1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

IV.2 Thuyết minh cho quy trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.11 KB, 38 trang )


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội_Viện Kỹ Thuật Hóa

Học

tiếp theo. Rửa nhúng có nước chảy tràn và nhúng ngược chiều dòng chảy, cách

này tiết kiệm được nhiều nước và hiệu quả.

Bước 7: Tẩy nhẹ

Làm hoạt hóa bề mặt, nhằm lấy đi lớp oxit rất mỏng, không nhìn thấy được,

được hình thành trong quá trình gia công ngay trước khi mạ.

Khi tẩy nhẹ xong, cấu trúc tinh thể của nền bị lộ ra, độ gắn bám sẽ tăng lên.

Bước 8: Rửa lạnh chảy tràn

Sau công đoạn tẩy nhẹ thì vật mạ đã tương đối sạch ta không được rửa nước

nóng, vì bề mặt mau khô nên khi tiếp xúc với oxy không khí sẽ bị oxy hóa, nhất

là lúc vật còn nóng.

Bước 9: Mạ kẽm quay



Hình 4:Thùng quay mạ kẽm

Thùng quay là thiết bị dạng thùng quay hình trụ 6 cạnh. Khi mạ, ta cho chi

tiết vào trong thùng quay và cho thùng quay vào trong dung dịch. Khi chi tiết

Nhóm 10: Công Nghệ mạ kẽm-cromat hóa



33



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội_Viện Kỹ Thuật Hóa

Học

quay, tiếp xúc với thanh đồng đặt trong thùng, thanh này nối với catot của nguồn

điện, anốt treo bên ngoài thùng quay.

Thùng quay có thể làm bằng nguyên liệu như thuỷ tinh hữu cơ, bakelit... Để

thùng chuyển động, có thể dùng các phương pháp như truyền động bánh răng,

hộp giảm tốc, dây xích...Trên thùng có khoan nhiều lỗ để dung dịch và dòng

điện đi qua, độ lớn của lỗ căn cứ vào độ lớn của chi tiết mà quyết định.

Bảng 4: Dung dịch mạ kẽm thùng quay

Dung dịch



Hàm lượng (g/l) và

chế độ mạ



ZnO



15



NH4Cl



205



H3BO3



25



Gelatin



1



ic, A/dm2



1



Nhiệt độ, oC



phòng



pH



7



H, %



98



Ở đây ta dùng dung dịch mạ kẽm amoniacat. Dung dịch này được dùng để

mạ cho các vật có hình dáng phức tạp, lớp mạ mịn (gần bằng mạ từ dung dịch

xyanua) vì dung dịch này có khả năng phân bố tốt. Dung dịch không độc, mạ

được ở nhiệt độ phòng.

Tốc độ thùng quay từ 10-60 vòng/ phút.

Bước 10: Rửa thu hồi

Ta sử dụng 2 bể rửa thu hồi và công đoạn này nhằm lấy lại một phần dung

dịch mạ kẽm để giảm thiểu dung dịch mạ thoát ra gây ô nhiễm môi trường.

Bước 11: Rửa chảy tràn



Nhóm 10: Công Nghệ mạ kẽm-cromat hóa



34



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội_Viện Kỹ Thuật Hóa

Học

Sau khi qua các bể mạ kẽm và rửa thu hồi xong vật mạ được đưa qua 2 bể

rửa nước chảy tràn. Công đoạn này nhằm mục đích rửa sạch vật mạ để không

làm ảnh hưởng đến công đoạn cromat hóa.

Bước 12: Cromat hóa

Các lớp phủ cromat hóa được tạo thành do phản ứng của kim loại nền với

dung dịch axit chứa ion Cr6+ và một vài cấu tử khác như F -, SO42-... Qúa trình

cromat hóa tạo nên trên bề mặt kim loại cần xử lý một lớp phủ có cấu trúc vô

định bao gồm các hợp chất phức của Cr 6+, Cr3+ và một vài cấu tử khác có trong

bề mặt xử lý.

Màng crom hóa được dùng để làm tăng độ bền chống ăn mòn của kim

loại, làm cho các sán phẩm kim loại có bề mặt đẹp, bóng, làm tăng khả năng

bám dính của sơn và các lớp phủ hữu cơ khác…

Qúa trình cromat hóa được ứng dụng rộng rãi để tạo mạng phủ bảo vệ

nhiều kim loại và hợp kim của chúng như nhôm, đồng, kẽm, magiê, niken,

bạc… Màng cromat hóa thường được tạo ra bằng cách ngâm hoặc phun phủ,

như trong trường hợp đặc biệt có thể sử dụng các phương pháp lăn, chải, phun

tĩnh điện hoặc quét. Hình thức bên ngoài màng cromat hóa thay đổi phụ thuộc

vào thành phần hóa học của dung dịch cromat hóa, bản chất của kim loại nền và

chế độ công nghệ cromat hóa. Màu sắc của màng thay dổi từ trắng → xanh →

vàng óng ánh → nâu → oliu → xám và đen. Thành phần hóa học của dung dịch

cromat hóa thay đổi phu thuộc vào bản chất của kim loại nền cần xử lý và yêu

cầu cụ thể về chất lượng, hình thức của sản phẩm.

Bước 13: Rửa lạnh

Các chi tiết sau khi mạ xong được rửa lại bằng nước sạch để tẩy sạch

các dung dịch mạ bám trên bề mặ bằng việc nhúng các chi tiết vào các bể nước

sạch liên tiếp.

Bước 14: Sấy , thổi khí nóng



Nhóm 10: Công Nghệ mạ kẽm-cromat hóa



35



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội_Viện Kỹ Thuật Hóa

Học



Hình 5: Thiết Bị Sấy

Bu lông, đai ốc sẽ được sấy khô bằng thiết bị sấy, Nhiệt độ là 70 –

80oC, Thời gian sấy là T = 10 phút.

Sau đó chúng sẽ được kiểm tra và đưa vào kho lưu trữ.



Nhóm 10: Công Nghệ mạ kẽm-cromat hóa



36



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội_Viện Kỹ Thuật Hóa

Học

Tài liệu tham khảo

1.

2.

3.

4.

5.



Trần Minh Hoang. Mạ điện. NXB khoa hoc và kĩ thuật Hà Nôi ,2001

Trần Minh Hoàng, Nguyễn Văn Thanh, Lê Đức Tri. Sổ tay mạ điện. NXB

Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội, 2003

http://hoanghung.net/uploads/recruitment/TONG_QUAN_VE_MA_DIEN

_PHAN.pdf

http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1_%C4%91i%E1%BB%87n

http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-ky-thuat-ma-kem-8660/



Nhóm 10: Công Nghệ mạ kẽm-cromat hóa



37



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội_Viện Kỹ Thuật Hóa

Học



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Kỹ Thuật Hóa Học

----oOo----



ĐỒ ÁN NHẬP MÔN

CÔNG NGHỆ MẠ KẼM-CROMAT HÓA



Gvhd: PGS. Hoàng Thị Bích Thủy

Bộ môn công nghệ Điện Hóa & bảo vệ kim loại

Sv thực hiện: 1. Nguyễn Thế Đạt

2. Phạm Hồng Đạt

3. Ngô Minh Đạt

4. Trần Đức Bình



Nhóm 10: Công Nghệ mạ kẽm-cromat hóa



38



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

×