Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.92 MB, 146 trang )
Tháng 4-1979, Chi cục Thống kê Thuận Hải cho ra đời cuốn sách mang tựa đề "
Thuận Hải 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá (1976-1978)". Nội dung
cuốn sách viết về dân số, tỷ lệ sinh tử, lao động xa hội trong các ngành kinh tế quốc
dân, số lượng công nhân viên chức, cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật, tổng sản
phẩm xã hội của tỉnh, số lượng giáo viên, học sinh và trường phổ thông qua các năm
học, cán bộ y tế, hoạt động về bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Tất cả đều dùng bảng biểu
thống kê .
Tiếp đến , tháng 3 năm 1985, Sở Văn hoá và Thông tin Thuận Hải cho xuất bản
cuốn " Thành tựu về kinh tế và xã hội của tỉnh Thuận Hải sau 10 năm giải phóng và
nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 1985" , do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thuận Hải biên soạn,
trong đó trình bày những thành tựu cơ bản nổi bật nhất về: xây dựng và phát triển kinh
tế; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; đời sống văn hoá-xã hội;
tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội;
công tác xây dựng Đảng, chính quyền các đoàn thể và thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế,
giúp đỡ tỉnh kết nghĩa Prết- Vihia (Campuchia). Phần cuối là nhiệm vụ, mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội năm 1985.
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, đòi hỏi
mỗi vùng, mỗi tỉnh cần có sự chuyển đổi từ những hoạch định chiến lược ngắn hạn
sang chiến lược dài hạn, có cách nhìn xa hơn và tổng hợp hơn về cách quy hoạch tổng
thể kinh tế - xã hội và nhiều lĩnh vực khác của tỉnh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu, giới
sử học và ban nghiên cứu lịch sử địa phương ở các tỉnh mới chú trọng nghiên cứu lĩnh
vực này. Trong năm 1994, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã cho ra đời 4 cuốn
sách. Tháng 4-1994, xuất bản cuốn " Quy hoạch các vân đề văn hoa - xã hội tỉnh Bình
Thuận thời kỳ 1994-2010", với nội dung chính: Đánh giá tình hình thực trạng các vấn
đề văn hoa - xã hội Bình Thuận thời kỳ 1991-1993 được trình bày một cách khá sâu
sắc, có chọn lọc các chi tiết; quy hoạch các vân đề phát triển văn hoá - xã hội tỉnh
Bình Thuận trong thời kỳ 1994-2010, trong đó đề cập mục tiêu (tổng quát và cụ thể)
và biện pháp để đạt được các mục tiêu cụ thể .
Tháng 6-1994, cuốn " Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ 1994-2010" ra đời với mục đích: Dự báo
ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, của thị trường nước ngoài và hợp tác đầu tư giữa
nước ta với các nước tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận thời kỳ 19942010, góp thêm căn cứ để hoạch định những chủ trương phát triển xuất nhập khẩu và
thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Tiếp theo sau là cuốn " Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Thuận năm 1993 ( Chuyên đề thuộc dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bình Thuận giai đoạn 1994-2010)" , xuất bản tháng 8-1994. Cuốn sách nêu khái quát
một số nét nổi bật về thực trạng kinh tế - xã hội giai đoạn 1986-1991 nhưng lại trình
bày khá chi tiết về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991-1993 .
Nhằm mục đích cung cấp những căn cứ khoa học cho các cấp lãnh đạo quản lý
kinh tế thông qua cáé chương trình trọng điểm, các dự án, các kế hoạch hàng năm, kế
hoạch 5 năm, cuốn sách " Dự thảo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Thuận thời kỳ 1995-2010" đã được xuất bản vào tháng 12- 1994, với mục đích "Trên
cơ sở nhìn nhận thực trạng kinh tế tỉnh ba năm qua; những lợi thế so sánh, hạn chế,
thách thức và những cơ hội mà tỉnh cần tranh thủ và vượt qua; dự án đưa ra những
định hướng quy hoạch nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết
tốt những vấn đề xã hội và môi trường sinh thái, hoà nhập vào xu thế chung của cả
nước và khu vực [116,1].
