1. Trang chủ >
  2. Khoa học tự nhiên >
  3. Sinh học >

Cơ sở lý luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.62 KB, 97 trang )


bản được đưa vào hệ thống các đơn vị có giá trị tu từ (hoặc có giá trị tu từ

tiềm tàng) như vậy, cho nên cần thiết phải tiến hành việc miêu tả văn bản từ

quan điểm các khái niệm xuất phát của phong cách học, cũng như việc nghiên

cứu các phạm trù cơ bản của văn bản và những khả năng sử dụng chúng nhằm

mục đích tu từ.

1.2. Nhan đề văn bản

1.2.1. Khái niệm

Nhan đề còn gọi là tiêu đề, tựa đề, đầu đề… là tên gọi của văn bản, là

một bộ phận hợp thành của văn bản. “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa: “Đầu đề

là tên của một bài thơ, bài báo”. “Nhan đề là tên đặt cho một cuốn sách hoặc

một bài viết” [16]. Trong “Lý luận văn học”, Hà Minh Đức lại định nghĩa:

“Nhan đề là dấu hiệu chủ đề của tác phẩm” [1].

Dấu hiệu của nhan đề: dòng chữ đặt ở vị trí đầu văn bản, nó được trình

bày nổi bật. Nhan đề văn bản có tác dụng giới thiệu sơ bộ, khái quát và cô

đọng nội dung văn bản. Nhan đề cũng chính là một căn cứ để nhận ra sự hoàn

chỉnh kể cả nội dung và hình thức của văn bản.

1.2.2. Đặc điểm

Không chỉ văn bản mới có tên gọi. Nhiều sự vật, hiện tượng trong tự

nhiên và xã hội, thông qua nhận thức và tìm hiểu của con người đều có tên

gọi. Khái niệm “tên gọi” được dùng với nhiều thuật ngữ không giống nhau

tùy thuộc vào đối tượng (đối với người hay sự vật thì đó là “tên”, với cửa hiệu

hay nhà cửa, đường phố… là “biển hiệu”, đối với sản phẩm là “nhãn hiệu”,

đối với các ấn phẩm thì đó là “nhan đề”, “tiêu đề”, “đầu đề”, “tựa đề”…). Các

tên gọi khác và nhan đề của văn bản có điểm chung: đều có chức năng định

danh và khu biệt. Nhưng giữa chúng khác nhau mấy điểm: tên (người, sự vật),

biển hiệu, nhãn hiệu… là những tín hiệu có tính võ đoán, tách rời, độc lập còn

nhan đề văn bản lại là một tín hiệu có lý do, mang tính biểu trưng, mà tính

biểu trưng theo F.Saussure “có một đặc tính là không bao giờ hoàn toàn võ

đoán, không phải một cái gì trống rỗng”. Ngoài ra, các tên gọi khác chỉ là đại



diện cho sự vật và nằm ngoài văn bản. Còn nhan đề - được người viết đặt ra

để gọi tên tác phẩm của mình – lại là một tín hiệu đại diện cho văn bản, mà

văn bản là một hệ thống tín hiệu (ngôn ngữ) được tổ chức lại, nên nhan đề lại

là “tín hiệu” của “tín hiệu”, một thứ “siêu tín hiệu”. Vì thế giữa phần nhan đề

và nội dung văn bản (cuốn sách, tài liệu, bài hát, vở kịch…) có mối quan hệ

chặt chẽ và tất yếu, hầu như ít mang tính ngẫu nhiên, võ đoán như khởi thủy

của các tên gọi khác. Trong thực tiễn, dạng ngôn ngữ tồn tại bằng văn bản thì

không phải văn bản nào cũng có nhan đề. Đó là những trường hợp văn bản là

một bài dân ca, đồng dao, thậm chí là một câu tục ngữ, châm ngôn hàm chứa

một ý nghĩa súc tích tồn tại như nhưng văn bản độc lập… Nhưng đó là những

trường hợp đặc biệt, ở đây, chúng ta chỉ khảo sát trường hợp điển hình: văn

bản có nhan đề.

Như vậy, có thể thấy, nhan đề vừa là tên gọi của văn bản (tức mang chức

năng của một đơn vị định danh), vừa chứa đựng một nội dung khái quát; vừa

là đại diện vừa là đường viền của nội dung văn bản. Nhiều văn bản, nhan đề

chính là nội dung cô đúc, nén kín, “Tên gọi đặt ra cho chuyện không phải là

vô ích. Nó chứa đựng trong bản thân nó chủ đề quan trọng nhất. Nó định ra

toàn bộ cơ cấu chuyện kể” [14, 5].

1.3. Vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề văn bản

1.3.1. Tính định hướng trong giao tiếp của văn bản

Tính định hướng trong giao tiếp là một trong những phạm trù quan trọng

nhất của văn bản nói chung, bởi vì khi tạo lập ra một văn bản tác giả bao giờ

cũng – hoặc tự giác hoặc không tự giác – nhằm vào một nhóm người đọc nhất

định. “Tính định hướng” thể hiện thông qua các yếu tố ngôn ngữ (có thể là một

từ, một câu, hoặc một đoạn) cũng có thể thông qua cấu trúc bố cục của văn bản.

Những yếu tố đó có vai trò định hướng trong quá trình tiếp nhận văn bản.

Trong “Phong cách học văn bản”, giáo sư Đinh Trọng Lạc đã đưa ra một

số yếu tố có vai trò định hướng trong việc tiếp nhận văn bản mà tác giả gọi là



những “dấu hiệu đặc tả” (hay những “dấu ghi”) của văn bản nghệ thuật. Đó là

những “chỉ dẫn”: về nhà xuất bản, về loại sách, về tác giả, về tính chất của bút

danh tác giả, về cách đặt đầu đề, về tính chất của văn bản, về thể loại văn bản…

1.3.2. Những chỉ dẫn về nhan đề của tác phẩm

Một văn bản hoàn chỉnh là một văn bản phải có nhan đề, bởi vì nhan đề

có các chức năng hết sức quan trọng trong kết cấu – nội dung chung của văn

bản. Lâu nay, khi nghiên cứu về tác phẩm văn học nói chung người ta thường

ít chú ý đến tín hiệu này. Những văn bản miệng thường là không có nhan đề.

Nếu có chỉ trong những trường hợp như báo cáo tham luận miệng trong các

hội nghị người nói “thông báo” nhan đề ngay trong đoạn mở đầu bản của

mình. Trong những văn bản viết nhan đề được đặt theo những cách rất khác

nhau, theo từng thể loại văn bản, theo hứng thú của người viết và cả theo thời

thượng của công chúng.

Nhan đề trong phong cách nghệ thuật thường đa dạng và phức tạp hơn

nhan đề ở các thể loại văn bản khác. Có những nhan đề đặt theo đề tài: “Chí

Phèo”, hay đặt theo cảm xúc: “Băn khoăn”. Nhan đề có thể bộc lộ rõ chủ đề

của văn bản “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi), “Đi tìm bãi cá” (Nguyễn

Trinh), “Nhớ” (Nguyễn Đình Thi), “Đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm)… Có

loại nhan đề không lộ rõ trực tiếp chủ đề của văn bản mà có tính hàm ẩn. Nó

đòi hỏi người đọc phải tự giải mã qua lần tìm nội dung như “Đôi mắt” (Nam

Cao), “Bão” (Tế Hanh), “Hai nửa vầng trăng” (Hoàng Hữu), “Tướng về hưu”

(Nguyễn Huy Thiệp)…

Trong cái đa dạng của sự biểu hiện nội dung mà nhan đề là đại diện ấy, ta

còn gặp loại nhan đề có ý nghĩa như một điểm tựa cho nội dung hoặc như một

đường viền giới hạn tác phẩm. Chẳng hạn “Dưới bóng hoàng lan” (Thạch

Lam), “Hòn đất” (Anh Đức)… Chính tính đại diện và dự báo ấy (tường minh

hoặc hàm ẩn) của nhan đề mà người đọc có thể nhận ra được dù ở dạng khái

quát nhất về đề tài, chủ đề quen thuộc của từng tác giả và những vấn đề trung



tâm của từng thời kì văn học. Quả thực, nếu chỉ thống kê nhan đề của tác phẩm

văn học thì cũng có thể rút ra được nhiều điều về con người và thời đại.

Với người viết, qua nhan đề tác phẩm, bạn đọc có thể thấy những vùng

quen thuộc, sở trường của họ, chẳng hạn qua các truyện ngắn của Thạch Lam

(Hai đứa trẻ, Cô hàng xóm, Đói, Cái chân què…) có thể thấy “xúc cảm của

nhà văn thường bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm với người dân nghèo

ở thành thị và thôn quê” (Nguyễn Tuân). Với một dân tộc, nếu thử thống kê

tên gọi tác phẩm trong một giai đoạn nào đó, ta có thể hình dung được diện

mạo của thời kì văn học đó với những vấn đề nổi trội và căn bản nhất. Ví dụ,

trước 1975, đề tài chủ yếu của văn học nước ta thể hiện khá rõ qua nhan đề

tiểu thuyết, thơ ca, truyện ký…Chủ đề cảm hứng là đứng lên - cầm súng - ra

trận - vào lửa - đánh giặc như: “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc), “Người

mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi), “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu),

