Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.53 KB, 20 trang )
Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Khoa Công Nghệ Hóa Học
Sôđa được sử dụng làm chất độn và chất phụ gia trong xà phòng và chất tẩy rửa;
đặc biệt nhu cầu sôđa cho chất tẩy rửa chiếm khoảng 10 - 12% trên toàn thế giới. Hiện
mức tiêu thụ sôđa cho thị trường chất tẩy rửa đã tăng khoảng 100 nghìn tấn/năm do
giảm sử dụng perborat (vì đã được thay thế bằng percacbonat).
c) Ứng dụng trong hóa chất
Sôđa được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều sản phẩm hóa chất gốc natri, soda
chiếm khoảng 26-30% nhu cầu trong công nghiệp hóa chất. Các sản phẩm hóa chất này
được sử dụng trong nhiều ứng dụng như: nông nghiệp, tác nhân làm sạch và phụ gia
thực phẩm. Mặc dù, đôi khi xút lỏng cũng được dùng thay thế cho sôđa nhưng sôđa vẫn
là lựa chọn chính vì sẵn có và chi phí thấp.
d) Ứng dụng khác
Natri bicacbonat với tên thường gặp trong đời sống là sô đa hay bột nở có tác
dụng tạo xốp, giòn cho thức ăn và ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp cho bánh.
Dùng để tạo bọt và tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt (ví dụ thuốc nhức đầu,
v.v.)
Baking soda được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và nhiều ứng dụng
khác, nhưng cần chọn mua loại tinh khiết khi dùng với thực phẩm.
Vì khi gặp nhiệt độ nóng hay tác dụng với chất có tính acid, baking soda sẽ giải
phóng ra khí CO2 (carbon dioxide/khí cacbonic), do đó nó thường được dùng
trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffin, biscuits, quẩy…,
thêm vào sốt cà chua hay nước chanh để làm giảm nồng độ acid, hoặc cho vào
nước ngâm đậu hay lúc nấu sẽ làm giảm thời gian chế biến, đậu mềm ngon và
hạn chế tình trạng bị đầy hơi khi ăn các loại hạt đậu, đỗ. Baking soda cũng rất
hiệu quả khi được dùng để chế biến các món thịt hầm hay gân, cơ bắp động vật
tương tự như nấu đậu, có được điều đó là do khí cacbonic khi được giải phóng
đã ngấm vào và làm mềm các loại thực phẩm.
Trong y tế, baking soda còn được dùng trung hòa acid chữa đau dạ dày; dùng
làm nước xúc miệng hay sử dụng trực tiếp chà lên răng để loại bỏ mảng bám và
làm trắng…
Ngoài sử dụng trực tiếp cho con người, soda còn được dùng lau chùi dụng cụ
nhà bếp, tẩy rửa các khu vực cần vệ sinh nhờ tính năng mài mòn, tác dụng với
Sản Xuất Soda
16
Nguyễn Liên Thành 2004130166
Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Khoa Công Nghệ Hóa Học
một số chất (đóng cặn), rắc vào các khu vực xung quanh nhà để chống một số
loại côn trùng.
2) Tình hình phát triển của sản xuất soda
Tình hình thế giới
Trên thế giới hiện nay Soda được xem là một loại hóa chất cơ bản quan trọng đối
với hầu hết các nước phát triển và đang phát triển, nhu cầu về soda đứng thứ 11 tính về
sản lượng khi so với các hợp chất vô cơ, hữu cơ, kể cả hóa dầu. Ở các nước càng phát
triển thì mức tiêu thụ soda càng cao. Thông qua biểu đồ về sự tiêu thụ soda các khu vực
trên trên thế giới về mức tiêu thụ soda:
Thông qua biểu đồ ta có thể thấy các nước phát triển như tung quốc, mỹ, ... có sản lượng
tiêu thụ soda cao
Tình hình soda ở Việt Nam
Đối với nước ta trong thời kì từ 2005-2020 cần phát triển các ngành công nhiệp
quan trọng như: gang thép, thủy tinh các loại, nhôm kim loại, bột giặt tổng hợp, giấy,...
ước tính lượng soda tiêu thụ có thể lên đến trên 200.000 tấn/năm. Tương lai nếu các
ngành luyện kim nhôm, gang thép, hóa dầu phát triển thì nhu cầu còn cao hơn.
