1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

7 Đặc điểm của nhóm từ chỉ tình cảm, cảm xúc trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.94 KB, 117 trang )


người. Đời sống đó vô cùng phong phú và phức tạp. Không chỉ tiếng Việt mà

tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới đều tồn tại nhóm từ chỉ tình cảm cảm

xúc, thái độ… Trong tiếng Việt, nhóm từ này tồn tại dưới nhiều tên gọi khác

nhau như: nhóm từ chỉ tâm lý – tình cảm; nhóm từ biểu thị phản ứng tâm lý –

tình cảm; nhóm từ biểu thị tri giác và trạng thái tinh thần; nhóm động từ cảm

nghĩ; nhóm từ chỉ tình cảm…

Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cũng như các công trình

nghiên cứu ngữ nghĩa có liên quan không định nghĩa khái niệm nhóm từ ngữ

chỉ tình cảm nói riêng cũng như các nhóm từ vựng phân chia theo ý nghĩa

biểu thị nói chung. Cách phân chia này còn quá mới mẻ, chỉ mới được đề xuất

ở một số công trình nghiên cứu riêng lẻ chứ chưa phổ biến rộng rãi. Và trong

khi nghiên cứu người ta không quan tâm định nghĩa. Theo khái niệm trường

nghĩa đã nêu trên, ta có thể tạm hiểu từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ là tập hợp

những từ ngữ mà trong cấu trúc ngữ nghĩa có những nét nghĩa chỉ những hiện

tượng thuộc về tâm lý, tình cảm, thái độ của con người…Từ ngữ chỉ tình cảm,

thái độ là một tiểu hệ thống có chủ đề ý nghĩa chung là biểu thị tâm lý – tình

cảm, thái độ của con người.

Theo thống kê của Nguyễn Ngọc Trâm, trong Từ điển tiếng Việt, 2000,

Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng, có tới 300 từ cơ bản có nghĩa chỉ tình cảm. Đó là

các từ như: yêu, ghét, giận, hờn, sợ, hy vọng, căm thù, tin tưởng, oán trách,

phân vân, đau đớn, bàng hoàng…Tác giả gọi đó là những từ chỉ tình cảm

nguyên dạng, thuần khiết [23, tr.11].

Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng tiếng Việt, có một số lượng rất lớn các

đơn vị tương đương, đó là từ phái sinh, các ngữ đoạn cố định và lâm thời

được tạo ra để biểu thị ý nghĩa tâm lý tình cảm, trong đó có những ngữ đoạn

đặc trưng cho lối tư duy và giao tiếp của người Việt như: vênh mặt, xót ruột

xót gan, nóng mặt, bầm gan, tím ruột, đau lòng, lo ngay ngáy, nơm nớp sợ, sợ



28



toát mồ hôi…Đây là những đơn vị có tần số sử dụng rất cao trong giao tiếp

tiếng Việt, thể hiện lối tri nhân đặc thù của người Việt. Nếu tính cả những đơn

vị này thì có đến 3600 – 3800 đơn vị (chiếm khoảng 10% số lượng từ vựng

trong Từ điển tiếng Việt) [23, tr.11]

1.7.2 Đặc điểm ngữ pháp

Nói tới đặc điểm ngữ pháp của một nhóm từ là nói đến đặc điểm từ loại,

quan hệ kết hợp cú pháp và vai trò ngữ pháp (chức năng ngữ pháp) của nó

trong câu. Nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào các đặc

điểm ngữ nghĩa và sự biến đổi ngữ nghĩa của nhóm từ tình cảm nên chúng tôi

chỉ chú chú trọng vào đặc điểm từ loại của nhóm từ chỉ cảm xúc.

Theo Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp Việt Nam”, từ có thể được

xét trong Từ vựng học và Ngữ pháp học. Trong ngữ pháp, từ được nghiên cứu

ở hai phương diện: cấu tạo từ và từ loại. Từ loại được hiểu là phạm trù từ

vựng – ngữ pháp của từ.

