ra sự
kiện; thời lượng và mục đích của sự kiện.
- Độ dài không quá 4 câu (100 chữ).
54