1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

1 Các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.28 KB, 60 trang )


Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



b. Về kĩ năng

- Cần mở rộng vốn từ cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên

sử dụng vốn từ của mình.

- Ngoài ra cần dạy trẻ diễn đạt vấn đề mạch lạc, dễ hiểu, lôgic, thái

độ diễn đạt tự tin mạnh dạn, biết nhận xét, biết tỏ thái độ và biết

tôn trọng người khác khi trình bày. Tập cho trẻ nói câu đủ thành

phần, đủ ý, đúng ngữ pháp và những câu có cảm xúc.

c. Về giáo dục

- Dạy trẻ biết yêu quí, gần gũi, có thiện cảm và mong muốn được

bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

- Hình thành và rèn luyện thói quen và kỹ năng cần thiết, hành vi

văn hoá, văn minh như: thói quen vệ sinh, thói quen lễ phép trong

giao tiếp, kỹ năng lao động tự phục vụ, chăm sóc cây cối và các kỹ

năng học tập.

- Giáo dục trẻ biết yêu quí, chăm sóc, bảo vệ cây và có một số thói

quen kĩ năng chăm sóc cây bảo quản một số loại hoa, quả, rau,

2.1.1.2. Các loại giờ học làm quen với môi trường xung quanh

Giờ học Làm quen với môi trường xung quanh giúp trẻ tiếp xúc

với các sự vật hiện tượng, biết được đặc điểm, cấu tạo, sự đa dạng

về giống loài, môi trường sống, chức năng cũng như mối quan hệ

giữa chúng với thế giới xung quanh,

Từ đó môn học sẽ hình thành ở trẻ các biểu tượng và có cái nhìn

đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung quanh và trẻ được nói

những điều trẻ biết. Như vậy ở giờ học này, trẻ được rèn luyện kĩ

năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và vốn từ của

trẻ tăng lên rất nhanh, tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc

cho trẻ.

Dựa vào mục đích của tiết học, các nhà sư phạm Nga đã chia

làm bốn loại giờ học và ở mỗi loại đều có tác dụng phát triển ngôn

ngữ cho trẻ.



Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



24



KHOA GDTH



Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



a. Giờ học kiến thức mới: giờ học này qui định những kiến

thức mới cần truyền đạt cho trẻ. Có thể là những kiến thức này trẻ

đã biết (đã sử dụng trong giao tiếp) nhưng giáo viên đưa nó vào hệ

thống kiến thức (cần truyền đạt cho trẻ) khi cần lí giải cho trẻ hiểu

và hoàn thiện cho trẻ những kĩ năng khi sử dụng nó.

Ví dụ: Trong giờ học về một số loại quả. Giáo viên cần chọn ra

một số đối tượng và giúp trẻ phân biệt được loại có vỏ sần và vỏ

nhẵn, quả chùm hay quả rời,cho trẻ làm quen với từ mới như: sần

sùi, thô ráp, nhẵn mịn,giúp trẻ rèn luyện để phát âm một cách

chính xác những từ mới.

b. Giờ học củng cố kiến thức và thói quen đã thu nhận được:

các giờ học này chủ yếu để củng cố và ôn luyện những gì trẻ đã

được học. Tuy nhiên cần phải cung cấp cho trẻ những ngữ liệu mới

(các âm quen thuộc trong nhiều từ khác nhau, các từ đã học trong

các tiết học khác nhau,..)

Ví dụ: Trong giờ học ôn tập kiến thức cũ, giáo viên có thể cho

trẻ đọc những bài thơ có liên quan đến thế giới thực vật. Với giờ ôn

tập về quá trình phát triển của cây, cô có thể cho trẻ đọc bài thơ

Vòng quay luân chuyển

Từ những hạt quýt



Từ những hạt ấy



Nảy ra mầm non



Lại ra mầm non



Mầm thành cây xanh



Mầm thành cây xanh



Ra hoa đầy cành



Ra hoa đầy cành



Hoa lại thành quả



Hoa lại ra quả



Quýt vàng ngọt lành



Quýt vàng ngọt lành



Người ta ăn quả



Vòng quay luân chuyển



Nhả hạt xinh xinh



Tiếp mãi không ngừng.



