1. Trang chủ >
  2. Y Tế - Sức Khỏe >
  3. Y học thưởng thức >

Công tác khám chữa bệnh:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.24 KB, 20 trang )


13



người nghèo là hình thức phổ biến nhất. Với hình thức này, cơ quan bảo hiểm y tế cấp thẻ

Bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi… miễn phí

thông qua ngân sách của Nhà nước. Khi có bảo hiểm y tế người dân sẽ được khám chữa

bệnh, phát thuốc miễn phí. Tuy nhiên số lần đến khám bằng bảo hiểm y tế và số lượng

thuốc được cấp bị hạn chế. Ngoài ra còn có các hình thức cấp thẻ khám chữa bệnh miễn

phí, giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí, cấp sổ hộ nghèo cũng được áp dụng rộng

rãi ở một số địa phương. Do ngân sách Nhà nước hạn hẹp nên thực tế số lượng người dân

được cấp thẻ khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế vẫn còn ít và khác nhau giữa các tỉnh, huyện.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên như các bệnh viện tỉnh hay ở bệnh viện

chuyên môn ở các thành phố lớn, mặc dù được miễn giảm viện phí hay phí khám chữa

bệnh tuy nhiên người dân đặc biệt là người nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn do các chi phí

phát sinh như chi phí đi lại, ăn ở…Do tình trạng quá tải xảy ra thường xuyên ở các bệnh

viện tuyến trên nên công tác chăm khám chữa bệnh chưa được đảm bảo. Nhiều bệnh nhân

lên các bệnh viện chuyên môn lớn ở các thành phố bị rất nhiều khó khăn trong các thủ tục

giấy tờ, mất thời gian chờ đợi, tỷ lệ được bảo hiểm y tế thanh toán còn thấp, bệnh nhân đi

khám chữa bệnh nội trú hay ngoại trú được hỗ trợ thông qua hình thức miễn giảm là chính.

Hiện nay các bệnh viện lớn đã xuất hiện hình thức khám chữa bệnh theo dịch vụ tức là bỏ

tiền thêm để không phải mất thời gian, thủ tục sẽ làm nhanh hơn. Cho nên tuyến y tế cơ sở

là nơi đem lại lợi ích nhiều hơn cho người nghèo. Một hiện trạng còn xảy ra ở hầu hết các

bệnh viện trên cả nước là chất lượng chăm sóc y tế cho người dân được miễn phí kém hơn

so với các bệnh nhân trả tiền. Chi phí khám chữa bệnh cho những bệnh nhân này thấp nhất

ở các địa phương, trong đó có các chi phí thuốc men. Do đó, những bệnh nhân này có thể

đã được chữa bệnh với số lượng thuốc ít hơn và rẻ hơn so với các bệnh nhân trả tiền, điều

này không thể đảm bảo chất lượng chữa bệnh cho người dân. Một loại phí rất phổ biến

hiện nay khi đến các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay là viện phí. Viện phí được xem như

món tiền của người bệnh tự chi trả trực tiếp cho các cơ sở y tế sau khi “mua” các dịch vụ y

tế. Một hiện trạng đang xảy ra là đại bộ phận các bệnh viện đang có xu thế coi trọng nguồn

thu là viện phí. Theo một thống kê của Bộ Y tế, khoảng 73% tổng số tiền chi trả cho y tế

Việt Nam ở giai đoạn hiện nay có được do người bệnh chi trả trực tiếp khi điều trị và dự

kiến sẽ còn tăng vào những năm sau. Nhà nước luôn đề cao tính công bằng trong các công

tác y tế, tuy nhiên thực tế thì công bằng và hiệu quả vốn mâu thuẫn nhau, hiện nay chính

sách thu viện phí và cơ chế thị trường đã đặt đồng tiền giữa người phục vụ là nhân viên y

tế và người được phục vụ là người bệnh. Ở nhiều cơ sở y tế hiện đang xảy ra tình trạng thu

phí ngầm trong khi Nhà nước vẫn chưa có biện pháp khắc phục nay vẫn giám sát hiệu quả

cũng như có những quy chế chặt chẽ để đảm bảo lợi ích của người bệnh và hạn chế tình

trạng thoái hóa về y đức của đội ngũ cán bộ y tế. Những hạn chế này nếu không được khắc



