Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.23 KB, 26 trang )
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CNTP
GVHD: Nguyễn Thủy Hà
Lên men lactic là quá trình chuyển hóa kị khí đường tạo thành acid lactic dưới tác
dụng của vi khuẩn lactic và là quá trình lên men được ứng dụng cho sản phẩm sữa
chua. Dựa vào thành phần của các sản phẩm lên men mà người ta chia thành: lên men
lactic đồng hình và lên men lactic dị hình. Vi khuẩn lactic đồng hình chiếm ưu thế
trong công nghệ vi sinh vật.
Lên men lactic đồng hình:
Trong trường hợp này acid pyruvate được tạo thành theo sơ đồ Embden-MayerhorfParnas (EMP). Sau đó acid pyruvate sẽ tạo thành acid lactic dưới tác dụng của
anzyme lactatdehydrogenase.
Lượng acid lactic chiếm hơn 90%. Chỉ một lượng nhỏ pyruvate bị khử cacbon để tạo
thành acid acetic, etanol, CO2 và aceton. Lượng sản phẩm phụ tạo thành phụ thuộc
vào sự có mặt của oxy.
16
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CNTP
GVHD: Nguyễn Thủy Hà
Hình 1.10. Sơ đồ chuyển hóa trong lên men lactic đồng hình
Lên men lactic dị hình:
Xảy ra trong trường hợp vi khuẩn lactic không có các enzyme cơ bản của sơ đồ
Embden-Mayerhorf-Parnas (aldolase và triophotphatizomerase), vì vậy xylose 5photphat sẽ được tạo thành theo con đường pentose- photphate (PP).
Trong trường hợp này chỉ có 50% lượng đường tạo thành acid lactic, ngoài ra còn có
các sản phẩm phụ khác như: acid axetic, ethanol, CO 2. Các sản phẩm phụ tương tác
với nhau tạo thành ester có mùi thơm.
17
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CNTP
GVHD: Nguyễn Thủy Hà
Hình 1.10. Sơ đồ chuyển hóa trong lên men lactic dị hình
18
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CNTP
GVHD: Nguyễn Thủy Hà
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1.
SƠ ĐỒ KHỐI
Nguyên liệu
Chuẩn hóa
Hiệu chỉnh hàm lượng chất khô
Vi khuẩn lactid thương
mại dạng đông khô
Bài khí
Đồng hóa
Xử lý nhiệt
Hoạt hóa
Hương
liệu
Cấy giống
Phối trộn
Rót sản
phẩm
Lên men
Làm lạnh
Bảo quản lạnh
Yoghurt
truyền
thống
2.2.
THUYẾT MINH QUY TRÌNH
Sữa nguyên liệu
19
Bao bì
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CNTP
GVHD: Nguyễn Thủy Hà
Sữa chua có thể được sản xuất từ sữa tươi, sữa bột, sữa cô đặc, sữa hoàn nguyên hoặc
sữa tái chế. Sữa tươi sử dụng trong sản xuất yaourt phải có chất lượng tốt.
Các yêu cầu quan trọng cho nguyên liệu sữa tươi như sau:
Tổng số tế bào vi sinh vật trong sữa càng thấp càng tốt
Không chứa thể trực khuẩn.
Không chứa kháng sinh
Không chứa các enzyme
Không chứa dư lượng hoá chất có nguồn gốc từ quá trình tẩy rửa và vệ sinh dụng cụ
hoặc thiết bị đựng sữa.
Chuẩn hóa
Mục đích của quá trình chuẩn hóa là hiệu chỉnh hàm lượng chất béo cho sản phẩm
yaourt.
Nếu sữa nguyên liệu có hàm lượng chất béo thấp, ta sẽ bổ sung cream vào. Lượng
chất béo trong cream tối thiểu không thấp hơn 12% và thường dao động từ 35-40%.
Ngược lại, nếu sữa nguyên liệu có hàm lượng chất béo cao, ta có thể bổ sung sữa gầy
hoặc quá trình ly tâm để tách bớt chất béo ra khỏi sữa.
Hàm lượng chất béo dao động từ 0.5-3%.
Hiệu chỉnh hàm lượng chất khô
Theo Bourgeis và Larpent (1989), tổng hàm lượng chất khô tối ưu cho quá trình lên
men trong sản xuất Yaourt là từ 14-16%. Thực tế, mỗi nhà sản xuất sẽ chọn một giá
trị thích hợp cho sản phẩm của mình. Thông thường sữa tươi với hàm lượng chất khô
khoảng 11,5-12,7%. Để tăng hàm lượng chất khô trong sữa tươi, chuẩn bị cho quá
trình lên men, ta có thể chọn một trong những phương pháp sau:
- Cô đặc sữa trong điều kiện chân không để làm bay đi một lượng nước nhất định.
Thể tích sữa sau quá trình cô đặc thường giảm đi từ 10-20%. Khi đó, tổng hàm lượng
chất khô trong sữa sẽ tăng từ 1,5-3%. Các nhà sản xuất có thể sử dụng thiết bị bài
khí, kết hợp cô đặc trong điều kiện chân không hoặc thiết bị cô đặc sữa dạng màng
rơi.
20