“Ra trận” (Tố Hữu)… Giai đoạn hiện nay, đề tài, chủ đề cơ bản nổi trội lại là

cuộc sống với muôn mặt đời thường của nó: “Tướng về hưu” (Nguyễn Huy

Thiệp), “Bến không chồng” (Dương Hướng), “Mảnh đất lắm người nhiều ma”

(Nguyễn Khắc Trường)…

Như vậy, giữa nhan đề và phần còn lại của văn bản, tức nội dung cụ thể

được phản ánh trong văn bản, có mối quan hệ hai chiều. Điều này đúng như

I.R.Galperin đã nhận xét: nhan đề gọi hướng sự chú ý của bạn đọc vào điều

bạn sẽ trình bày trong quá trình đọc một văn bản. Thường độc giả sẽ chú ý

đến tên gọi, cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của nó và liên hệ với nội dung văn bản.

Việc đặt nhan đề cho văn bản không phải là tất yếu. Và tác dụng chủ yếu của

nhan đề là để nhận diện văn bản hơn là phản ánh hướng, đích và cấu trúc nội

dung của văn bản. Tuy nhiên, vấn đề sẽ rất khác nếu đề cập đến nhan đề trong

tác phẩm văn học.

Cái nhan đề (đầu đề, tiêu đề) của tác phẩm (thơ cũng như văn xuôi) là

một tín hiệu nghệ thuật mang tính khái quát. Với nhà văn, trong quá trình

sáng tác, đầu đề có thể đến trước, nhưng có khi bài thơ, bài văn thành hình hài



rồi nó mới đến. Còn người đọc thì tiếp xúc với tác phẩm bắt đầu từ cái nhan

đề đó.

Giáo sư Đinh Trọng Lạc nhận xét: “Tên bài thơ thường chứa đựng tứ thơ

của toàn bài. Nó đảm nhiệm vai trò tâm điểm của vòng tròn đồng tâm, từ đó

cảm xúc tỏa ra trở về hội tụ. Nó “hướng dẫn” người đọc trong quá trình lĩnh

hội tác phẩm. Nó để lại cho người đọc những rung cảm và suy nghĩ sâu sắc”

[2, 178]. Đầu đề bài thơ rất đa dạng. Mỗi dạng khơi gợi ở người đọc một cách

tiếp nhận, một lối rung cảm riêng. Có khi đầu đề là một cảm xúc vút lên

(“Bác ơi” – Tố Hữu, “Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng” – Chế Lan

Viên), có khi là một nhận xét, một hình tượng khái quát (“Sự sống chẳng bao

giờ chán nản” – Xuân Diệu, “Dáng đứng Việt Nam” – Lê Anh Xuân), có khi

là âm vang kỉ niệm của một ngọn núi, dòng sông, một địa danh (“Núi đôi” – Vũ

Cao, “Vàm Cỏ Đông” – Hoài Vũ) hoặc là những khúc hát (“Bài ca chim Chơ

rao” – Thu Bồn, “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa

Điềm)… Với văn xuôi nghệ thuật, tác giả cho rằng: “Vai trò của nhan đề có tác

dụng trong thủ pháp dùng yếu tố hồi chỉ trong câu mở đầu […] Những nhan đề

thành công nhất phải là những nhan đề chứa đựng được các chủ đề tư tưởng –

nghệ thuật của tác phẩm. Nó đảm nhiệm vai trò điểm xuất phát và cũng là điểm

kết thúc của quá trình lĩnh hội tác phẩm. Trong quá trình này, người đọc thường

xuyên làm công việc liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng được tường thuật, miêu

tả với cái đầu đề vốn lúc đầu khơi gợi những cách hiểu, cảm khác nhau so với

lúc cuối” [2, 182-183]. Trong khi đọc và sau khi đọc người ta luôn quay trở lại

cái nhan đề để điều chỉnh lại cách hiểu, để hiểu rõ hơn, chính xác hơn, sâu hơn

cái ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm.

Tuy nhiên cũng phải lưu ý: tùy thuộc vào từng thể loại văn bản, sự gắn

bó khăng khít giữa nhan đề văn bản không có nghĩa nhan đề là một tấm biển

cố định. Một văn bản có thể có nhiều cách đặt nhan đề, lựa chọn nhan đề.

