Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 31 trang )
III. Các hình thức cơ bản của chủ
nghĩa duy tâm:
1. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới
khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực
của chủ thể qui định.
*Gioocgiơ Béccli (1684 - 1753)
Nhà triết học duy tâm, vị linh mục người Anh.Ông dựa vào quan
điểm của các nhà duy danh luận thời trung cổ để khẳng định rằng, khái
niệm về vật chất không tồn tại khách quan, mà chỉ tồn tại những vật cụ
thể, riêng rẽ; sự tranh cãi về khi niệm vật chất là hoàn toàn vô ích, khái
niệm đó chỉ là cái tên gọi thuần túy mà thôi. Ông đưa ra một mệnh đề
triết học nổi tiếng "vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp của
cảm giác". Nói tóm lại, theo Béccli, mọi vật chỉ tồn tại trong chừng mực
mà người ta cảm biết được chúng.
III. Các hình thức cơ bản của chủ
nghĩa duy tâm:
1. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
*Đavít Hium (1711 - 1766)
Nhà triết học Anh tiếp tục đường lối duy tâm chủ quan của
Béccli. Nhưng khác với Béccli, Hium đi đến chủ nghĩa hoài nghi và
thuyết “không thể biết”. Hium không thừa nhận bất cứ một thực thể
nào. Thực thể, theo ông, chỉ là một sự trừu tượng giả dối được hình
thành trên cơ sở của thói quen tâm lý giản đơn.
⇒
Người Duy tâm chủ quan cho rằng nếu không có cảm giác
chủ quan của chủ thể, tức cảm giác của mỗi cá nhân con người
thì không thể nhận thức được sự vật, rồi từ đó phủ nhận sự tồn
tại thực sự của vật chất, coi cảm giác là thực tại duy nhất.
III. Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa
duy tâm:
2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là
thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có
sau), và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo
như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm
thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính
thế giới", v.v...
"tồn tại" và "không tồn tại"
"ý niệm tuyệt đối"
III. Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa
duy tâm:
2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
⇒
Người Duy tâm khách quan thì cho rằng sự vật chỉ tồn
tại do một ý thức khách quan là Thượng Đế.
Do đó, chủ nghĩa Duy tâm thường trực tiếp hay gián
tiếp gắn liền với tôn giáo, nên gọi là chủ nghĩa Duy linh (linh
là linh hồn). Thể xác chỉ là khối vật chất, khi có linh hồn ngự
trị thì thể xác sống và hoạt động; khi thể xác chết thì linh hồn
xuất ra trở về cõi thiêng liêng, còn thể xác thì tan rã trở thành
đất. Dù không biết rõ Thượng Đế nhưng không thể phủ nhận
quyền năng của Ngài.
IV. Ý nghĩa thực tiễn
Ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm là hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau: Thế giới quan duy
vật, khoa học và thế giới quan duy tâm, tôn giáo.
Như vậy, trong lịch sử tuy những quan điểm triết học biểu
hiện đa dạng nhưng suy cho cùng, triết học chia thành hai
trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Lịch sử triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái
này.
IV. Ý nghĩa thực tiễn
Gắn liền chủ nghĩa
duy tâm thường gọi là
tâm linh
IV. Ý nghĩa thực tiễn
Cơm no ?
Áo ấm ?
Hạnh phúc ?
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Chủ nghĩa duy tâm
chủ quan
Chủ nghĩa duy tâm
khách quan
Cả 2 dạng của chủ nghĩa duy tâm đều thống nhất với
nhau ở chỗ đều coi ý thức là cái có trước, là cái sản sinh ra
vật chất và quyết định vật chất.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ
sở lý luận, luận chứng cho các quan điểm của mình. Tuy nhiên,
có sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với chủ nghĩa
duy tâm tôn giáo. Trong thế giới quan tôn giáo, lòng tin là cơ sở
chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo. Còn chủ nghĩa duy tâm triết học
lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí.
Điều đó cắt nghĩa vì sao có những học thuyết triết học duy tâm
nhưng lại có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển tư
tưởng triết học của nhân loại.
BÊN CẠNH ĐÓ: quan điểm duy tâm về lịch sử có những thiếu sót
căn bản:
1
2
3
Đời sống xã hội và lịch sử trong tư tưởng của
con người mà không tìm xem cái gì đã gây nên
và quyết định cái nào tạo nên.
Chỉ phản ánh được những hiện tượng riêng lẽ
của quá trình lịch sử. Do đó không thể tìm ra
những quy luật chi phối sự vận động và phát
triễn của xã hội.
Quy lịch sử xã hội thành lịch sử các vĩ nhân,
không thấy vai trò quyết định của quần chúng
nhân dân trong lịch sử.
CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE