1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Ngữ văn >

Cảm nhận của em về đoạn trích truyện " Chiếc lược ngà " của Nguyễn Quang Sáng?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.33 KB, 200 trang )


cụi làm chiếc lược cho con gái. Chiếc lược làm xong chưa kịp trao cho con gái thì ông đã hi

sinh. Trước khi nhắm mắt ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn nhờ chuyển lại cho con

mình.

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và

nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc

về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết

không gọi tiếng “Ba” , hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống,cuối cùng khi ông Sáu

tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều

tình huống thử thách cá tính của bé Thu,nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất

quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông

Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết , mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã

xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là

biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có

duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy không

giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo,

dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa

cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa

đạn,biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái

cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là sự

kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường

của



gian

liên

giải

phóng

sau

này.

Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc,tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì

Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Nhà văn tỏ

ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một

cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy. Khi bị ba đánh ,bé Thu “cầm đũa gắp

lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”. Có cảm giác bé Thu sợ

ông Sáu sẽ nhìn thấy những giot nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như

lờ mờ nhận ra mình có lỗi? Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống

xuồng,mở lòi tói,cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”.

Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý. Có lẽ co bé muốn mọi

người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. Có một sự đối lập trong những hành

động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé

vẫn mong được yêu quý vỗ về. Song khi “Chiều đó,mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không

chịu về”, cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả.

************************************



BÀI 4: BẾN QUÊ

Nguyễn Minh Châu

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN



1. Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An là một nhà văn

quân đội- một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học chống Mỹ. Sau khi đất nước

thống nhất, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư

tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước ta từ những năm 80 của thế kỷ XX.

2. Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản

năm 1985. Trong truyện ngắn này, ngòi bút của nhà văn hướng vào đời sống thế sự nhân sinh

thường ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường để phát hiện những chiều sâu của cuộc

sống với bao quy luật và nghịch lý, vượt ra khỏi cách nhìn, cách nghĩ trước đây của cả xã hội và

của chính tác giả.

3. Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt. Từng di khắp nơi, về cuối đời

Nhĩ lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự mình

dịch chuyển được. Chính vào thời điểm ấy, Nhĩ lại phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến

quê thân thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ.

Đặt nhân vật vào trong tình huống nghịch lý ấy, tác giả muốn dẫn bạn đọc đến những trải

nghiệm về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những

nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan

tính của con người.

Qua những suy nghĩ của nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn muốn mang đến cho bạn đọc một

chiêm nghiệm khác: "con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc

chùng chình" và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ

tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm

nhận, thấm thía được.

4. Trong buổi sáng đầu thu, khi sắp từ giã cõi đời, Nhĩ bỗng phát hiện ra những vẻ đẹp mà

trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh đã không thể nhận thấy được:

- Đó là một không gian có chiều sâu và bề rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa

sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.

- Đó là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế: những chùm hoa

thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, mặt sông Hồng như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn,

"những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông...".

Những cảnh sắc ấy vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng

như lần đầu tiên anh mới gặp.

Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về

những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta

bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn, đang lấn át. Trong hoàn cảnh

của Nhĩ, đó là sự thức tỉnh xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa.

5. Trong truyện ngắn này, ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và

thấm đượm tinh thần nhân đạo. Điều đó được thể hiện ngay từ cách lựa chọn và xử lý tình

huống. Trong văn học, nhiều tác giả cũng đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo để làm nổi

bật lên khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao



thượng... Nguyễn Minh Châu đã khai thác tình huống này theo một hướng khác. Trong hoàn

cảnh ngặt nghèo ấy, nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc.

Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những con người hết sức cụ

thể như người vợ, đứa con và về chính cuộc đời mình. Trong con mặt của một người sắp từ giã

cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp và đáng yêu kỳ lạ. Hình ảnh người vợ gầy guộc với bàn tay

chan chứa yêu thương đã trở thành "nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Sự thức

nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông được tô đậm thêm qua hình ảnh của đứa con trong hoàn cảnh bình thường - còn mải chơi và thấy bãi bồi bên kia sông chẳng có gì hấp dẫn.

Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời nhiều thăng trầm,

đang trải qua những giây phút hiểm nghèo.

6. Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật với vẻ rất

khác thường: "Anh cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người

ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát - y như đang khẩn thiết ra

hiệu cho một người nào đó". Hành động này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục

cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế nhưng qua suy nghĩ của Nhĩ

trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác: đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái "vòng

vèo, chùng chình" để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.

7. Trong truyện ngắn này, hầu như các hình ảnh đều mang tính đa nghĩa, vừa là nghĩa thực vừa là

nghĩa biểu tượng:

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp của đời sống bình dị, gần gũi, thân

thuộc của quê hương, xứ sở.

- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông

bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng... gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở

vào những ngày cuối cùng.

- Đứa con trai ham chơi gợi suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người.

- Hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng (đã phân tích ở câu 4).

8. Đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của nhân vật khi thấy đứa con ham chơi, quên cả việc bố

nhờ đã thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện: trong cuộc sống, con người thường khó tránh khỏi

những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời

sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Kĩ năng tóm tắt truyện:

Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt. Từng đi khắp nơi, về cuối đời Nhĩ lại

bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự mình dịch

chuyển được. Chính vào thời điểm ấy, Nhĩ lại phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê

thân thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ.



Câu 1. Từng vào sinh ra tử, đi khắp chốn khắp nơi, Nhĩ bị cột chặt vào gường bệnh với sinh

mệnh đo đếm từng ngày đến nỗi không thể mình dịch chuyển được. Chính vào thời điểm ấy, Nhĩ

lại phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thân thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ.

Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt này, tác giả muốn cùng bạn đọc đến những trải nghiệm về

cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đầy nhưngnhững điều bất thường, những nghịch

lí, ngẫu nhiên, vượ qua ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của

con người.



Qua những suy nghĩ của nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn muốn mang đến cho bạn đọc một

chiêm nghiễm khác : ‘’’con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo

hoặc chùng chình’’ và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay

người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ

mới cảm nhận, thấm thía được.

Câu 2. Phân tích nhân vật.

- Câu chuyện viết về số phận của Nhĩ, một người đàn ông đã từng bôn ba, được tiếp xúc nhiều

nơi, chiêm ngưỡng bao nhiêu vẻ đẹp kì quan của thế giới nhưng đến cuối đời khi bị một căn

bệnh hiểm nghèo phải nằm liệt gường anh mới cảm nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của vợ cũng như vẻ

đẹp bình dị của bãi bồi bên kia sông, bến quê của vợ anh mà anh chưa một lần đặt chân đến.

- Trước hết đó là vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần tới xa trong một

buổi sáng thu. Bức tranh ấy gợi lên vẻ đẹp trong trẻo tươi mát của một vùng quê ven sông ở

nông thôn qua những hình ảnh quen thuộc : dòng sông Hồng uốn lượn, bầu trời cao rộng, bãi cát

phẳng lì, những bông hoa bằng lăng tím tô điểm thêm vẻ đẹp dịu dàng duyên dáng – Đó là hình

ảnh rất thực, rất gần gũi nhưng với Nhị thì mới lạ bởi bì anh có cảm giác như lần đầu tiên anh

mới nhìn thấy. Bức tranh đó cũng là vẻ đẹp của cuộc sống, những cái bình dị của quê hương xứ

sở.

- Hình ảnh những bông hoa bằng lăng cuối mùa thu màu sắc như đậm hơn, cùng những tảng đất

ở bờ sông bên này khi cơn lũ đầu nguồn sắp về đổ ụp vào giấc ngủ của Nhị lúc gần sáng, là

những chi tiết gợi cho ta liên tưởng tới sự sông của Nhị ở những ngày cuối cùng. Đặt trong suy

nghĩ của nhân vật trước lời anh hỏi vợ, ta cảm thận được cuộc sống buồn tẻ chán ngán và đầy

tuyệt vọng, khi cái chết đã đến với anh.