Qua bài thơ này giáo viên có thể cho trẻ ôn lại quá trình phát

triển của cây từ hạt cho tới khi ra hoa kết quả. Trẻ học được những

từ mới như: nảy, mầm non, ngọt lành, Cho trẻ tập phát âm cụm

từ vòng quay luân chuyển và giải thích cho trẻ hiểu vòng quay

Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



25



KHOA GDTH



Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



luân chuyển là sự việc được lặp đi lặp lại nhiều lần và cụ thể

trong bài thơ này là từ hạt sẽ nảy ra những mầm non, mầm lớn lên

thành cây xanh ra hoa và kết quả sau đó người ta ăn quả lại nhả ra

hạt rồi hạt nảy mầm non, mầm thành cây xanh, ra hoa đầy cành,

ra hoa kết quả, cứ như vậy người ta gọi là vòng quay luân

chuyển.

c. Giờ học tổng hợp hoặc hệ thống bài cũ: sử dụng mọi kiến

thức, kĩ năng trong một tình huống cụ thể.

Ví dụ: Trò chơi bán hàng đòi hỏi trẻ vận dụng mọi kiến thức,

kĩ năng thu nhận được sử dụng vào cuộc sống một cách tự nhiên.

Khi tham gia chơi trẻ sử dụng ngôn ngữ vốn có của mình để thoả

thuận giá cả hay bày tỏ ý muốn của mình như trẻ có thể nói: Bác

bán cho tôi một bó rau muống hay Chỗ hoa quả này bao nhiêu

tiền?,

d. Giờ học liên hợp thực hiện mục đích học tập: vừa cung

cấp kiến thức mới, vừa ôn luyện kiến thức cũ, vừa vận dụng vào

thực tế giao tiếp.

Để khơi dậy ở trẻ tính tò mò tự nhiên và tạo cơ hội cho trẻ

khám phá về đặc điểm nổi bật và lợi ích của cây cối, một vài mối

liên hệ đơn giản giữa cây cối và môi trường sống, cách chăm sóc và

bảo vệ chúng, đồng thời chau dồi óc quan sát, so sánh, nhận xét và

phỏng đoán ở trẻ, hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ đúng đắn đối

với cỏ cây, hoa lá. Trong giờ học, giáo viên có thể tổ chức các hoạt

động sau đây cho trẻ.

2.1.1.3. Các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu

giáo nhỡ

a. Quan sát, gọi tên, so sánh, nhận xét và thảo luận về sự

giống nhau (đều có rễ, thân, lá,) và khác nhau (về



màu sắc,



kích thước, hình dạng, của thân, lá, hoa, quả,) rõ nét của hai loại

cây.

Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



26



KHOA GDTH



Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Ví dụ: Cho trẻ quan sát thảo luận và so sánh về điểm giống và

khác nhau giữa rau bắp cải và củ su hào. Hướng dẫn cho trẻ biết

điểm giống nhau giữa hai loại rau: đều được gọi là rau, cung cấp

cho con người vitamin và chất khoáng giúp cơ thể khoẻ mạnh.

Khác nhau: Cải bắp là loại rau ăn lá, su hào là loại rau ăn củ. Lá

cải bắp to tròn còn lá su hào nhỏ và dài,

b. Cho trẻ chơi các trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

như: Đoán cây qua lá, Tìm cây,Thu nhặt lá, hoa, quả, hạt và chơi

tạo nhóm theo dấu hiệu rõ nét về màu sắc, kích thước, hình dạng

cho trước.

Quan sát, theo dõi sự lớn lên của cây: nảy mầm, ra lá và lớn

lên. Thông qua việc quan sát giáo viên khuyến khích trẻ dùng ngôn

ngữ để nói lên quá trình phát triển của cây.

c. Cho trẻ làm quen với các từ mới như: mầm, chồi, lá non,

cây trưởng thành, lộc, Từ đó làm giàu vốn từ cho trẻ.

d. Cho trẻ tiến hành một số thử nghiệm nhỏ: gieo hạt đậu vào

chậu để gần cửa sổ. Khuyến khích trẻ theo dõi sự nảy mầm và lớn

lên của cây trong những điều kiện khác nhau, phán đoán, suy luận

các điều kiện sống của cây. Cô vẽ sơ đồ biểu thị tốc độ lớn lên của

cây, rồi hướng dẫn trẻ cách dùng thước để đo cây,

Các hoạt động trên đây có thể tiến hành trong chủ đề thực vật ở

hoạt động học có chủ đích, nhưng cũng có thể tận dụng ở những

tình huống thuận lợi, mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ có những kiến

thức đúng đắn về thế giới xung quanh với nhiều góc nhìn khác nhau,

đồng thời qua đó cũng giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thông

qua việc thể hiện ý kiến, suy nghĩ về những kiến thức trẻ lĩnh hội

được trong giờ học.

