1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >

CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.57 KB, 37 trang )


- Không được cắt bằng oxy-acetylen hoặc các phương pháp nhiệt tương tự. NTDƯL

dùng máy cắt có đĩa cắt.

- Trong trường hợp thay đổi chủng loại cáp: Ghi lại số liệu của cuộn cáp đã dùng

cho bó cáp này vào mẫu cắt cáp hiện trường để phục vụ cho công tác báo cáo kéo căng

sau này.

Cắt ống gen cho bó cáp:

- Chiều dài ống gen của bó cáp được cắt thực tế : L2 = L1 - L0

L1: Chiều dài của bó cáp trên bản vẽ;

L0 : Chiều dài đầu neo chết 850mm.

- Do chiều dài của mỗi ống gen có giới hạn (3 ~ 6m) nên chiều dài ống gen của bó

cáp thường gồm nhiều đoạn. Những đoạn ống gen này được nối với nhau bằng ống nối

ống ghen (mục 2.5).

- Chiều dài ống nối tối thiểu đạt 200mm.

Luồn những sợi cáp vào ống gen để tạo bó cáp:

- Luồn những đoạn ống gen đã được cắt (mục 8.1.2) lần lượt vào những sợi cáp đã

được cắt (mục 8.1.1) để tạo thành bó cáp.

- Luồn đủ số ống nối ống gen (mục 3.5) vào bó cáp vừa tạo thành. Sau đó, lấy ống

nối ống gen với đầu neo chết (mục 3.5) luồn vào bó cáp sao cho những sợi cáp thừa ra

khỏi ống nối ống gen với đầu neo chết (mục 3.5) một đoạn là 850mm.

Tạo đầu neo chết cho bó cáp:

Những sợi cáp thừa ra khỏi ống nối đầu chết một đoạn là 850mm ÷ 900mm được

đánh rối bằng kích tạo đầu neo chết (mục 3.3).

Đoạn cáp thừa sau khi được đánh rối gọi là đầu neo chết và có chiều dài là 850mm

÷ 900mm.

Về cách làm đầu neo chết, cần đảm bảo theo đúng hình vẽ dưới đây:

Trong đó cần đảm bảo độ mở A đúng yêu cầu (xem hình vẽ), và phải luồn thanh

thép vào giữa các củ hành.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 12



b. Gia công thép kê cao độ cáp:

Các chân chống cho bó cáp phải được làm bằng thép, thông thường được làm bằng

tao cáp cường độ cao hoặc thép cán nguội có đường kính 4mm hoặc 5mm.

Chân của các chân chống được sơn một lớp sơn chống gỉ để đảm bảo cho chân

chống không bị hoen gỉ trong quá trình sử dụng.

c. Nâng các bó cáp gia công sẵn lên vị trí cần lắp đặt:

- Những bó cáp gia công sẵn sẽ được cuộn lại sau đó nâng lên vị trí lắp đặt bằng cần

cẩu tháp do nhà thầu chính cung cấp.

- Dùng gỗ kê bó cáp một cách cẩn thận để tránh bị bẹp bó cáp trong khi nâng. Nâng

chậm các bó cáp lên đúng vị trí lắp đặt.

- Tháo sợi cáp ra sau đó đặt những bó cáp này vào đúng vị trí tập kết để chuẩn bị

cho việc lắp đặt bó cáp.

d. Rải và lắp đặt bó cáp:

Theo đặc thù kết cấu của công trình (Có bản vẽ mặt bằng cáp DƯL đi cùng) thì

công tác rải cáp trên mặt sàn được tiến hành thi công làm 02 lần đổ bê tông.

Đối với tầng 1 và tầng 2

Công tác lắp đặt cáp tầng 1 và tầng 2 được tiến hành như sau:

- Lắp đặt giàn giáo, cốp pha của khu vực sàn đổ lần 1 và lắp thêm tối thiểu 02m

cốp pha của khu vực sàn lân cận của khu vực sàn đổ bê tông lần 2.

- Lắp đặt các bó cáp trong khu vực đổ bê tông đổ lần 1. Các bó cáp nằm cả ở 2 lần

đổ thì phần lắp trong khu vực đổ bê tông lần 1 thì lắp đặt bình thường còn phần cáp còn

lại được quận tròn và đặt trên khoảng 02m cốp pha nằm trong khu vực đổ bê tông lần 2.

- Khi đổ bê tông xong lần 1 và tiến hành lắp đặt cáp đổ bê tông lần 2 ta rải phần

cáp còn lại ra khu vực sàn cần lắp đặt.

Đối với tầng 3-18 và tầng tum

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 13



Đối với sàn tầng 3-18 và tầng tum khu vực mạch ngừng được lực chọn là khu vực

giữa trục 9 và trục 10 nên không ảnh hưởng đến quá trình rải cáp.

Rải các bó cáp trong dầm.

- Sau khi thi công xong cốp pha đáy dầm, nhà thầu thi công cáp dự ứng lực tiến

hành đánh dấu tuyến của các bó cáp trong dầm.

- Tại vị trí tuyến cáp nếu có các thanh thép lớp dưới dọc theo bó cáp thì các thanh

thép này sẽ được dịch sang vị trí bên cạnh để tránh vị trí của bó cáp. Dung sai dịch chỉnh

là ± 10cm.

- Công tác rải các bó cáp trong dầm được tiến hành sau khi lắp đặt xong thép lớp

dưới của dầm và trước khi lắp đặt thép dưới của sàn.

- Sau khi rải các bó cáp trong dầm xong phải đánh dấu khoảng của đoạn cáp nằm

trên và dưới thép lớp dưới của sàn.

- Trong quá trình lắp đặt thép lớp dưới của sàn các thanh thép phải đảm bảo đúng

khoảng trên dưới bó cáp trong dầm.

- Do có rất nhiều bó cáp đi qua vị trí của cột nên trong quá trình gia công lắp dựng

cốt thép cột nhà thầu thép cần chú các vị trí dịch chỉnh thanh thép theo thiết kế để

nhường vị trí cho bó cáp đi qua.

*Biện pháp an toàn: Do quá trình rải cáp được thực hiện ở trong sàn nên biện pháp

an toàn lao động cho công tác này chỉ cần giáo an toàn quanh công trình theo giải pháp

an toàn của NTC.

Rải các bó cáp trên mặt sàn

- Công tác lắp đặt bó cáp trên sàn bắt đầu khi lớp thép dưới của sàn hoàn thành.

- Vị trí và cao độ của bó cáp phải được xác định, đánh dấu ở ván khuôn đáy (bằng

sơn) dọc theo chiều dài của bó cáp như bản vẽ thi công. Công tác này được thực hiện

trước khi lắp đặt bó cáp.

- Tiến hành rải các bó cáp vào đúng vị trí như trên bản vẽ thi công.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 14



- Những vị trí giao nhau của bó cáp theo phương ngang và phương dọc phải kiểm

tra đường nào nằm trên, đường nào nằm dưới cẩn thận. Nếu tại cùng một vị trí mà có hai

bó cáp đi qua có cùng cao độ thì bó cáp được ưu tiên lắp bên trên là bó cáp theo phương

tập trung.

- Nếu trong quá trình thi công mà các thanh thép hoặc đai C làm ảnh hưởng đến vị

trí của các bó cáp thì các thanh thép này sẽ được dịch sang bên cạnh để nhường vị trí cho

bó cáp.

e. Lắp đặt đầu neo chết và đầu neo sống cho bó cáp.

- Sau khi rải và lắp đặt bó cáp vào đúng vị trí, Đầu neo chết được chỉnh lại cho đúng

hình dạng, vị trí và cao độ.

- Phần đầu rối ở đầu neo chết được cố định bằng thép buộc.

- Trục đầu neo chết phải được đặt trùng với trục của bó cáp.

- Đặt đầu neo chết của bó cáp vào đúng vị trí, đầu còn lại của bó cáp được luồn vào

đầu neo sống.

- Tại vị trí tiếp giáp đầu neo chết với ống gen được liên kết bằng băng dính sao cho

đảm bảo trong quá trình đổ bê tông vữa bê tông không chui vào trong ống ghen.

- Đế neo của đầu neo sống được lắp đặt khi lắp đặt xong cốp pha biên. Đuôi của đế

neo được gắn ống ghen bằng băng keo.

- Đối với các đầu neo kéo trên mặt sàn ta phải làm lỗ kéo trên mặt sàn theo bản vẽ

thiết kế quy định. Để tạo ra các lỗ khoét mặt sàn ta có thể sử dụng ván khuôn hoặc hộp

xốp có kích thước đảm bảo cho quá trình căng kéo trên mặt sàn.

