Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.17 KB, 61 trang )
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
Kì là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Hán, nó có thể hoạt động độc lập
như một danh từ (với nghĩa là cái kì, yếu tố kì) hoặc một tính từ (với nghĩa
kì lạ). Trong khoá luận này, để phù hợp với thói quen sử dụng thuật ngữ của
người Việt, chúng tôi dùng thuật ngữ yếu tố kì ảo khi thực hiện đề tài. ở
đây, yếu tố kì ảo được dùng với ý nghĩa rộng nhất chỉ cái lạ, cái khác
thường trong tác phẩm văn học.
Đánh giá về vai trò của yếu tố kì ảo, các nhà nghiên cứu thống nhất cho
rằng: nó là hạt nhân của tính truyền kì trong tác phẩm văn học. Nó chính là
cái lạ, cái khác thường được nhìn nhận ở cả hai phương diện khách quan và
chủ quan, đồng thời cũng bao hàm một ý nghĩa sáng tạo rất lớn. Sự sáng tạo
thể hiện khi tác giả tập trung làm cho cái lạ càng lạ thêm lên và đôi khi lại
không cho điều đó là lạ. Yếu tố kì ảo có nội hàm rộng rãi, bao chứa nhiều yếu
tố phong phú, đa dạng, đó là yếu tố thuộc cả nội dung và hình thức của tác
phẩm văn học nhưng luôn biểu hiện một phẩm chất đặc trưng là lạ, khác
thường. Hiệu quả thẩm mĩ của kì chính là sức hấp dẫn (mĩ lực), là nghệ
thuật đặc thù nó kích thích và làm thoả mãn tâm lí hiếu kì, ái kì của độc
giả, mang lại kì thú cho họ.
Sự có mặt của yếu tố kì ảo trong tác phẩm đã chi phối tác giả trong việc
lựa chọn chi tiết, tổ chức sự kiện, khắc hoạ nhân vật để làm tăng thêm hiệu
quả nghệ thuật cho tác phẩm. Yếu tố kì ảo cũng có vai trò quan trọng trong
việc thể hiện những quan điểm tư tưởng của tác giả. Theo Lê Sỹ Thắng và Hà
Thúc Minh: đằng sau các truyện thần linh, chính là truyện xã hội, đằng sau
các thần thánh ma quỷ chính là bản thân con người, đằng sau các mối quan
hệ giữa các nhân vật siêu tự nhiên chính là mối quan hệ có thực trong xã hội,
không thể khác được vì các tác giả truyện truyền kì đều sống trong một xã hội
nhất định và dẫu tự giác hay không tự giác, đều phản ánh hiện thực khi sáng
tác . Quả vậy bên trong cái vỏ li kì, thần bí của mỗi câu chuyện truyền kì bao
18
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
giờ cũng chứa đựng những vấn đề về hiện thực cuộc sống. Người ta có thể bắt
gặp ở đó hình ảnh những anh học trò chăm chỉ, những người phụ nữ đức hạnh,
những người con hiếu thảo, những câu chuyện tình yêu đẹp đẽ Có thể nói,
khi sử dụng yếu tố kì ảo như một phương tiện nghệ thuật, truyện truyền kì có
khả năng vô hạn trong phản ánh hiện thực và ngược lại, hiện thực được thể
hiện trong cái vỏ kì ảo, thần kì cũng tạo nên nhiều cảm xúc phong phú, chân
thật cho người đọc.
2.2. Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam.
Kì ảo, kì lạ là một phạm trù thẩm mĩ đặc trưng của văn học cổ phương
Đông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Trong lịch sử phát triển của
văn học dân tộc từ văn học dân gian đến văn học trung đại và văn học hiện
đại, yếu tố kì ảo luôn tồn tại. Mặc dù được sử dụng ở những mức độ khác nhau
trong mỗi thời kì văn học nhưng yếu tố kì ảo luôn phát huy được sức mạnh
của mình, đó là tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện được kể, cuốn hút người
đọc vào thế giới huyền ảo do nó tạo ra, bên cạnh đó còn có ý nghĩa chuyển tải
ý đồ nghệ thuật của tác giả.