Giờ học Làm quen với môi trường xung quanh ngoài việc cung

cấp cho trẻ những kiến thức về môi trường xung quanh còn làm giàu

vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Cần phải mở rộng vốn từ của

trẻ và tạo điều kiện cho trẻ được thường xuyên sử dụng vốn từ của

Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



27



KHOA GDTH



Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



mình. Muốn sử dụng tốt vốn từ thì việc rèn luyện phát âm đúng, rõ

ràng, nói câu đủ thành phần, đủ ý, biết mô tả bằng lời để người

khác hiểu ý định của mình. Trong quá trình diễn đạt trẻ có thái độ

diễn đạt tự tin, mạnh dạn; Trẻ biết nhận xét, biết tỏ thái độ với ý

kiến của bạn đưa ra và biết tôn trọng người khác khi trình bày.

Trong giờ học cần giúp trẻ mẫu giáo nhỡ phát triển khả năng

nghe và nói là hết sức quan trọng. Để nói được tốt, trẻ cần phải

được luyện nghe các âm thanh của ngôn ngữ. Đối với trẻ mẫu giáo

nhỡ cần được luyện nghe để dần dần giúp trẻ tri giác và phát âm

đúng được các âm khó như: p, n, l, s, x, tr, ch,

Ví dụ: Trong giờ làm quen với một số loại quả khi cho trẻ quan

sát một số hình ảnh về một số quả cần cho trẻ nói tên các loại quả

đó một cách chính xác như quả na, quả lê, quả mít, quả sầu

riêng, Ngoài ra còn cho trẻ làm quen với những từ như múi, mắt,

trắng nõn nà,

Khi trò chuyện với trẻ, giáo viên cần chú ý đến những câu hỏi

về đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật: Như thế nào? Cần

phải làm gì? Có màu sắc ra sao? Hình dạng như thế nào? Có tác

dụng gì với con người? Để làm gì?, Đồng thời cô động viên

khuyến khích trẻ trả lời bằng những câu đơn và câu phức.

Cô có thể cung cấp các từ mới cho trẻ, làm phong phú vốn từ và

giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về nghĩa của các từ. Đồng thời sử

dụng ngôn ngữ biểu cảm trong khi giao tiếp với trẻ. Tạo cơ hội cho

trẻ thường xuyên được tiếp xúc với thế giới thực vật và hướng dẫn

trẻ miêu tả bằng lời một cách hình tượng.

Ví dụ: Khi quan sát một vườn hoa, cô có thể hỏi: Các con thấy

vườn hoa như thế nào? Các con có nhận xét gì về vườn hoa của

cô? Cô hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc: Vườn

hoa thật là đẹp! Có rất nhiều màu sắc khác nhau nào đỏ, nào

vàng, màu gì nữa các con nhỉ? Hoa này có hình dạng như thế

nào? Sau đó cô giúp trẻ hoàn chỉnh lại câu nói.

Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



28



KHOA GDTH



Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua giờ học

này đòi hỏi giáo viên mầm non cần có cách cư xử đặc biệt đối với

học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ, khuyến khích, thông cảm luôn nhấn

mạnh vào những thành công của trẻ. Đồng thời người giáo viên cần

biết làm việc kiên trì, tỉ mỉ, biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp

với vui chơi. Nắm được các đặc điểm của học sinh, bình tĩnh trước

lối nói của các em.

Ví dụ: Khi dạy trẻ nói quả lựu, trẻ lại nói quả nựu hay

quả na lại nói quả la, giáo viên cần động viên, khuyến khích

và hướng dẫn trẻ phát âm đúng. Hoặc khi hỏi trẻ về đặc điểm hay

màu sắc của hoa mai cần dạy trẻ trả lời câu có đủ thành phần: Con

thưa cô! Hoa mai có màu vàng. Cánh dạng hình tròn ạ.

