1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >

Lý luận chung về đề tài nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.32 KB, 27 trang )


2.1.2. Đặc điểm

- Trò chơi vận động thường do người lớn nghĩ ra và tổ chức cho trẻ chơi.

- Đa số các trò chơi vận động dành cho lứa tuổi mầm non là những trò chơi mang

tính chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy tưởng tượng của trẻ.

- Khi tham gia trò chơi vận động, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giải

thích của cô (về nội dung chơi, luật chơi, cách chơi) để giải quyết các nhiệm vụ

chơi.Do đó đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là đồi hỏi phải có sự phối hợp giữa

quá trình nhận thức và vận động.Đặc điểm của trò chơi vận động đó là:

+ Nội dung chơi đó chính là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện.

Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Trong trò chơi này trẻ thực hiện nhiệm vụ

vận động là chạy, và việc chạy này giúp rèn luyện sức khỏe cho trẻ.

+ Hành động chơi đó là những thao tác vận động mà trẻ thực hiên trong quá trình

chơi.

Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” trẻ thực hiện những thao tác vận động như:

đuổi, bắt, chui, luồn lách,…

+ Luật chơi là những quy ước, quy định mà trẻ phải thực hiện trong lúc chơi.

Ví dụ: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” luật chơi là: Mèo không được đón đầu chuột

để bắt, nếu mèo bắt được chuột thì chuột làm mèo, mèo không bắt được chuột thì làm

chuột.

- Trong trò chơi vận động mọi trẻ đều phải tham gia.

2.1.3.Cấu trúc (Cách tổ chức)

Hướng dẫn trò chơi vận động gồm có 3 bước:

Bước 1: Hướng dẫn trò chơi

- Trước khi cho trẻ chơi nên cho trẻ làm quen với đồ vật, đồ chơi sẽ sử dụng khi

chơi. Trẻ biết cách thao tác với đồ vật, đồ chơi này.

- Giới thiệu trò chơi, nội dung chơi, luật chơi. Cô có thể giới thiệu nội dung chơi,

luật chơi bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế, vào sự hiểu biết

của trẻ…Nếu là trò chơi mới, khi giới thiệu và giải thích trò chơi cô cần làm mẫu, lời

giải thích phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu kèm theo các thao tác, hành động phụ họa.

Đối với những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi, sau khi nêu lên trò chơi, cô chỉ cần giải

thích sơ lược, nhắc lại luật chơi, cách chơi và có thể đưa ra một số yêu cầu cao hơn,

đòi hỏi trẻ phải cố gắng mới hoàn thành được nhằm tránh sự nhàm chán, phát huy tính

tích cực, sáng tạo của trẻ.

- Sau khi giới thiệu nội dung chơi, luật chơi, cách chơi, cô tổ chức giao nhiệm vụ

cho trẻ (những trò chơi vận đọng theo chủ đềthì đây là việc phân vai). Trẻ nhỏ, cô trực

tiếp phân vai (và thường cô cùng chơi và đóng vai chính: cáo, quạ…). Đối với những

trẻ lớn, cô để trẻ tự thỏa thuận về vai. Những trò chơi mang tính thi đua, cô cần chọn

4



những trẻ tương đương về thể lực, về kỹ năng chơi, về số lượng trẻ trong các nhóm

chơi.

Bước 2: Điều khiển trò chơi

Khi tham gia vào trò chơi, cô cần lưu ý mấy điểm sau khi điều khiển trò chơi của trẻ:

- Cô cần chọn vị trí đứng sao cho tất cả trẻ đều nhìn rõ cô làm gì nói gì. Cô quan

sát được toàn bộ hoạt động chơi của trẻ. Vị trí đứng của cô không được gây cản trở

đến cuộc chơi của trẻ.

- Theo dõi xem trẻ thực hiện được nội dung chơi, hành động chơi không, có theo

đúng luật chơi không.

- Động viên khuyến khích trẻ tích cực vận động, giúp đỡ kịp thời những trẻ phạm

luật. Cô cần tạo ra không khí ganh đua giữa trẻ với trẻ, giữa nhóm này với nhóm khác

để trẻ tích cực vận động đạt được mục đích.