2.2.1. Yếu tố kì ảo trong văn học dân gian.
Văn học dân gian là viên gạch mộc đầu tiên xây dựng nên nền văn học
phong phú của nước ta. Từ trong dòng văn học này ý thức về việc sử dụng yếu
tố kì ảo đã được khởi đầu và trong mỗi thể loại, yếu tố này được sử dụng với
những mục đích khác nhau.
Một điểm cần lưu ý là văn học dân gian có nhiều hình thức thể loại gồm
cả tự sự, thơ, kịch. ở đây khi xem xét về yếu tố kì ảo chúng tôi chỉ xem xét
trong các tác phẩm tự sự thuộc các thể loại như: thần thoại, truyền thuyết,
truyện cổ tích Vì đây là những thể loại có sử dụng nhiều và thành công các
yếu tố kì ảo.
Trước hết là trong các tác phẩm thần thoại. Khi luận bàn về thể loại này,
C.Mác đã gắn nó với thời kì thơ ấu của loài người, coi đó là nghệ thuật vô
19
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
ý thức của con người thời nguyên thuỷ và nhấn mạnh: thần thoại nào cũng
chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng
tượng và bằng trí tưởng tượng. Truyện thần thoại ra đời từ nhu cầu nhận thức
và lí giải các hiện tượng tự nhiên, các sự vật tồn tại xung quanh con người.
Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của con người còn hạn chế, người ta không
thể lí giải rõ ràng các hiện tượng đó. Và trí tưởng tượng được xem như cứu
cánh cho những thắc mắc của họ. Trong tư duy của con người thời đó, nguồn
gốc của vũ trụ, loài người, của các hiện tượng tự nhiên là do sức mạnh của một
vị thần hoặc một sự kiện kì lạ nào đó tạo thành. Như vậy, yếu tố kì ảo trong
truyện thần thoại được sử dụng vào việc xây dựng nên các vị thần hoặc một sự
kiện kì lạ nào đó nhằm giải thích nghi vấn của người nguyên thuỷ.
Trong tưởng tượng của con người, các vị thần có một sức vóc khổng lồ,
một sức mạnh vô song, các vị thần đó đã góp phần tạo nên vũ trụ, trời đất.
Chẳng hạn, Thần Trụ Trời có thân hình cao lớn, phi thường. Lúc thần xuất
hiện, vũ trụ còn là một cõi hỗn độn, mờ mịt, tối tăm, lạnh lẽo. Thần đã lấy đầu
đội trời lên cao và dùng chân đạp đất xuống thấp. Đất và trời đã phân chia
nhưng chưa cách xa nhau. Ông lại đào đất, đá xây một cột trụ chống trời lên
cao mãi. Khi trời đã lên cao tận mây xanh, thần mới phá cột trụ đi. Từ đó, trời
tròn như cái bát úp, đất phẳng như cái mâm vuông. Những nơi thần đào đất
xây cột trụ thì mặt đất lõm xuống thành hồ đầm, sông biển, những nơi đất đá
văng ra khi phá cột trụ thì mặt đất nhô lên thành núi non, gò đồi. Câu chuyện
với những yếu tố hoang đường, ảo tưởng đã chứa đựng tư duy duy vật, thô sơ
đáng trọng của người Việt cổ.
Ngoài vị thần sáng tạo ra trời đất, trong quan niệm của con người, hiện
tượng tự nhiên nào cũng gắn với một vị thần nên tồn tại: thần mưa, thần sấm,
thần chớp, thần trăng, thần saomà mỗi vị thần phụ trách một công việc nhất
định và có một đặc điểm nhận diện riêng: thần Mưa có thân hình rồng, được
Trời giao cho công việc hút nước ở dưới đất đưa lên trời rồi rải đều xuống mặt
20
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
đất, thần Gió cầm quạt, thần Biển thở làm cho nước biển lên xuống, thần Sét
vác búa theo lệnh Ngọc Hoàng chỉ đâu đánh đó Lúc này, yếu tố kì ảo
được sử dụng để giải thích các hiện tượng tự nhiên mà tư duy nguyên thủy
chưa thể làm sáng tỏ một cách khoa học.
