1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

Kết cấu của luận văn:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.73 KB, 25 trang )


 Tào Tháo 



MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ

CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Câu 1: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về vai trò của phương tiện kĩ thuật và công

nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học.

Phương tiện kĩ thuật và công nghệ được cho rằng gồm những dụng cụ, máy móc, phụ tùng

cần thiết cho một hoạt động, hay sử dụng trong một lĩnh vực nào đó. Trong dạy học thì đó là một

khái niệm nói đến những phương tiện, thiết bị phục vụ cho công việc dạy học được dễ dàng

truyền đạt kiến thức một cách trực quan sinh động trong thời gian ngắn hơn mà vẫn giúp cho

sinh viên có thể nắm bắt được nội dung, kiến thức một cách sâu sắc, dễ hiểu nhất, giảm nhẹ được

công sức, cường độ lao động của người dạy. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phương tiện

dạy học (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học) là một vật thể hoặc một tập hợp các vật

thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp

học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật,... hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết”

(Từ điển Bách khoa Việt Nam). Dạy học ở CĐ và ĐH chuyên ngành Ngoại Ngữ nói chung và

ngành tiếng Nhật nói riêng thì việc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ là một trong yếu

tố rất quan trọng trong qua trình giảng dạy. Về việc để học một ngôn ngữ tốt luôn đảm bảo được

kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Thì việc phải áp dụng các thiết bị là một điều tất yếu.

Ta thấy rằng một yếu tố đầu tiên trong kĩ năng học ngôn ngữ là học phần “Nghe, Đọc” nếu

như không sử dụng phương tiện dạy học là “Máy phát âm thanh (đĩa CD, tập tin âm thanh, máy

vi tính, máy cát-xét, đầu đĩa, điện thoại phát nhạc), loa, tai nghe, v..v…) trước hết người dạy sẽ

rất khó khăn trong việc truyền đạt các âm một cách chuẩn xác nhất. Sẽ gặp những trường hợp

mình đọc chung một chữ nhưng qua hai, ba lần đọc có đôi khi mình sẽ bị lạc giọng, hay bị vấp.

Ví dụ: Trong tiếng Nhật có một từ “Yo” theo tiếng việt thì có người sẽ đọc là “dô”, có người đọc

là “giô” nhưng trong tiếng Nhật nếu muốn đọc chuẩn xác thì phải là “dô” vậy để đảm bảo được

phát âm chính xác, ta cần có một thiết bị phát ra âm đọc nhiều lần nhưng không thay đổi âm điệu

của từ đó. Từ đó ta lại thấy được tầm quan trọng của sử dụng thiết bị kĩ thuật, công nghệ trong

giảng dạy. Nó sẽ giúp người học không bị hoang man khi nghe phát âm đôi khi không rõ từ

người dạy, giúp người học có thể định hình chính xác cách phát âm mà mình nghe được. Và cũng

giúp người dạy giảm bớt cường độ lao động, có khi giảm đến sức khỏe của người dạy mà vẫn

đảm bảo được chính xác trong giảng dạy về ngôn ngữ của mình.

Việc ứng dụng công nghệ trong học phần “Nghe, Đọc” cũng giúp giáo viên giảm thiểu được

những khó khăn trong việc đưa tài liệu, ứng dụng đến cho người học. Từ đó giúp người học có

thể tăng được tính tự học với tài liệu đã có sẵng. Ngoài ra giúp người học nắm chắc hơn kiến

thức từ những tài liệu tham khảo được giáo viên chuyển từ internet, thư điện tử, thẻ nhớ, file âm



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

thanh, hình ảnh. Hiện nay với công nghệ hiện đại giáo viên còn có thể hướng dẫn, cung cấp

những tiện ích, những ứng dụng về từ điển, trang nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ mình học,

ngoài ra còn liên kết các trang thông tin giúp học sinh có thể tìm hiểu rõ ràng về văn hóa, phong

tục, tập quán thông qua đó hình thành lên được nền tảng kiến thức về ngôn ngữ chính xác hơn.