- Kế đó là cảm nhận của Nhị về Liên (vợ anh). Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy đang mặc tấm áo vá,

những ngón tay gầy guộc, âu yếm vuốt ve bên vai của anh, và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu

thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ. Anh nói với chị Liên : ‘’’Suốt đời anh chỉ

làm em khổ tâm và em vẫn nín thinh’’. Còn Liên đã trả lời : ‘’’Có sao đâu, miễn là anh sống,



luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian phòng này’’. Chính trong những ngày cuối

đời, Nhĩ mới thật sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ của mình : ‘’’cũng như cảnh bãi

đồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu

đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều tháng bôn tẩu tìm

kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này’’.

- Niềm khát khao của Nhĩ chính là được đặt chân lên bãi đồi bên kia sông để được chiêm

ngưỡng và tận hưởng cái đẹp rất đổi bình dị và gần gũi qua cửa sổ văn phòng, đồng thời cũng

hiểu rằng mình sắp phải từ giã cõi đời, ở Nhĩ bừng dậy một niềm khao khát vô vọng là được đặt

chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về giá trị bền

vững rất bình thường nhưng có ý nghĩa sâu xa của cuộc sống – nhưng giá trị này thường bị

người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời mộng tưởng đang lôi

cuốn con người ta tìm đến. Sự thức tỉnh này chỉ đến được với người ta khi họ đã từng trải, với

Nhĩ đó là lúc cuối đời, khi phải nằm liệt gường bệnh, ở trong anh là sự thức tỉnh xen lẫn với

niềm ân hận và xót xa : ‘’’họa chăn chỉ có anh đã từng trải mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi

vẻ đẹp của cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia’’.

- Không thực hiện được điều ước muốn bằng khả năng của mình, anh đành nhờ cậu con trai đến

bãi bồi bên kia sông để giúp anh thỏa niềm mong ước cuối cùng ấy. Nhưng nó là một cách miễn

cưỡng và bị cuốn hút vào trò chơi phá cờ thế ở trên đường mà có thể lỡ chuyến đò sang ngang

duy nhất trong ngày. Hành động cử chỉ của cậu con trai phải chăng chính là hình nhả của Nhĩ

thuở nào, nên anh đã ngẫm ra một triết lí về cuộc sống : ‘’’ con người ta trong đời khó tránh khỏi

những điều vòng vèo hoặc chùng chình’’ triết lí ấy lả của một con người đã trải nghiệm, đã có

ước muốn xa vời mà cuộc đời khi trẻ vô tình bỏ qua những cái bình dị ở bên ta.

- Anh Nhị đang nhìn đứa con không hiểu được điều anh nhờ nó nên anh đã rút ra được triết lí sâu

xa đó như một sự đau đớn pha lẫn niềm ân hận của riêng anh. Hiểu được triết lí đó ta mới hiểu

được ý tưởng sâu xa của tác giả như muốn khuyên mỗi chúng ta đừng lãng phí thời gian vào

những điều vòng vèo chùng chính mà cần trân trọng những giá trị bền vững, những vẻ đẹp bình

dị của cuộc đời ở ngay quanh ta.

- Hành động anh khoát tay ra hiệu cho con như thúc giục nó cùng với việc anh nhoài người về

phía cửa sổ như cố truyền lấy những khát vọng tâm hồn đẹp đẽ để thức tỉnh đứa con hay mỗi

chúng ta đừng sa vào cái vòng vèo chùng chình của đường đời mà phải dứt ra khỏi nó để hướng

tới giá trị đích thực vốn rất giản dị gần gũi và bền vững.

Câu 3. Đánh giá nhân vật.

- Nhân vật Nhị là một loại nhân vật tư tưởng : tức là loại nhân vật mà nhà văn muốn xây dựng

tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội.

