1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Ngữ văn >

Trả lời các câu hỏi sau:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.4 KB, 29 trang )


( Anh Ngọc )

Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ

Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười

Giữa một vùng lửa cháy bom rơi

Tất cả lộ nguyên hình trần trụi

Cây xấu hổ với màu xanh bối rối

Tự giấu mình trong lá khép lim dim

Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm

Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ

Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá

Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào

Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau

Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm

Cây đã hé những mắt tròn chúm chím

Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo

Phút lạ lùng trời đất trong veo

Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ

Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ

Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời

Giữa một vùng lửa cháy bom rơi

Cây hiện lên như một niềm ấp ủ

Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ

Ướp vào trong trang sổ của mình

Và chuyện này chỉ cây biết với anh.

(Giải nhì trong cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1972-1973)

Câu 1: Biệp pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2: Hình tượng người lính trong “Cây xấu hổ” gợi cho anh chị suy nghĩ gì? Hãy kể tên một bài thơ khác

cùng viết về người lính. Điểm chung của hai bài thơ ấy?

Câu 3: Câu thơ “Giữa một vùng lửa cháy bom rơi” được lặp lại hai lần có ý nghĩa gì? Chỉ ra dụng ý của sự

đối lập giữa hình ảnh trong câu thơ trên và hình ảnh hoa xấu hổ.

Câu 4: Nêu chủ đề của bài thơ.

Câu 5: Đọc xong bài thơ, anh chị có suy nghĩ gì về cây xấu hổ và đời sống của con người hiện đại.



Đáp án:



5/



– Biện pháp nhân hóa

– Tác dụng: Gợi ra vẻ đẹp bối rối, trong sáng, e thẹn, như mang hồn người của loài hoa. Bởi vậy nó trở nên

gần gũi trong tâm hồn người lính. – Hình tượng người lính trong bài thơ:Người chiến sĩ trên đường hành

quân, làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc, trong chiến tranh khốc liệt.

Người lính vẫn vẫn mang nét tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn. Sự hài hòa giữa lí tưởng và tâm hồn tạo nên

vẻ đẹp của người lính trong thơ.

Học sinh có thể chỉ ra một bài thơ viết về người lính và tìm ra được điểm chung giữa hai bài thơ. Giáo viên

cho điểm khi học sinh lí giải hợp lí

– Lặp lại hai lần câu “Giữa một vùng lửa cháy bom rơi”: Nhấn mạnh sự ác liệt, tàn khốc của chiến tranh.

– Sự đối lập: Chiến tranh tàn khốc đối lập với sự tồn tại diệu kì của một loại cây yếu ớt. Dụng ý: gợi tâm hồn

kín đáo, thẳm sâu, sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất của con người Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh

nào, dù tàn khốc nhất

Từ vẻ đẹp của một loài hoa bình dị, bài thơ gợi liên tưởng đến vẻ đẹp tâm hồn của những người lính Việt

Nam, con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, hòa bình cho tổ quốc.

– Cây xấu hổ không chỉ gợi vẻ đẹp kín đáo, thẳm sâu, sức sống mãnh liệt, bất khuất mà còn như nhắc nhở

con người hãy biết giữ gìn cảm xúc, sự xấu hổ, tức là giữ lòng tự trọng để sống tốt đẹp hơn, nhất là trong

nhịp sống xô bồ, hối hả thời hiện đại.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Thầy ngồi ghế giảng bài

Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ

Một bàn chân đâu rồi?

Chúng em không rõ

Sáng nào bom Mỹ dội

Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói

Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi

Thầy cầm súng ra đi

Bài tập đọc dạy chúng em dang dở

Hoa phượng cháy một góc trời như lửa

Năm nay thầy trở về

Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa

Nhưng một bàn chân không còn nữa

Ôi bàn chân

In lên cổng trường những chiều giá buốt

In lên cổng trường những đêm mưa dầm

Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo

Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo

Như nhận ra cái chưa hoàn hảo

Của cả cuộc đời mình



“Bàn chân thầy giáo”- Trần Đăng Khoa

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)

Câu 6. Nêu các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau và hiệu quả thẩm mĩ của nó. (0,5 điểm)

In lên cổng trường những chiều giá buốt

In lên cổng trường những đêm mưa dầm

Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)



6/



Câu 8. Từ đoạn thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu vai trò của thầy cô đối với cuộc đời của m

con người. (0,5 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Nick Vujicic – chàng trai khuyết tật nổi tiếng thế giới đã từng nói:“Nếu tôi thất bại tôi sẽ thử làm lại, làm lạ

và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều

tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ ?”

Anh (chị) sẽ đối thoại với Nick như thế nào? Hãy trình bày quan điểm của mình bằng một bài văn nghị

luận khoảng 600 từ.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm

trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên.

Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng

lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai

phía Biển một bên và em một bên



7/



Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô

độc Biển một bên và em một bên....

1981. (Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,25 điểm)

Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu,

lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên”? (0,25 điểm)

Câu 7. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ?(0,5 điểm)

Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5

điểm)

TIẾNG THÌ THẦM CỦA SA MẠC

Một nhà thám hiểm đi tới vùng sa mạc, nhìn hết huớng này sang hướng khác nơi đâu cũng thấy toàn

cát và cát, cát và gió, cát và nắng cháy. Lê gót trong tuyệt vọng ông vấp ngã và nằm vùi trong cát.

Không còn đủ sức đứng lên, không còn chút hi vọng sống. Áp tai vào cát ông cảm nhận sự thinh lặng

đáng sợ của sa mạc. Nhưng trong thinh lặng tuyệt đối ông bỗng nghe như có tiếng thì thầm từ đâu

vang lại- hình như tiếng róc rách của một dòng suối.

Ông cố gắng vươn dậy, trườn về phía những âm thanh mơ hồ đó. Và ông đã vượt qua sa mạc. Kì diệu

hơn ông bắt gặp dòng suối trong mát! Sự sống đã hồi sinh!

(Những câu chuyện về lẽ sống - internet)

Viết một bài luận về bài học cuộc sống mà anh / chị rút ra từ câu chuyện trên.

1. (3 điểm)

* Giải thích:

- Tiếng thì thầm của sa mạc là câu chuyện về sức mạnh hay sự kì diệu của ước mơ, hi vọng.

- Ước mơ, hi vọng là thứ ánh sáng trong tâm hồn được thắp lên trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, khó

khăn của cuộc sống và trở thành động lực, tạo nên sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua thử thách.

* Bàn luận:

- Hi vọng điều tốt đẹp sẽ đến là biểu hiện của niềm lạc quan, yêu sống. Khi đó điều hi vọng là mục tiêu

vươn tới của con người...

- Ước mơ hi vọng tạo nên động lực, thôi thúc con người hành động, khơi thức lên trong tâm hồn ý chí và

nghị lực, tạo nên nguồn sức mạnh phi thường để vượt qua tất cả những trở ngại trong cuộc sống.

- Cuộc sống không nên thiếu mơ ước, hi vọng nhưng không phải niềm hi vọng nào cũng mang ý nghĩa

nhân sinh tích cực. Có những hi vọng hão huyền.... không bao giờ trở thành hiện thực.

- Lại cũng có những con người luôn nản chí trước khó khăn, nhìn cuộc đời bằng cái nhìn chán nản, chẳng

bao giờ biết mơ ước, hi vọng.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Luôn lạc quan trước cuộc sống. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải biết tự thắp lên ánh sáng của ước

mơ, hi vọng.

- Mơ ước phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế, với năng lực bản thân.... và điều mơ ước phải gắn liền với

những giá trị CHÂN, THIỆN, MĨ của cuộc sống

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả

Để một lần nhớ lại mái trường xưa

Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa



Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.

Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng

Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua

Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa

Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.

Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ

Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi

Bài học đời đã học được những gì

Có nhắc bóng người đương thời năm cũ

Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ

Để cây đời có tán lá xum xuê

Bóng mát dừng chân là một chốn quê

Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn

Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt

Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.

(Lời cảm tạ- sưu tầm)

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)

Câu 6. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng

(0,25 điểm).

Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 8. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum

xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô

đối với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng. (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão thổi chưa ngưng trong những vành tang trắng Anh

đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên

Vòm trời kia có thể sẽ không em Không

biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ Cho dù thế

thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên…

( Trích “Thơ tình người lính biển” – Trần Đăng Khoa)

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời

khuya. Đảo vắng” hiện lên như thế nào?

2. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” trong đoạn thơ được viết với biện pháp nghệ thuật



nào? Nêu ý nghĩa tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật ấy.

3. Theo anh, chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân nào? Suy

nghĩ gì về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương? (Viết khoản 5-7 dòng).

TIẾNG BIỂN ( in trên Facebook Lính Biển Việt Nam, Tuổi Trẻ Online)

(Gửi về đất liền và gia đình yêu thương)

Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biển

Lúc gầm vang lúc rì rào tha thiết

Những ngày này trong mỗi người dân Việt

Tiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi...



Em có nghe tiếng biển trong lòng người

Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi

Nhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõi

Tiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi...



Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơi

Cuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lời

Thưa với cha và thắp hương khấn mẹ

Anh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi...



Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơi

Đảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cười

Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới

Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi...



Em hãy đưa điện thoại kề gần nôi

Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi

Anh không thể ẵm bồng ru con ngủ

Gửi tiếng biển về yên giấc con thôi...



Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôi

Đâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu người

Hướng về phía Đông lặng nghe tiếng biển

Mong bình yên cho tàu cá ra khơi...



1. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ?

2. Nhân vật trữ tình của bài thơ trên là ai?

3. Biện pháp tu từ chủ đạo được sử dụng trong bài thơ? Nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của

biện pháp đó ?

4. Từ “tiếng biển” trong câu thơ sau mang nghĩa đen hay nghĩa bóng: “Em có nghe tiếng biển trong

lòng người/ Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi”?

5. Bài thơ bộc lộ những nỗi lòng gì của nhân vật trữ tình?

6. Những câu thơ sau gửi gắm thông điệp gì? “Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơi/ Đảo nhỏ

yêu thương chỉ mong tiếng biển cười/ Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới/ Tiếng biển đêm về như

tiếng mẹ à ơi...”.

7. Hòa chung với tình cảm của mọi người dân đất Việt đang hướng về biển đảo xa xôi, anh/ chị hãy

bày tỏ tình cảm và suy nghĩ của mình về những con người đang ở nơi đầu sóng ngọn gió canh giữ

biển trời Tổ Quốc. ( Trình bày trong đoạn văn từ 3 đến 5 câu)

Câu 1:

1. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ: Giọng tâm tình tha thiết yêu thương.

( 0.25 điểm )

2. Nhân vật trữ tình của bài thơ trên: Người lính biển đang công tác ở đảo xa. ( 0.25 điểm )

3. Biện pháp tu từ chủ đạo: điệp từ “ tiếng biển” - 9 lần. ( Hs có thể trình bày là lặp từ). Hiệu quả

nghệ thuật: tạo nhạc điệu, nhấn mạnh âm thanh của biển, bộc lộ nỗi lòng. (0.25điểm )

4. Từ “tiếng biển” trong câu thơ: “Em có nghe tiếng biển trong lòng người/ Tiếng của hòa bình tiếng

hạnh phúc vui tươi” mang nghĩa bóng. ( 0.25 điểm )

5. Bài thơ bộc lộ những nỗi lòng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ thương vợ con, tình yêu đất nước,

quyết tâm bảo vệ sự bình yên của biển đảo. ( 0.25 điểm )

6. Gửi gắm thông điệp : con người Việt Nam luôn mang khát vọng hòa bình. ( 0.25 điểm )

7. Tình cảm và suy nghĩ của em về những con người đang ở nơi đầu sóng ngọn gió canh giữ biển

trời Tổ Quốc. ( 0.5 điểm )



----------ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM (Gồm 5 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh.

- Điểm 0,5:

+ Trả lời đúng theo một trong các cách trên;

+ Nhan đề khác nhưng hợp lí.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trật tự thời gian/ ngày xưa –ngày nay.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn

thứ nhất nhằm làm nổi bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong tư tưởng “thân dân”

của Hồ Chí Minh – được nói đến ở đoạn văn thứ hai. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.

- Điểm 0,25:

+ Trả lời đầy đủ theo cách trên;

+ Diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.

- Điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:

+ Nêu thiếu một trong hai ý trên;

+ Nêu các ý khác nhưng không hợp lí;

+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;

+ Không có câu trả lời.

Câu 4. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên.

- Điểm 0 cho một trong những trường hợp sau:

+ Nêu thiếu một trong hai phương thức biểu đạt trên;

+ Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 5. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng hiện đại/ thơ tự do sáu tiếng/ thơ sáu tiếng.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong các cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn



lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần xuống” và

“con ngày một thêm cao”.

- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp nghệ thuật tương phản theo cách trên.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp nghệ thuật tương phản theo cách trên.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 7. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa

“Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi nhanh làm cho mẹ già nua và người con xót xa thương

mẹ.

- Điểm 0,5:

+ Trả lời đúng hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa theo cách trên;

+ Diễn đạt khác nhưng hợp lí.

- Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 8. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con

trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương

phản, nhân hóa. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

- Điểm 0,5:

+ Nêu đầy đủ và rõ ràng những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ theo cách

trên;

+ Diễn đạt khác nhưng hợp lí, có sức thuyết phục.

- Điểm 0,25:

+ Nêu đúng 1 trong 2 phương diện (nội dung, nghệ thuật) theo cách trên;

+ Nêu 2 phương diện (nội dung, nghệ thuật) nhưng chưa thật rõ ý.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn

bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên

kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí



và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm

sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện

được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết bài, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng bạo lực học đường và phương châm hành

động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện nay.

- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự

hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó

phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn

chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Phân tích hiện tượng bạo lực học đường: thực trạng, nguyên nhân, tác hại.

+ Phương châm hành động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện

nay: học sinh không tham gia, không tổ chức đánh nhau; khuyên can bạn bè; ứng xử lịch sự với mọi

người; không tham gia các tệ nạn xã hội...; Nhà trường tăng cường giáo dục kĩ năng sống, tuyên truyền

pháp luật, quản lí học sinh; phụ huynh gương mẫu, sâu sát con em,...

+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

Đọc đoạn văn trích trong bài viết Môi trường và phát triển và trả lời câu hỏi

a



Đoạn trích bàn về vấn đề:

Ô nhiễm môi trường.

(Sự ô nhiễm môi trường ở thành thị và nông thôn hoặc Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối

với cuộc sống con người)

b



Các phương thức biểu đạt được sử dụng là:



- Nghị luận:

+ Về ô nhiễm môi trường (thực trạng, hậu quả…)

+ Phân tích khí thải, khói bụi độc hại ở đô thị, ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn…

- Biểu cảm:

+ Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của con người, khó mà lường được.

+ Mới đó, nông thôn thơ mộng với những "con sông xanh biếc/Nước gương trong soi tóc những

hàng tre" (Tế Hanh), mà nay đang "có những dòng sông sắp qua đời"



Các biện pháp tu từ:

- Nghệ thuật đối ý : Mới đó, nông thôn thơ mộng với những "con sông xanh biếc/Nước gương trong

soi tóc những hàng tre" (Tế Hanh), mà nay đang "có những dòng sông sắp qua đời"…!

- Nhân hóa: “Có những dòng sông sắp qua đời”

c



Các giải pháp bảo vệ môi trường

(HS có thể trình bày các giải pháp khác nhau GV linh hoạt chấm và cho điểm)

1 vài giải pháp cơ bản:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những quy định xử

phạt .

- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô

thị, đảm bảo tính khoa học cao.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong xã hội nhằm tạo sự chuyển biến

và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của

người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường….

Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến:

“Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một

chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”.

a, Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động

những hiểu biết xã hội, tư tưởng đạo lí, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm của

mình trước các ý kiến khác nhau.

-th - Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có căn cứ lí lẽ xác đáng, thái độ tích

cực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội

b, Yêu cầu cụ thể:



1. Giải thích ý kiến

- Tự hào: là sự hãnh diện.

- 4000 năm văn hiến: là quá trình lịch sử dân tộc gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước,

tạo nên những truyền thống văn hoá lâu đời.

- Xấu hổ: cảm giác hổ thẹn vì lỗi lầm hoặc sự kém cỏi, không xứng đáng.

- 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành

xử đời thường”: những được thể hiện trong cuộc sống đời thường.

→ Ý kiến trên là một lời nhắc nhở đối với người truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp chỉ là lý

thuyết trong sử sách, văn hóa ấy chưa Việt: Không chỉ hãnh diện về truyền thống văn hoá lâu đời

của dân tộc mà cần phải phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp trong thực tế.

2. Bàn luận

2.1. Dân tộc Việt Nam tự hào vì có 4000 năm văn hiến bởi:

- Trong thực tế không phải dân tộc nào cũng có lịch sử phát triển lâu đời như vậy.

- Trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tạo ra những giá trị vật chất và tinh

thần, hình thành bản sắc văn hoá của dân tộc với những nét tốt đẹp, biểu hiện phong phú ở nhiều

lĩnh vực của đời sống.

2.2. Sẽ thật là xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến của dân tộc chỉ đóng khung trong sách lịch sử, không

được thể hiện trong cách hành xử đời thường

- Quả thực 4000 năm văn hiến là nền tảng, hành trang quý báu, nhưng nó hoàn toàn là thành tựu

của quá khứ.

- Không thể chỉ tự hào về những điều trong sử sách, vì văn hoá của một dân tộc cần biểu hiện

thành những điều cụ thể trong cuộc sống hiện tại.

2.3 Gắn ý kiến trên với tình hình thực tế Việt Nam

- Các thế hệ người Việt luôn nỗ lực để bảo vệ và phát huy truyền thống đó trong đời sống.

- Tuy nhiên có một hiện tượng đáng cảnh báo đó là sự xuống cấp của những giá trị văn hoá trong

lối sống. (VD: Thói vô cảm và chủ nghĩa cá nhân;chủ nghĩa thực dụng và toan tính....)

2.4 Đánh giá:

- Ý kiến trên có tác dụng nhắc nhở mỗi người Việt Nam nhìn lại chính mình, để biết trân trọng

quá khứ của cha ông và có ý thức gìn giữ và phát triển những truyền thống văn hoá tốt đẹp trong

hiện tại.



Câu 5



Trả lời đúng theo một trong các cách: thơ ngũ ngôn/ thơ tự do

Trả lời sai hoặc không trả lời



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×