Khi giải thích về nguồn gốc loài người, những yếu tố kì ảo cũng được
người nguyên thuỷ sử dụng như một công cụ hữu hiệu. Theo họ, loài người
xuất hiện từ một cái gì rất kì dị như một quả bầu mẹ, con người được sinh ra
từ một bọc trứng thiêng Đó là những nhận thức ngây thơ thậm chí ấu trĩ của
người nguyên thuỷ về nguồn gốc của mình. Có thể khẳng định rằng truyện
thần thoại đầy rẫy những yếu tố hoang đường, ảo tưởng. Yếu tố kì ảo, tưởng
tượng có vị trí quan trọng trong việc đáp ứng những nhu cầu nhận thức của
con người.
Gần gũi với thần thoại là truyền thuyết. Trong truyền thuyết yếu tố hoang
đường, kì ảo đã giảm nhưng chưa mất hẳn. Với thể loại này, vai trò của yếu tố
kì ảo được sử dụng để đề cao sức mạnh, vị trí của những vị anh hùng có công
với cộng đồng. Sự có mặt của yếu tố kì ảo đã làm cho các hình tượng anh
hùng thêm rực rỡ, sảng khoái. Chân dung người anh hùng được xây dựng
cường điệu, phóng đại đến tột đỉnh. Lạc Long Quân là người có sức khoẻ phi
thường, có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Lạc Long Quân đã chiến đấu,
tiêu diệt ba con quái vật: Ngư Tinh ở vùng biển, Hồ Tinh ở đồng bằng và Mộc
Tinh ở miền núi, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho dân lành. Các cuộc chiến đấu
đó có sự kết hợp độc đáo giữa những yếu tố siêu nhiên, kì ảo, hoang đường và
những yếu tố bình thường, giản dị. Ví dụ, để tiêu diệt con Ngư Tinh dài trên
năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, chân nhiều như chân rết, Lạc Long
Quân chẳng cần phép thần gì mà chỉ cần nung đỏ một khối sắt, lừa ném cả
khối sắt đó vào miệng của Ngư Tinh. Hồ Tinh, Mộc Tinh cũng đều là những
quái vật kì dị, có nhiều thủ đoạn nham hiểm nhưng với khả năng phi thường
Lạc Long Quân vẫn dành chiến thắng bằng những trận quyết đấu. Việc sử
21
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
dụng những yếu tố kì ảo để tạo nên những kẻ thù đầy sức mạnh, có khả năng
biến hoá vô cùng và để chúng thất bại trước tài nghệ của người anh hùng đã
góp phần nâng người anh hùng lên ngang hàng với thánh thần, có tầm vóc, sức
mạnh như thần. Qua đó biểu hiện ước mơ của con người về khả năng chinh
phục tự nhiên, xây dựng cộng đồng lớn mạnh. ở giai đoạn sau, khi phải chiến
đấu bảo vệ lãnh thổ quốc gia, yếu tố kì ảo góp phần làm nổi bật vai trò của
những anh hùng chiến trận, chiến đấu vì lợi ích cộng đồng. Thánh Gióng được
tạo nên bằng những chi tiết thần thánh, phi thường qua các sự kiện: Thánh
Gióng có nguồn gốc thần linh (bà mẹ dẫm lên dấu chân ông khổng lồ rồi cảm
ứng thụ thai, sau 12 tháng mới sinh), Thánh Gióng có sự phát triển khác
thường (lên 3 tuổi mà Gióng vẫn không nói, không cười nhưng khi nghe lời
rao của sứ giả bỗng vươn vai đứng dậy và vụt cao lớn thành người khổng lồ,
có thể giết giặc cứu nước) và sau khi đánh tan giặc đã bay lên trời và trở thành
bất tử. Những chi tiết này góp phần tô điểm, nâng cao thêm tính chất hào
hùng, kì vĩ của hình tượng Thánh Gióng, từ đó cho thấy quá trình trưởng thành
nhanh chóng của đội quân chống xâm lược đầu tiên của nước ta trong thời kì
Văn Lang.
ở các hình tượng anh hùng về sau như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dã
Tượng, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo cũng đều được mô tả với vẻ đẹp phi
thường, hoàn hảo và khác thường, đặc biệt là khi xông pha nơi trận địa. ở giai
đoạn này, những nhân vật anh hùng không được thần thánh hoá nữa mà là
những con người rất bình thường, có sinh ra và chết đi. Tuy nhiên, cái chết của
họ thường được dân gian giải thích bằng một sự hoá thân kì diệu để giảm bớt
đau thương, tăng niềm tin vào chiến thắng và tương lai tốt đẹp.
So sánh giữa thần thoại và truyền thuyết ta thấy: thần thoại là truyện về
các vị thần trong thế giới tự nhiên theo tưởng tượng của người nguyên thuỷ
cho nên tính chất hoang đường, kì ảo và siêu nhiên là đặc trưng nổi bật. Đến
truyền thuyết, mặc dù tính chất hoang đường kì lạ vẫn còn tồn tại nhưng nhân
22
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
vật của nó không còn là những vị thần, mà mang những đặc điểm của con
người, của lịch sử. Yếu tố kì ảo tham gia vào truyền thuyết chỉ nhằm làm sáng
tỏ công lao của các vị anh hùng cũng như tấm lòng ghi nhớ công ơn của dân
gian dành cho họ mà thôi.
Truyện cổ tích chủ yếu là truyện về những con người bé nhỏ trong xã
hội có giai cấp. Trong đó yếu tố kì ảo mất dần đi, thay vào đó là sự hư cấu,
phiếm chỉ. Trong truyện cổ tích đặc biệt là ở những truyện cổ tích thần kì, yếu
tố kì ảo được sử dụng một cách tự giác nhằm vào những mục đích nghệ thuật
nhất định, theo chủ tâm của người sáng tác. Trong truyện cổ tích thần kì nhân
vật không tự mình có sức mạnh nhưng khi nhân vật không biết đường đi, anh
ta sẽ gặp một cụ già, một phù thuỷ, người sẽ chỉ cho anh ta đi đâu và giúp đỡ
anh ta. Những cuộc gặp gỡ kì lạ này quyết định mọi chi tiết để câu chuyện
tiếp diễn. Nội dung chủ yếu trong truyện cổ tích đặc biệt là truyện cổ tích thần
kì là những con người có thân phận nhỏ bé, đó là những con người bất hạnh, bị
rẻ rúng, chịu nhiều đau khổ, áp bức. Khi cuộc đời của nhân vật bị đẩy đến
bước đường cùng, nhân vật không thể tự giải thoát cho mình được, lúc đó yếu
tố kì ảo, thần kì xuất hiện. Yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích thường được biểu
hiện bằng hệ thống nhân vật kì diệu như: tiên, bụt, chim thần, rắn thần, Ngọc
Hoàng, Long Vương là những con người có sức mạnh kì lạ, có thể làm thay
đổi số phận cuộc đời nhân vật chính. Các lực lượng thần kì (tiên, bụt) giống
như chiếc cầu kì diệu đã nối liền cuộc đời thực và cuộc đời mộng tưởng, đưa
đến kết thúc có hậu cho các câu truyện mà ở đó những người chịu nhiều đau
khổ, áp bức sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp. Lực lượng thần
kì đã giúp cô Tấm chiến thắng được mẹ con Cám và trở thành hoàng hậu
(Tấm Cám); giúp Thạch Sanh có thể tiêu diệt được các lực lượng yêu quái,
vạch trần được tội trạng của Lý Thông trước triều đình, lấy được nàng công
chúa và cuối cùng được trao ngôi vua để trị vì thiên hạ (Thạch Sanh); giúp
người em có cuộc sống giàu sang, hạnh phúc (Cây Khế),Yếu tố kì ảo góp
phần thực hiện triết lí sống, niềm tin ở hiền gặp lành, ác giả ác báo và
ước mơ công lý, đạo lí của nhân dân. Có thể nói, nếu thiếu yếu tố kì ảo, phi
23
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
thường thì nhiều truyện dân gian sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, triết lí nhân sinh
và lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân sẽ không thực hiện được.