Tháng 4-1995, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận đã cho xuất bản tập sách "
Bình Thuận 20 năm xây dựng và phát triển" nhân kỷ niệm 20 năm ngày thắng lợi cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30/4/1975 - 30/4/1995). Tập sách nhằm giới thiệu
những thành tựu của quân và dân tỉnh Bình Thuận đã đạt được trong 20 năm xây dựng
và phát triển, trong đó có sự đóng góp tích cực của các ban, ngành, đoàn thể quần
chúng.
Kỷ niệm 27 năm ngày giải phóng quê Bình Thuận, giải phóng hoàn toàn miền
Nam và kỷ niệm 10 năm tái lập tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận cho xuất
bản tiếp tập sách " Bình Thuận 10 năm phát triển 1992-2002", vào tháng 5-2002. Tập
sách nhằm cung cấp những hiểu biết cần thiết về quê hương Bình Thuận qua các thời
kỳ lịch sử và giới thiệu những thành tựu nổi bật nhất của các cơ quan, ban ngành,
đoàn thể trong tỉnh đã đạt được trong 10 năm qua (1992-2002).
Đáng chú ý hơn cả là những Báo cáo tình hình 6 tháng đầu năm; Báo cáo quý III
của năm, nhất là Báo cáo tình hình thực hiện công tác năm của Tỉnh ủy Bình Thuận
gởi Ban Bí thư Trung ương Đảng. Những Báo cáo này được soạn thảo khá chi tiết về
tình hình kinh tế, văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, hoạt
động của các đoàn thể nhân dân, chỉ ra những nguyên nhân thực hiện thành công,
những tồn tại hạn chế và kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác năm .
Những Báo cáo này có giá trị cao về mặt tư liệu, đặt cơ sở nền móng cho việc nghiên
cứu và thực hiện công trình về vấn đề những chuyển biến trong tất cả các mặt hoạt
động của tỉnh Bình Thuận.
Hàng tháng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận đều biên soạn và xuất bản
cuốn " Thông tin công tác tư tưởng" (Tài liệu sinh hoạt nội bộ), và cuốn "Đề cương
thời sự" (Tài liệu dùng cho báo cáo viên, cán bộ nghiên cứu). Nội dung của hai cuốn
sách trên đề cập đến các vấn đề : Sinh hoạt chi bộ xây dựng Đảng, trong đó có tình
hình kinh tế - xã hội Bình Thuận trong tháng qua; tình hình trong tỉnh, trong đó có
việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân Tỉnh về nhiệm vụ kinh
tế - xã hội; tình hình trong nước; tình hình thế giới; mục tham khảo và mục văn bản
chính sách mới, trình bày kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Trung
ương Đảng, Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Thủ tướng hướng dẫn thực
hiện Nghị định của Chính phủ.
Ngoài các công trình kể trên, còn có những bài viết về tình hình kinh tế, xã hội
của Bình Thuận của một số tác giả được đăng trên báo và rải rác ở các tạp chí như báo
Bình Thuận, báo Bình Thuận số Chủ Nhật (Báo BTSCN), báo Nhân Dân, tạp chí "
Thế Giới Mới", tạp chí " Kiến Thức Ngày Nay" ....
Tất cả những công trình trên đây cho ta thấy những cố gắng lớn của những người
làm công tác nghiến cứu và biên soạn lịch sử địa phương. Nhưng dẫu sao cũng có hạn
chế là Gòn rời rạc, không tập hợp được để khái quát một cách đầy đủ vấn đề chuyển
biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 1991-2001, tuy thế đây là
nguồn tư liệu rất cần thiết cho tác giả kế thừa và phát triển thêm để hoàn thành luận
văn này.
3. Phương pháp nghiên cứu .
Để hoàn thành luận văn này, nguồn tài liệu tuyên truyền, tài liệu tham khảo của
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận và những tư liệu ở Phòng Lưu trữ - Văn phòng
Tỉnh ủy Bình Thuận, đặc biệt là những Báo cáo hàng tháng của Tỉnh ủy Bình Thuận
có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp tôi tiếp cận được nhiều tư liệu có giá trị cũng như
những quan điểm của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy Bình Thuận về tình hình kinh tế - xã
hội của tỉnh Bình Thuận từ năm 1991 đến năm 2001.