Từ loại là sản phẩm của cách phân chia vốn từ vựng dựa trên tập hợp các

tiêu chí như: thuộc tính cú pháp, hình thái ngữ nghĩa và các chức năng cú

pháp của từ trong ngữ đoạn và câu. Những từ cùng loại thì có cùng bản chất

ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ

khác trong chuỗi ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định

trong câu. Do đó, từ loại chính là bản chất ngữ pháp của từ.

Sự phức tạp của vấn đề từ loại tiếng Việt được biểu hiện rõ nét trong

nhóm từ chỉ tình cảm, thái độ. Đây là một trong những nhóm từ có tần số sử

dụng cao nhất, phổ biến nhất và quen thuộc nhất trong tiếng Việt nhưng phân

chia chúng theo từ loại là vấn đề không dễ. Xung quanh vấn đề nhóm từ chỉ

cảm xúc, thái độ, có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu được đưa ra.

Đinh Văn Đức cho rằng đại đa số từ chỉ tình cảm tiếng Việt là tính từ

vì chúng bao gồm những đặc trưng hình thành theo nhận thức chủ quan của



29



con người trong quan hệ với đối tượng, là những quan hệ của trạng thái

tình cảm. Nhưng ông cũng thừa nhận có thể coi chúng là những động từ chỉ

cảm xúc [10, tr. 20]

Hoàng Tuệ lại xem nhóm từ chỉ tình cảm là trạng từ, tức là một từ loại

trung gian giữa động từ và tính từ.

Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn

Kim Thản thì quan niệm đại đa số từ chỉ tâm lý tình cảm tiếng Việt là động từ

vì nó chỉ hoạt động, trạng thái tâm lý tình cảm của con người, ghi lại trạng

thái động của tâm hồn. Mặt khác, họ còn dựa vào tiêu chí kết hợp với các yếu

tố ngôn ngữ khác để xác định tính động từ của nhóm từ này. [23, tr. 20]

Mỗi quan niệm trên đều ít nhiều tồn tại những nhận định chưa rõ ràng

đối với nhóm từ chỉ tình cảm. Hơn nữa các tiêu chí mà họ phân loại như: xác

định từ trong chu cảnh chỉ diễn ra trong một giới hạn nhỏ hẹp, ít nhiều mang

tính chất ngẫu nhiên nên quá ít ỏi so với vốn từ và những điều từ biểu đạt

trong thực tế giao tiếp. Khó khăn này xuất phát từ đặc trưng loại hình đơn lập

của tiếng Việt. Từ tiếng Việt chỉ có một hình thức ngữ âm bất biến trong mọi

chu cảnh, mọi chức năng, bản thân từ không chứa đựng những dấu hiệu chỉ rõ

bản chất ngữ pháp của chúng. Ý nghĩa ngữ pháp của từ biểu hiện chủ yếu ở

ngoài từ, trong tương quan của chúng với các từ khác.

Cũng giống như các nhóm từ khác trong tiếng Việt, hiện tượng đa loại

chiếm một tỉ lệ lớn trong nhóm từ chỉ tình cảm. Thực tế là trong nhóm từ này đã

có sự nhập nhằng giữa những đơn vị được coi là tính từ với nhưng đơn vị được

coi là động từ. Những đơn vị này vừa mang đặc trưng ý nghĩa của từ loại tính từ,

vừa mang đặc trung ý nghĩa của từ loại động từ. Khảo sát 300 đơn vị từ vựng cơ

bản mang ý nghĩa biểu thị tình cảm trong Từ điển tiếng Việt (1988), Nguyễn

Ngọc Trâm đã tìm thấy 115 đơn vị đa loại, chiếm 38,3% [ 22 , tr. 80]



30



Vì sự phức tạp ấy, trong quá trình thống kê, phân loại các từ chỉ cảm xúc

trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi sẽ căn cứ vào ngữ cảnh để

xác lập từ loại.

1.7.3 Đặc điểm ngữ nghĩa

Ở đặc điểm ngữ nghĩa, chúng tôi không đề cập đến các vai nghĩa của

nhóm từ tình cảm trong tiếng Việt mà chỉ đề cập tới cấu trúc ngữ nghĩa, các

quan hệ ngữ nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của chúng.

