1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

II. Thực tiễn của tính độc lập và tính thận trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.77 KB, 21 trang )


năng lượng.Trên thực tế, họ chỉ là những nhà buôn bán sắp xếp hợp đồng giữa

người mua và người bán rồi lấy tiền hoa hồng.

Nhờ hoạt động tài chính thuận lợi, Enron đã vươn sang các mặt hàng như: giấy,

nước, nhựa, kim loại, và phương tiện viễn thông.

Năm 2000, Enron là một trong bảy công ty của Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD

lợi nhuận lên tới 10 tỷ USD. Hệ thống thông tin đại chúng, điển hình là tạp chí

Fortune , Luôn đánh bóng Enron là công ty có nhiều tiềm năng nhất với số vốn

kinh doanh là 63 tỷ USD.

*, Khái quát về công ty kiểm toán Arthur Anderson ( A&A)

Công ty kiểm toán A&A thành lập vào năm 1913.Công y do Arthur Anderson

thành lập khi ông ở tuổi 28, từng lãnh đạo công ty cho tới năm 1947 khi ông mất,

làm một người theo đuổi các chuẩn mực đặc biệt cao trong nghành kiểm toán kế

toán. Là một biểu trưng về tính trung thực, ông cho rằng trách nhiệm cảu kiểm toán

viên là vì lợi ích của nhà đầu tư chứ không phải là ban giám đốc của khách

hàng.Đã có nhiều trường hợp Arthur Anderson chịu mất khách hàng lớn chứ không

chịu ký xác nhận cho các báo cáo không chính xác.Người lập kế nhiệm Leonard

Spacek tiếp tục nhấn mạnh vào sự trung thực này. Trong nhiều năm, khẩu hiệu của

Arthur Anderson là “ Think straight, talk straight”.

Công ty có trụ sở đặc biệt tại Chicago đã từng là công ty kiểm toán lớn thứ năm thế

giới hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, thuế, dịch vụ tư vấn.

2.2.2 Sự sụp đổ của tập đoàn Enron :

Enron là một công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ phá sản kéo theo công ty tư

vấn kiểm toán hàng đầu hế giới Arthur Anderson sụp đổ. Đây chỉ là một minh

chứng sống động của sự thất bại trong ngành kiểm toán Mỹ. Sai lầm của ngành

kiểm toán Mỹ chủ yếu là do nhân viên kiểm toán ( CPA) và do danh nghiệp bị

kiểm toán “ ăn rơ” cùng nhau. Các CPA vốn là những người thiếu tính độc lập và

ngay chính bản thân họ cũng không giữ tính thận trong trong khi tác nghiệp và cả

sự hoài nghi cần thiết.

*, Thiếu tính độc lập tự chủ:



Đây là nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng kiểm toán, khiến cho xã hội tin

tưởng vào các công ty kiểm toán. Tuy nhiên tính độc lập của công ty kiểm toán

A&A của Mỹ lại bị “ lợi nhuận” đe dọa nghiêm trọng.

Thu nhập từ các nghành không liên quan đến kiểm toán cao hơn rất nhiều so với

thu nhập của nhân viên làm trong ngành kiểm toán. Các ngành không luên quan

đến kiểm toán có thể là ngành dịch vụ đại lý, tư vấn về thuế và tư vaansq uản

lý.Theo thống kê của công ty kiểm toán “ Big Five” , ở Mỹ, tỷ lệ thu nhập của

ngành không liên quan đến kiểm toán tăng rất nhanh, trong khi đó tỷ lệ thu nhập

của ngành kiểm toán thì ngược lại.