14



phục nhanh chóng thì sẽ gây mất lòng tin của người dân, gây thiệt hại đến quyền lợi của

người bệnh đặc biệt là người nghèo, làm giảm chất lượng khám chữa bệnh.

3.Nguồn y, bác sĩ:

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “ Con người là nhân tố hàng đầu, là

nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước”. Trong đó, sức khỏe

là tài sản quý báu của mỗi người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Theo Chủ tịch Hồ Chí

Minh, để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh tật cho nhân dân, phải xây dựng và phát

triển nền y học nước nhà “dân tộc, khoa học và đại chúng”, xây dựng đội ngũ cán bộ y tế

của nhân dân, vì nhân dân.

Tính đến tháng 6 năm 2014, cả nước đã có 173 cơ sở đào tạo nhân lực y tế ở tất cả

các trình độ với 68 cơ sở đào tạo ngoài công lập. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm

nước ta đào tạo 6.500 bác sĩ, 2.800 dược sĩ, 5.000 cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế

công cộng và 5.100 cán bộ y tế có trình độ sau đại học (ĐH). Tuy nhiên con số đó vẫn

chưa là cao so với nước ngoài và trình độ, năng lực quản lý của cán bộ chưa tương xứng

với nhu cầu, nhiệm vụ quản lý được giao. Tình trạng đào tạo đội ngũ y bác sĩ ngày càng

giảm sút, nếu không khắc phục hoặc chấm dứt tình hình nhân lực ngành y tế được đào tạo

quá dễ dãi sẽ dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng, năng suất phục vụ thấp, y đức sa

sút…Bên cạnh đó, vẫn tồn tại sự mất cân đối trong phân bổ cán bộ y tế giữa các tuyến.

Việc đưa bác sĩ về xã để người nghèo, vùng nông thôn tăng khả năng tiếp cận với kỹ thuật

cao hơn vẫn đang trong quá trình giải quyết. Tình trạng nhiều bệnh viện thiếu cán bộ, thậm

chí ở một số nơi số lượng bệnh nhân rất nhiều nhưng chỉ có một vài bác sĩ làm việc. Điều

này gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, dễ xảy ra tình

trạng khám qua loa, đội ngũ y bác sĩ nếu không có đủ y đức sẽ nhanh nản lòng và làm việc

không hết sức mình, phục vụ bệnh nhân không tận tình.

Một hiện trạng cũng hết sức cấp bách hiện nay đó là về ngành dược và các thiết bị y

tế. Hiện nay trên thị trường nổi cộm lên vấn đề cho thuê bằng dược sĩ để mở tiệm thuốc

tây. Theo quy định của Pháp lệnh về hành nghề y dược tư nhân, thì những dược sĩ đứng

tên xin giấy phép phải có mặt nơi kinh doanh. Người đang làm việc trong các cơ sở y,

dược Nhà nước chỉ được hành nghề ngoài giờ khi có sự đồng ý bằng văn bản của thủ

trưởng cơ quan. Thế nhưng Nhà nước đưa ra pháp lệnh nhưng không có người giám sát

chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra nên hiện nay hàng loạt các nhà thuốc tư nhân mà người

bán thuốc không phải là người có tên trong giấy phép đang kí kinh doanh. Việc cho thuê

bằng trái phép và để người không có trình độ bán thuốc có thể dẫn tới những hệ lụy tiêu

cực đối với người tiêu dùng. Đó là bán thuốc không theo toa chỉ định, bán không đúng giá

thị trường theo quy định của Bộ y tế, thậm chí nguy hiểm hơn là bán nhầm thuốc. Người

dân luôn tin tưởng vào đội ngũ y bác sĩ dược sĩ thế nên những tình trạng trên cần được

chấm dứt và có biện pháp khắc phục sớm.