Là một đề tài lịch sử địa phương, quan điểm khi nghiên cứu là tuân thủ phương
pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
- Dựa vào phương pháp lịch sử, tôi cố gắng dựng lại toàn bộ tiến trình lịch sử về
tình hình kinh tế -vxã hội của Bình Thuận qua những sự kiện, dấu móc và giai đoạn
phát triển căn bản, với những nét sinh động, đặc thù, đa dạng, muôn hình muôn vẻ của
nó.
- Phương pháp lôgic kết hợp với phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu, từ
những số liệu, cứ liệu rút ra được những điểm chung, cái bản chất, cái tất yếu, chiều
hướng phát triển của tình hình kinh tế - xã hội ở Bình Thuận. Ngoài việc phân tích, so
sánh mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, đề tài cố gắng trình bày các luận điểm trên
cơ sở bám sát các sự kiện lịch sử, chân thực lịch sử, trình bày lịch sử phát triển về
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận như nó đã từng có.
4. Phạm vi nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn.
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu là: " Những chuyển biến kinh
tế- xã hội (từ 1991 đến 2001)". Khách thể nghiên cứu : Tỉnh Bình Thuận.
Thời gian nghiên cứu được xác định từ năm 1991 đến năm 2001, cụ thể là sau
khi kỳ họp thứ lo Quốc hội khoa VII quyết định tách tỉnh Thuận Hải thành hai tỉnh
Ninh Thuận và Bình Thuận (26/12/1991) đến năm 2001.
Vấn đề mà luận văn đặt ra nhằm tìm hiểu một khía cạnh trong mảng nghiên cứu
về lịch sử tỉnh Bình Thuận. Bản thân vấn đề đã tạo được sự giới hạn nhất định cho đề
tài, bởi lẽ không phải đề cập đến các lĩnh vực khác như chính trị, quân sự-an ninh
quốc phòng, mối quan hệ giữa tỉnh Bình Thuận với các vùng, khu vực khác trong lãnh
thể nước Việt Nam, và cả mối quan hệ với các tổ chức nước ngoài. Nhưng trong luận
án này, tôi dù rất cố gắng cũng chỉ xin được phép giới hạn đi sâu vào một số vấn đề
chủ yếu và nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận từ năm 1991 đến
năm 2001. Trước hết, trong lĩnh vực kinh tế chỉ đề cập đến các ngành: nông nghiệp,
thuỷ sản, lâm nghiệp và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ; về xã hội nêu bật được
sự chuyển biến quan trọng trong ngành giáo dục, ngành y tế và văn hoá-đời sống của
nhân dân.
Mặc dù vậy, tôi vẫn ý thức rằng lôgic vấn đề của đề tài đòi hỏi luận văn cần thiết
phải có một phần tổng quan giới thiệu về vùng đất, con người và truyền thống cách
mạng của nhân dân Bình Thuận và phần khái quát về tình hình kính tế - xã hội của
Bình Thuận trước năm 1991, cụ thể là trong giai đoạn từ sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng (30/4/1975) đến trước khi tách tỉnh (26/12/1991).
Kết quả nghiên cứu đề tài này có thể có những đóng góp mới như sau :
- Trình bày có hệ thông tình hình kinh tế-xã hội qua từng giai đoạn phát triển,
đặc biệt là giai đoạn từ 1991 đến 2001.
- Nội dung và tư liệu của luận văn có thể sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy về lịch sử địa phương, cũng như phục vụ cho nhu cầu tham khảo của những
bạn đọc quan tâm đến vân đề kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận. Đồng thời có thể
góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu bổ ích để động viên, tuyên truyền, giáo
dục nhân dân thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh
nhà.
- Nội dung của luận văn có thể có ý nghĩa giáo dục sâu sắc lòng tự hào chân
chính về những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương xứ sở, ý thức
bảo vệ, gìn giữ di sản văn hoa và di tích lịch sử ở địa phương cho thế hệ trẻ Bình
Thuận.
5. Bố cục của luận văn.
Luận văn gồm 148 trang, trong đó gồm phần mở đầu (10 trang) và kết luận (13
trang); cùng 2 chương nội dung:
Chương 1: Vùng đất và con người Bình Thuận trước năm 1991 (49 trang).