Enron Corp. trả Arthur Anderson chi phí kiểm toán 25 triệu , chi phí tư vấn và các

phí dịch vụ khác lên đến 27 triệu USD, và tổng số 52 triệu USD .Như thế , có nghĩa

là công ty Enron Corp đã trả cho Arthur Anderson khoảng 1 triệu USD trong tuần,

chủ tịch tiền nhiệm của SEC Arthur Levitt đã lên tiếng phê bình công ty Arthur

Anderson thiếu tính độc lập, tự chủ khi làm việc. Ông cho rằng một trong những

nguyên nhân chính là các công ty kiểm toán lại cung cấp cả dịch vụ tư vấn quản lý.

Mối quan hệ của Arthur Anderson và Enron Corp không chỉ tư vấn và kiểm toán

mà còn là nguồn cung cấp lãnh đạo tài chính. Kế toán trưởng Richard Causay của

Enron nguyên là người của Arthur Anderson . Gíam đốc tài chính của Enron trưỡ

Andrew Fastow là Jeffrey Mcmaho nguyên cũng từ Arthur Anderson chuyển sang.

Ngoài ra công ty Artthur Anderson đã cản trở công việc điều tra , hủy những tài

liệu lưu trữ của mình có liên quan đến Enron, chỉ giữ lại những tài liệu tối thiểu

theo quy định của luật .

Chính những thông tin sai lệch về khả năng quản lý, Enron được quảng cáo rất hiệu

quả qua công ty kiểm toán Arthur Anderson và các nhà phân tích phố Wall , nhờ

vậy số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục. Chi nhánh Houston của Arthur

Anderson đã đưa ra những báo cáo kiểm toán sai lệch nhằm có lợi cho Enron đã

được nhận 1 triệu đô trên tuần còn tham cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron. Số tiền

kếch xù trên đã làm mờ mắt các kiểm toán viên và họ dễ dàng bỏ qua nguyên tắc.

Tuy khẳng định răng Arthur Anderson đã làm tất cả để hạn chế thấp nhất khả năng

đổ vỡ của Enron nhưng học lại hủy hầu hết tài liệu có liên quan đến vụ việc, ngay

cả khi ủy ban chứng khoán đã mở cuộc điều tra .

Do sự không độc lập về kinh tế và tình cảm qua món tiền lời được hưởng từ việc

làm sai báo cáo tài chính cho Enron của công ty Arthur Anderson và việc cung cấp



nhân sự cấp cao của Arthur Anderson sang cho Enron đã dẫn đến hiệu quả sụp đổ

của Enron.

*, Thiếu tính thận trọng:

Khi tiến hành các thủ tục kiểm toán , CPA thường bộc lộ nhược điểm của họ là

thiếu tính thận trọng và tính hoài nghi nghiệp vụ vần thiết, và do đó thường tin vào

lời giải thích của các lãnh đạo quản lý công ty. Trong báo cáo kiểm toán từ năm

1991 đến 2001 do công ty kiểm toán Arthur Anderson cung cấp ASEC và toàn án

đã chỉ ra rằng công Arthur Anderson đã coi Enron là khách hàng có mức rủ ro cao

nhất. Mặc dù Arthur Anderson cũng đã nhận ra rằng có nguy cơ rủi ro rất cao trong

báo cáo tài chính tại Enron.

2.Khái quát về tập đoàn Worldcom

Tập đoàn worldcom từng là một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất nước

Mỹ đứng đầu là cựu tổng giám đốc Bernard Ebbers, giám đốc tài chính là ông Scott

Sulliva, giám đốc phụ trách kiểm toán là ông Buford Yates Jr.

Các cột mốc lịch sử hình thành tập đoàn này có thể tóm tắt như sau:

1983: Hai thương nhân MurrayWaldron và William Rector phác thảo một kế hoạch

nhằm thành lập công ty điện thoại đường dài có tên LLDS ( Long-Distance

Discount Service)

1985: Nhà đầu tư Bernard Ebbers trở thành tồng giám đốc điều hành LDDS

1989: LDDS nổi danh nhờ vụ mua Advantage Companies Inc.

