1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >

CÔNG TÁC KÉO CĂNG CÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.57 KB, 37 trang )


- Sàn thao tác để tiến hành căng kéo được sử dụng phần đua ra của xà gồ thi công

cốp pha biên mặt sàn. Phần đua ra của xà gồ biên tận dụng để làm sàn thao tác trong quá

trình căng kéo tối thiểu phải đạt 60cm.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 19



b.



Các bước kéo căng các bó cáp

- Lắp bát neo, nêm neo vào các bó cáp;

- Kích được luồn qua sợi cáp, ép sát vào mặt khoá neo rồi tiến hành kéo căng;

- Nếu có đĩa hạn vị cho các loại bó cáp thì ta tiến hành lắp đĩa hạn vị vào bó cáp sau



đó luồn kích vào sợi cáp để căng kéo;

- Sau 48h kể từ thời điểm đổ bê tông đơn vị thi công tiến hành căng kéo lên cấp lực

P = 15% đồng hồ áp lực 5,025 MPA;

- Đánh dấu cho từng sợi cáp (xịt sơn hoặc dùng bút sơn đánh dấu trên sợi cáp);

- Sau khi bê tông đạt cường độ ≥ 80% cường độ thiết kế đơn vị thi công tiến hành

căng kéo 50% Pk = 15,94 MPA xung quanh tòa nhà theo chu vi;

- Tiến hành đo độ giãn dài thực tế của cáp rồi kéo lên 100% lực thiết kế

(Pk=148KN) theo chu vi. Tiến hành đo độ giãn dài thực tế;

- Thứ tự căng kéo các sợi trong 1 bó là 3.1.5.2.4 đối với bó cáp 5 sợi và 2.1.3 đối

với bó cáp 3 sợi;

- Đối với các bó cáp có lỗ kéo trên mặt sàn khi căng kéo phải có đầu chuyển hướng

cho các sợi cáp. Góc chuyển hướng theo tiêu chuẩn BS8110 là không được vượt quá 15 0.

Trong trường hợp nếu lỗ khoét mặt sàn đủ rộng và dài để đảm bảo cho các sợi cáp không

bị chệch hướng ta có thể không cần sử dụng đầu chuyển hướng trên;

- Các bó cáp cong ta bỏ qua bước kéo 50%Pk mà tiến hành kéo luôn lên 100%Pk.;

- Trong trường hợp bó cáp có 2 đầu neo kéo, quy trình kéo căng sẽ được thực hiện

tương tự như quy trình kéo căng đối với bó cáp có 1 neo đầu kéo. Quá trình căng kéo

được tiến hành kéo từng đầu một;

So sánh kết quả kéo căng tại hiện trường với lý thuyết;

Cáp thừa ngoài đầu neo sẽ không được cắt cho đến khi có sự đồng ý của tư vấn

giám sát.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 20



10. CÔNG TÁC BƠM VỮA

a.



Chuẩn bị bơm vữa

- Dựa trên kết quả kéo căng và biên bản cắt cáp được tư vấn giám sát duyệt thì tiến



hành cắt các đoạn cáp thừa ra bên ngoài khoá neo. Đoạn cáp thừa còn lại sau khi cắt là

20mm hoặc 2 lần đường kính cáp kể từ khoá neo tùy vào giá trị nào nhỏ hơn.

- Nhà thầu chính tiến hành bịt những lỗ do khuôn neo tạo ra bằng bê tông chậm nhất

24 tiếng trước khi bơm vữa nhằm bảo vệ đầu neo sống và tránh vữa bơm tràn ra ngoài.

- Bơm vữa nên được tiến hành trong vòng 1000h kể từ ngày kéo căng cáp hoàn

thành.

- Cấp phối vữa bơm do nhà thầu thi công trình và đạt yêu cầu kỹ thuật của thiết kế

đề ra

- Vữa phải được thử nghiệm trước khi bơm để xác định tỷ lệ thích hợp.

- Ximăng, phụ gia sika, nước phải được tập kết đầy đủ trước khi bơm vữa.

- Nguồn điện phải được đảm bảo ổn định trong suốt quá trình bơm vữa.

- Kiểm tra nhân công, đồ bảo hộ, thép buộc, các thiết bị đo cấp phối trước khi bơm

vữa, nếu cần thiết phải có bể chứa nước. Vận hành thử máy bơm vữa, máy trộn vữa hoạt

động bình thường.

- Trước khi bơm vữa, các bó cáp phải được vệ sinh kiểm tra có thông hay không

bằng cách thử khí.

b.



Quy trình trộn vữa

- Trộn vữa bằng máy trộn cưỡng bức 02 tầng

- Cho ximăng và nước vào tầng trên máy trộn tới mực yêu cầu. Thường là 01 đến 02

bao ximăng.

- Khởi động máy bơm vữa và cho vào phụ gia Sika NN và Sika intraplast Z theo

lượng đã định sẵn

- Trộn trong khoảng 3 phút sau đó xả ximăng xuống khoang dưới của máy trộn

thông qua màng lọc

- Mỗi mẻ trộn được trộn khoảng 03 lần như trên (06 bao ximăng)



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 21



- Các thí nghiệm vữa trước khi tiến hành bơm sẽ được thực hiện theo yêu cầu trong

chỉ dẫn kĩ thuật của TVTK ;

- Ngay sau khi các thí nghiệm vữa để kiểm tra chất lượng cần thiết đã được thực

hiện, có thể tiến hành bơm .Quy trình bơm vữa

- Vữa được bơm vào ống gen qua van bơm vữa tại đầu neo chết, đầu neo sống hoặc

ống thông hơi (gọi là miệng bơm);

- Sau khi thấy vữa chui ra ống thoát ở cuối bó cáp, ta phải tiếp tục bơm vữa cho đến

khi thấy vữa thoát ra khỏi ống thoát có độ đặc chắc giống như vữa trong thùng trộn (ít

nhất phải chảy ra ngoài khoảng > 0.1 lít). Sau đó đóng ống thoát lại và tiếp tục duy trì áp

lực từ 0,1 tới 0,25 MPA để nén chặt vữa trong ống ghen;

- Quá trình bơm vữa cho mỗi bó cáp nên được thực hiện liên tục;

- Ghi lại quá trình bơm vữa vào báo cáo;

- Kiểm tra công tác bơm vữa theo qui trình: QT-DUL-03 tại Phụ lục A.

11. THỬ VỮA

a. Thử độ sệt của vữa

- Kiểm tra độ sệt của vữa là kiểm tra thời gian chảy của vữa từ phễu hình nón. Thời

gian chảy được đo bằng đồng hồ bấm giờ. Thời gian được tính từ lúc vữa bắt đầu chảy ra

khỏi phễu cho tới lúc hết vữa.

- Thời gian chảy của vữa đạt yêu cầu là: từ 12 giây đến 28 giây;

- Việc thử độ sệt được thực hiện trực tiếp và trong khoảng thời gian 15 phút sau khi

trộn vữa;

- Nếu bị lỗi, nghĩa là khi thời gian chảy của vữa sớm hơn 12 giây thì tăng thời gian

trộn hoặc thêm xi măng cho mẽ trộn và nếu thời gian chảy của vữa lâu hơn 28 giây thì

cho thêm phụ gia Sika NN vào;

- Việc thử vữa này được tiến hành cho mỗi mẻ trộn hoặc theo yêu cầu của TVGS.



BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁP DƯL



Page 22



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

×