Như vậy, trong văn học dân gian yếu tố kì ảo là thủ pháp nghệ thuật,
là niềm tin, là phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của con người. Sự tham
gia của yếu tố kì ảo vào trong các câu chuyện một mặt đáp ứng nhu cầu
nhận thức thế giới của con người, mặt khác nó được dùng như một phương
tiện để người dân thể hiện tình cảm, ước mơ của họ. Được lưu truyền bằng
hình thức truyền miệng, yếu tố kì ảo góp phần làm tăng tính hấp dẫn của
các câu chuyện được kể. Truyện kể dân gian đã trở thành nguồn tư liệu
phong phú cho sự hình thành các sáng tác của giai đoạn văn học trung đại
cũng như văn học hiện đại sau này.
2.2.2. Yếu tố kì ảo trong văn học trung đại.
Đối với các sáng tác văn học trung đại, yếu tố kì ảo được sử dụng trong
nhiều thể loại như truyện Nôm, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồiYếu
tố kì ảo được sử dụng trong các tác phẩm một phần là do học tập từ văn học
dân gian, một phần là do tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Các yếu tố kì ảo
được sử dụng trong văn học trung đại mang tính chất siêu nhiên nhưng đằng
sau nó lại thể hiện tư tưởng triết lí của một tôn giáo nào đó như: Phật, Nho,
Giáo Trong đề tài của mình, chúng tôi đi vào khảo sát qua một số thể loại
mà yếu tố kì ảo được sử dụng nổi bật.
Đối với truyện Nôm, một thể loại độc đáo của văn học dân tộc, mức độ
sử dụng yếu tố kì ảo trong các tác phẩm tuỳ thuộc vào ý đồ của người sáng tác
và nội dung của các tác phẩm.
Truyện Nôm bình dân chủ yếu được sáng tác bởi những nho sĩ bình dân,
phần lớn có lẽ là do các ông đồ ngồi dạy học trong nông thôn của ta thời xưa.
Những tác giả này cũng học thánh kinh hiền truyện nhưng không đỗ đạt,
không làm quan, họ có mặt chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến song về
cơ bản vẫn gần gũi với tư duy của nhân dân lao động. Các tác giả này tìm đến
24
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
sáng tác văn học như một nhu cầu để thể hiện lí tưởng, mong ước của mình
cũng như của nhân dân lao động nói chung.
Trong các truyện Nôm bình dân thường xuất hiện nhiều số phận oan khổ
do các thế lực hắc ám gây nên, đó chủ yếu là những người dân lương thiện,
đặc biệt là người phụ nữ. Nhưng do chịu ảnh hưởng của truyện cổ tích dân
gian, kết thúc của truyện Nôm thường là cảnh hạnh phúc, đoàn viên cho các
nhân vật. Lúc này, yếu tố kì ảo được sử dụng để tạo nên những kết thúc có hậu
cho tác phẩm. Trong các tác phẩm thường xuất hiện nhiều chi tiết kì ảo được
cường điệu đến mức hoang đường, chẳng hạn: Phạm Tải chết rồi mà đêm đêm
Ngọc Hoa vẫn mở nắp quan tài vào nằm với chồng (Phạm Tải Ngọc Hoa),
nàng công chúa trong truyện Lí Công bị chặt tay chân, xẻo tai mũi vất ra
ngoài chợ mà vẫn sống Các yếu tố kì ảo trong truyện Nôm bình dân luôn
được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ, giúp nhân vật vượt qua được khó
khăn, làm thay đổi số phận nhân vật, thường là số phận nhân vật chính diện sẽ
có cuộc sống hạnh phúc, nhân vật phản diện bị trừng phạt đích đáng. Trong
truyện Thoại Khanh Châu Tuấn, khi Châu Tuấn bị đày đi xa, Thoại Khanh ở
lại luôn giữ lòng hiếu thảo, tấm lòng của nàng cảm động đến cả thú dữ, thần
tiên: cọp cõng mẹ con nàng qua núi, Ngọc Hoàng ban thuốc linh đơn hàn lại
da thịt nàng, Phật thì cho cây đàn để xin ăn nhờ đó mà gặp lại Châu Tuấn.