Theo Nguyễn Ngọc Trâm, các từ trong nhóm chỉ tâm lí - tình cảm có cấu

trúc ngữ nghĩa chung bao gồm hai thành tố nghĩa phổ quát là trạng thái tâm lí

- tình cảm và sự đánh giá tác động tâm lí - tình cảm. Hai thành tố nghĩa này

đặc trưng cho mọi quá trình diễn biến tâm lí - tình cảm trong con người nói

chung [21, tr.41]. Trong hai thành tố đó, trạng thái tâm lí - tình cảm là đặc

trưng ngữ nghĩa chung của tất cả các từ trong nhóm, có tính chất phạm trù,

chủng loại. Nó có chức năng khu biệt các nhóm từ tình cảm với các nhóm từ

khác trong hệ thống từ vựng và nó chính là tiêu chí để xác lập trường nghĩa

chỉ tình cảm. Còn thành tố nghĩa đánh giá sự tác động tâm lí - tình cảm là đặc

trưng riêng, có giá trị khu biệt nghĩa các từ trong nội bộ nhóm chỉ tình cảm.

Hai thành tố nghĩa này có quan hệ mật thiết với nhau và đều thực hiện chức

năng của vị từ là thông báo. Về cấu tạo nội bộ, mỗi thành tố nghĩa lại bao

gồm các nét nghĩa nhỏ hơn, chúng được nhận ra bởi sự đối lập giữa nghĩa của

các từ cụ thể với nhau.

Trong nhóm từ chỉ tình cảm, đa nghĩa là hiện tượng khá phổ biến. Đó là

hiện tượng một cấu trúc (một từ) gồm nhiều ý nghĩa từ vựng khác nhau trên

cơ sở có chung một ý nghĩa phạm trù - ý nghĩa từ loại, giữa những ý nghĩa từ

vựng này có quan hệ chuyển nghĩa chặt chẽ. Chuyển nghĩa trong nhóm từ chỉ

tình cảm diễn ra rất phức tạp. Theo Nguyễn Ngọc Trâm, trong nhóm từ chỉ

tình cảm thường diễn ra những kiểu chuyển nghĩa sau:



31



- Chuyển nghĩa tình cảm trạng thái sang tình cảm nhận thức, Ví dụ:

Tôi lo lắng quá / Tôi lo lắng sẽ bị điểm thấp

- Chuyển nghĩa trạng thái cảm giác sang trạng thái tình cảm, ví dụ:

Xót mắt → xót ruột, đau chân → đau lòng, tức ngực → tức tối…

- Chuyển nghĩa trạng thái tâm lí - tình cảm sang có tác dụng gây ra

trạng thái tâm lí tình cảm, ví dụ:

Bà ấy buồn - chuyện buồn, họ chán ông ta - bộ phim rất chán…

- Chuyển nghĩa tâm lí - tình cảm sang không trực tiếp biểu thị tâm lí tình

cảm, ví dụ:

ghê (sợ) - ghê răng

Quan hệ ngữ nghĩa trong nội bộ nhóm từ chỉ tình cảm, thái độ rất đa

dạng, phức tạp, giữa các từ này có thể có quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, Ví

dụ: ngại - e, lo- lo lắng, vui - vui vẻ, yêu - yêu thương, thương - thương

hại...;quan hệ trái nghĩa: vui - buồn, yêu - ghét, tin - ngờ, hi vọng - thất vọng,

kính trọng - kinh thường, tự hào - xấu hổ…

Vì quan hệ ngữ nghĩa của các từ ngữ trong trường nghĩa tình cảm là đa

dạng và phức tạp nên việc phân loại chúng chỉ là một sự phân loại có điều

kiện, ranh giới giữa các tiểu nhóm chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Phân

loại theo phạm trù ngữ nghĩa, từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ sẽ được chia làm