Thêm vào đó ngoài những kiến thức được cung cấp với thời đại công nghệ số giúp người học có

thể đến gần với thế giới hơn thông qua các ứng dụng thông tin truyền thông, từ đó họ có thể kết

nối với những người bản xứ, thông qua đó có thể trao đổi, nâng cao các trình độ nghe nói đạt đến

mức hoàn hảo hơn. Người dạy đóng vai trò cung cấp những thông tin cần thiết, từ đó cũng là

người hướng dẫn để học sinh có thể sử dụng phương tiện kĩ thuật, công nghệ một cách hiệu quả

nhất. Đứng trên góc độ khách quan thì về việc ứng dụng kĩ thuật còn một số mặt hạn chế lớn.

Người học có thể bị ỷ lại về thông tin đã có sẵng mà không tìm tòi học hỏi, mang tính chủ quan

dẫn đến lười biếng trong việc học tập. Trong ngôn ngữ Nhật thì siêng năng là điều bắt buộc. Ví

dụ: Ngoài nghe nói thì kĩ năng đọc đòi hỏi người học phải nắm chắc, đó là phải hệ thống được

chữ Hán về cách viết, cách phân biệt về âm đọc. Nếu không thường xuyên luyện tập viết, ôn tập

cách đọc thì trình độ của mỗi người học sẽ bị chững lại và không thể phát huy trong việc học dẫn

đến chán nãn trong việc học tiếng Nhật lên cao. Vì vậy ta nên sữ dụng kĩ thuật công nghệ trong

giảng dạy một cách phù hợp hơn. Lồng ghép để đưa cho người học đến sự thuận tiện, công cụ để

giúp việc học dễ dàng hơn nhưng không quá phụ thuộc vào nó. Phải kích thích sự tò mò, tự mình

tra cứu những chữ Hán khó. Bằng cách kết hợp giữa từ điển giấy và từ điển điện tử. Để từ đó

người học có thể tự hình thành lên được thói quen tự tìm tòi.

Từ những ví dụ nêu trên ta có thể thấy để người học có thể tiếp nhận kiến thức thì phương

tiện dạy học đóng vai trò rất quan trọng. Nếu như không kết hợp giảng dạy với phương tiện kĩ

thuật công nghệ mà chỉ đơn thuần là thuyết giảng, chỉ tập trung chủ yêu truyền đạt bằng lời nói

thì việc học ngôn ngữ mới trở nên rất nhàm chán và dễ gây chán nãn dẫn đến người học không

hứng thú trong học tập. Vì vậy phương tiện kĩ thuật và công nghệ là một trong những chất dẫn

giúp người học trở nên hứng thú với môn học đó. Giúp người dạy có thể truyền đạt những kiến

thức tưởng chừng hơi khô khan của ngôn ngữ, trở nên sinh động và tạo nên sự tìm tòi tự học

người học lên cao nhất. Nếu như nói kiến thức là vai trò chính của người giảng dạy, thì phương

tiện kĩ thuật và công nghệ là một bàn đạp cho kiến thức đó tiến nhanh hơn đến với người học.

Trong thế giới càng ngày càng phát triển thì các nền giáo dục từ đó cũng phát triển và trong đó

thì phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong giảng dạy giúp ngành giáo dục tạo nên bước ngoặc

lớn cho loài người khi tiếp cận với những tri thức mới.



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

Câu 2: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và

công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại

học.

Phương tiện kỉ thuật công nghệ bao gồm những trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ phục vụ trực

tiếp cho việc giảng dạy và học tập. Ví dụ: máy vi tính, máy chiếu đa phương tiện, hệ thống tăng

âm, micro, loa, tivi, các đầu đọc video, VCD, DC, DVD, các thiết bị máy móc, thiết bị thí

nghiệm,…

Để ứng dụng thành công các phương tiện kỉ thuật và công nghệ thành công đòi hỏi người

giảng viên phải đảm bảo các nguyên tắc sau:



- Đảm bảo an toàn: đây là nguyên tắc quan trọng, các thiết bị dạy học được sử dụng phải

an toàn với các giác quan của sinh viên, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị nghe nhìn.