Khi đến trường, các em đã bắt đầu tham gia vào một môi trường

giao tiếp mới có tính chất xã hội. Giao tiếp trong lớp học có những

đòi hỏi riêng, khác với môi trường giao tiếp ở gia đình nên giáo

viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi cũng như tiến trình của giờ học

thật khoa học để giúp trẻ lĩnh hội ngôn ngữ tốt hơn.

2.1.2. Ngoài tiết học

Các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ được

thực hiện cả trong tiết học, cả trong khi dạo chơi, đi tham quan, khi

lao động hay sinh hoạt hàng ngày, kết hợp cho trẻ làm quen với

các âm thanh và mặt ý nghĩa của từ như một đơn vị của ngôn ngữ.

Trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ, trẻ chú ý trước hết đến nội

dung, ý nghĩa của cái nghe được trong lời nói của người khác và cái

gì do chính mình nói ra. Trong khi làm quen với thành phần từ của

câu trẻ bắt đầu nhận ra không chỉ nội dung mà cả hình thức của nó

nữa.

2.1.2.1. Hoạt động vui chơi

Thông qua trò chơi, các biểu tượng mà trẻ thu nhận được sẽ

được chính xác hoá bằng ngôn ngữ. Trò chơi giúp trẻ nhớ ngôn ngữ,



Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



29



KHOA GDTH



Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



đồng thời tạo ra các tình huống để trẻ sử dụng vốn từ ngữ đã tích

luỹ được.

Các trò chơi như: Cây cao, cây thấp , Gieo hạt nảy

mầm, Tìm vườn, mô phỏng các loại thân cây, làm gió thổi,

cây lung lay, góp phần vào việc làm giàu vốn từ, rèn luyện khả

năng diễn đạt cho trẻ.

2.1.2.2. Các hoạt động lao động

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo chưa phải lao động để cải tạo ra của

cải vật chất cho xã hội, nhưng chúng ta phải giáo dục ý thức lao

động cho trẻ, cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhẹ nhàng (nhặt

lá, nhổ cỏ, tưới cây,)

Khi tham gia vào các hoạt động, trẻ trực tiếp tiếp xúc với

thiên nhiên, với đồ dùng lao động, đồ dùng sinh hoạt, Trẻ có điều

kiện hình thành các biểu tượng chưa có và khắc sâu các biểu tượng

đã có. Từ đó trẻ sẽ biết sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động lao động.

Trong khi lao động, trẻ sẽ giao tiếp với nhau từ đó vốn từ của trẻ sẽ

tăng lên, ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển.

2.1.2.3. Hoạt động dạo chơi tham quan

Dạo chơi, tham quan có mục đích, có sự hướng dẫn giúp trẻ

phát triển năng lực quan sát, làm cho tâm hồn các cháu phong phú,

giúp trẻ tích luỹ được những hình ảnh, biểu tượng về thế giới xung

quanh. Bằng những câu hỏi hướng dẫn, giáo viên giúp trẻ nhận xét,

tìm từ ngữ trả lời đúng những câu hỏi đặt ra trong buổi tham quan

giáo viên cần chuẩn bị những từ ngữ mới cần cung cấp cho trẻ.

Ví dụ: Khi dạo chơi ở vườn trường, giáo viên có thể đặt ra một

số câu hỏi như: Các con thấy những gì? Cảm thấy như thế nào?

hay Các con có nhận xét gì? Và cô hướng dẫn trẻ đưa ra nhận xét

đồng thời giới thiệu một số từ mới có thể giới thiệu về một số loài

hoa mà trẻ ít tiếp xúc như: Hoa thược dược, hoa violet, hoa đồng

tiền, Cô cũng có thể đưa ra nhận xét của mình về vườn hoa: Cô

thấy vườn hoa thật đẹp! Có nhiều loài hoa với nhiều màu sắc

Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



30



KHOA GDTH



Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



khác nhau. Cảm nhận của các con như thế nào? Sẽ giúp trẻ

mạnh dạn, tự tin nêu lên ý kiến của mình.

