1. Trang chủ >
  2. Kinh Tế - Quản Lý >
  3. Quản lý nhà nước >

Soạn thảo công văn chỉ đạo, người soạn thảo phải hiểu rõ các nội dung chỉ đạo và quy trình công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.28 KB, 33 trang )


2.3. Soạn thảo thông báo

• * Khái niệm.

• - Thông báo là văn bản có tính chất thông tin :

• - Về hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã



hội.

• - Thông tin nhanh những quyết định của cơ quan

nhà nước, các tổ chức xã hội cho đối tượng quản lý

biết để thi hành.

• - Thông tin khác mà người có liên quan cần biết.



•Nội dung chính của từng loại thông báo

- Thông báo về kết quả hội nghị cuộc họp.

+ Ngày giờ họp, thành phần người chủ trì.

+ Tóm tắt nội dung cuộc họp, hội nghị.

+ Các nghị quyết của hội nghị nếu có.

- Thông báo truyền đạt một quyết định, chỉ thị.

+ Nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt.

+ Tóm tắt nội dung của văn bản của chủ trương, chính

sách.

+ Yêu cầu quán triệt triển khai thực hiện.



- Thông báo về những nhiệm vụ được giao.

+ Ghi rõ, ngắn gọn, đầy đủ nhiệm vụ được giao.

+ Nêu những yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ.

+ Nêu các biện pháp cần được áp dụng để triển

khai thực hiện.

- Thông báo một thông tin trong hoạt động của

cơ quan.

+ Thông báo tăng lương

+ Thông báo thay đổi nhân sự

+ Thông báo tuyển dụng nhân sự…



* Những (yêu cầu) vấn đề cần lưu ý khi viết

một thông báo.

- Phần mở đầu thông báo không cần nói lý do

như các văn bản khác mà giới thiệu trực tiếp nội

dung những vấn đề cần thông báo.

- Trình bày thông tin cần thông báo.

- Kết thúc nhắc lại nội dung chính, ý chính,

trọng tâm cần nhấn mạnh, lưu ý người đọc.

- Nếu thông báo dài cần chia thành các mục, các

phần có tiêu đề để người đọc dễ nắm bắt.



2.4. Soạn thảo Báo cáo

- Khái niệm: Báo cáo là một loại văn bản

thuật lại, kể lại một vụ việc, một vấn đề hoặc

về một người cho một đối tượng biết.

- Đặc điểm của báo cáo : Thuật lại, kể lại,

đánh giá sự việc từ đó đề ra phương hướng,

biện pháp giải quyết vấn đề nêu ra.

- Yêu cầu chung của một báo cáo : Trung

thực, chính xác, đầy đủ.



• - Bố cục của báo cáo



• Phần I : Mở đầu.

• - Những điểm công tác, nhiệm vụ được giao.

• - Nêu hoàn cảnh khó khăn, thuận lợi và kết quả

• Phần II : Nội dung.

• - Kiểm điểm những việc đã làm được.

• - Những việc chưa làm được.

• - Nguyên nhân.

• - Đánh giá – kết quả

• Phần III : Kết thúc.

• - Mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện.

• - Kiến nghị, đề nghị sự hỗ trợ, giúp đỡ của cấp



trên. (Tham khao - Báo cáo mau:/D)



Soạn thảo báo cáo đơn giản

• Đối với những công việc đơn giản thì chỉ cần



viết báo cáo về công việc đó sau khi đã kết thúc

với các ý chính sau đây :

• - Phần mở đầu : Nêu nhiệm vụ được giao và

thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ ấy.

• - Phần nội dung : Thống kê công việc đã làm,

ưu điểm, thiếu sót, nhận xét rút kinh nghiệm.

• - Những đề nghị, kiến nghị (nếu có).



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

×