Người giảng viên cần chú ý các vấn đề như an toàn điện, an toàn cho thị giác và thính

giác.



- Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: đúng lúc, dung chỗ và đủ cường độ

• Đúng lúc: là trình bày phương tiện vào lúc cần thiết, lúc sinh viên cần được quan sát,

gợi nhớ kiến thức, hình thành kỉ năng trạng thái tâm, sinh lí thuận lọi nhất. việc giảng dạy

sẽ đạt hiệu quả cao nếu giảng viên đưa đúng thời điểm nội dung và phương pháp dạy học

cần đến. cần đưa phương tiện theo trình tự bài giảng, tránh đưa đồng loạt nhiều nội dung.



• Đúng chỗ: là tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trên lớp học hợp lí nhất, giúp sinh viên

có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở

mọi vị trí lớp học. trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riên

về chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỉ thuật đặc biệt khác. Các phương tiện dạy học

tại lớp phải được bố trí phù hợp để không bị phân tán tư tưởng của sinh viên.



• Đủ cường độ: từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài

việc trình diễn hoặc dùng lại một phương tiện quá nhiều trong một buổi giảng, hiệu quả

của chúng sẽ giảm sút. Nên sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 3 đến 4 lần trong

một tuần và kéo dài không quá 20-25 phút trong một tiết học



- Đảm bảo tính hiệu quả: phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trọn vẹn về nội dung dạy

học, phải phù hợp với đối tượng học sinh, với nhân trắc học và tiêu chuẩn giáo dục. đảm bảo

sự tương tác trong hệ thống dạy học, phải có sự hợp tác, cộng tác, tác động qua lại giữa

người dạy và người học trong quá trình giảng dạy.

Phương tiện đạy học dù có hiện đại thì bản thân nó cũng không thể thay thế được vai trò

của giáo viên mà trước hết là phương pháp dạy học của họ. ngược lại, phương pháp dạy học của



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

giáo viên cũng chịu sự qui định của điều kiện, phương tiện dạy học cụ thể. Vậy nên giữa các yếu

tố nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và với

người học. mối quan hệ đó chính là sự tương tác chủ yếu giữa các yếu tố của hệ thống dạy học.

sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy học.

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì việc áp dụng công nghệ kĩ thuật trong quá

trình giảng dạy và học là yếu tố cần thiết và quan trọng. việc áp dụng có ảnh hưởng rất lớn đến

chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy học. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đang là

mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục đào tạo Việt Nam. Ngành giáo dục nhiều nước trên thế

giới cũng đang nỗ lực đổi mới cả về nội dung và cả về phương pháp giáo dục - đào tạo với nhiều

mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học

một cách toàn diện, để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học

tập thụ động. Nội dung học tập gắn với sự phát triển của khoa học kỉ thuật, đáp ứng sự phát triển

văn hoá xã hội. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan trong giáo

dục, trong đó sử dụng phương tiện kỉ thuật công nghệ là một thành tố quan trọng.

Chương trình dạy học áp dụng kỉ thuật công nghệ cho thấy đối tượng nghiên cứu của môn

học là rất rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Toán , vật lý , hoá học, cơ khí, động

lực, kỹ thuật điện, điện tử, thông tin,đặc biệt là các môn về lĩnh vực thiết kế như thiết kế đồ họa,

kiến trúc...

