1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

d/ Phân loại khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.65 KB, 94 trang )


-



Phân loại khoa học cần tuân theo một số nguyên tắc:

+ Nguyên tắc khách quan quy định việc phân loại khoa học phải dựa vào



đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của từng bộ môn khoa học và quá trình vận

động, phát triển của từng bộ môn khoa học đó gắn với những yêu cầu của thực tiễn,

không được tách rời khoa học với đời sống.

+ Nguyên tắc phối thuộc đòi hỏi phân loại khoa học phải theo tiến trình

phát triển của đối tượng nhận thức của khoa học và mối liên hệ biện chứng, chuyển

tiếp lẫn nhau giữa chúng.

-



Tùy theo mục đích nhận thức hoặc mục đích sử dụng mà có nhiều cách phân

loại khoa học. Mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức có ý nghĩa ứng dụng

nhất định.



Trong lịch sử phát triển của khoa học có nhiều cách phân loại khác nhau:

1) Cách phân loại của Aristốt (384 – 322 TCN – Thời Hy Lạp cổ đại) theo mục

đích ứng dụng của khoa học, có 3 loại:





Khoa học lý thuyết gồm: siêu hình học, vật lý học, toán học, … với mục đích

tìm hiểu thực tại.



• Khoa học sáng tạo gồm tu từ học, thư pháp, biện chứng pháp,… với mục đích

sáng tạo tác phẩm.

• Khoa học thực hành gồm: đạo đức học, kinh tế học, chính trị học, sử học,… với

mục đích hướng dẫn đời sống.

2) Cách phân loại của Các Mác: có hai loại

• Khoa học tự nhiên: có đối tượng là các dạng vật chất và các hình thức vận động

của các dạng vật chất đó được thể hiện trong giới tự nhiên cùng những mối liên

hệ và quy luật giữa chúng như: cơ học, toán học, sinh vật học, …

• Khoa học xã hội hay khoa học về con người: có đối tượng là những sinh hoạt

của con người, những quan hệ xã hội của con người cùng những quy luật,

những động lực phát triển của xã hội như: sử học, kinh tế học, triết học, đạo đức

học…



9



3) Cách phân loại của B.M.Kêdrôv trong “Triết học bách khoa toàn thư” NXB “ Bách

khoa toàn thư Liên Xô”, Matxcơva, 1964. Có các loại:

• Khoa học triết học: biện chứng pháp, logic học…

• Khoa học toán học: logic toán học và toán học thực hành

• Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật:

Cơ học và cơ thực nghiệm

Thiên văn học và du hành vũ trụ

Vật lý thiên văn

Vật lý học

Hóa lý

Lý hóa và lý kỹ thuật

Hóa học và khoa học quy trình hóa kỹ thuật với luyện kim

Hóa địa chất

Địa chất học và công nghiệp mỏ

Địa lý học

Hóa sinh học

Sinh học và khoa học nông nghiệp

Sinh lý học người và y học

Nhân loại học

• Khoa học xã hội: lịch sử, khảo cổ học, nhân chứng học, địa lý kinh tế, thống

kê kinh tế xã hội…

• Khoa học về hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc:

Kinh tế chính trị học

Khoa học về nhà nước pháp quyền

Lịch sử nghệ thuật và giảng dạy nghệ thuật.

Ngôn ngữ học.



10



Tâm lý học và khoa học sư phạm

Các khoa học khác…



4) UNESCO phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học, có 5 nhóm:

- Nhóm các khoa học tự nhiên và khoa học chính xác.

- Nhóm các khoa học và kỹ thuật công nghệ.

- Nhóm các khoa học về sức khoẻ (y học)

- Nhóm các khoa học nông nghiệp.

- Nhóm các khoa học xã hội và nhân văn

5) Phân loại theo cơ cấu của hệ thống tri thức hoặc chương trình đào tạo có:

- Khoa học cơ bản.

- Khoa học cơ sở của chuyên ngành

- Khoa học chuyên ngành (chuyên môn)

Ngoài các cách phân loại kể trên, còn có những cách tiếp cận phân loại khoa học

khác như: Phân loại theo nguồn gốc hình thành khoa học; phân loại theo mức độ khái

quát của khoa học; phân loại theo tính tương liên giữa các khoa học…

Mỗi cách phân loại khoa học dựa trên một tiêu thức riêng có ý nghĩa ứng dụng

nhất định nhưng đều chỉ ra được mối liên hệ giữa các khoa học, là cơ sở để nhận dạng

cấu trúc của hệ thống tri thức khoa học. Sự phát triển của khoa học luôn dẫn đến sự

phá vỡ ranh giới cứng nhắc trong phân loại khoa học, do đó mọi cách phân loại (bảng

phân loại) cần được xem như hệ thống mở, phải luôn luôn được bổ xung và phát triển.

1.1.2. Khái niệm về NCKH.

a) Khái niệm

Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá, phát hiện những thuộc tính bản chất

của sự vật hiện tượng và những quy luật của chúng để sáng tạo ra những giải pháp tác

động vào sự vật hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng thành mục đích của

con người.



11



Đây là một họat động đặc biệt, hoạt động có mục đích, có kế hoạch tổ chức chặt

chẽ của một đội ngũ các nhà khoa học với các phẩm chất đặc biệt được đào tạo ở một

trình độ cao.

Như vậy nghiên cứu khoa học nói cho cùng cũng là nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận

thức và cải tạo thế giới.

- Khám phá các thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực.

- Phát hiện các quy luật của sự vật trong hiện thực.

- Vận dụng những quy luật để vận dụng sáng tạo giải pháp tác động vào sự vật.

Nghiên cứu khoa học là một dạng lao động phức tạp nhất trong các dạng hoạt

động của xã hội loài người ngày nay. Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt

động có tốc độ nhanh nhất thời đại.

b) Chức năng của NCKH

- Mô tả: Trình bày sự vật bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật, cấu trúc

trạng thái, sự vận động của sự vật… để phản ánh nó đang tồn tại như thế nào. Tác

dụng của mô tả là để xây dựng được chân dung của đối tượng nghiên cứu làm công cụ

nhận thức của người khác về thế giới.

Mô tả có thể về mặt định tính, có thể về mặt định lượng hoặc cả hai.

- Giải thích: Là chức năng nhằm vào việc làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình

thành, phát triển của sự vật với quy luật của nó. Mục đích của giải thích là đưa ra

những thông tin về thuộc tính bản chất của sự vật để có thể nhận thức được đầy đủ về

lĩnh vực và nội dung của sự vật, đồng thời có thể lý giải được sự hình thành và phát

triển và quy luật vận động của sự vật.

Tác dụng của giải thích là giúp quá trình nhận thức của người khác có được đầy

đủ các thông tin về bản chất của sự vật để họ có thể lý giải được tại sao có sự tồn tại và

vận động như vậy ở sự vật.

- Tiên đoán: Phán đoán trạng thái mới của sự vật, hiện tượng trong tương lai là sự

nhìn trước quá trình hình thành sự tiêu vong, sự vận động và những biểu hiện của sự

vật. Để tiên đoán, các nhà khoa học (người nghiên cứu) phải dựa vào quá trình thay

đổi trạng thái (từ quá khứ đến hiện tại) để phán đoán ra trạng thái mới trong tương lai,



12



hoặc dựa vào dấu hiệu (vết) của hiện tại để phán đoán sự tồn tại và vận động của sự

vật trong quá khứ hoặc trong tương lai. Nhờ chức năng mô tả và giải thích kể trên mà

con người có khả năng loại suy, nhìn trước xu thế vận động và quá trình hình thành

phát triển của sự vật (tiên đoán về sự vật)

Tác dụng của chức năng này giúp con người nhận thức được quá trình hình thành

phát triển của sự vật để từ đó tìm ra giải pháp thích hợp tác động vào hiện tại của sự

vật nhằm thúc đẩy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.

Lưu ý: Công cụ của tiên đoán là phép loại suy hoặc suy luận trong tư duy khoa

học của con người, nó có thể sai lệch, vì vậy trong quá trình tiên đoán con người phải

thường xuyên điều chỉnh.

- Sáng tạo: Tạo ra cái mới là làm ra sự vật chưa từng tồn tại.

Đây là chức năng quan trọng bậc nhất của nghiên cứu khoa học, nó nhằm làm ra

sự vật mới, sản phẩm mới, giải pháp mới (chưa từng tồn tại). Nhờ chức năng này mà

thế giới khách quan ngày càng phát triển phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

càng nhiều của con người.

c) Đặc điểm của NCKH

-Tính mới: Quá trình nghiên cứu hướng vào phát hiện, sáng tạo ra những điều mà

người khác chưa biết hoặc những sản phẩm cùng loại nhưng có tác dụng mới (đa chức

năng). Đây là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học vì nghiên cứu khoa

học là quá trình thâm nhập vào thế giới của các sự vật mà con người chưa biết.

-Tính tin cậy: Đặc điểm phản ánh kết quả nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu chỉ được thừa nhận nhờ các phương pháp nghiên cứu nào đó

mà người ta có thể kiểm chứng được nhiều lần do nhiều người thực hiện trong nhiều

hoàn cảnh khác nhau nhưng kết quả thu được phải giống nhau về mặt định tính.

