1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Lịch sử >

 Văn hoá cổ đại phương Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.37 KB, 165 trang )


Các hoạt động của thầy và trò

Đông?

- Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác

dụng của chữ viết?

- Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời của toán

học? Những thành tựu của toán học phương

Đông và tác dụng của nó?

- Nhóm 4: Hãy giới thiệu những công

trình kiến trúc cổ đại phương Đông? Những

công trình nào còn tồn tại đến ngày nay?

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và

thành viên của các nhóm khác co1 thể bổ

sung cho bạn, sau đó GV nhận xét và chốt ý:

- Nhóm 1: - Thiên văn học và lịch là 2

ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với

nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy

đúng thời vụ, người nông dân đều phải "trông

Trời, trông Đất". Họ quan sát sự chuyển động

của mặt Trăng, mặt Trời và từ đó sáng tạo ra

lịch – nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365

ngày là một năm và chia làm 12 tháng (cư

dân sông Nin còn dựa vào mực nước sông lên

xuống mà chia làm 2 mùa: mùa mưa là mùa

nước sông Nin lên; mùa khô là mùa nước

sông Nin xuống, từ đó có kế hoạch gieo trồng

và thu hoạch cho phù hợp).

- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng

nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc

gieo trồng.

- Mở rộng hiểu biết: Con người đã vươn

tầm mắt tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích

làm ruộng của mình và nhờ đó đã sáng tạo ra

hai ngành thiên văn học và phép tính lịch

(trong tay chưa có nổi công cụ bằng sắt

nhưng đã tìm hiểu vũ trụ...).

- Nhóm 2: Chữ viết ra đời là do xã hội

ngày càng phát triển, các mối quan hệ phong

phú, đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi chép,

cai trị, lưu giữ những kinh nghiệm mà chữ

viết đã ra đời. Chữ viết xuất hiện vào thiên

niên kỷ thứ IV TCN mà sớm nhất là ở Ai Cập

và Lưỡng Hà. Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ

hình giống vật để biểu thị), sau này người ta

cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và



Những kiến thức HS cần nắm

vững



a. Sự ra đời của lịch và thiên văn

học

- Thiên văn học và lịch là 2 ngành

khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền

với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.



- Việc tính lịch chỉ đúng tương

đối, nhưng nông lịch thì có ngay

tác dụng đối với việc gieo trồng.



b. Chữ viết

- Nguyên nhân ra đời của chữ viết:

do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh

nghiệm m.à chữ viết sớm hình

thành từ thiên niên kỷ IV TCN.1`

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau

đó là tượng ý, tượng thanh.

- Tác dụng của chữ viết: đây là

phát minh quan trọng nhất, nhờ nó

mà chúng ta hiểu được phần nào

lịch sử thế giới cổ đại.



Các hoạt động của thầy và trò

ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ

con người một cách phong phú hơn gọi là chữ

tượng ý. Chữ tượng ý được ghép với một âm

thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm

sắc, thanh điệu của con người. Người Ai Cập

viết trên giấy papirút (vỏ cây sậy cán mỏng),

người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem

nung khô, người Trung Quốc viết trên mai

rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch ...).

- GV cho HS xem tranh ảnh nói về cách

viết chữ tượng hình của cư dân phương Đông

xưa và hiện nay trên thế giới vẫn còn một số

quốc gia viết chữ tượng hình như : Trung

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

- GV nhận xét: Chữ viết là phát minh quan

trọng nhất của loài người, nhờ đó mà các nhà

nghiên cứu ngày nay hiểu được phần nào

cuộc sống của cư dân cổ đại xưa.

- Nhóm 3: Do nhu cầu tính lại diện tích

ruộng đất sau khi bị ngập nước, tính toán vật

liệu và kích thước khi xây dựng các công

trình xây dựng, tính các khoản nợ nần nên

toán học sớm xuất hiện ở Phương Đông.

Người Ai Cập giỏi về tính hình học, họ đã

biết cách tính diện tích tam giác, hình

thang ... họ còn tính được số Pi bằng 3,16

(tương đối)... Người Lưỡng Hà hay đi buôn

xa giỏi về số học, họ có thể làm các phép tính

nhân, chia cho tới hàng triệu. Người Ấn Độ

phát minh ra số 0...

- GV nhận xét: Mặc dù toán học còn sơ

lược nhưng đã có tác dụng ngay trong cuộc

sống lúc bấy giờ và nó cũng để lại nhiều kinh

nghiệm quý chuẩn bị cho bước phát triển cao

hơn ở giai đoạn sau.

- Nhóm 4: Các công trình kiến trúc cổ đại:

Do uy quyền của các hoàng đế, do chiến

tranh giữa các nước, do muốn tôn vinh các

vương triều của mình mà ở các quốc gia cổ

đại phương Đông đã xây dựng nhiều công

trình đồ sộ như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn Lý

Trường Thành ở Trung Quốc, khu đến tháp ở

Ấn Độ, thành Babilon ở Lưỡng Hà ...