Do đặc thù của môn học, do hạn chế của điều kiện dạy học (về thời gian, không gian, cơ sở

vật chất của nhà trường,...) nên có những môn học, sinh viên không có điều kiện, hay không thể

được quan sát, nghiên cứu trực tiếp trên các đối tượng thực của môn học mà chủ yếu chỉ được

nghiên cứu trên những mô hình, hình vẽ mô tả của chúng (chẳng hạn, các mô hình, sơ đồ, hình

vẽ mô phỏng đối tượng trong giáo trình). Khi xây dựng những mô hình thay thế này, người ta đã

đơn giản hoá, lược bỏ đi nhiều dấu hiệu và khái quát hoá những dấu hiệu bản chất còn lại của đối

tượng (đặc điểm chung của mô hình) và gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ

thuật, một số các quá trình xảy ra trong khoảng thời gian vô cùng ngắn, xảy ra trong các điều

kiện khắc nghiệt đã được mô phỏng lại bằng các đoạn phim ngắn, các đoạn phim hoạt hình để

giúp cho người học có thể khái quát được sự vật hiện tượng rõ ràng hơn như đường đi của viên

đạn, việc phóng tên lửa đưa vê tinh vào không gian, quá trình phản ứng hạt nhân, hay các chu

trình diễn ra bên trong đông cơ đốt trong,...

Vì thế, khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị dạy học cần có bước hợp thức hoá những kết luận

rút ra từ việc nghiên cứu mô hình (tức gán những kết quả thu được đó cho đối tượng thật) để kiến

thức không mang tính phiến diện, sách vở. Ứng dụng kỉ tuật công nghệ có tác dụng tốt với việc

phát huy tính tích cực và tương tác của sinh viên; bởi vì khác với lời nói (thông tin đến với học

sinh chậm, chủ yếu theo con đường thính giác một cách từ từ theo trình tự và ý nghĩa của từng

từ, câu nói), mỗi phương tiện dạy học thường huy động đồng thời nhiều giác quan của sinh viên



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

tạo nên một hình ảnh tương đối trọn vẹn về một đối tượng nhận thức. Nhất là với sự trợ giúp

của máy tính và các phương tiện nghe nhìn khác, cho phép sinh viên có thể quan sát được, tương

tác được với nhiều đối tượng mà trong thực tế không thể quan sát hay tương tác trực tiếp được

(với những đối tượng quá to, quá bé, quá xa, điều kiện nguy hiểm, những quá trình diễn ra quá

nhanh, quá chậm, không thể quan sát được trong điều kiện thực của nó,...).

Các phương tiện nghe nhìn đa phương tiện, máy tính điện tử,... được sử dụng kết hợp sẽ cho

phép rút ngắn thời gian trình bày, có độ chính xác cao mà vẫn làm cho bài giảng sinh động, trực

quan, hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên. Một số phần mềm chuyên dụng dùng trong dạy học kỹ

thuật (được chuyển giao hoặc tự xây dựng, cải tiến ở Việt Nam) đang được sử dụng có hiệu quả.

Mặt khác, cũng cần kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống như tranh vẽ, mô

hình vật chất, các thiết bị thí nghiệm kỹ thuật, máy chiếu bản trong,... cũng như các đồ dùng dạy

học do giáo viên, sinh viên tự xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh của từng trường.

Một đặc thù rất quan trọng nữa của bộ môn KTCN là có khá nhiều môn học có nhiều thời

gian học tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành. Trong điều kiện hiện nay, cơ sở vật chất

trang bị cho các phòng, thí nghiệm và xưởng thực hành còn thiếu thốn khá nhiều (ví dụ các môn

học thực hành KTCN được chuyển nhập về sử dụng tại khoa Kỹ thuật Công nghệ). Các thiết bị

dạy học lúc này chính là các máy móc trang bị ở xưởng thực hành. Giáo viên chính là những

người sẽ sử dụng các thiết bị đầu tiên, làm mẫu, hướng dẫn cho sinh viên thực hiện. Tuy vậy có

một thực tế là các xưởng, phòng thực hành hiện nay được xây dựng từ lâu, từ rất nhiều nguồn

nên máy móc thiết bị đã lạc hậu, không đồng bộ, giáo viên cũng rất vất vả khi làm việc với

nhiều loại máy, thế hệ khác nhau như vậy, và học sinh cũng thường cố gắng sử dụng tại một máy

cố định để hoàn thành nội dung học tập.