Nhan đề là sản phẩm mang tính chủ quan, tùy thuộc vào nội dung sở thích, ý

đồ của người viết. Vì thế, các tác giả bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm nhan đề



phù hợp nhất với nội dung. Nhiều văn bản có thể thay đổi nhan đề (như “Chí

Phèo” của Nam Cao, “Thân phận tình yêu” của Bảo Ninh…). Về phía người

đọc, có thể có những đánh giá khác nhau về sự phù hợp giữa nội dung với đầu

đề tác phẩm.

Có trường hợp nhan đề được đặt do ngẫu hứng, tình cờ, có hiện tượng

như vậy, nhưng nhìn chung nhan đề không phải là tên gọi tùy tiện, ngẫu

nhiên. Nhan đề cũng như lời giới thiệu, lời tựa, lời bạt… trong kết cấu chung

của cuốn sách. Có tính tự nghĩa và độc lập tương đối. Mặt khác, nó lại là một

bộ phận của văn bản, là một tín hiệu vừa mang tính khách quan: phụ thuộc,

liên đới trực tiếp vào nội dung văn bản, vừa mang tính chủ quan: tùy thuộc

vào ý đồ, sở thích, thị hiếu, thẩm mĩ của người sáng tạo. Những mặt này liên

quan đến thẩm mĩ, mặt quảng cáo, khêu gợi của nhan đề. Đặt nhan đề là cả

một suy nghĩ, thậm chí có sự cân nhắc, lựa chọn công phu, là cả một nghệ

thuật. Nhà văn Nga C.Pauxtopxki thú nhận: “Ôi những cuộc tìm kiếm đầu đề

cực nhọc thường xuyên. Nghĩ ra đầu đề là một cái tài riêng. Có những người

viết hay nhưng lại không biết đặt tên cho tác phẩm của mình và ngược lại”.

Nhan đề chính là tín hiệu thẩm mĩ sáng chói nhất của tác phẩm nghệ thuật. Đó

là dấu hiệu biểu hiện tài nghệ kết cấu tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ

thuật toàn vẹn của người nghệ sĩ. Những tác phẩm nghệ thuật thành công đều

chứng tỏ đều đó.

Ở góc độ nào, nhan đề cũng được chú ý, trong đó tính thẩm mĩ của nó rất

được coi trọng. Bởi vì, từ đặc điểm của mình, nhan đề có khả năng kích thích

mặt tích cực trong tâm lý của người đọc, khơi dậy trí tò mò ở độc giả. Suy

cho cùng, nhan đề là điểm xuất phát nhưng cũng là điểm kết thúc của quá

trình lĩnh hội tác phẩm văn học.



Chương 2

CÁCH ĐẶT NHAN ĐỀ TÁC PHẨM TRONG TRUYỆN NGẮN

CỦA NAM CAO, NGUYỄN CÔNG HOAN

2.1. Kết quả thống kê, phân loại

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 45 truyện ngắn trong “Tuyển tập Nam

Cao” (nxb Thời đại, 2010) và 74 truyện ngắn trong “Nguyễn Công Hoan –

truyện ngắn chọn lọc” (nxb Thời đại, 2010). Bằng thao tác thống kê, phân loại

chúng tôi đưa ra bảng kết quả thống kê như sau:



Tên

nv

+

ngoại

hình



0



0%



1



1,3%



Đơn

thuần

tên nv



1



2,2%



2



2,7%



1,3

%



1



0%



0



4,1%



3



0%



0



Chi

tiết



âm

thanh



12,6%



2,7%



2



0%



0



Chi

tiết



hình

ảnh



Chi tiết



10.1%



0%



0



2,2%



1



Tên

nv

thể

hiện

số

phận,

cuộc

đời



15



0%



0



2,2

%



1



Tên

nv +

cụm

từ

miêu

tả

đặc

điểm

tính

cách



12,2

%



9



4,5

%



2



Chi

tiết



sự

vật



31,1

%



37



32,1

%



23



31%



14



Sự

việc



Chi tiết, sự việc tiêu biểu



12



4,1%



3



2,2%



1



Tên

Nv

+

nghề

nghiệp



Tên

nv

+

tính

cách

+

thứ

bậc

gia

đình



Tên nhân vật chính, nhân vật trung tâm



1,7 %



2



0%



0



4,5%



2



Thời

gian,

không

gian

địa

điểm



2,5%



3



1,3%



1



4,5%



2



Tương

đồng

nội

dung



12,6%



15



17,6%



13



4,5%



2



Tương

phản

nội

dung



26,9

%



32



18,9

%



14



40%



18



Bình

giá



Từ ngữ, hình ảnh, chi

tiết có ý nghĩa biểu

trưng



2,5%



3



2,7%



2



2,2%



1



Kết

hợp

chức

năng



119



74



45



Tổng

hợp



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

×