15



4.Quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc:

Thuốc đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe

người dân, là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm đảm bảo mục tiêu sức khỏe cho mọi

người.

Theo Bộ Y tế, tính đến tháng 11-2014, có 133 dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu

chuẩn thực hiện tốt sản xuất thuốc (GMP) tại Việt Nam được đầu tư; 177 doanh nghiệp đạt

thực hành tốt phân phối thuốc. Việt Nam là một trong số ít các nước sản xuất được vắc xin

với 12 loại vắc xin sử dụng phòng 10/12 bệnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu cho chương trình

tiêm chủng mở rộng.Tuy nhiên hiện nay, theo Cục quản lý dược cho biết: Khó khăn lớn

nhất của ngành dược Việt Nam hiện nay là thuốc sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng

được 50% nhu cầu sử dụng với nguyên liệu sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.

Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là thuốc bào chế đơn giản, trong khi phần lớn các loại

thuốc mới, thuốc đặc trị ở dạng bào chế phức tạp chưa được đầu tư sản xuất. Khó khăn về

ngân sách y tế và cơ sở hạ tầng yếu kém phát triển, người dân khó có điều kiện để có

thuốc khi cần. Điều này đã ảnh hưởng đến mục tiêu cốt yếu của kinh tế công là đảm bảo

cho những tầng lớp dân cư thu nhập thấp và khó khăn nhất vẫn có thuốc và dịch vụ y tế

khi cần với giá có thể chấp nhận được. Do tình trạng độc quyền về giá thuốc người dân đã

phải chịu mua thuốc với giá cao. Mặc dù trong nhiều năm Bộ y tế cũng công bố niên yết

giá thuốc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhưng cũng chỉ là mang tính chất hình

thức vì không có sự quản lý chặt chẽ. Sự quản lý các loại thuốc ở một số cơ sở y tế thuộc

các địa phương còn rất yếu kém. Người dân thường xuyên bị phát thiếu thuốc hoặc thuốc

có chất lượng kém. Việc quản lý kém hiệu quả đã dẫn đên những hậu quả nghiêm trọng

như vụ việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, xảy ra tại Bệnh viện Đa

khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vào ngày 20/7/2013 do y tá tiêm nhầm thuốc vì

loại thuốc này được bảo quản chung trong ngăn bảo quản vắc-xin viêm gan B. Tình trạng

sử dụng thuốc không an toàn- hợp lý, thuốc giả, kém hiệu quả cũng là một hiện tượng phổ

biến để lại những hậu quả nghiêm trọng trên nhiều mặt : sức khỏe nhân dân, bệnh tật và

lãng phí ngân sách Nhà nước

5.Các chính sách:

Bộ y tế tiếp tục thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em

dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng hưởng chính sách xã hội.

Tuy nhiên đang có một nghịch lý đáng báo động, khi mà tỷ lệ chi từ ngân sách nhà

nước cho y tế tăng nhanh trong những năm gần đây, nhưng mức chi từ tiền túi của các hộ

gia đình vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi khiến cho nhiều hộ gia đình rơi vào nghèo đói

ngay khi có người đau ốm. Trong những năm gần đây, mức chi từ ngân sách nhà nước cho

y tế đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cách đây sáu năm, vào năm 2008