Vì vậy việc giảng dạy các môn học này gặp rất nhiều khó khăn, các phương tiện hỗ trợ dạy

học có thể giúp giáo viên truyền đạt được khá nhiều nội dung kiến thức mà nếu mô tả bằng lời

thì khá khó khăn trong vấn đề tượng của HS, SV. Với học phần này, nếu có được các clip mô

phỏng các thao tác cơ bản sẽ giúp cho sinh viên sớm hình thành các nhận thức về tư thế, thao tác

trước, khi vào thực hành tại xưởng sẽ bớt thời gian bỡ ngỡ, làm quen nhanh thời gian hướng dẫn

thao tác, động tác sẽ giảm, an toàn lao động sẽ được đảm bảo tốt hơn.

Ví dụ:



- Với Power point có thể dùng trong việc trình chiếu các nội dung tóm tắt các vấn đề của bài

giảng.



- Power point có thể dùng trong việc mô tả các phương pháp, trình tự để tìm giao của các

đường thẳng với các mặt, giao của các mặt (phẳng, cong) với nhau.



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

- Các phần mền như Mindmap, Power point, Electronic Workbelch... có thể cho phép tạo ra các

sơ đô khái quát các vấn đề cần truyền đạt, xây dựng các mô hình, biểu đồ, sơ đồ mạch điện

trong các thiết bị điện, điện tử với các mối quan hệ giữa các đại lượng. Sinh viên có thể thiết kế

các mạch điện trên máy tính, khi bật công tắc mạch điện ảo này có thể hoạt động tốt với các

thông số thể hiện trên các đồng hồ đo, nhưng cũng có thể gây cháy hỏng, nổ cầu chì nếu thiết

kế mạch sai.



- Các mô hình, dụng cụ thiết bị thật cho học sinh, sinh viên có được sự cảm nhận trực tiếp về các

trang thiết bị và sự hướng dẫn trực tiếp trên các trang thiết bị sẽ giúp cho SV nhanh chóng làm

quen và sử dụng các thiết bị dễ dàng trực tiếp thực hành tại các xưởng.

Câu 3: Bằng những lí luận và thực tiễn, hãy chứng minh nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ

thuật và công nghệ trong quá trình dạy học ở đại học của Anh (Chị) phải đảm bảo theo

nguyên tắc 3Đ.

1. Tia chớp

1.1. Khái niệm



Tia chớp là một KTDH huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó

hoặc thu thập thông tin phản hổi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong

lớp thông qua việc các thành viên lần lượt nếu ngắn gọn và nhanh chóng như chớp ý kiến của

mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.

1.2. Quy tắc



Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị; lần lượt từng

người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thỏa thuận; mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 ý

kiến của mình; chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến

2. Thảo luận viết

2.1. Khái niệm



Thảo luận viết (Brainwriting) là một hình thức biến đổi của động não. Trong thảo luận viết, ý

tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên viết trên giấy về một chủ đề. Sản

phẩm có thể làm một dạng sơ đồ tư duy.

2.2. Tiến hành



Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên. Mỗi thành viên viết

những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó. Có thể tham khảo các ý kiến đã ghi trên giấy của các

thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ. Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý

tưởng trong nhóm.

2.3. Ưu điểm



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

Có thể huy động sinh sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm; tạo sự yên tĩnh trong lớp

học; tạo ra mức độ tập trung cao và một dạng tương tác xã hội đặc biệt. Những ý kiến nói

chuyện bằng giấy bút thường được các thành viên suy nghĩ đặc biệt kĩ.

3. Sơ đồ tư duy

3.1. Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông



tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não, là một phương tiện ghi chép sáng tạo và hiểu

quả nhằm mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng, bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi

sâu rộng.

Sơ đồ tư duy giúp cho người học sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, tổ chức, phân loại và ghi nhớ

tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể.