Truyện Phạm Tải Ngọc Hoa, sau khi bị Trang Vương hãm hại, chết xuống
âm phủ Phạm Tải và Ngọc Hoa đã thưa kiện với Diêm Vương khiến Trang
Vương bị bỏ vào vạc dầu, Phạm Tải, Ngọc Hoa sống lại, Phạm Tải được làm
vua. Có thể nói, trong truyện Nôm bình dân, các tác giả thường sử dụng rất
nhiều yếu tố ngẫu nhiên, phi thường, thần linh để đem lại kết thúc có hậu cho
các tác phẩm. Yếu tố kì ảo được sử dụng đã giúp tác giả thực hiện ước mơ về
một xã hội công bằng trong đó những người lương thiện trước sau cũng được
hưởng một cuộc sống hạnh phúc, kẻ ác luôn bị trừng phạt.
25
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
Truyện Nôm bác học thể hiện trình độ cao của nghệ thuật truyện Nôm.
Sáng tác thuộc thể loại này có vay mượn cốt truyện của văn học Trung Quốc
nhưng các tác giả đã lựa chọn, cắt bỏ, sáng tạo lại cho phù hợp với kinh
nghiệm sống và cảm quan thế giới của mình. Yếu tố kì ảo trong truyện Nôm
bác học được sử dụng hạn chế hơn so với truyện Nôm bình dân. Trong các
truyện Nôm bác học, yếu tố kì ảo không được sử dụng như một phương tiện
để giải thoát cho số phận mà chỉ như một chi tiết để dự báo, lí giải số phận
nhân vật. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng yếu tố kì ảo để dựng nên
hình ảnh bóng ma Đạm Tiên. Bóng ma Đạm Tiên lúc nào cũng theo dõi cuộc
đời Kiều, báo trước cho Kiều những cảnh ngộ sắp đến. Người đọc cũng khó
quên được hình ảnh của Giác Duyên, Tam Hợp, những nhà sư, đạo sĩ, có ngôn
ngữ đầy mầu sắc tôn giáo bí ẩn đó là những hình tượng thể hiện tư tưởng
định mệnh của tác giả, được tác giả sử dụng như một lí lẽ để lí giải cho số
phận của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh. ở giai đoạn sau, yếu tố kì ảo
xuất hiện trong các tác phẩm thưa dần và mang nhiều tính chất mê tín dị đoan
như bói toán, thuật số, tử vi, phong thuỷ làm giảm đi ý nghĩa tích cực của tác
phẩm, có thể dẫn ra đây truyện Nôm Sơ kính tân trang như một ví dụ tiêu
biểu.
Thể loại sử dụng nhiều và thành công yếu tố kì ảo nhất trong văn học
trung đại là truyện truyền kì. Thể loại này có quá trình phát triển khá độc đáo
với nhiều tác phẩm có giá trị: Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh nữ lục,
Lĩnh Nam chích quái lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Truyền
kì tân phảở giai đoạn đầu, yếu tố kì ảo được đưa vào trong tác phẩm còn
mang nhiều tính chất quái đản, các tác phẩm thường hướng tới phản ánh tín
ngưỡng dân gian, phản ánh niềm tin về sự tồn tại của một thế giới siêu nhiêu,
thần bí nào đó xung quanh cuộc sống của con người. Trong Việt điện u linh,
nhân vật chủ yếu là thần nhưng không phải là thần trong thần thoại mà là
người hoá thần, được thần hoá do lòng suy tôn ngưỡng mộ của quần chúng.
26
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
Yếu tố kì ảo được sử dụng để tô đậm sự khác thường, thần kì của nhân vật từ
đặc điểm về ngoại hình, tinh thần, năng lực của nhân vật lúc sống đến sự kì lạ
khi nhân vật hiển linh, báo mộng cho người trần.
Thiền uyển tập anh ngữ lục có nhân vật chủ yếu là các thiền sư, nhờ
công phu tu tập mà có khả năng phi thường, khác thường. Các môtíp về sinh
hạ thần kì, tu luyện thần kì và quy tịch thần kì được sử dụng triệt để làm tăng
tính chất kì lạ, hấp dẫn cho các thiên truyện.