- Thông qua nhân vật Nhị : nhà văn muốn thức tỉnh mọi người : hãy biết nhận ra những vẻ đẹp

bình dị mà quý giá, bền vững trong những cái gần gũi của quê hương và gia đình và hãy cận

thận, đừng sa vào những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình trong cuộc đời để rồi đến chậm

hoặc không đến được với những giá trị đích thực của cuộc sống.

Câu 4. Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật với vẻ

rất khác thường : ‘’’Anh cố thu nhặt chút sức cuối dùng còn sót lại để đu mình nhô người ra

ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài nào đó’’. Hành động này của Nhĩ có thể hiểu là

anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế

những qua suy nghĩ của Nhị trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác : đó là ý muốn thức tỉnh



mọi người về những cái ‘’’vòng vèo, chùng chình’’ để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản

dị, gần gũi và bền vững.

Câu 5. Trong truyện ngắn này, hầu như các hình ảnh đều mang tính đa nghĩa, vừa là nghĩa thực

vừa là nghĩa biểu tượng.

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp của đời sống bình dị, gần gũi, thân

thuộc của quê hương, xứ sở.

- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông

bên này ụp vào giấc ngủ của Nhị lúc gần sáng, gợi tả ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhị đã ở vào

những ngày cuối cùng.

- Đứa con trai ham chơi gợi về suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống con người.

- Hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu hiện (đã phân tích ở câu 4).

Câu 6. Đoạn văn diễn tả những suy nghĩa của nhân vật khi thấy đứa con ham chơi, quên cả việc

bố nhờ đã thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện : trong cuộc sống, con người thường khó tránh khỏi

những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực đời

sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.

BÀI 5: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

Lê Minh Khuê

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, thuộc thế hệ những nhà

văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Các tác phẩm của Lê Minh

Khuê ra đời đầu những năm 70 của thế kỷ XX đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên

xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Từ sau năm 1975, sáng tác của Lê

Minh Khuê đã bám sát những biến chuyển của đời sống, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc của xã

hội thời đổi mới. Ngòi bút miêu tả tâm lý của Lê Minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm

lý phụ nữ.



2. Truyện Những ngôi sao xa xôi viết về ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá

bom ở một cao điểm trong thời kì cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ đang diễn ra khốc liệt.

Miêu tả các cô gái hằng ngày, hằng giờ đối mặt với hiểm nguy nhưng sức hấp dẫn của truyện

không phải ở những chi tiết, sự kiện hồi hộp, nóng bỏng mà ở khả năng miêu tả đời sống tâm

hồn con người khá sinh động, sâu sắc của tác giả.

3. Tóm tắt nội dung:

Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường

Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san

lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc

dù vậy, cuộc sống của họ vẫn vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút

thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội.

4. Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định - nhân vật chính. Sự lưạ chọn

vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế

giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái.



5. Nhân vật trong truyện là ba cô gái trong tổ rà phá bom. Người kể chuyện cũng là một

trong ba cô gái ấy. Từ góc nhìn này, tác giả có điều kiện miêu tả những suynghĩ, tâm trạng của

các cô một cách chân thực, cụ thể và gần gũi.

- Cùng chung một tổ, cùng trải qua cuộc sống đầy những khó khăn, hiểm nghèo, họ đã trở

thành những con người dũng cảm, can trường, coi những việc đếm bom, phá bom... chỉ là những

công việc bình thường hàng ngày. Đó là những người có tinh thần trách nhiệm cao đối với công

việc nhưng đồng thời cũng dễ xúc cảm, giàu ước mơ, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Họ thích làm

đẹp của cuộc sống của mình và không bao giờ tỏ ra chán nản, thất vọng.

Họ có những điểm chung đồng thời cũng có những nét tính cách riêng: Phương Định nhạy

cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, ưa sống với những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư, Chị Thao

từng trải hơn nhưng cũng không thiếu những rung động, khát khao của tuổi trẻ, Nho trông có vẻ

yếu đuối nhưng cũng rất tinh nghịch.