hai loại cơ bản là từ ngữ chỉ tình cảm trạng thái (cảm xúc nhất thời) và từ ngữ

chỉ tình cảm quan hệ (tình cảm bền vững). Phân loại theo cấu trúc ngữ nghĩa,

căn cứ vào đặc điểm của thành tố nghĩa trạng thái tình cảm, là dương tính,

âm tính hay trung hòa mà từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ chia làm ba nhóm lớn:

từ chỉ tình cảm, thái độ tích cực ( vui, yêu, thích, quý); từ chỉ tình cảm, thái độ

tiêu cực (ghét, thù, lo, tuyệt vọng); từ chỉ tình cảm thái độ không đặc thù - pha

trộn nhiều tình cảm ( xao xuyến, bâng khuâng, xúc động). Nhằm vạch rõ những

mối quan hệ nhiều mặt của nhóm từ này, như đồng nghĩa, trái nghĩa, gần



32



nghĩa,… Nguyễn Ngọc Trâm đã phân loại từ tình cảm trong tiếng Việt thành

19 nhóm bao gồm: vui - buồn, tự hào - xấu hổ, thỏa mãn, chán, giận, tiếc,

thương, thích, hi vọng - tuyệt vọng, sợ, tin - ngờ, trọng - khinh, yêu - ghét, ngạc

nhiên, dửng dưng, muốn, đau, nhớ - quên, xúc động [23, tr.71]. Tuy nhiên tác

giả cũng khẳng định sự phân loại này chỉ có tính chất tương đối.

1.8 Vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng

1.8.1 Cuộc đời

Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12 tháng 01 năm 1932 tại xã Mĩ Luông

(Nay là Thị trấn Mĩ Luông), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Từ tháng 04 năm 1946, ông xung phong vào bộ đội làm liên lạc cho đơn

vị Liên chi 2.

Năm 1948, ông được đi học thêm Văn hoá ở trường Trung học kháng

chiến Nguyễn Văn Tố.

Năm 1950, ông về công tác tạp Phòng Chính trị Bộ tư lệnh phân khu

miền Tây Nam Bộ và làm cán bộ nghiên cứu Tôn giáo (Chủ yếu là Phật giáo

và Hoà Hảo).

Năm 1955, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với cấp bậc

chuẩn uý, về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam,

làm Biên tập viên tuần báo Văn nghệ.

Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của

Hội Văn nghệ giải phóng.

1972, ông trở về Hà Nội và tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn.

Sau ngày Đất nước thống nhất, tháng 04 năm 1975, ông về Thành phố

Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng thư kí Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các

khoá I, II, III.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam từ

năm 1957; Ủy viên Ban chấp hành Hội khoá II, III và là Phó Tổng bí thư Hội

khoá IV.



33



Ông mất tại nhà riêng, lúc 17h ngày 13 tháng 02 năm 2014, hưởng thọ

82 tuổi.

1.8.2 Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Quang Sáng là một tài năng văn học. Ông để lại cho đời những

sáng tác sau:

VĂN XUÔI

Con chim vàng (1978)

Người quê hương (Truyện ngắn, 1968)

Nhật kí người ở lại (Tiểu thuyết, 1961)

Đất lửa (Tiểu thuyết, 1963)

Câu chuyện bên trận địa pháo (Truyện vừa, 1966)

Chiếc lược ngà (Truyện ngắn, 1966)

Bông cẩm thạch (Truyện ngắn, 1969)

Cái áo thằng hình rơm (Truyện vừa, 1975)

Người con đi xa (Truyện ngắn, 1977)

Dòng sông thơ ấu (Tiểu thuyết, 1985)

Bàn thờ của một cô đào (Truyện ngắn, 1985)

Tôi thích làm vua (Truyện ngắn, 1988)

25 truyện ngắn (1990)

Paris –tiềng hát Trịnh Công Sơn (1990)

Con mèo của Joujita (Truyện ngắn, 1991)

Nhà văn về làng (Truyện ngắn, 2008)

Người đàn bà Tháp Mười

Chị Nhung

KỊCH BẢN PHIM

Cánh đồng hoang (1978)

Pho tượng (1981)



34



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

×