Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 92 trang )
86
Tổ chức kiểm tra luôn các thiết bị lao động an toàn như xuồng cứu sinh,
phao cứu sinh, các đường cứu hỏa, các thiết bị cháy nổ, lập kế hoạch phòng chống
các sự cố và phương pháp giải quyết khi có cháy nổ.
5.2.2. Yêu cầu đối với các thiết bị máy móc
Đối với các thiết bị máy móc có nguy cơ cháy nổ cao cần phải kiểm tra kỹ
càng về độ an toàn của thiết bị trước khi sử dụng. Thiết bị phải được đặt ở vị trí mà
khi cháy không ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Trên thiết bị các bộ phận an toàn
như van an toàn (đối với các thiết bị chịu áp lực) đồng hồ báo cháy tự động (thiết bị
dể cháy)…. Như vậy thiết bị đóng góp đáng kể vào công tác an toàn lao động. Theo
thống kê những tại nạn do nguyên nhân chủ quan của người lao động là không tuân
thủ các quy tắc an toàn và các tai nạn xảy ra do không kiểm tra kỷ các thiết bị đảm
bảo an toàn. Vậy vấn đề cần đặt ra là phải kiểm tra tính an toàn của các thiết bị
(thiết bị dễ cháy, nổ, đường dây điện, dụng cụ treo vật nặng….). Kiểm tra chất
lượng, số lượng của các loại dụng cụ đảm bảo an toàn cho phao cứu sinh, thiết bị
cứu hỏa. Thiết bị phải thường xuyên được bảo dưỡng ở những chổ hỏng, cần đặt
thiết bị nguy hiểm xa khu vực sinh sống và bố trí tàu cứu hộ thường xuyên túc trực
ở nơi làm việc.
An toàn đối với giếng khai thác: Để tránh hiện tượng phun tự do người ta có
quy định về áp suất ống chống cho phép. Thông thường áp suất giữa các lớp ống
chống = 0. Trường hợp áp suất ống chống lớn hơn 0 phải xác định nguyên nhân.
Nếu vượt qua chỉ số cho phép thì phải có biện pháp khắc phục kịp thời.
Để an toàn trong công tác khai thác người ta lắp đặt hệ thống K.O bao gồm:
Paker van an toàn sâu, van an toàn miệng giếng được điều khiển qua hệ thống
TKS,v.v.
5.2.3. An toàn cháy nổ
Cháy là sự cố rất nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng, vậy trước nhất ta
phải đề phòng không để xảy ra cháy.
Nguyên nhân cháy gồm 3 yếu tố: chất cháy, ôxy, nguồn cháy. Thiếu một
trong ba yếu tố thì đám cháy không thể xuất hiện và duy trì được. Như ta đã biết
dầu khí có thành phần là CmHm rất dễ bắt cháy và phát triển đám cháy. Do đó,
trước tiên phải ngăn ngừa sự rò rỉ của cacbuahydro ra môi trường bên ngoài. Mặt
khác, hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn cháy. Chỉ được phép sử dụng ở nơi an toàn.
87
5.2.4. An toàn trong sửa chữa, thay thế đường ống công nghệ, cơ cấu cơ khí
Việc sửa chữa thiết bị yêu cầu quy tắc an toàn nghiêm ngặt. Đối với nội dung
công việc khác nhau thì có quy chế an toàn khác nhau. Như vậy chỉ có thể thực hiện
tốt công tác an toàn khi con người làm chủ được máy móc thiết bị. Ý thức được tầm
quan trọng trong công tác an toàn và luôn luôn thực hiện đúng quy chế an toàn đã
ban hành.
5.3. An toàn lao động trong khai thác dầu bằng phương pháp Gaslift
5.3.1. Yêu cầu chung
Công việc khái thác dầu khí bằng phương pháp Gaslift có những yêu cầu an
toàn sau: Miệng giếng tự phun cũng như khí đều phải lắp đặt các thiết bị đầu giếng
theo tiêu chuẩn quốc tế, áp suất làm việc phải tương ứng với áp suất cho phép của
thiết bị miệng giếng.
Sơ đồ thiết bị miệng giếng cần phải được phê duyệt bởi chánh kỹ sư xí
nghiệp khai thác với sự đồng ý của bộ phận chống phun của trung tâm an toàn.
5.3.2. Yêu cầu an toàn khi khai thác
5.3.2.1. Yêu cầu an toàn khi vận hành hệ thống công nghệ
Phải kiểm tra khả năng làm việc của các van ngắt trong lòng giếng và các
van ngắt theo lịch. Nghiêm cấm giảm áp suất đường ống qua mặt bích bằng cách
nới lỏng bulông. Đóng và mở các van chặn bằng tay, không được phép sử dụng
dụng cụ khác. Để dừng giếng ép khí trước hết cần tiến hành đóng van trên đường
khí vào giếng sau đó đóng van ở đường Manifon. Vì khai thác gaslift hệ thống này
luôn có áp suất khí nén cao nên các công nhân làm việc phảI được học tập các quy
tắc vận hành an tòan và phải được kiểm tra định kỳ. khi làm việc phải tuyệt đối tuân
thủ các quy tắc vận hành đã được phê duyệt để đảm bảo an tòan cho người và giàn
khoan.