16



ngân sách nhà nước chi cho y tế chỉ chiếm 4,92% tổng chi thì đến những năm gần đây, tỷ

lệ này là 8,28%.Theo Báo cáo về thực trạng hệ thống y tế Việt Nam, mức tăng chi của

ngân sách nhà nước chủ yếu để dành cho y tế dự phòng, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng y tế

bằng các dự án như: nâng cấp hệ thống y tế cấp huyện, tỉnh và trung ương. Ngoài ra, mức

tăng chi này còn do tăng chi bảo hiểm y tế (BHYT). Cùng với việc tăng chi từ ngân sách

nhà nước, tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người dân cho các dịch vụ y tế vẫn đang "cao ngất

ngưởng" so với nhiều nước trong khu vực. Cụ thể, theo số liệu từ Tài khoản y tế quốc gia,

nếu năm 2004, tính trung bình mỗi hộ gia đình phải chi 126,4 nghìn đồng mỗi tháng cho y

tế thì đến năm 2010 số tiền này đã tăng lên gần gấp đôi là 243 nghìn đồng và theo xu

hướng tiếp tục tăng trong những năm gần đây. So với nhiều nước có cùng điều kiện kinh tế

trong khu vực thì hệ thống y tế nước ta đang kém ưu thế hơn. Thí dụ như tỷ lệ chi từ tiền

túi các hộ gia đình ở Thái Lan chi phí cho y tế khoảng 13,1%, In-đô-nê-xi-a khoảng 45%,

Ma-lai-xi-a khoảng 35% và trung bình chung của toàn thế giới khoảng xấp xỉ 20%. WHO

đã từng khuyến cáo, để bảo đảm cho sự an toàn đối với chi tiêu gia đình thì tỷ lệ chi cho

các dịch vụ y tế chỉ nên chiếm khoảng 20% đến 30% tổng chi. Trong cơ cấu ngân sách cho

khu vực chữa bệnh có sự mất cân đối khá rõ ràng. Cho dù Nhà nước ưu tiên đầu tư theo

đầu người cao hơn cho vùng núi, vùng nghèo, song khả năng đóng góp của cộng đồng qua

viện phí và bảo hiểm y tế lại rất hạn chế dẫn tới mức chi y tế bình quân đầu người chênh

lệch giữa các vùng khá lớn. Vùng càng nghèo mức chi y tế bình quân càng thấp. Điều này

làm tính công bằng của hệ thống y tế càng thấp, người dân tiếp cận được với các dịch vụ y

tế xuất phát chủ yếu từ khả năng chi trả hơn là nhu cầu chăm sóc sức khỏe, người nghèo

càng khó tiếp cận với các dịch vụ y tế. Xu hướng người dân sử dụng trạm y tế xã và bệnh

viện huyện đang tăng dần, tỷ lệ đến y tế tư nhân giảm đi cho thấy các dịch vụ y tế công

hiện nay đang dần phục hồi và có sức hút nhiều hơn. Tuy nhiên sự thiếu công bằng vẫn

xảy ra khá rõ giữa nhóm người trả tiền sử dụng hình thức khám dịch vụ và nhóm người sử

dụng các loại thẻ miễn giảm y tế. Đối với các trạm y tế xã, hiện trạng sử dụng dưới công

suất còn khá rõ cho dù Nhà nước và Bộ y tế đã có nhiều cố gắng tăng cường đầu tư các

nguồn lực

V.Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong hàng hóa công y tế

1.Các giải pháp cơ bản cho tình trạng thông tin bất cân xứng

a.Giải pháp cho thông tin bất cân xứng giữ bệnh nhân và y bác sĩ

Xây dựng và phát triển các tổ chức tư vấn sức khỏe trực tuyến giúp hạn chế chênh

lệch thông tin đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng .

Có những biện pháp kiểm tra, giám sát các của hàng y tế, buộc dược sĩ phải cam kết

trách nhiệm với mọi hoạt động cửa hàng. Hạn chế sự mất cân xứng thông tin .

Cho bệnh nhân đánh giá chất lượng cũng như trình độ của bác sỹ trực tiếp chữa bệnh

cho mình thông qua bảng đánh giá từ đó kiểm tra, đánh gia tay nghề cũng như tâm huyết



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

×