-Tính thông tin: Nghiên cứu khoa học là quá trình vận dụng và xử lý thông tin,

sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin. Các thông tin trong nghiên cứu

khoa học được chứa đựng dưới dạng ngôn ngữ hoặc ký tự đã được mã hóa để con

người có thể trao đổi với nhau.

-Tính khách quan: Nghiên cứu khoa học phản ánh đúng đắn các thuộc tính của sự

vật, các sự vật này phải được lật đi lật lại các khía cạnh, các vấn đề liên quan mới đi



13



đến kết luận. Phải đi từ bản chất của chúng để kiểm chứng kết quả. Người nghiên cứu

phải xác định được: kết luận đó có đúng không? Còn cách nào khác không để cho ta

kết quả khác? đã tìm được lời giải đáp trọn vẹn cho giả thiết chưa?...

- Tính kế thừa: Các phát hiện khoa học thường được bắt đầu từ các kết quả

nghiên cứu trước đó, mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các

lĩnh vực khoa học rất khác nhau; không có một công trình khoa học nào bắt đầu từ chỗ

hoàn toàn trống không về kiến thức.

-Tính cá nhân: Được thể hiện trong tư duy cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân.

Vai trò cá nhân trong sáng tạo mang tính chất quyết định kể cả quá trình nghiên cứu

khoa học xác định do một tập thể thực hiện. Tính cá nhân được thể hiện ở tính nghiên

cứu vấn đề, ở cách thức (phương pháp) hình thức nghiên cứu, vận dụng và loại

phương tiện nghiên cứu vận dụng trong quá trình nghiên cứu…

-Tính rủi ro: Trong quá trình nghiên cứu khoa học có thể không tìm ra kết quả,

hay lời giải, song nó cũng được thừa nhận đóng góp cho một công cuộc nghiên cứu để

mách bảo những nghiên cứu sau này tránh được sai lầm mà nghiên cứu trước đó đã

trải qua hay mắc phải.

d) Các yêu cầu trong nghiên cứu khoa học.

Hiệu quả của nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản, chúng được

coi là các yêu cầu cần phải đảm bảo trong quá trình nghiên cứu thì mới hy vọng có kết

quả trong quá trình nghiên cứu.

+ Phương hướng và phương trâm nghiên cứu:

- Phương hướng là mục tiêu phấn đấu của nhà nghiên cứu hướng vào đối tượng

nghiên cứu. Sự lựa chọn phương hướng mà sai dẫn đến đề xuất không đúng nhiệm vụ

nghiên cứu làm cho nghiên cứu không có hiệu quả, lãng phí, thiệt hại vật chất và thời

gian. Hiện nay nội dung nghiên cứu khoa học trong các nhà trường hay cơ sở đào tạo

nghề nhằm vào: Phục vụ yêu cầu thiệt hại của thực tiễn đời sống hoặc sản xuất; nâng

cao chất lượng đào tạo và phục vụ xây dựng nền khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại

và phát triển vững mạnh.

- Phương châm nghiên cứu: Là tư tưởng chỉ đạo hành động (quá trình) nghiên

cứu. Thiếu sự định hướng, dẫn lối chỉ đường của phương châm nghiên cứu thì quá



14



trình nghiên cứu cũng khó đạt được kết quả như mong ước. Phương châm nghiên cứu

khoa học trong các nhà trường và các cơ sở hiện đào tạo hiện nay là:

+ Lý luận phải kết hợp với thực tiễn

+ Độc lập tự chủ thực hiện tiếp thu có phê phán, kế thừa có chọn lọc.

+ Nghiên cứu có kế hoạch, có trọng điểm có trọng tâm.

+ Kết quả các vấn đề trước mắt, lâu dài.

+ Dựa trên quan điểm triết học duy vật biện chứng (quan điểm của chủ nghĩa

Mác Lênin) để vạch ra phương pháp luận duy nhất

Khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới quan và cải tạo thế giới quan. Người

nghiên cứu phải:

- Nhìn sự vật vận động và phát triển trong không gian, thời gian như là những

hình thức tồn tại của vật chất là đặc tính khách quan do vật chất vận động quy định.

- Đi sâu vào bản chất của sự vật.

- Xem xét sự vật toàn diện thông qua mối quan hệ.

- Coi thực tiễn là cơ sở là động lực nhận thức.