Xen giữa những trận bom, giữa những câu chuyện của ba chị em trong cuộc sống đời thường

nhưng rất nóng bỏng ấy là dòng suy nghĩ lan man của nhân vật "tôi". Từ những suy nghĩ vui vui

về các anh bộ đội đến nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ rất rõ những đồ vật, những kỉ niệm ngày còn ở

nhà... Đó là những suy nghĩ rất đời thường nhưng càng làm cho bức tranh chân dung người chiến

sĩ thêm sống động. Nhất là đoạn cuối truyện, khi cơn mưa đá đã tan thì niềm vui nhỏ bé của các

cô cũng không còn. Cô gái lại đắm chìm và những hồi ức về quê nhà. Bao nhiêu hình ảnh gắn

liền với bấy nhiêu kỉ niệm: mẹ, cái cửa sổ, bà bán kem, lũ trẻ, hoa trong công viên... mỗi hình

ảnh chỉ kịp vụt qua trong thoáng chốc nhưng rất sắc nét, rất cụ thể.

6. Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - cô gái

thanh niên xung phong người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ

trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong

hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỷ niệm của

tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.

7. Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn này là hình ảnh tiêu biểu cho thế

hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Có thể nêu những nhận xét khái quát về hoàn

cảnh sống và chiến đấu, về tính cách, phẩm chất nổi bật của họ: hoàn cảnh ngặt nghèo, thường

xuyên đối mặt với hiểm nguy; hồn nhiên, yêu đời; sẵn sàng đương đầu với thử thách, tình cảm

đồng đội cao đẹp...

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường

Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san

lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc

dù vậy, cuộc sống của họ vẫn vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút

thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội.

Câu 1. Tóm tắt nội dung tác phẩm : Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường

tại một điểm trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch



ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí của các quả bom chưa nổ và phá

bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc dù vật, cuộc sống của họ có những niềm vui hồn

nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, thơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau

trong tình đồng đội.

- Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định – nhân vật chính. Sự lựa chọn vai

kể như vậy rất phù hợp với nọi dung tác phẩm cũng thận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới

tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩa của ba cô gái.

Câu 2. Nhân vật trong truyện là ba cô gái trong tổ rà phá bom. Người kể chuyện cũng là một cô

gái ấy. Từ góc nhìn này, tác giả có điều kiện miêu tả những suy nghĩ, tâm trạng của các cô một

cách chân thực, cụ thể và gần gũi.

- Cùng là một tổ, cùng trải qua cuộc sống đầy khó khăn, hiểm nghèo, họ đã trở thành những con

người dũng cảm, can trường, coi việc ném bom, phá bom… chỉ là những công việc bình thường

hàng ngày. Đó là những người có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc nhưng đồng thời

cũng dễ xúc cảm, giàu ước mơ, dễ ui mà cũng dễ trầm tư. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của

mình và không bao giờ tỏ ra chán nản, thất vọng.

Họ có những điểm chung đồng thời cũng có những nét tính cách riêng : Phương Định nhảy cảm

và hồn nhiên, thích mơ mộng, ưa sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư, Chị Thao từng

trải hơn nhưng cũng không thiếu những rung động, khát khao của tuổi trẻ. Nho trông có vẻ yếu

đuối nhưng cũng rất tinh nghịch.

Xen giữa những trận bom, giữa những câu chuyện của ba chị em trong cuộc sống đời thường

nhưng rất nóng bỏng ấy là dòng suy nghĩ lan man của nhân vật ‘’’tôi’’. Từ những suy nghĩ vui

vui về các anh bộ đội đến nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ rất rõ những đồ vật, những kỉ niệm ngày còn

ở nhà… Đó là những suy nghĩ rất đời thường nhưng làm cho bức tranh chân dung người chiến sĩ

thêm sống động. Nhất là đoạn cuối truyện, khi cơn mưa đá đã tan thì niềm vui nhỏ bé của các cô

cũng không còn. Cô gái lại đắm chim vào những hồi ức quê nhà : bao nhiêu hình ảnh gắn liền

với bấy nhiêu kỉ niệm : mẹ, cái cửa sổ, bà bán kem, lẽ trẻ, hoa trong công viên… mỗi hình ảnh

chỉ kịp vụt qua trong thoáng chốc nhưng rất sắc nét, rất cụ thể.