- Tại giao điểm của trục bó cáp và ván khuôn thành thì ván khuôn thành phải được

đục lỗ để cáp có thể luồn qua được.

- Trục của đế neo phải được lắp trùng với trục bó cáp. Vị trí liên kết đế neo và

khuôn neo được bịt kín bằng băng keo để không cho vữa bê tông rò rỉ vào.

- Tại vị trí nối các đoạn ống gen với nhau được liên kết bằng ống nối ống gen và

được gắn chặt, kín bằng băng keo dính.

- Các thanh thép làm ảnh hưởng đến việc lắp đặt và kê cao độ đầu neo sẽ được dịch

chỉnh để không làm ảnh hưởng đến cao độ của các đầu neo.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 15



- Kích thước lỗ khoét cốp pha biên để lắp đặt đầu neo sống là 70x30mm. Cao độ

khoét sẽ được NTDƯL căn cứ vào bản vẽ thiết kế từng vị trí cụ thể để cung cấp cho đơn

vị thi công cospha

f. Lắp chân chống cho bó cáp.

- Công tác kê cao độ bó cáp được tiến hành sau khi lắp đặt xong lớp thép trên của vị

trí lắp đặt bó cáp.

- Khi cẩu các bó thép lên mặt sàn đã rải cáp DƯL nhà thầu thi công thép phải có xà gồ

kê các bó thép để tránh cho các bó thép đè lên ống ghen.

- Phải đặt xong thép con kê mới được lắp đặt thép lớp 2 vào vị trí để tránh đè lên bó

cáp.

- Dùng chân chống (mục 2.4) lắp cho bó cáp theo cao độ và vị trí trên bản vẽ thiết kế.

- Chân chống đặt trên ván khuôn đáy và được cố định vào ván khuôn sàn bằng ghim.

- Những bó cáp nằm trong dầm được kê trên thanh đỡ nằm ngang, thanh đỡ gắn cố

định vào thép đai, thanh chồng chữ L hoặc được treo cố định vào thép chủ phía trên.

- Tại các điểm cao nhất và thấp nhất của bó cáp thì bó cáp có thể cố định vào lớp thép

trên cùng và lớp thép dưới cùng để đạt được cao độ thiết kế mà không cần chân chống.

- Bó cáp được cố định với chân chống bằng thép buộc để tránh bị di chuyển trong quá

trình đổ bê tông.

- Độ lệch của trục cáp cho phép so với bản vẽ thi công không được quá ±5mm theo

phương đứng và ±100mm theo phương ngang. Dung sai vị trí tuyến cáp là ± 50mm.

- Các bó cáp khi kê cao độ không được làm xô lệch thép lớp 2 nếu như thép lớp 2 đã

thi công xong và đúng theo thiết kế.

- Chỉnh thẳng bó cáp bằng mắt và cố định các thanh đỡ trước khi đổ bê tông.

g. Lắp van bơm vữa, vòi bơm vữa và hoàn thiện trước khi đổ bê tông

i.



Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa:

- Đục một lỗ có đường kính 10÷20mm xuyên qua bề mặt ống gen của bó cáp, đặt

van bơm vữa tại vị trí này để vữa có thể đi từ ống gen ra vòi bơm vữa hoặc ngược

lại. Van bơm vữa được cố định bằng thép buộc và giữ chặt, kín bằng băng keo dính.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 16



- Van bơm vữa được đặt ở các điểm cao nhất của bó cáp, khoảng cách giữa các

van bơm vữa từ 15m đến 20m. Ngoài ra, van bơm vữa còn được gắn tại đầu neo

sống và đầu neo chết;

Gắn vòi bơm vữa cho tất cả các van bơm vữa của bó cáp (1), đầu neo sống (2) và

đầu neo chết (3);

Vị trí liên kết vòi bơm vữa và van bơm vữa được cố định bằng thép buộc;

Tất cả vòi bơm vữa phải được khoá chặt ngay sau khi lắp đặt để tránh vữa bê tông

có thể chui vào ống gen cáp trong quá trình đổ bê tông.



ii.



Hoàn thiện trước khi đổ bê tông:



Kiểm tra lại mọi chi tiết để đảm bảo chất lượng trước khi đổ bê tông theo qui trình

kiểm tra lắp đặt cáp dự ứng lực : QT-DUL-01 tại Phụ lục A.

h. Các vấn đề lưu ý khi đổ bê tông:



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 17



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

×