Những kiến thức HS cần nắm

vững



c. Toán học

- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu

tính lại ruộng đất, nhu cầu xây

dựng, tính toán ... mà toán học ra

đời.

- Thành tựu: Các công thức sơ

đẳng về hình học, các bài toán đơn

giản về số học ... phát minh ra số 0

của cư dân Ấn Độ.

- Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc

bấy giờ và đề lại kinh nghiệm quý

cho giai đoạn sau.



d. Kiến trúc

- Do uy quyền của các nhà vua mà

hàng loạt các công trình kiến trúc

đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập,

vườn treo Babilon, Vạn Lý trường

thành...

- Các công trình này thường đồ sộ

thể hiện cho uy quyền của vua

chuyên chế.

- Ngày nay còn tồn tại một số

công trình như Kim tự tháp Ai



Các hoạt động của thầy và trò

(GV cho HS giới thiệu về các kỳ quan này

qua tranh ảnh, đĩa VCD...)

- Những công trình này là những kỳ tích về

sức lao động và tài năng sáng tạo của con

người (trong tay chưa có khoa học, công cụ

cao nhất chỉ bằng đồng mà đã tạo ra những

công trình khổng lồ còn lại mãi với thời

gian). Hiện nay còn tồn tại một số công trình

như: Kim tự Tháp Ai Cập, Vạn Lý trường

thành, cổng thành I-sơ-ta thành Babilon

(SGK hình 3).

- Nếu còn thời gian GV có thể đi sâu vào

giới thiệu cho HS về kiến trúc xây dựng Kim

tự tháp, hoặc sự hùng vĩ của Vạn Lý trường

thành...

6. Sơ kết bài học



Những kiến thức HS cần nắm

vững

Cập, Vạn lý trường thành, cổng

Isơta thành babilon... Những công

trình này là những kì tích về sức

lao động và tài năng sáng tạo của

con người.



Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nắm được những kiến

thức cơ bản của bài học: Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia cổ đại

phương Đông? Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai trò của

nông dân công xã? Những thành tựu văn hoá mà cư dân phương Đông để lại cho

loài người (phần này có thể cho HS làm nhanh bài tập trắc nghiệm tại lớp, hoặc

giao về nhà).

7. Bài tập - Dặn dò về nhà

- Giao bài tập về nhà cho HS và yêu cầu HS đọc trước SGK bài 4.

8. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................



Ngày soạn: 19/ 09/ 2016

Ngày dạy: 20/ 09/ 2016

27/ 09/ 2016

Tiết theo PPCT: 5-6



Ký duyệt



Bài 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY

– HY LẠP VÀ RÔMA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS phải nắm được những vấn đề sau:

1. Kiến thức

- Điều kiện tự nhiên của vùng Đại Trung Hải với sự phát triển của thủ

công nghiệp và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô.

- Từ cơ sở kinh tế – xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước

dân chủ – cộng hoà.

2. Tư tưởng

Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà

tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô.

Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

3. Kỹ năng

- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những

thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý đối với sự phát triển mọi mặt

của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ các quốc gia cổ đại.

- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.

- Phần mềm Encarta 2005- phần Lịch sử thế giới cổ đại.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra sĩ số.

- 10A1:

- 10A3:

- 10A2:



3 Kiểm tra bài cũ

 Câu hỏi kiểm tra ở tiết 1:

Câu hỏi 1: Cho HS làm nhanh câu hỏi trắc nghiệm:

Hãy điền vào chỗ chấm:

- Các quốc gia cổ đãi phương Đông hình thành ở.................................

- Thời gian hình thành Nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông

- Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông....................

- Giai cấp chính trong xã hội.................................................................

- Thể chế chính trị ................................................................................

(Câu hỏi này có thể chuẩn bị ra khổ giấy A0 treo lên bảng cho HS điền

vào hoặc in ra giấy A4 kiểm tra cùng một lúc được nhiều HS.

Câu hỏi 2:

Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn

hoá cho nhân loại?



 Câu hỏi kiểm tra ở tiết 2

Tại sao Hy Lạp, Rôma có một nền kinh tế phát triển? Bản chất của nền

dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rôma là gì?

4. Dẫn dắt bài mới

GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ (phần kiểm tra ở tiết 1) dẫn

dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:

Hy Lạp và Rôma bao gồm nhiều đảo nhỏ, nằm trên bờ Bắc Địa Trung

Hải. Địa Trung Hải giống như cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa

các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư

nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rôma đã phát triển rất

cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho một nền văn hoá rất rực rỡ. Để hiểu được

điều kiện tự nhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia cổ

đại Hy lạp, Rôma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự hình thành thể chế Nhà

nước dân chủ cộng hoà ra sao? Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của cư dân cổ

đại Hy lạp, Rôma để lại cho loài người? So sánh nó với các quốc gia cổ đại

phương Đông? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời cho những

vấn đề trên.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

×