+ Người nghiên cứu phải có phẩm chất và năng lực, nói cô đọng nhất là phải:

• Nắm được lý thuyết cơ bản của khoa học cụ thể và phương pháp nghiên

cứu

• Có được những kinh nghiệm thực tiễn nhất định về lĩnh vực khoa học sẽ

nghiên cứu

• Có thái độ và tác phong nghiên cứu khoa học

e) Các loại hình trong nghiên cứu khoa học.

- Nghiên cứu cơ bản: Là nghiên cứu nhằm để phát hiện bản chất và quy luật của sự

vật trong hiện thực: có thể dựa trên các tiên đề, dựa trên quan sát hoặc thực nghiệm.

Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản là các phát hiện, sáng kiến, công thức, phát minh. Có

rất nhiều hướng nghiên cứu cụ thể.

- Nghiên cứu ứng dụng: Là vận dụng kết quả nghiên cứu cơ bản vào môi trường

mới của sự vật để xây dựng các giải pháp, nguyên lí cụ thể trong tổ chức, quản lý hoạt

động thực tiễn của con người.



15



- Nghiên cứu triển khai: Là vận dụng các quy luật (từ nghiên cứu cơ bản), các

nguyên lí (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra hình mẫu cụ thể với các tham

số đủ mang tính khả thi về kỹ thuật.

Sản phẩm của nghiên cứu này là các hình mẫu, mẫu vật… cụ thể đáp ứng vào

yêu cầu của đời sống hiện thực.

- Nghiên cứu thăm dò: là loại hình nghiên cứu cơ sở cho các loại nghiên cứu khác,

có tính định hướng cho các quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể của các lĩnh vực khác

- Nghiên cứu dự báo: cũng là loại hình cơ sở cho các nghiên cứu khác, nhưng là

phạm vi nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai.



1.2. Khái niệm về nghiên cứu khoa học giáo dục.

a) Khái niệm:

Nghiên cứu khoa học giáo dục là quá trình phát hiện ra những quy luật và những

giải pháp của thực tiễn giáo dục nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách

cho đối tượng giáo dục để đạt được mục tiêu phát triển của xã hội.

Nghiên cứu khoa học giáo dục là hoạt động tìm tòi, phát hiện và vận dụng những

quy luật trong giáo dục và đào tạo con người theo yêu cầu của thực tiễn.

Nội dung của nghiên cứu khoa học giáo dục gồm:

- Những tài liệu về quá trình sư phạm (dạy học, giáo dục) do quan sát, điều tra mà

có được.

- Những nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện

giáo dục đào tạo được tìm tòi khám phá.

- Những quy trình vận dụng lý thuyết giáo dục vào thực tiễn dạy học và giáo dục,

những triển khai công nghệ giáo dục.

b) Đặc điểm của nghiên cứu khoa học giáo dục:

- Đối tượng nghiên cứu là con người, là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, có tính

biến động cao.

- Sản phẩm nghiên cứu của khoa học giáo dục là nhân cách con người, nhân cách

này vừa có phẩm chất cá nhân vừa mang đặc tính của lịch sử xá hội. Sản phẩm này



16



vừa là sản phẩm tinh thần vừa có tính chất biến động cao (các chuẩn mực xã hội chỉ

mang tính chất tương đối)

- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tiếp cận gián tiếp với những

phương tiện do chính người nghiên cứu tạo ra nên tính tin cậy của kết quả phụ thuộc

rất lớn vào năng lực của nhà nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu có thể đúng trong điều kiện này, trong thời điểm lịch sử này

song có thể lại không đúng trong điều kiện khác, thời điểm lịch sử khác.

2. Khái niệm về nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp.

a) Khái niệm.

Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp là quá trình phát hiện những quy luật

và tìm kiếm giải pháp của thực tiễn giáo dục và đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp nhằm tạo

ra những cơ hội và điều kiện để thúc đẩy sự hình thành và phát triển những phẩm chất

và năng lực kỹ thuật nghề nghiệp cho người lao động nghề nghiệp tương lai để đạt

được những mục tiêu phát triển của xã hội.