Câu 4. Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện – cô

gái thanh niên xung phong người Hà Nội – tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự

nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn

trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những

kỉ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.

Cảm nghĩ của em về 'Những ngôi sao xa xôi' của Lê Minh Khuê

Là cây bút chuyên về truyện ngắn ,trong chiến tranh Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến

đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn . “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay

của bà ,được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra

rất ác liệt.Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong

trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.

Truyện xoay quanh ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường . Họ là

ba người nhưng công việc gắn bó họ thành một khối thống nhất. Họ cùng sống và chiến đấu

tronh hoàn cảnh vô cùng gian khổ , ác liệt : ở trên một cao điểm trọng yếu của tuyến đường

Trường Sơn, làm công việc đặc biệt nguy hiểm: “khi có bom nổ thì đo khối lượng đất lấp vào hố

bom ,đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” .



Nghĩa là họ ở nơi tập trung nhiều bom đạn , làm công việc luôn đối mặt với cái chết . Họ cảm

nhận rõ ràng : “Đất bốc khói , không khí bàng hoàng , máy bay đang ầm ì xa dần .Thần kinh

căng như chão , tim đập bất chấp cả nhịp điệu ,chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có

nhiều quả bom chưa nổ .” Công việc thường ngày mạo hiểm ấy đòi hỏi họ phải là những người

dũng cảm ,gan góc có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc ,không sợ gian khổ hy sinh .



Mặc dù phải sống cách biệt , ở xa đồng đội , làm công việc nguy hiểm song cả ba cô gái ấy sống

gắn bó cùng nhau và không hề mất đi những nét tính cách đáng yêu của những cô gái trẻ .Họ

luôn yêu thương, lo lắng ,chăm sóc cho nhau , tâm hồn họ trong sáng , giàu mơ ước , dễ vui , dễ

buồn và đặc biệt , họ rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.

Chị Thao nhiều tuổi nhất , chăm chép bài hát , sợ máu và vắt. Nho thích thêu thùa , thích ăn kẹo ,

cô rất đáng yêu “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng và gan góc . Người

thứ 3 nổi bật nhất ,tiêu biểu cho tổ trinh sát mặt đường là Phương Định . Là một cô gái Hà Nội

xinh xắn “hai bím tóc dày tương đối mềm ,một cái cổ cao , kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”và đôi

mắt đẹp:“có cái nhìn sao mà xa xăm”.Vừa qua thời học sinh,cuộc sống chiến trường tôi luyện

Định thành một chiến sỹ kiên cường , dũng cảm .Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần ,cô có

nghĩ tới cái chết nhưng điều quan trọng hơn là “liệu mìn có nổ , bom có nổ không ?không thì

làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?”.

Tâm trạng Phương Định khi phá bom được miêu tả cụ thể ,tinh tế đến từng cảm giác .Từ sự cảm

nhận không khí đầy căng thẳng đến cảm giác “các anh cao xạ đang dõi theo từng cử chỉ ,động

tác của mình” và lòng dũng cảm như được tăng lên bởi sự tự trọng :“Tôi đến gần quả bom …tôi

sẽ không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước

tới ”.Cảm giác căng thẳng của Định khi ở bên quả bom , kề sát cái chết im lìm và bất ngờ được

miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết :“thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom .Một tiếng động sắc

đến gai người ,cứa vào da thịt tôi …Vỏ quả bom nóng .Một dấu hiệu chẳng lành .”Đó là công

việc hàng ngày đã quen của Định . Công việc hiểm nguy ấy khiến ba cô gái thanh niên xung

phong trở nên thật phi thường ,thật đáng khâm phục .