- Theo dõi mối quan hệ của trẻ trong khi chơi, giúp trẻ có tinh thần đoàn kết,

đồng đội trong khi chơi, không tranh dành, xô đẩy nhau trong khi chơi.

- Theo dõi lượng vận động và tình hình sức khỏe của trẻ để điều chỉnh vận động

kịp thời. Nếu trẻ vấn hào hứng tích cực(chưa có biểu hiện mệt mỏi) thì có thể kéo dài

thêm thời gian chơi, tăng nhịp độ của trò chơi. Nếu thấy trẻ biểu hiện mệt mỏi, không

hứng thú nữa thì có thể rút ngắn thời gian chơi, thay đổi phạm vi, mức độ hoạt động

hoặc cho nghỉ giải lao và dần dần chuyển trẻ sang hoạt động khác.

Bước 3: Kết thúc chơi

- Tổ chức cho trẻ những vận động nhẹ nhàng để giảm dần vận động và tim mạch

trở về mức độ bình thường.

- Nhận xét, đánh giá kết quả chơi của trẻ, khen ngợi những trẻ tích cực, động

viên những trẻ khác cố gắng hơn trong những lần chơi sau.

- Tổ chức cho trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh mặt mũi tay chân, chỉnh lại

đầu tóc để chuyển sang hoạt động khác.

2.2. Lý luận chung về kỹ năng vận động cho trẻ 5- 6 tuổi

2.2.1. Khái niệm

- Kĩ năng đó không chỉ đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà cò là biểu

hiện của năng lực con người. Đó là sự thực hiên có kết quả một hành động nào đó trên

cơ sở vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động với điều kiện cho

phép.

- Kĩ năng vận động là mức độ thực hiện các động tác của bài tập, thể hiện ở sự

tập trung cao độ vào các thao tác của bài tập, được hình thành theo cơ chế phản xạ có

điều kiện.



5



2.2.2. Cấu trúc của giờ hoạt động giờ học thể dục

• Khởi động: Trẻ đi, chạy các kiểu theo hiệu lệnh

• Trọng động:

- Các động tác: Hô hấp: Làm động tác thổi nơ

Tay : Dang ngang gập khuỷu tay

Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục

Bụng: Quay người sang hai bên

Bật: Bật tiến về phía trước

- Trò chơi vận động

• Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa

2.3. Đặc điểm tâm sinh lý vận động của trẻ 5- 6 tuổi

Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, chưa hoàn thiện về cấu trúc và

chức năng còn rất non yếu. Đặc biệt thời kì 5- 6 tuổi là thời kì hoàn thiện các cơ quan

trong cơ thể.

Ở giai đoạn này tốc độ trưởng thành của trẻ tăng rất nhanh. Các vận động được

hình thành một cách nhanh chóng và dễ được cũng cố. Hệ thần kinh của trẻ phát triển

tốt, trẻ có khả năng tập trung chú ý cao trong quá trình học các vận động. Các động tác

cơ bản được thực hiện tương đối chính xác. Lực cơ bắp được tăng lên.

Vận động đi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và thân. Vận động chạy,

bò, ném của trẻ được hoàn thiện rõ rệt nhất. Khả năng ước lượng bằng mắt tăng, cảm

giác thăng bằng phát triển, có sự khéo léo và chính xác khi thực hiện động tác.

Trẻ có nhu cầu vận động rất cao, hiếu động hầu như không biết mệt mỏi, độ nhạy

cảm của các giác quan tinh nhanh hơn, trẻ có những vận động phức tạp, đa dạng không

những chạy, nhảy lò cò, bò, ném những động tác nhào lộn có sự phối hợp nhịp nhàng.

Trẻ luôn tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc, ham chơi hơn

ăn. Trẻ có những hoạt động giao tiếp, trẻ tham gia vào trò chơi tập thể, dần dần chia

tay tuổi thơ.

Đặc biệt, giai đoạn này trẻ bắt đầu cắp sách đến trường, khả năng tiếp thu kiến

thức mới thông qua việc phát triển ngôn ngữ và tư duy logic phát triển nhanh. Khi trẻ

đi học trẻ sẽ hoàn thiện ngôn ngữ, phát triển trí tuệ, đi học trẻ biết ý thức hoàn thành

nghĩa vụ, tạo được các quan hệ xã hội.