So với Việt điện u linh và Thiền uyển tập anh ngữ lục, Lĩnh Nam chích
quái của Trần Thế Pháp tỏ ra đa dạng hơn về nội dung và thể loại. ở đó có
truyện thần, truyện quái, có truyện cổ tích, truyện tiên, truyện Phật đặc biệt
Lĩnh Nam chích quái đã thu thập được nhiều truyện quái lạ về cội nguồn dân
tộc, anh hùng dân tộc, thần thiêng sông núi, về chiến công trừ hại của tiên
nhânCác môtíp truyện như: hiểu lầm, báo trước, nằm mộng ứng nghiệm,
đánh lừa, hoá phép được sử dụng nhiều làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Đến Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, truyện truyền kì Việt Nam
thực sự trưởng thành, góp phần đưa văn xuôi tự sự phát triển lên một tầm cao
mới. Yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức nghệ thuật, chi phối tác
giả trong việc tổ chức các chi tiết sự kiện, khắc hoạ nhân vật qua đó khẳng
định tầm vóc, khả năng con người đồng thời dựng lên một thế giới hiện thực
với nhiều phong vị, màu sắc.
Sang thế kỉ XVIII XIX, cùng với văn học trung đại nói chung, truỵên
truyền kì được các tác giả Đoàn Thị Điểm, Phạm Quý Thích canh tân với
các tác phẩm: Truyền kì tân phả, Tân truyền kì lục... Với sự canh tân này,
yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì ngày càng bị vặt trụi. Truyện truyền kì
không đáp ứng được ý đồ sáng tác của tác giả. Thể loại này đi vào giai đoạn
cáo chung và sau này vào thời kì hiện đại nó được tái sinh dưới những hình
thức khác [10, 30].
27
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn
Tiểu thuyết lịch sử là một trong những thành tựu quan trọng của văn học
dân tộc. Trong tác phẩm thuộc thể loại này, nhà văn phải tôn trọng tính chân
thực của lịch sử, nhưng không có nghĩa là trong tác phẩm không có sự hư cấu,
tưởng tượng và vấn đề quan trọng đối với nhà tiểu thuyết lịch sử là ở chỗ hư
cấu như thế nào để không phá vỡ tính lôgíc của lịch sử, mà trái lại, làm cho
nó thêm rõ nét, sinh động [8, 240]. Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm
tiêu biểu nhất cho thể loại tiểu thuyết lịch sử của văn học Việt Nam. Được viết
dưới dạng chương hồi tác phẩm dựng nên một bức tranh rộng lớn, phức tạp,
sinh động và chân thực về xã hội Việt Nam trong khoảng ba mươi năm cuối
thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Trong tác phẩm này, yếu tố kì ảo
cũng được các tác giả khai thác sử dụng. Nó được sử dụng trong chi tiết được
nhắc đi nhắc lại ở cuối truyện: Lê Chiêu Thống chết ở Trung Quốc nhưng
mười mấy năm mà trái tim vẫn còn y nguyên, không nát đã góp phần thể hiện
mối thiện cảm giai cấp và thiên kiến chính trị của tác giả. Bên cạnh thái độ
khinh bỉ, phê phán sự bất tài, vô dụng của vua Lê là tấm lòng xót thương,
luyến tiếc trước sự diệt vong của triều đại này. Ngoài chi tiết đó, các chi tiết
khác trong truyện như: các điềm báo, hiện tượng bất thường, điềm gở được sử
dụng một mặt góp phần khẳng định sự sụp đổ tất yếu của triều Lê nhưng mặt
khác cũng cho thấy tác phẩm chịu ảnh hưởng của tư tưởng mê tín dị đoan, làm
giảm ý nghĩa tích cực của tác phẩm. Có thể nói, trong tiểu thuyết chương hồi
yếu tố kì ảo được sử dụng hạn chế hơn và yếu tố hiện thực là nội dung chủ yếu
của các tác phẩm này.
Như vậy, yếu tố kì ảo là một trong những phương diện xuyên suốt từ khởi
nguồn đến văn học trung đại, yếu tố này là một phương diện nghệ thuật không
thể thiếu khi xây dựng tác phẩm. Trong văn học trung đại, yếu tố kì ảo ít
nhiều thể hiện tư tưởng của tác giả và được sử dụng có ý thức với trình độ
nghệ thuật ngày một cao hơn.
28