5.3.2.2. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị đầu giếng
Trước khi lắp đặt thiết bị đầu giếng phải ép thử bằng áp suất làm việc tối đa
(theo lý lịch thiết bị) đối với mỏ Bạch Hổ là 350at. Sau khi lắp xong thiết bị miệng
giếng, lại tiến hành thử lần nữa trước khi đưa giếng vào khai thác. Kết quả những
lần ép thử phải ghi vào văn bản và hồ sơ lưu trữ của giếng.
Cần lắp đặt thiết bị đầu giếng với tất cả các ốc vít và vòng đệm không phụ
thuộc vào áp suất làm việc dự kiến. Để đo áp suất trong và ngoài cần, giữa các lớp
ống chống, đầu ống chống cần lắp đặt đồng hồ cùng van 03 chạc.
88
Trước khi thay côn cần xả áp suất tại ổ côn bằng áp suất khí quyển qua van lắp trên
đường dẫn.
Thổi sạch và rửa giếng, đường ống, bình tác cần được tiến hành qua Block
công nghệ.
Chỉ được phép lắp đặt toàn bộ hệ thống từ cây thông đến cụm Manhêphôn
bằng các đoạn ống cong và các đoạn ống nối 03 chạc do nhà máy chế tạo. Đồng hồ
đo và các thiết bị đo khác được lắp đặt làm cho thợ vận hành dễ thấy. Đồng hồ đo
áp suất được lắp đặt sao cho kim chỉ áp suất làm việc chỉ vào khoảng 1/3 giữa thang
chia. Khi thay đổi đồng hồ đo phải đảm bảo ren phải vặn chặt, tháo và lắp đồng hồ
đo bằng thiết bị chuyên dụng.
5.4. Bảo vệ môi trường
Trong quá trình khai thác cần đảm bảo các quy tắc bảo vệ môi trường sau:
- Thu gom dầu vào bình thải sau đó bơm theo đường ống đến bình chứa và
chuyển vào bờ;
- Chỉ được thải nước đạt tiêu chuẩn xuống biển;
- Dầu nguyên liệu bị tràn phải được thu gom vào bể;
- Dầu diezen và nhớt rò rỉ được thu gom về bể và chuyển về bờ để tái sinh.
- Hệ thống tách và làm sạch khí phải đảm bảo hệ thống tách 99% sau đó mới
đưa ra đuốc để đốt.
- Phải có bình chứa Barit hay Bentonit để tránh ô nhiễm môi trường
- Đặt van an toàn sâu và van an toàn trung tâm để có thể tự động đóng mở
trong trường hợp áp suất quá cao hoặc quá thấp.
Tóm lại, mỗi cán bộ công nhân viên phải thực hiện các yêu cầu qui trình, qui
phạm an toàn lao động, bảo đảm an toàn cá nhân, tập thể tại nơi làm việc và sinh
sống. Mọi người phải chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của công trình.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Báo cáo tham gia hội nghị khoa học tại hội nghị khoa học lần thứ 12,Trường
Đại Học Mỏ Địa Chất.
-Công nghệ khai thác dầu khí của PGS -TS CAO NGỌC LÂM.
-Công nghệ kỹ thuật khai thác dầu khí – Nhà xuất bản giáo dục (Phùng Đình
Thực, Dương Danh Lam, Lê Bá Tuấn, Nguyễn Văn Cảnh - 1999 ).
-Hoàn thiện công nghệ khai thác tập I +II của viện nghiên cứu NIPPI.
-Tạp chí dầu khí ( 1/1990 ).
90
PHỤ LỤC HỆ THỐNG ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
1. Hệ quốc tế SI:
Độ dài: m
Khối lượng: kg
Thời gian: s
Lực: N
Áp suất: N/m2 = Pa
Độ nhớt: P
2. Qui đổi hệ Anh sang hệ SI:
1 inch
= 2,54 cm
1m
= 3,281 ft
1 mile
= 1,609 km
1 bbl
= 0,1589 m3
1m3/m3
= 5,62 ft3/bbl
1 psi
= 0,07031 kG/cm2
1 at
=14,7 psi
1 at
= 1,033 kG/ cm2
1 psig
= 1,176 psi
0
API
0
K
=
141.5
− 131.5
γ (G / cm 2 )
= 273 + 0C
= 460 + 0F
0
R
0
C
=
5
o
F − 32
9
1kG = 9,90665N
1kG/m2 = 0,981bar
KPa = 1000Pa
1P = 10-6 bar.s.
1Cp = 10-8 bar.s