Cần bổ sung các thức ăn giàu axít béo thiết yếu giúp trẻ phát triển trí não. Chế độ

dinh dưỡng hợp lý và tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh và chơi đùa

vận động là phương thức tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ .



6



3. Sử dụng các trò chơi vận động nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ 5- 6

tuổi thông qua giờ học thể dục

3.1. Cơ sở để lựa chọn trò chơi vận động

Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, phát triển thể lực thông

qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Phát triển vận động là

một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới đề trọng xung quanh, trẻ biết

nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung

quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được

nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ đó mà vốn kiến thức của trẻ được tăng

lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp rèn một số kỹ năng

nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì…Tham gia vào các trò chơi vận động trẻ tự điều

chỉnh được nhịp điệu, lượng vận động và loại trừ sự mệt mỏi. Đồng thời trò chơi vận

động tác động vào hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn, ức chế được hoàn thiện và

cân bằng. Đây chính là điều kiện để hình thành các thói quen vận động cho trẻ. Trò

chơi vận động còn làm thỏa mãn cảm xúc đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần

hoàn, hô hấp của cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động.

Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về

mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay

rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào

đó trong học tập, lao động, thể thao… Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau:

Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự

sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua

quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ

đến nặng.

Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết sức

quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một

cách nhịp nhàng.

Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả

năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người,

nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh

Theo Jean Piaget: Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của

mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường

xã hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp

tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong

môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô

và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong phát

triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách

7



Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển vận động phù hợp

và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Trò chơi

vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực,

ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử

dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp và tầm quan trọng của việc tổ

chức các trò chơi vận động cho trẻ nhằm phát triển thể lực cho trẻ và đáp ứng được

nhiệm vụ trọng tâm của năm học đã thôi thúc tôi đưa ra một số biện pháp tổ chức các

trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.

3.2. Các trò chơi vận động

3.2.1. Trò chơi 1: “ Khéo léo”

Luật chơi:

Trẻ dùng tay bưng khay nước. Sau khi đi một đọan mà không làm đổ khay

nước coi như là thắng cuộc.

Cách chơi:

Trò chơi này giúp các em luyện tập tính khéo léo. Giáo viên hướng dẫn

chuẩn bị một khay, một ly nưốc gần đầy và 1 ly bỏng ngô (hay một đồ vật nhẹ). Cho

các em đứng theo hàng dọc. Từng em một sẽ bưng khay nước có ly và một đồ vật, đi

một đoạn khoảng 2m. Em nào không làm đổ nước hoặc vấp té là thắng cuộc.

Để trò chơi thêm hào hứng, giáo viên chia trẻ thành hai hoặc ba đội. Mỗi đội đứng

trước hàng vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát khoảng 2m, đạt 2 hoặc 3 cái ghế tương

ứng vói số đội. Các em trong đội lần lượt bưng khay có ly nước và một đồ vật đi vòng

qua cái ghế và đi về trao khay nước lại cho bạn tiếp tục.

Đội nào làm đổ nước hay vấp té thì phải quay lại vạch xuất phát. Thành viên

cuối cùng của đội nào bưng khay nước về đến vạch xuất phát trước thì đội đó thắng

cuộc.

3.2.2. Trò chơi 2: “ Ném qua dây”

Luật chơi:

Trẻ ném được bằng cả hai tay

Cách chơi:

Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị sợi dây thừng dài 2,5m, buộc dây vào chân

hai cái bàn hoặc 2 cái ghế cao 1m ở giữa lớp.Ở 2 bên sợi dây cách khoảng 0,5m, vẽ hai

vạch chuẩn.Vài túi cát để sẵn cho trẻ ném.

Giáo viên hướng dẫn cho trẻ đứng hoặc ngồi ở 2 bên để quan sát.

Mỗi lần cho 4 đến 5 trẻ đứng vào vạch chuẩn để ném.Ai ném được túi cát

qua dây và rơi sang vạch kẻ phía bên kia là người thắng cuộc.

8



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

×