1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

Lợi ích của việc tham gia các hoạt động ngoại khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.4 KB, 93 trang )


thao; hoạt động lao động, khoa học, kĩ thuật, hướng nghiệp và hoạt động

vui chơi giải trí.

Một số các nghiên cứu khác cho rằng tham gia hoạt động ngoại khóa

cũng mang lại nhiều lợi ích cho các sinh viên, đặc biệt là khi nó có tác động

đến kết quả học tập của người tham gia (Cooper el, 1999; Eccles và Barber,

1999; Gerber, 1996; Mahoney và Cairns, 1997; Marsh, 1992).

Giả thuyết liên quan của Astin (1999) là một tập hợp những khái niệm

được tìm thấy trong "Freud concept of cathexis", đề cập đến khái niệm

psychological energy và learning-theorist hoặc time-on-task, một phép đo

thời gian dành cho một hoạt động. Bằng cách sử dụng phương pháp này,

Astin (1999) đã xác định các tính năng chất lượng tham gia như

psychological energy một sinh viên dành cho một hoạt động. Ví dụ cụ thể

của một tính năng chất lượng của sự tham gia ngoại khóa là kinh nghiệm

trong vai trò lãnh đạo. Theo Rubin, Bommer và Baldwin (2002), sinh viên

trong vai trò lãnh đạo như chủ tịch, phó chủ tịch và đội trưởng trong các

hoạt động ngoại khóa sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt hơn những những sinh

viên đóng vai trò như thành viên trong nhóm.

Thay mặt cho nhà tuyển dụng đại học, Rubin, Boomer và Baldwin

(2002) đã tuyên bố rằng mối quan tâm chính đến hoạt động ngoại khóa là

"có hay không tham gia hoạt động ngoại khóa là một yếu tố hợp lệ để dự

đoán kỹ năng giao tiếp của mỗi cá nhân", khi thử nghiệm với những người

khác dựa trên điểm trung bình hoặc những biến sẵn có như khả năng nhận

thức, và tính cách con người. Bằng cách này, nó cho thấy rằng những sinh

viên có khả năng nhận thức cao có thể sử dụng hiệu quả các thông tin trong

việc thể hiện kỹ năng giao tiếp. Tương tự như vậy, năng lượng, sự tận tâm

và năng suất lao động được coi là thuộc tính giúp đạt mức độ tốt hơn trong

kỹ năng giao tiếp.



Astin (1999) cho rằng những sinh viên từng là lãnh đạo trong câu lạc bộ

hay tổ chức có kết quả cao hơn so với những người không giữ vai trò tương

tự. Vai trò như người đứng đầu câu lạc bộ có ý nghĩa quan trọng trong sự

gia tăng các kỹ năng ra quyết định (Rubin et al, 2002) và kỹ năng lãnh đạo

(Dugan, 2006; Ewing và cộng sự, 2009). Cooper và cộng sự (1994) nhận

định những sinh viên từng là một thành viên giữ vai trò quan trọng thường

liên quan đến mục tiêu phát triển, giáo dục, quản lý cuộc sống, và giao lưu

văn hóa.

Ngược lại, một số nghiên cứu khác cho rằng không có bất kì lợi ích nào

cho những sinh viên giữ vai trò lãnh đạo tổ chức hoặc câu lạc bộ. Rubin et

al. (2002) chỉ ra rằng không có sự khác biệt trong sáng kiến của người lãnh

đạo và các thành viên khác. Thêm vào đó, Foubert và Grainger (2006) phát

hiện ra không có bất kì lợi ích nào khác trên phương diện tâm lý xã hội cho

những sinh viên này.

Cơ sở lí thuyết này bao gồm một vài ví dụ của các cuộc nghiên cứu

trước đó, với mục đích kiểm tra yếu tố định lượng và định tính của việc

tham gia các hoạt động ngoại khóa. Pascarella và Terenzini (1991) đã kiểm

tra cả tần suất và chất lượng của hành động tham gia các hoạt động ngoại

khoá của sinh viên. Ngoài ra, Rubin và các cộng sự (2002) đã nghiên cứu

một chỉ số điểm ngoại khóa đại diện cho số lượng các câu lạc bộ, vai trò, và

số giờ tham gia. Trong cả hai nghiên cứu, sự kết hợp của tần suất và chất

lượng của hành động tham gia của các sinh viên có liên quan đến mức độ

cao hơn của kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp

Phân biệt mối quan hệ giữa tính năng định lượng và định tính đôi khi trở

nên khó khăn. Ví dụ, Astin (1996) chỉ ra hoàn thành nhiệm vụ, khả năng

thuyết trình trước đám đông, khả năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp đều

tương quan với số giờ mỗi tuần dành cho tham gia vào câu lạc bộ và tổ

chức của sinh viên. Vai trò như người đứng đầu cũng được nhận định có

với thời lượng dành cho các câu lạc bộ ngoại khóa và các tổ chức. Thêm



vào đó, Shertzer và Schuh (2004) cho rằng sinh viên giữ các vị trí lãnh đạo

ở trường đại học thường có cơ hội phát triển các kỹ năng bổ sung và rằng

các kỹ năng tăng lên có thể liên quan với đào tạo bổ sung.

2. Nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng việc làm

Nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trong các doanh

nghiệp nhà nước” của tác gỉa Trần Thị Ngọc Duyên, Cao Hào Thi (2010) là

kết quả dựa trên cơ sở của một số nghiên cứu khác được thực hiện trước đó

bởi Timothy, David, Raj và Robert, Levon và Blannie. Dựa vào kết quả

này, có thể liệt kê ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trong các

doanh nghiệp nhà nước như sau:

2.1 Thương hiệu và uy tín tổ chức

Có hai thành phần của thương hiệu tổ chức, đó là sự phổ biến bao gồm

sự thừa nhận và ghi nhớ tổ chức và hình ảnh bao gồm sự nhận thức và đánh

giá về tổ chức (Collins & Stevens, 2002; Keller, 1993). Sự phổ biến là khả

năng người tìm việc có thể nhớ được tên của tổ chức trong trí nhớ của họ.

Hình ảnh liên quan đến nhận thức, thuộc tính và sự liên tưởng về thương

hiệu tổ chức trong trí nhớ của người tìm việc (Keller, 1993).

Theo David G.Alllen, Rạ V.Mahto và Robert F.Otondo, hình ảnh của tổ

chức có ảnh hưởng đến dự định ứng tuyển của người xin việc vào tổ chức.

Chapmen et al (2005) cho rằng hình ảnh tổ chức là một trong số các yếu tố

quan trọng nhất của sự thu hút người tìm việc. Blamer và Gray (2003) cũng

cho rằng thương hiệu tổ chức ảnh hưởng đến sự thu hút ban đầu đối với

người tìm việc. Theo Scott Highhouse, Filip Lievens và Evan F.Sinar thì uy

tín tổ chức, biểu hiện qua danh tiếng tổ chức tạo dựng trong lòng những

người đã từng nghe về tổ chức, có ảnh hưởng đến sự thu hút của tổ chức

đối với ứng viên. Christopher J.Collins cũng cho rằng sự hiểu biết về tổ

chức, danh tiếng và hình ảnh tổ chức có ảnh hưởng đáng kể đến dự định và

hành vi xin việc của người tìm việc.



Như vậy, các nghiên cứu ở trên cho thấy các cá nhân thường thích và

mong muốn được làm việc tại các tổ chức có hình ảnh và uy tín tốt.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

×