3.2. Tiến hành



Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan. Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/

nội dung liên quan. Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố hoặc nội dung luôn được kết nối với

nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và

rõ ràng.

Câu 4: Anh (Chị) hãy chọn một chương hoặc một bài trong học phần đang dạy hoặc sẽ dạy ở

cao đẳng, đại học và đề xuất ý tưởng sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ nhằm

đảm bảo nguyên tắc 3Đ.

Nguyên tắc 3Đ: đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ.

Chọn 1 chương/ bài trong phần giảng dạy của các anh chị.

Ý tưởng:

-



Đúng lúc: Phần nào sẽ sử dụng tranh, ảnh minh họa, khi nào viết bảng, khi nào trình

chiếu slide,…



-



Đúng chỗ: vị trí các anh chị sẽ bố trí mô hình, tranh ảnh, bảng phù hợp nhất để sinh viên

nhìn thấy tốt nhất.



-



Đủ cường độ: Thời gian chiếu slide bao nhiêu phút, viết bảng bao nhiêu phút, mô tả trên

mô hình thực tế bao nhiêu phút,…



Câu 5: Anh (Chị) hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về những ưu và nhược điểm của

công nghệ thông tin được sử dụng trong quá trình dạy học ở cao đẳng hoặc đại học.

Sử dụng CNTT trong giảng dạy

1. Ưu điểm:



 Tào Tháo 



 Tào Tháo 

Việc sử dụng CNTT vào vào giảng dạy, bài giảng của giáo viên có tính trực quan hơn, làm

cho các nội dung đó phong phú, đa dạng, dễ được người học tiếp nhận và khắc sâu kiến thức.

Những hình ảnh, đoạn video clip, đoạn nhạc xen ngang làm cho giờ học trở nên sinh động, có

khả năng cuốn hút, tạo hứng thú cho người học. Chẳng hạn ở môn ở môn địa lý, giáo viên giới

thiệu về hiện tượng sóng thần qua những hình ảnh sinh động trên màn hình có thể giúp học sinh

dễ hiểu bài hơn so với việc chỉ mô tả bằng ngôn ngữ nói.

Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, trong một tiết dạy, khối lượng kiến thức có thể được

truyền đạt tới học sinh nhiều hơn. Thay cho thời gian đọc chép hay ghi bảng, giáo viên có thể lấy

thêm nhiều ví dụ minh họa, dẫn dắt học sinh tiếp cận với các kiến thức phong phú hơn.

2. Nhược điểm:

Việc đưa giáo án điện tử và công nghệ thông tin vào giảng dạy mang lại rất nhiều thuận lợi

cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ

trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài

giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài

học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ

thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng

và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide”

như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “ vận dụng”như môn toán đòi hỏi giáo

viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn

luyện được kĩ năng cho học sinh

Ngoài ra, một số giảng viên vẫn còn quen với cách dạy cũ, ngại sử dụng công nghệ thông tin

vì quá trình chuẩn bị tiết dạy tốn nhiều thời gian, công sức và kinh phí. Hiện nay trình độ tin học

của một số giảng viên còn hạn chế chưa sử dụng thành thạo chức năng của các phần mềm vi tính,

vì vậy khi gặp sự cố tự mình không thể gỡ rối được, điều này làm giảm niềm tin nơi người học.

Bên cạnh đó, một số giảng viên đã cố gắng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhưng

trong quá trình giảng dạy vẫn còn mang tính hình thức, ôm đồm, nhồi nhét các loại thông tin

hình ảnh làm cho giờ dạy nặng tính trình diễn, làm mất thời gian và hiệu quả giờ dạy không

cao.Trong quá trình chuẩn bị bài dạy, việc sử dụng màu sắc, hiệu ứng, âm thanh, tiếng động chưa

phù hợp cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả dạy học. Trong tiến trình dạy một tiết học có ứng

dụng CNTT, một số giảng viên thao tác quá nhanh làm cho người học không kịp tiếp thu, lĩnh

hội kiến thức.



 Tào Tháo 



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

×