2.1.2.4. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Ngoài giờ học, giờ chơi, giờ lao động,trẻ còn có các hoạt

động khác như ăn, ngủ, vệ sinh,... ở những giờ này, giáo viên cũng

có thể dạy nói cho trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Ví dụ: Trong giờ ăn, giáo viên dạy trẻ phải biết mời mọi người

ăn cơm: Con mời các cô ăn cơm. Tôi mời các bạn ăn cơm.

Ngoài ra, trong quá trình tiếp xúc với nghệ thuật như xem

phim, xem kịch, trong các buổi biểu diễn văn nghệ, trẻ cũng học

thêm được nhiều từ mới như: đọc diễn văn, văn nghệ, nghệ sĩ, diễn

viên điện ảnh,

2.2. Các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Những công trình nghiên cứu sư phạm và tâm lí học thu được

những dữ kiện chứng tỏ việc trẻ nắm được những nội dung tri thức

khác nhau là kết quả hoạt động tư duy của giáo viên tổ chức một

cách phù hợp với những phương pháp khác nhau. Lí luận dạy học

mẫu giáo đã chỉ ra các nhóm phương pháp dạy học bao gồm: nhóm

phương pháp trực quan, nhóm phương pháp dùng lời, nhóm phương

pháp thực hành và nhóm phhương pháp trò chơi. Để thực hiện nội

dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên có thể sử dụng nhiều

phương pháp khác nhau và phối hợp các phương pháp cho phù hợp

với tính chất của môn học, giờ học để đạt được hiệu quả cao trong

việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

2.2.1. Nhóm phương pháp dùng lời

2.2.1.1. Đàm thoại

Đàm thoại là phương pháp mà giáo viên và trẻ đưa ra các câu

hỏi và câu trả lời về các sự vật hiện tượng xung quanh nhằm giúp

cho ngôn ngữ của trẻ phát triển. Đàm thoại được sắp xếp một cách

có tổ chức, có kế hoạch nhằm mục đích đi sâu, chính xác hoá và hệ



Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



31



KHOA GDTH



Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



thống tất cả những hiện tượng và kiến thức mà các em đã thu nhận

được.

Đàm thoại được tiến hành tự nhiên, thoải mái, nhẹ nhàng, có sự

trao đổi thông tin giữa cô và trò. Qua đó trẻ có thể hiểu được bản

chất của sự vật, hiện tượng nhờ sự hướng dẫn của giáo viên bằng

các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của

trẻ mẫu giáo nhỡ. Mục đích của việc đàm thoại là việc giáo viên

giúp trẻ hệ thống hoá tất cả những kiến thức bằng công cụ ngôn

ngữ.

Ví dụ: Giáo viên đưa ra những câu hỏi về sự vật hiện tượng

muốn đề cập đến một cách có hệ thống. Sau đó củng cố lại bằng

việc đưa ra câu trả lời.

Các con xem cô nói về quá trình phát triển của cây từ hạt có

đúng không nhé!

Từ quả đến hạt, hạt ra lá, lá nảy mầm và có hoa sau đó

đến hạt. Bây giờ các con xem nhé!

Cô nói Từ quả đến hạt có đúng không nào? Phảibắt đầu

từ đâu nhỉ? Từ hạt rồi hạt nảy thành gì các con nhỉ?

Đặt các câu hỏi về quá trình phát triển của cây từ hạt. Sau đó

tổng kết lại một cách chính xác về quá trình phát triển của cây từ

hạt: Hạt -> mầm non -> lá -> hoa -> quả.

2.2.1.2. Sử dụng lời nói mẫu

Sử dụng lời nói mẫu: là một phương pháp tốt để chỉ cho trẻ

biết được cách thức diễn đạt ý nghĩ của mình. Có nghĩa là cô giáo

sẽ sử dụng mẫu câu để diễn đạt và cho trẻ bắt chước nói theo cô.

Ví dụ: Cháu mời cô ăn cơm

Cháu thích bông hoa này.

Cây có lá màu xanh.

Lời nói mẫu còn sử dụng để củng cố, nhắc lại, chính xác hoá từ

hay câu.



Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



32



KHOA GDTH



Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



2.2.1.3. Vấn đáp

Phương pháp vấn đáp là phương pháp hỏi, đáp giữa giáo viên

và trẻ nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mới, tìm ra những tri thức

mới, rút ra những kết luận cần thiết từ kinh nghiệm được tích luỹ

trong cuộc sống, hoặc tổng kết, ôn tập, củng cố, mở rộng, đào sâu

tri thức, kích thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Ví dụ: Khi cho trẻ đi dạo chơi ở vườn trường, giáo viên có thể

đưa ra những câu hỏi: Các con thấy những gì? Như thế nào? Cảm

nhận của các con ra sao? Đây là cây gì? Hoa gì? Giáo viên cũng

có thể đưa ra những câu hỏi giúp trẻ tìm kiếm và phát triển kiến

thức, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, có nhận xét, kết luận về sự vật, hiện

tượng đó như: Để làm gì? Tại sao?,

Vì thế, khi tiến hành phương pháp vấn đáp, cần phải quan tâm

tới việc soạn ra hệ thống các câu hỏi và yêu cầu đối với việc trả lời

các câu hỏi, trao đổi.

2.2.1.4. Giảng giải

Giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời lẽ của mình để

giải thích cho trẻ hiểu về bản chất, đặc điểm,của một sự vật, sự

việc nào đó hay một hành động. Giáo viên dựa vào vốn hiểu biết và

vốn từ của trẻ để giải nghĩa những từ trẻ chưa biết, giúp cho vốn từ

nói riêng và ngôn ngữ nói chung phát triển tốt hơn.

Ví dụ: Khi nói cho trẻ nghe về môi trường sống của thế giới

thực vật, giáo viên cần giải thích cho trẻ hiểu cụm từ môi trường

sống là nơi cây cối lấy chất dinh dưỡng để lớn lên ra hoa kết

trái. Đất là môi trường sống của cây, nước là môi trường sống của

cá,

Khi thực hiện giảng giải phải:

- Dùng lời lẽ rõ ràng, khúc triết, không dài dòng,lan man.

- Lập luận chính xác rõ ràng, dễ hiểu, lôgic.

- Những minh hoạ bằng hình ảnh nên lấy những ví dụ thực tế

gần gũi với trẻ.

Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



33



KHOA GDTH



Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐHSP Hà Nội 2



- Có thể khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình giảng giải để

trẻ có thể tích luỹ được vốn từ và rèn luyện khả năng nói lưu loát tự

tin khi trình bày.

2.2.1.5. Chỉ dẫn

Chỉ dẫn là cách thức giáo viên dùng lời nói để chỉ cho trẻ biết

cách làm và cách đạt được kết quả cuối cùng của công việc. Khi nói

giáo viên có thể cùng làm để cho trẻ xem cách làm.

Ví dụ: Khi cho trẻ tiến hành việc gieo hạt giáo viên vừa hướng

dẫn bằng lời vừa thực hiện cùng trẻ và cùng trẻ theo dõi quá trình

phát triển của cây.

2.2.1.6. Nhắc nhở

Nhắc nhở là lời gợi ý cho trẻ khi trẻ gặp khó khăn, trẻ hay

quên hay những trẻ có vốn từ nghèo nàn. Khi trẻ làm sai giáo viên

cần nhẹ nhàng nói cho trẻ hiểu. Tránh quát mắng làm trẻ sợ hãi dễ

gây sự mất tự tin ở trẻ.

2.2.1.7. Nêu gương

Nêu gương là việc giáo viên dùng những tấm gương sáng để

kích thích trẻ học tập hay làm theo. Giáo viên cần động viên,

khuyến khích, khen ngợi và tuyên dương những trẻ làm tốt. Tránh

chê bai trước mặt trẻ làm trẻ ngượng và thiếu tự tin.

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ,

chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ vào

từng loại tiết dạy, từng tình huống mà ta có thể sử dụng phương

pháp này hay phương pháp khác cho phù hợp. Nhóm phương pháp

dùng lời sử dụng để dạy trẻ biết sử dụng ngôn ngữ, biểu đạt sự hiểu

biết của mình trên cơ sở trẻ nhận thức được.

2.2.2. Nhóm phương pháp trực quan

Nhóm phương pháp trực quan sử dụng để dạy trẻ nhận biết các

sự vật hiện tượng xung quanh, rèn luyện phát âm cho trẻ, dạy trẻ

cách thức phát âm, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ, phát

triển ngôn ngữ giàu hình ảnh cho trẻ.

Nguyễn Thị Hoa K33 GDMN



34



KHOA GDTH



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

×