Tuy vậy sự ác liệt của chiến trường không làm vơi đi đời sống tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc

của Định .Cô hay mơ mộng, thích hát ,thậm chí “bịa lời ra mà hát ”thích dân ca quan họ ,thích

hành khúc , thích Cachiusa , thích dân ca Ý…Định còn hay ngồi bó gối mơ màng, sống với

những hồi tưởng về gia đình,quê hương…Cô ý thức về mình ,tự hào vì được nhiều người để ý

nhưng lại tỏ ra hờ hững như là kiêu kỳ .Tuy vậy trong suy nghĩ và tình cảm của cô thì “những

người đẹp nhất ,thông minh ,can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục,có sao

trên mũ”. Định thực sự là cô thiếu nữ mộng mơ ,hồn nhiên ,trong sáng và dũng cảm.

Ngôi kể thứ nhất ,cách kể chuyện tự nhiên ,ngôn ngữ sinh động ,trẻ trung cùng nghệ thuật miêu

tả tâm lý nhân vật đặc sắc của tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ thành công thế

giới tinh thần phong phú và trong sáng của những cô gái trẻ .

Những trang cuối cùng của truyện khép lại nhưng dư âm của câu chuyện vẫn còn đọng mãi trong

em .Vẻ đẹp tâm hồn của họ ,những chiến công lặng thầm của họ mãi toả sáng ,lung linh , lấp

lánh và bí ẩn như những ngôi sao xa xôi.



PHẦN V: THƠ HIỆN ĐẠI VN

Bài 1: “ĐỒNG CHÍ ” - CHÍNH HỮU.

A. Kiến thức cần nhớ.

1.Tác giả

- Chính Hữu tên là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Từ người lính Trung đoàn Thủ đô trở

thành nhà thơ quân đội. - Chính Hữu làm thơ không nhiều, thơ ông thường viết về người lính và

chiến tranh, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tình

quê hương đất nước, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương.

- Thơ ông có những bài đặc sắc, giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.

- Chính Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm

2000.

2. Tác phẩm

- Bài “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong

chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên

chiến khu Việt Bắc.

- Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học

thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

- Bài thơ đi theo khuynh hướng : Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến,

khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.

- Mạch cảm xúc (bố cục)

Phần 1: 6 câu thơ đầu: Lý giải về cơ sở của tình đồng chí. Câu 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ với

một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa

những người lính.

Phần 2: 10 câu thơ tiếp theo 9từ câu 8 -> 17) : Những biểu hiện cụ thể và sức mạnh của tình

đồng chí, đồng đội của người lính



+ Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau (Ruộng nương anh gửi bạn thân

cày…… nhớ người ra lính)

+ Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính (Áo anh rách

vai…. Chân không giầy)

+ Sự lạc quan và tình đồng chí đồng đội đã giúp người lính vượt qua được những gian khổ,

thiếu thốn ấy.

-Phần 3: 3 câu cuối: Chất thơ trong cuộc sống chiến đấu của người lính.

3.Gợi ý phân tích.

a. Cơ sở hình thành tình đồng chí:

- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân của những người lính:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

+ Hai câu thơ với cách nói hoán dụ đã giới thiệu thật giản dị xuất thân của người lính: họ là

những người nông dân nghèo.

+ Không hẹn đợi, chẳng thân quen, thậm chí xa cách quá chừng mà bỗng nhiên trở nên thân

quen, gần gũi.

- Tình đồng chí được hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng, sát cánh bên

nhau trong hàng ngũ chiến đấu:

Súng bên súng đầu sát bên đầu

+ Tác giả đã tả thực những giây phút bên nhau cùng chiến đấu. Tình cảm ấy thật ngọt ngào, thân

thương. “Súng bên súng” là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu. “Đầu

sát bên đầu” là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Phép điệp từ “súng, đầu,

bên” tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm

vụ.

- Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sư chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng

như niềm vui:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

+ Câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm của một thời gian khổ. Cái khó khăn thiếu thốn hiện

lên: đêm rét, chăn không đủ dắp nên phải “chung chăn”. Nhưng chính sự “chia ngọt sẻ bùi ấy”

ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của người đồng đội đẻ họ gắn bó với nhau.. “Đôi tri



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (200 trang)

×