1992: LDDS sáp nhập trong một thỏa thuận ttrao đổi cổ phiếu với công ty điện

thoại đường dài giá rẻ Advanced Telecommunications Crop.

1993: LDDS mua các công ty điện thoại đường dài Resurgens Communications

Group Inc và Metromedia Communications Corp. trong một thỏa thuận trao đổi cổ

phiếu và tiền mặt giữa 3 bên tạo ra mạng điện thoại lớn thứ 4 nước Mỹ.

1995: LDDS mua công ty truyền dữ liệu và điện thoại Wiliams

Telecommunications Group Inc. (WilTel) với giá 2,5 tỉ USD bằng tiền mặt và đổi

tên thành Worldcom Inc.

1996: Worldcom sáp nhập với MSF Communications Company Inc. (MFS), sở hữu

các cơ sở truy cập mạng địa phương qua các mạng cáp quang kỹ thuật số ở trong và



ở xung quanh các thành phố lớn ở nước Mỹ và Châu Âu, cũng như UUNet

Technologies Inc., một hang cung cấp dịch vụ truy cập internet cho các doanh

nghiệp.

1998: Worldcom hoàn tất 3 thương vụ hợp nhất. Với MCI Commuinicatipns Corp.

(40 tỉ USD) – thương vụ lớn nhất vào thời diểm đó, Brooks Fiber Properties Inc.

(1.2 tỉ USD) và CompuServe Corp (1,3 tỉ USD).

1999: Worldcom và Sprint Corp đồng ý sáp nhập.

22/07/2002: Worldcom nộp đơn xin phá sản. Đây là vụ phá sản lớn thứ hai trong

lịch sử nước Mỹ. Trước khi phá sản, tổng tài sản của Worldcom là 104 tỉ USD,

nhưng đang gánh khoản nợ khổng lồ 30 tỉ USD. Khoảng 20.000 nhân viên biị sa

thải sau vụ phá sản này…sau khi tuyên bố chính thức phá sản, Worldcom đã đổi

tên thành MCI.

Những gian lận tài chính của Worldcom được đưa ra chưa đầy một năm sau khi

Erron tuyên bố phá sản do những scandal tài chính hàng tỉ USD. Vụ việc của

Worldcom và Erron được đánh giá là hai vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ.

Qúa trình khủng hoảng và sụp đổ của tập đoàn Worldcom:

Khủng hoảng của Worldcom được phát hiện từ năm 2002:

Từ tháng 03/2002, công ty Worldcom bắt đầu gây chú ý khi SEC (ủy ban chứng

khoán và hối đoái Mỹ) thực hiện cuộc điều tra tại sao và làm thế nào mà Worldcom

cho tổng giám đốc điều hành (cũng là người sáng lập) Bernie Ebbers vay 366 triệu

USD trước khi Ebbers tuyên bố từ chức vào cuối tháng 04/2002 (và được hưởng

lương hưu 1,5 triệu USD/năm đến suốt đời)

Số tiền được ông vay và đặt cược vào các cổ phiếu của Worldcom. Khoản vay này

thực tế đã được ông Ebbers chuyển sang tài sản cá nhân, bao gồm một công ty bán

thuyền thể thao, một trang trại đậu nành và gần 27 triệu cổ phiếu của Worldcom.

Tổng giám đốc mới là John Sidgmore. Và một kiểm toán viên nội bộ đã phát hiện

ra công ty đang có những biểu hiện “bất thường” trong việc ghi sổ các chi phí vốn.

Một điều tra sau đó của hãng kiểm toán KPMG (thay thế hãng kiểm toán đang gặp

khó khăn Arthur Andersen) đã bới ra các khoản chi phí trị giá tới 3,85 tỉ USD.

Khoản chi phí này đã bị phân loại nhầm lẫn vào các chi phí vốn (trong cả năm 2001

luồng tiền và lợi nhuận của Worldcom đã bị thổi phồng, thay vì lỗ 1,2 tỉ USD, họ



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

×