Để sản xuất soda ngoài NaCl còn cần có đá vôi để tạo nguyên liệu đầu là CO 2 và
sữa vôi. Nước ta có thể xem là nơi có nguồn cung cấp đá vôi tương đối ổn định với sự
Sản Xuất Soda
17
Nguyễn Liên Thành 2004130166
Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Khoa Công Nghệ Hóa Học
phân bố đá vôi chủ yếu ở các vùng đồi núi hình thành các dãy núi đá vôi tập trung như:
Tràng Kênh ( Hải Phòng), Tân Đức ( Quãng Ninh), Nam Công ( Hà Nam),
Hà Tiên
( Kiên Giang),... nhìn chung đá vôi Việt Nam có cấu trúc tinh thể lớn, sắp xếp sít đặt,
do đó có tỷ trọng lớn, độ ẩm nhỏ thuận lợi cho quá trình nung vôi.
Vùng nguyên liệu đá vôi ở phía bắc rất phong phú tạo điều kiện phát triển công
nghệ sản xuất soda theo phương pháp Sovay.
Đối với những vùng thiếu đá vôi nhưng lại có nguồn khí thiên nhiên hoặc khí đồng
hành trong khai thác dầu mỏ và có thể sản xuất phân đạm từ khí đồng hành hoặc khí
thiên nhiên như ở miền Nam nước ta, thì có thể sử dụng phương pháp Sovay cải tiến để
thu 2 sản phẩm là soda và phân đạm amoni clorua cung cấp cho cây lúa nước. Phương
pháp này cho hiệu quả sử dụng tài nguyên cao và không có chất thải trong sản xuất phù
hợp với xu thế hiện nay trên thế giới.
Tuy nhiên với điều kiện của nước ta hiện nay thì việc phát triển công nghệ dây
chuyền sản xuất soda rất khó khăn do thiếu hụt về mặt kinh tế lẫn công nghệ sản xuất
hiện đại. Vì vậy ước tính mỗi năm nước ta nhập khẩu khoảng 500.000 tấn soda và với
mức tăng hàng năm từ 10-15%. Do đó việc đầu tư vào công nghệ sx là cần thiết nhằm
phục vụ cho sự phát triển kinh tế lẫn các ngành công nghệ cao trong trong tương lai.
3) Một số chỉ tiêu đánh giá
Hiện nay tiêu chuẩn soda vẫn theo quy định của mỗi nước, chưa có tiêu chuẩn
quốc tế, nhưng nhìn chung thì tiêu chuẩn của các nước cũng dựa trên tiêu chuẩn của các
nước tiên tiến để quy định cho thích hợp nhằm trao đổi trên thị trường quốc tế và khu
vực với các chỉ số chủ yếu như:
−
−
−
−
−
Độ trắng của soda nhẹ
Hàm lượng Na2CO3
Hàm lượng tạp chất tan
Hàm lượng tạp chất không tan
Mật độ khối của sản phẩm soda ( có thể thay bằng khối lượng riêng)
Để đánh giá soda ta có thể tham khỏa một số chỉ tiêu đánh giá từ các nước phát
triển như:
Hiệp hội soda Mỹ (ANSAC)
Sản Xuất Soda
18
Nguyễn Liên Thành 2004130166
Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Khoa Công Nghệ Hóa Học
Hiệp hội này xuất khẩu khoảng 3.5 triệu tấn soda hàng năm đi các nước trên thế
giới với sản phẩm soda 99,2% với 2 loại soda nặng và soda nhẹ theo quy cách kỹ thuật:
Na2CO3
Na2O
Na2SO4
NaCl
Fe
Các chất không tan trong nước
Khối lượng riêng
>600µm
>425µm
Cỡ hạt
>150µm
<75µm
Soda nặng
Min 99,2%
Min 58,0%
Max 0,2%
Max 0,1%
Max 0,002%
0,89-1,09 g/cm3
Max 5%
Min 85%
Max 3%
Soda nhẹ
Min 99,2%
Max 0,2%
Max 0,1%
Max 0,002%
Max 0,05%
0,68-0,84 g/cm3
Max 5%
Max 15%
Min 75%
Max 7%
Theo tiêu chuẩn Nga GOST- 5100- 85, soda được chia làm 2 loại:
Loại 1
Loại 2
Na2CO3
>99%
>90%
≤ 0,5%
≤ 0,8%
NaCl
≤0,003%
≤0,008%
Fe2O3
≤0,004%
≤ 0,008%
Cặn không tan
Theo tiêu chuẩn Trung Quốc GB- 210-89
Sản Xuất Soda
Na2CO3
=99,2%
NaCl
=0,2%
Fe2O3
=0,04%
SO4
=0,03%
Ozon
=0,04%
Mất khi nung
=0,8%
19
Nguyễn Liên Thành 2004130166
Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Sản Xuất Soda
Khoa Công Nghệ Hóa Học
20
Nguyễn Liên Thành 2004130166