Giáo dục nghề nghiệp bao gồm rất nhiều lĩnh vực tương ứng với các lĩnh vực lao

động nghề nghiệp khác nhau. Nhưng về tổng quát bao giờ cũng là sự gắn kết khoa học

sư phạm và khoa học kỹ thuật nghề nghiệp cụ thể. Trong giáo dục đào tạo nghề nghiệp

sự song hành này luôn phải đảm bảo mới có thể khẳng định được kết quả giáo dục

nghề nghiệp như mục đích mong muốn ban đầu. Vì vậy trong nghiên cứu khoa học

giáo dục nghề nghiệp nhà nghiên cứu rất cần có sự hiểu biết sâu rộng không chỉ về

khoa học sư phạm trong tác động giáo dục về mặt phẩm chất nhân cách con người nói

chung mà cần có sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực kỹ thuật nghề nghiệp cụ thể để hình

thành được những năng lực nghề nghiệp tương ứng chỉ sự tinh thông về chuyên môn

và sư phạm trong quá trình nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp mới có thể đi

đến kết quả thực sự. Những giải pháp vận dụng kết quả vào quá trình đào tạo kỹ thuạt

nghề nghiệp để đạt được những mục tiêu giáo dục nghề nghiệp của xã hội đặt ra.

b) Các cơ sở của việc nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp

- Quan điểm lý luận nền tảng phản ánh quan điểm tiến bộ của thời đại (quan điểm

tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin). Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp nói

riêng, nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung phải dựa trên quan điểm duy nhất khoa

học - quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng quan điểm duy nhất đúng đắn



17



- Quan điểm phát triển nguồn nhân lực và quy luật phát triển của khoa học công

nghệ.

- Các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Các thành tựu khoa học, kỹ thuật công nghệ.

II. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu

Có sự tồn tại rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác nhau nhưng có thể quy

về các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản sau đây:

1.1.



Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.



Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên có rất nhiều hướng với các mảng cụ thể khác

nhau như toán học, vật lí học, sinh học…

Trong toán học gồm hình học, lượng giác, số học…

Sự đa dạng cụ thể trong khoa học tự nhiên tạo nên sự đa dạng của hướng nghiên

cứu khoa học.

1.2.



Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội.



Gồm rất nhiều hướng với các mảng khác nhau như lịch sử, văn học, nghệ thuật,

triết học…

Trong lịch sử có lịch sử cổ đại, lịch sử cận đại, lịch sử hiện đại.

Trong lịch sử cổ đại có lịch sử cổ đại La mã, lịch sử cổ đại ấn độ, lịch sử cổ đại

Trung Quốc…

1.3.



Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tư duy.



Gồm nhiều mảng cụ thể đa dạng khác nhau.

1.4.



Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ:



Đây cũng là lĩnh vực rộng gồm nhiều hướng nghiên cứu với các mảng rất phong

phú, đa dạng và tương ứng với các lĩnh vực lao động nghề nghiệp cụ thể.

2. Phân loại theo chức năng nghiên cứu:

Căn cứ vào chức năng của quá trình nghiên cứu người ta có thể chia nghiên cứu

khoa học ra thành những loại cơ bản khác nhau như:



18



2.1.



Nghiên cứu khoa học cơ bản



2.2.



Nghiên cứu khoa học ứng dụng



2.3.



Nghiên cứu khoa học triển khai



2.4.



Nghiên cứu khoa học thăm dò



2.5.



Nghiên cứu khoa học dự báo



III. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỀ

NGHIỆP

1. Quan điểm hệ thống:

Đây là quan điểm quan trọng nhất trong logic học biện chứng.

1.1 Khái niệm hệ thống

Hệ thống là tập hợp các yếu tố nhất định có mối quan hệ biện chứng với nhau

tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và có quy luật vận động tổng hợp.

- Mỗi hệ thống cụ thể không bao giờ tồn tại độc lập và bao giờ cũng có mối liên hệ

mật thiết với hệ thống và đối tượng khác cùng nằm trong một môi trường nhất định.

- Giữa môi trường và hệ thống có mối quan hệ hai chiều: môi trường tác động và

quy định hệ thống, hệ thống tác động cải tạo môi trường. (môi trường là một hệ thống

lớn, chứa đựng các hệ thống nhỏ ta đang nghiên cứu và các đối tượng khác bên cạnh

nó).

- Tính hệ thống là một thuộc tính quan trọng của thế giới, đây là hình thức diễn đạt

tính chất phức tạp của đối tượng và nó chính là một thông số quan trọng để đánh giá

đối tượng.

- Tính hệ thống là một công cụ quan trọng vì việc nghiên cứu các thuộc tính và

quy luật của các hệ thống hoàn chỉnh là cơ sở để xây dựng quá trình nhận thức và phân

tích mọi hoạt động phức tạp, chính nó tạo nên mọi giá trị thực tiễn đem lại kết quả

thực sự có ích trong quá trình nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Phương pháp hệ thống là con đường nghiên cứu một đối tượng phức tạp. Trên cơ

sở phân tích đối tượng thành các bộ phận, thành phần để nghiên cứu chúng một cách

sâu sắc…là tìm ra hệ thống của đối tượng.



19



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

×